Trang lá cải
Trang Lá Cải Thứ Bẩy Ngày 19 -01-2013 Mở Đầu Một Thời Đại..Lá Cải
*******************************
Chấn động với thầy hiệu trưởng lấy mạng sống cứu học trò
(ĐOV) - Để bảo vệ học sinh trước kẻ tấn công cuồng loạn, thầy giáo hiệu trưởng một trường tiểu học tại làng quê nghèo thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã hy sinh quả cảm. Thầy đã trở thành tấm gương sáng chấn động toàn dân Trung Quốc ngay trong thời kỳ người dân đang mất niềm tin vào tầng lớp cán bộ công chức.
Thầy giáo coi trường là nhà, trò là con, đồng nghiệp là anh em
Trường tiểu học Bắc Độ thuộc trấn Thượng Hải, huyện Tân Hóa, tỉnh Hồ Nam xưa nay luôn được biết đến trong vùng với chất lượng giáo dục tốt cùng đội ngũ cán bộ giáo viên tận tâm yêu học trò. Trường có được thành quả như vậy về cơn bản là nhờ công gây dựng của thầy giáo hiệu trưởng Dương Kiến.
Thầy Dương Kiến năm nay 59 tuổi, xuất thân từ thầy giáo dạy thể dục của trường. Do thân mang nhiều bệnh nên đồng nghiệp đã khuyên thầy về hưu từ năm 58 tuổi. Nhưng vì lo lắng cho chất lượng giáo dục của nhà trường nên thầy không quản bệnh tình hàng ngày vẫn tới trường làm việc.
Người dân quanh vùng cho biết gia cảnh nhà thầy rất nghèo, kể từ khi còn là một thầy giáo dạy thể dục cho đến ngày lên làm hiệu trưởng thì thầy luôn là người đến trường sớm nhất, ra về muộn nhất.
Đám tang thầy giáo Dương Kiến |
Vào giờ giải lao, thầy chủ động xuống sân gần gũi nói chuyện với các em học sinh. Cùng học trò tham gia các hoạt động trồng cây, vệ sinh trường học. Nhìn vào không ai nghĩ rằng người đàn ông ăn mặc giản dị, quần áo cũ sờn, đang vui đùa với các em nhỏ trong trường lại là thầy hiệu trưởng nổi tiếng trong vùng.
Năm 2011, một lần trên sân chơi đùa cùng học trò, một em học sinh lớp 5 tên Hà Tiên Phàm đột nhiên phát bệnh lăn ra đất, kêu rên đau đớn. Thầy Dương lo lắng, tá hỏa gọi xe đưa đi cấp cứu. Tới nơi bác sĩ yêu cầu em Hà phải nhập viện theo dõi, thầy Dương về nhà gom góp toàn bộ số tiền tiết kiệm được gần 1000 NDT (khoảng 3 triệu đồng) mang tới nộp viện phí thuốc thang cho học trò.
Ngày ngày lui tới hỏi han thăm nom bệnh tình của em. Biết học trò Phàm nhà nghèo, chỉ có hai bà cháu nuôi nhau nên thầy Dương một mực không nhận tiền bà nội Phàm trả. Đến khi Phàm ra viện, hai bà cháu dắt díu nhau đem 10 quả trứng gà ở nhà mang tới biếu thầy, nói mãi thầy mới chịu nhận.
Trên bàn làm việc của thầy Dương luôn được đặt hai quyển sổ, một quyển ghi tên những học sinh nghèo trong trường, một quyển ghi rõ gia cảnh, hoàn cảnh của những học sinh nghèo như thế nào. Học sinh trong trường của thầy phần lớn thuộc diện khó khăn. Bởi thế thầy không quản ngày đêm tìm hiểu và đi xin trợ cấp cho gia đình học sinh. Nhiều gia đình nhờ có khoản trợ cấp của thầy mới yên tâm để con em tiếp tục được đi học.
Đội ngũ giáo viên trong trường Bắc Độ phần lớn gia cảnh đều khó khăn, thầy Dương coi toàn thể giáo viên như anh em trong nhà, sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng họ. Trong trường ai gặp hoạn nạn thầy luôn là người đầu tiên đến an ủi. Một đêm đông lạnh giá năm 2011, một thầy giáo trẻ trong trường bị sốt cao, vì chưa có gia đình nên thầy Dương đã không ngại đêm hôm rét mướt đến nhà đưa đồng nghiệp đến viện.
Mấy năm trước có vài giáo viên trẻ ở tỉnh khác được phân công đến trường Bắc Độ thực tập. Vào dịp ngày lễ không kịp về nhà, thầy Dương đã tự tay vào bếp nấu cơm, mời họ đến nhà ăn cơm hưởng không khí ấm cúng gia đình. Bữa cơm đạm bạc của thầy đã khiến họ nguôi ngoai nỗi nhớ nhà.
Dũng cảm hy sinh vì học trò
Chiều ngày 15/1/2011, một nhóm em học sinh đang tập thể dục trên sân bỗng có một kẻ lạ mặt đột nhiên trèo qua tường đột nhập vào trường. Trên tay hắn cầm chiếc kéo sắc nhọn lao tới tấn công các em nhỏ. Một học sinh tên là Vương Trấn Vũ, 9 tuổi bị trọng thương.
Khi nghe tiếng kêu cứu thất thanh của cô giáo dạy thể dục, thầy Dương đang sửa mấy vòi nước trên tầng 2 liền bỏ dở chạy xuống. Thấy kẻ lạ mặt đang đánh đuổi đám trò nhỏ thầy hô to và lao tới đuổi bắt hắn. Kẻ lạ mặt thấy người tới liền bỏ chạy bằng cổng chính ra ngoài đường, thầy Dương tiếp tục đuổi theo sau vì lo sợ hắn sẽ gây án mạng.
Trong lúc giằng co hung khí với kẻ cuồng loạn thầy đã bị hắn đâm trúng phần đầu và ngã gục xuống mảnh ruộng cách trường 200 mét. Sau đó hung thủ lập tức bỏ chạy. Dân tình xung quanh thấy xô xát liền chạy tới, nhưng thầy đã trút hơi thở cuối cùng trên ruộng.
Cả nước thương tiếc tấm gương nhà giáo nghèo mẫu mực
Trên đường đưa thi thể thầy về nhà, mọi người không khỏi xót xa khi thấy bộ quần áo sờn bạc thầy mặc đã sứt chỉ, bàn tay còn lấm lem bùn đất do đang sửa dở vòi nước cho học trò.
Hôm sau, trong lúc các đồng nghiệp thu dọn đồ đạc để lại của thầy Dương họ đã phát hiện ra cuốn nhật ký cá nhân của thầy. Mở đầu trang cuốn số là dòng chữ nắn nót “Giáo dục là tất cả sự nghiệp của mình, các em học sinh cũng là tất cả của cuộc đời mình. Vì sự nghiệp giáo dục mình không hối tiếc gì cả, vì sự trưởng thành của các trò mình không tiếc bất cứ gì cả”. Toàn bộ giáo viên thu dọn đồ cho thày Dương đã giàn giụa nước mắt khi đọc được những dòng tự sự chân thành của thầy.
Câu chuyện thầy Dương hy sinh vì cứu học trò nhanh chóng được truyền thông đưa tin. Khắp nơi người ta đều rơi lệ xót thương thầy giáo nghèo có tấm lòng cao quý. Nhiều người vì cảm phục mà lặn lội đến dự đám tang thầy. Dân chúng khắp nơi tán dương thầy là “tấm gương đẹp nhất” trong ngành giáo dục và hình ảnh thầy sẽ luôn sống mãi để tiếp tục sưởi ấm che chở các em nhỏ vùng quê nghèo hẻo lánh này.
********************
Vụ lật thuyền trên sông Đồng Nai: Đang đưa tang mẹ, tìm được xác con
(NLĐO) – Trong khi ở quê, anh Trần Thanh Bình (24 tuổi, quê Tiền Giang) cùng gia đình lo hậu sự cho vợ là chị Võ Thị Ngọc Diệu (22 tuổi) thì đúng lúc này, người dân tìm được xác con gái của họ, cháu Trần Võ Thanh Tuyền (7 tháng tuổi).
Nhận được tin, anh Trần Thanh Tâm (anh ruột của anh Bình) nhanh chóng đến nơi nhận xác cháu về quê an nghỉ cùng mẹ.
Trước đó, vào lúc 22 giờ ngày 14-1, tai nạn đau lòng đã ập đến với gia đình anh Bình. Vợ và con gái của anh ngủ trên chiếc thuyền lớn trên sông Đồng Nai (giáp ranh quận 9 – TPHCM và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), còn anh chèo thuyền nhỏ đi giăng lưới bắt cá.
30 phút sau, anh Bình nhận được hung tin, chiếc thuyền có vợ con anh đã bị tuột dây neo trôi tự do và đâm vào khu vực cầu tạm công trình đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, chìm hẳn.
Anh Bình và gia đình thức trắng hai đêm liền để tìm xác vợ và con. Đến chiều ngày 16-1, xác chị Diệu được tìm thấy.
***************
Viện quá tải: Trộm nằm cạnh, ôm, móc hơn 10 triệu đồng
Bà N.T.V ở Hưng Yên lên Hà Nội chăm con đang mang bầu phải nằm trong bệnh viện phụ sản TW để giữ thai chờ ngày đẻ. Trời lạnh, người nhà bệnh nhân không có chỗ lưu trú qua đêm nên cứ tối đến lại trải chiếu nằm ở hành lang bệnh viện.
Khi thực hiện bài viết này, chính phóng viên cũng chui vào chăn cùng người nhà bệnh nhân ở viện này. Buổi trưa, nhưng trời rất lạnh, tất cả chùm chăn bông nằm, ngồi co ro ở dưới mái hiên tầng 1, nhà G.
Hiện nay, tình trạng bệnh nhân đông, người nhà đi theo chăm sóc có khi đến 2 người khiến bệnh viện quá tải. Không có chỗ nghỉ, họ phải nằm vạ vật ngoài hành lang, trên ghế.
Tại viện Nhi TW, mỗi cháu nhỏ đi cấp cứu thường có bố, mẹ và bà đi theo. Chị Liên ở Lào Cai đang tranh thủ nằm nghỉ trưa sau những giờ trông con mệt mỏi. Con chị bị sốt cao rồi co giật nên gia đình đưa xuống viện Nhi TW cấp cứu. Khuôn mặt chị không giấu nổi mệt mỏi, đang cố chợp mắt chút. Phía trong phòng bệnh đã có bà ngoại lo. Còn chồng chị loay hoay giữ đồ, mỗi khi vợ cần gì thì chạy đôn chạy đáo đi mua, đi đóng tiền.
Còn bà Y. (Thái Nguyên) theo cháu đi cấp cứu ở viện này. Bà vừa ôm chăn, chiếu vừa bảo: Tôi lang thang suốt từ sáng đến giờ. Mẹ cháu đang đợi kết quả xét nghiệm không biết thế nào. Thuê ở trọ thì tôi không có tiền.
|
Anh Huy (Nam Định) đi trông bố bị tai biến tại đây vừa nằm co ro trong chăn trên chiếc giường gấp tại sân của viện này nói: Trông bố tôi ốm hàng tháng trời. Tiền đi lại, ăn uống đã rất tốn kém rồi. Dù tiền thuê mỗi ngày chỉ 20 ngàn đồng nhưng ở viện lâu như vậy thì tiền thuê cũng thành nhiều. Tiền đâu ra. Tôi thấy rất mệt mỏi. Nhưng ở đây, bệnh viện vẫn tốt, cho chúng tôi ngả giường ra nằm nên có chỗ nghỉ ngơi, chứ nếu không cho kê giường chắc chúng tôi còn khổ nữa.
Ngoài ra, người nhà bệnh nhân ở những viện như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K, cơ sở 2 (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội)… cũng phải vật vờ không kém.
Bà bầu trải chiếu nằm đất
Bà còn cho biết: Con bà nằm viện, đồ ăn đã được đưa đến tận cửa phòng nên bệnh nhân không phải ra ngoài. Trong phòng có vệ sinh khép kín. Thậm chí, trẻ sinh ra có sẵn quần áo. Nói chung, bác sĩ chăm sóc tốt. Tuy nhiên, vì chúng tôi luôn lo lắng cho con nên cứ chầu chực ở ngoài.
Bà Vịnh tâm sự: Con tôi ở đây chờ sinh và vừa đẻ bé 3,4 kg. Tôi mừng lắm. Các bác sĩ ở đây trình độ cao, tôi không lo lắng điều gì cả. Nhưng cháu vừa đẻ, vết mổ đau, không chăm con được nên tôi phải ở cạnh đỡ. Bác sĩ bận làm sao tôi dám nhờ những việc nhỏ như vậy.
Ở viện nhi TW, chính phóng viên đã chứng kiến sự tận tâm của các bác sĩ phòng cấp cứu mỗi khi có cháu nhỏ vào cấp cứu. Như trường hợp cháu L.T.G (10 tháng tuổi) vừa bị bố đẻ bóp cổ khiến tim ngừng đập, tay chân lạnh.
Hay ở Khoa tim mạch- lồng ngực; khoa Phẫu thuật Nhi, bệnh viện Việt Đức. Tôi đã chứng kiến nỗi trăn trở, sự tỉ mẩn trong từng ca phẫu thuật mới thấu hiểu tấm lòng, trách nhiệm của nhiều bác sĩ với lời thề Hypocrat.
Tuy nhiên, do điệu kiện xã hội, do nhận thức của người dân, do trình độ quản lý… mà tình trạng quá tải vẫn diễn ra.
Tại viện phụ sản TW, phòng nội trú của bệnh nhân luôn trong tình trạng đông đúc. Thậm chí, có phòng, bệnh nhân thấy chật chội nên tự trải chiếu xuống đất nằm trong khi đó, nhiệt độ ngoài trời chỉ trên 10 độ C. Ở viện Nhi TW, phòng cấp cứu được ưu tiên, còn lại nhiều phòng có 2,3 trẻ/giường là chuyện thường tình. Anh Hùng (Thái Bình) có con nằm phòng hồi sức tích cực kể: “Con tôi vừa bị viêm phổi vừa bị bệnh tim bẩm sinh. Tôi vào đây được hơn 1 tháng rồi. Trước đó, cháu có nằm bên khoa ngoại thì phải đến 3 cháu 1 giường. Mẹ cháu ở trong trông, còn tôi cứ lang thang ngoài này suốt”.
Còn chị Hương (Thanh Hóa) trông chồng bị u lưỡi nằm ở viện K, cơ sở 1 vừa tranh thủ ăn cơm vừa kể: Chồng tôi vừa phẫu thuật nên được nằm riêng 1 giường, chứ với bệnh nhân khác thì phải 2 người/giường. Tôi không có chỗ nào nằm nên cứ ngồi vạ vật, mệt mỏi lắm nhưng biết làm thế nào được.
Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
********************
NASA "phóng" nàng Mona Lisa lên mặt trăng
(NLĐO)- Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đã phóng một chùm tia laser mang hình ảnh Mona Lisa lên Tàu Do thám Mặt trăng (LRO) như cách thử nghiệm mới về phương pháp truyền thông bằng tia laser.
LRO nhận được hình Mona Lisa thô (trái) và hình đã được giải mã - Ảnh UPI
Nhà khoa học David Smith thuộc Viện Công nghệ Massachusetts cho biết: "Đây là lần đầu tiên con người hoàn thành cách truyền thông một chiều bằng tia laser trong khoảng cách giữa các hành tinh. Trong tương lai gần, dạng truyền thông đơn giản bằng tia laser này có thể cho phép chuyển dữ liệu với tỉ suất cao hơn những liên hệ vô tuyến hiện tại”.
Các nhà khoa học phân chia hình ảnh của Mona Lisa thành dãy ảnh 152 pixels x 200 pixels, mỗi điểm ảnh được chuyển tải bằng một xung laser. NASA cũng áp dụng cách giải mã để chỉnh sửa ảnh giống như công nghệ CD và DVD đang dùng để hình ảnh rõ hơn nhưng hiện hình LRO nhận được vẫn còn những bóng mờ xám.
*****************************
Những đám cưới lạ lùng ở Quảng Ngãi
(Dân Việt) - Có những đám cưới tranh thủ tổ chức lúc nửa đêm để rạng sáng xuống thuyền đi biển. Cũng có đám cưới, cưới chưa xong thực khách đã đánh nhau rần rần...
“Dậy đi dự đám cưới chứ không thì trời sáng...”, nghe tiếng gọi, những ai lần đầu đặt chân đến làng chài Phước Thiện (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) thường nghĩ là đùa. Nhưng lắng tai thì rõ ràng có tiếng nhạc cưới.
Ông Đặng Văn Thích - Trưởng Công an xã Phổ Khánh với tang vật của vụ ẩu đả trong đám cưới.
|
3 giờ sáng, đến rạp đám cưới đã đông nghịt khách. Phần lớn là ngư dân. Dù nửa đêm nhưng người ta vẫn chạm cốc râm ran. Nhưng khi gà gáy báo hiệu ngả về sáng, thực khách nhanh chóng rời tiệc cưới, lao xuống thuyền để nổ máy đi kéo lưới dầm.
Một làng khác. Đám cưới tổ chức vào buổi chiều. Nghe có đám cưới, đám thanh niên háo hức đến dự, dù nhiều người không được mời. Chuyện này có thể xảy ra ở nhiều nơi nhưng thường nghe nói đến ở Quảng Ngãi là xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ). Đây là một xã nghèo, nằm ở bãi ngang ven biển. Thanh niên không có sân chơi, họ chỉ biết tìm nơi giải trí là sàn nhạc sống đám cưới.
Sau một hồi nâng lên hạ xuống, mọi người tranh nhau lên hát. Có “ca sĩ” cao hứng “chơi” luôn liên khúc không báo trước điểm dừng. Dưới sân khấu, đám thanh niên chờ hát bực mình vì sân khấu bị chiếm. Vậy là ẩu đả.
Trong những trận hỗn chiến đó, không ít thanh niên bỏ mạng. Gần đây nhất, ngày 15.12.2012, ẩu đả xảy ra tại đám cưới của gia đình ông Nguyễn Văn T. Hôm đó, khoảng 21 giờ, một số thanh niên lên hát liên khúc, không rời sân khấu. Vậy là ẩu đả. Những chiếc mã tấu xuất hiện. Anh Nguyễn Tiến T (sinh năm 1989) bị đâm và chết trên đường đi cấp cứu, và nhiều người khác bị thương.
Lê Văn Chương
**********************
Sau cơn điên, tự xưng "thánh mẫu" chữa bách bệnh
(Dân Việt) - Bà Phạm Thị Lành (Kim Động, Hưng Yên) khoe hàng ngàn người đã được bà chữa khỏi những bệnh nan y chỉ bằng… vuốt tay lên mặt và bã trầu.
Dễ dàng nhận thấy những câu chuyện tự kể của người đàn bà cho mình là “thánh mẫu” giáng trần ở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động (Hưng Yên) là vô cùng nhảm nhí, đầy màu sắc mê tín dị đoan. Thế nhưng, điều đáng lo ngại là vẫn có không ít người vì thiếu hiểu biết và cuồng tín lại tin rằng bà Phạm Thị Lành có khả năng chữa khỏi bách bệnh mà các loại “thuốc trần” đều bất lực.
Bị tâm thần, hóa… "thánh mẫu"
Bà Phạm Thị Lành tự cho mình là người được “thánh nhập”
|
Cũng là một mô-típ rất xưa cũ để làm nên những con người tự xưng là “đặc biệt”. Bà Lành (SN 1967) kể rằng năm đang học lớp 6 bỗng nhiên bà bị điên loạn. Cũng vì bệnh tật nên bà bỏ học ở nhà. “Ai cũng bảo tôi bị điên nhưng thực tế tôi chỉ bị một thế lực siêu nhiên nào đó khống chế” - bà Lành nhớ lại.
Để chứng minh cho làng xóm thấy là mình không điên, lớn lên, Lành yêu và lấy chồng. Chồng Lành là người con trai làng bên. Khi hai người yêu nhau, nhà trai kịch liệt phản đối vì họ không đồng ý cho con lấy một người điên như thế. Nhưng hai người vẫn quyết đến với nhau và nên nghĩa vợ chồng.
Bà Lành đã ly hôn chồng hơn chục năm về trước. Bà bảo, vì làm việc "thánh" nên chuyện vợ chồng phải “tuyệt giao”. Chồng bà không chịu được việc kiêng khem nên đành chia tay. Nhà bà Lành thuộc diện khá giả. Một mình bà nuôi 2 đứa con ăn học nhưng vẫn xây được ngôi nhà mấy tầng hoành tráng. Bà khoe: “Tôi làm cái nhà này cũng được người ta cho nhiều. Người 50 triệu, người 100 triệu. Có người từ TP.HCM ra cho cái tủ lạnh mấy chục triệu. Người ta cảm kích khi được tôi giúp đỡ nên họ biếu ấy mà”.
Bà Lành bảo vợ chồng bà rất khó khăn về đường con cái. Ba lần sinh con thì cả ba lần con đều chết yểu. Một hôm, bà nghe có tiếng ai đó cứ văng vẳng bên tai: “Ai cho con kết duyên trần”. Sau đó, "hồn" đứa con đã mất cũng về "báo mộng" rằng: “Căn số của mẹ không được kết duyên trần (lấy chồng). Giờ mẹ phải làm việc "thánh", phải cứu nhân độ thế để rửa tội. Con sẽ xin cho mẹ”. Sau khi được con xin "thánh" tha tội, lập tức bà sinh được hai đứa con, một trai một gái.
Bà Lành vốn bỏ học sớm và sống quẩn quanh với ruộng lúa, bờ khoai. Thế nhưng bà bảo, sau khi sinh đứa con thứ 2 thì bỗng… phát hiện ra mình có khả năng đặc biệt. Lần ấy, bà bị bệnh rất nặng.
Bà kể: “Tôi đã chết nửa người, cảm nhận rõ cái lạnh lên đến tận bụng. Tôi đã trăng trối lại với mọi người để nhắm mắt xuôi tay, ấy vậy mà "thánh" không cho chết. Tôi vừa nhắm mắt thì có ánh sáng lóe lên trước mặt, rồi văng vẳng có tiếng ai đó vang vọng “tha tội chết cho nó”, và thế là tôi sống lại".
Bà Lành kể tiếp: "Sau khi chết hụt chừng 3 tháng, một hôm trong thị trấn có một người điên vào phá ngôi chùa gần nhà. Tôi đang nấu cơm thì lại có tiếng văng vẳng bên tai: “Con phải đi chữa bệnh”. Thế là tôi đi thẳng ra chùa như có người dẫn đường. Đến nơi, vừa nhìn thấy tôi, người điên đó bỗng chắp tay lạy rồi ngoan ngoãn ra về và từ đó hết bệnh. Từ ngày đó, tôi hoàn toàn chịu sự chỉ đạo của… các "ngài bề trên".
“Thánh” Lành đang làm "bùa" bằng bã trầu
|
Các "ngài" bắt tôi lập điện thờ nhưng tôi không làm nên đã bị phạt ăn rau lang ba tháng, uống nước lã cầm hơi, ăn cái khác vào bị “lôi” ra liền. Không còn cách nào khác, tôi phải làm theo ý các "ngài", lập điện thờ và chữa bệnh. Từ ngày đó, người bệnh cứ kéo đến ùn ùn đều được tôi chữa khỏi hết”.
Bà Lành nói rằng, thực tế bà chẳng biết gì về y học cả. Thế nhưng, lúc có người bệnh đến, "hồn" bà “xuất” ra, "hồn thánh mẫu" "nhập" vào để chữa. Theo lời khoe của bà Lành thì đã có hàng trăm bệnh nhân từ khắp nơi tìm về để nhờ bà chữa bệnh. Tuy nhiên, lúc chúng tôi có mặt ở đó thì chỉ thấy vài người đàn bà ở địa phương khác đến xin "bùa".
Bà Lành tỏ vẻ tiếc rẻ: “Hôm nay ngày xấu nên ít người đến. Trước đây nhà tôi đông như bệnh viện nhưng tôi chữa mãi rồi cũng hết. Nhiều người khi đến với tôi đã cầm chắc cái chết nhưng rồi lại sống. Có người đã bị bệnh viện trả về, vậy mà tôi chỉ vuốt mặt một cái thì khỏi luôn. Điện thờ này tôi làm gì có tiền mà xây. Trước đây, có một bệnh nhân bị điên rất nặng ở Hà Nội tìm về đây được tôi chữa khỏi. Ông bố bệnh nhân cảm kích vô cùng nên đã về xây cho tôi cái điện này”.
Kinh hoàng thuốc "thánh"
Mẹ con bà Lành (ngồi trước) đang mời "mẫu" về chữa bệnh
|
Bà Lành nói rằng, không chỉ có tài chữa bệnh mà "chuyện âm" bà cũng rất tỏ tường. Những ai “vướng” chuyện này đến gặp bà là xong hết. Để minh chứng cho khả năng của mình, bà Lành mời tôi lên điện để xem giúp. Lúc này, tại điện của bà đang có một vài người sì sụp khấn vái. Tôi “vẽ” ra hoàn cảnh gia đình rất thê thảm, "mẫu" Lành tỏ vẻ cảm thông: “Chuyện nhà con đơn giản ấy mà, chẳng qua là vì "phần âm" chưa yên, để "mẫu" cho con bùa phép”.
Bà Lành tự tin: “23 năm tôi hành nghề, ai trong tình trạng thập tử nhất sinh tôi cũng chữa khỏi hết, chẳng chết một ca nào”. Tuy nhiên, khi hỏi đến địa chỉ bệnh nhân, bà Lành lắc đầu: “Bệnh nhân đến từ khắp nơi, sao nhớ hết nổi”.
Sau một hồi nói nhăng, nói cuội, "mẫu" Lành nhổ miếng trầu trong mồm ra gói vào túi ni-lông, đưa cho tôi: “Có cái này sẽ xong hết”. Rồi tiếp tục “nổ”: “Chẳng có chuyện gì là khó khăn cả. Một khi "thánh mẫu" nhập vào thì tôi chỉ việc đọc ra vanh vách. Anh cứ tưởng tượng như hát karaoke. Chữ hiện lên và tôi đọc anh nghe, lời lúc đó là lời "thánh mẫu". Tuy nhiên, không được thử "mẫu" đâu nhé, "mẫu" biết phạt chết đấy. Có mấy người thử, "mẫu" vật cho sùi bọt mép”.
Theo chỉ dẫn, tôi phải viết tên tất cả mọi người trong gia đình vào một mảnh giấy đưa cho bà Lành. Lên điện, bà Lành nhắm mắt, lẩm bẩm điều gì đó rồi những người ở dưới đồng thanh: “Con chào mẫu ạ”. Lúc này, bà Lành đã được "thánh mẫu" nhập vào. Vừa nhai trầu bỏm bẻm, bà vừa phán: “Bố con thường hay đau trong người lắm đó. Bố con ít lời nên không nói cho các con biết đâu”. Tôi hoàn toàn bất ngờ vì cụ thân sinh ra tôi đã mất hơn chục năm nay. Lúc ghi tên, tôi muốn thử nên cứ ghi cả tên bố tôi vào mà không nói cho "thánh mẫu" biết là bố tôi đã mất.
Sau khi được “ban” thứ "bùa" hãi hùng, tôi định đứng dậy xin cáo từ thì lập tức bà Lành xua tay: “Chưa hết đâu, vừa xong là "thánh mẫu", để tôi gọi "chúa" về. "chúa" còn nói hay nữa”. Tôi lại bị tra tấn bằng những lời ma mị. "chúa" bảo mẹ tôi bị bệnh đau nửa người, thấp khớp… và nhiều bệnh nữa. Tôi cũng gật đầu cho xong chuyện vì thực chất mẹ tôi hoàn toàn khỏe mạnh.
Lần này “chúa” cho tôi bài thuốc: “Vừng đen, mộc nhĩ mỗi thứ 3 lạng, rửa sạch thái nhỏ, rang lên, trộn đều vào nhau, nghiền nhỏ, ăn hằng ngày sẽ hết các loại bệnh. Trước khi ăn đưa lên bàn thờ mời "chúa" về “phù phép”. Lúc đó vừng đen, mộc nhĩ sẽ biến thành… thần dược”. Khi tôi hỏi vì sao các bệnh khác cũng chỉ có một loại "bùa", một loại "thuốc", thì bà Lành giải thích: “Dù thành phần "thuốc" giống nhau nhưng mỗi loại được phù phép khác nhau nên chữa được các loại bệnh khác nhau. Thuốc chỉ là “phương tiện dẫn” năng lượng của "thánh", của "chúa" đến với người bệnh mà thôi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Đình Thành - Phó chủ tịch UBND thị trấn Lương Bằng - cho biết: “Cô Lành là người nông dân bình thường như bao người dân khác. Cô ấy chỉ hay hầu đồng, hầu bóng chứ biết gì mà chữa bệnh. Tôi sống ở địa phương này từ bé nhưng chưa bao giờ thấy cô Lành bị điên. Thỉnh thoảng cũng có một số người ở nơi khác tìm đến cô Lành xem bói nhưng hoàn toàn không có chuyện cô Lành chữa được khỏi bệnh nan y cho người ta”.
Qua tiếp xúc, có thể nhận thấy bà Lành hoặc có vấn đề về thần kinh, hoặc cố tình lợi dụng "thần thánh" để kiếm tiền. Cứ nghĩ đến lá "bùa" mất vệ sinh được “thánh” Lành dúi vào túi mà tôi rùng mình. Vậy mà không hiểu sao vẫn có không ít người tin vào những câu chuyện hoang đường, phản khoa học của bà Lành, tìm đến bà xin chữa bệnh để rồi tiền mất, tật mang.
********************
Hoa quả hái vườn, gà bắt tận chuồng “sốt” dịp Tết
(VietQ.vn) - Vì lí do an toàn thực phẩm, thay vì mua các loại hoa quả hoặc gà thịt sẵn bày bán tràn
Đổ xô đặt “hoa quả hái vườn”
Do công việc bận rộn nên những khu chợ gần nhà luôn là sự lựa chọn hàng đầu của chị Thanh (Đống Đa, Hà Nội) mỗi lần gia đình có nhu cầu mua sắm thực phẩm. Thế nhưng gần đây, khi nghe quá nhiều thông tin trên các báo đài về thực phẩm ngâm, tẩm, ướp hóa chất dịp Tết, chị cũng thấy “rùng mình”.
Tình cờ một lần lên Facebook bạn, đọc được một đoạn rao bán hoa quả “hái tận vườn” chị liền thử đặt mua. Chị tâm sự: “Tuy giá thành có đắt đỏ hơn việc trực tiếp đi mua ngoài chợ nhưng chất lượng khá tốt, mình lại biết được chính xác nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nên an tâm hơn nhiều”.
Từ đó đến nay, chị Thanh trở thành khách hàng trung thành của việc đặt hàng
mạng những cửa hàng “hoa quả tận vườn” này.
Trái cây vườn nhà đắt khách. Ảnh T. Thu |
Chị Chu Hồng Hạnh (30 tuổi, Hà Nội) - người có thâm niên buôn bán hoa quả hái vườn cho biết, thấy nhu cầu mua bán hoa quả sạch ngày càng tăng, lại có người nhà ở quê trồng một số cây ăn quả nên chị đã nảy sinh ý tưởng kinh doanh mặt hàng này.
Khách của chị chủ yếu là giới chị em công sở. Khi khách cần, chị sẽ điện thoại về quê để nhập lên số hàng lớn, nhanh chóng vận chuyển lên Hà Nội để kịp thời mang tới cho khách. Ngoài ra, chị còn có trong tay một số đầu mối để nhập và bán một số loại quả đặc sản từng vùng miền.
“So với tình hình kinh doanh năm trước thì năm nay việc buôn bán “đuối” hơn một chút. Còn tính riêng năm nay thì tháng này đang có lượng đơn hàng nhiều nhất. Gần Tết nên nhu cầu tăng, đây cũng là điều dễ hiểu”, chị Hạnh nói. Với hơn 100 khách hàng thân quen, thường xuyên đặt hàng, hiện còn có rất nhiều người mới đặt mua hoa quả của chị Hạnh. Nhiều lúc nhu cầu tăng cao, những người khách đặt sau buộc phải đợi thêm một thời gian thì hàng mới vận chuyển kịp. Khi được hỏi làm cách nào để khẳng định hoa quả chị bán đúng là “hái tận vườn” mà không phải là hàng Trung quốc trà trộn, chị Hạnh nhấn mạnh: “Người tiêu dùng cũng tinh lắm, họ ăn thử hàng mình mang tới là biết ngay chất lượng thế nào. Nếu thấy chuẩn “hàng quê” thì mới có đơn hàng tiếp theo, còn nếu không thì sẽ chẳng bao giờ họ gọi lại nữa. Mình làm ăn là dựa vào chữ tín”. Gà bắt tận chuồng “lên ngôi” Chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (Quốc Oai, Hà Nội), do bố mẹ chồng đã từng 10 năm buôn gà trên Ba Vì và Hòa Bình về đổ cho khách lấy buôn ở Hà Nội nên năm nay chị “xí phần” nhận bán gà lễ, gà ăn và gà biếu cho những khách hàng có nhu cầu. Trên Facebook cá nhân, chị giới thiệu: “Gà bố mẹ em bắt ở trong rừng và những nhà chăn thả trên đồi nên gà rất thơm thịt, ngọt thịt, các thớ thịt dai và chắc. Vì em muốn làm ăn lâu dài, không chỉ riêng dịp Tết nên các mẹ có thể yên tâm về chất lượng gà”. Để tăng thêm sự tin tưởng, chị còn chụp luôn hình ảnh chuồng gà nhà mình rồi đăng tải phía dưới bài viết. Có lẽ cũng bởi hình ảnh sống động và chân thực quá nên lượng người bình luận đặt hàng mua gà của chị mỗi ngày lại thêm đông. Người còn e dè về chất lượng thì đặt một con về ăn thử trước khi chính thức đặt gà lễ, gà biếu dịp Tết; người có nhu cầu cao hơn thì đặt liền lúc 2 – 3 con.
Gà ta - một đặc sản được săn lùng dịp tết Quý tỵ năm nay. Ảnh: T. Thu |
Giá gà mái chị bán là 160.000 đồng/kg còn gà trống giá 170.000 đồng/kg. Chị bảo: “Có khách hàng thắc mắc giá gà bán ngoài chợ chỉ 120.000 đồng/kg nên giá gà tôi bán có đắt hơn. Thế nhưng khi ăn rồi thì họ mới thấy có sự khác biệt về chất lượng. Có người đặt hẳn 5 – 6 con gà trống, cứ 3kg/con”.
Mới nhận đặt hàng của khách khoảng một tháng nay nhưng đều đặn ngày nào cũng có người điện thoại đặt gà chỗ chị Thắm. Trung bình mỗi ngày chị bán được 5 – 6kg gà và tiếp tục nhận thêm đơn hàng cho những ngày cuối cùng của năm cũ. Những ai có nhu cầu gà làm sẵn chị cũng sẽ phục vụ. Chị sẽ vận chuyển miễn phí gà Tết cho khách tới tận ngày 29/12 (âm lịch).
Trên thị trường hiện nay, việc phân biệt được đâu là thực phẩm Trung Quốc, đâu là hàng Việt, đâu chỉ là hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt thực sự là việc không dễ dàng. Và việc người tiêu dùng bị biến thành “gà mờ” trước những lời giới thiệu, quảng cáo và khẳng định “chắc nịch” của chủ hàng là điều có thể xảy ra. Trong tình thế này, việc chị em chuyển sang mua bán trên chợ ảo các loại “hoa quả hái tận vườn”, “gà bắt tận chuồng” cũng có thể coi là sự chuyển hướng thông minh. Tuy nhiên, chị em cũng cần rất tỉnh táo để chọn được các địa chỉ uy tín, đảm bảo 100% “cây nhà lá vườn”, tránh việc phải mua chúng với mức giá đắt đỏ hơn thông thường mà chất lượng không có gì khác biệt. Và khi phát hiện ra chủ hàng online quảng cáo “láo” thì cũng nên cảnh báo để các chị em khác tránh xa địa chỉ “treo đầu dê bán thịt chó” ấy.
Thanh Thu
**********************
Câu cá hồ Thủy Quái
Hồ Thủy Quái nằm sau khu rừng thông xanh rì trên đường vào Khu du lịch Suối Vàng; xung quanh là nhiều nhà lồng trồng đủ các loại hoa của làng hoa Vạn Thành; ven hồ là các loại cây trái đang bắt đầu bám rễ, tạo tán...). Đi câu cá ở hồ Thuỷ Quái làm người ta thích thú không hẳn bởi cái tên hồ “quái’, mà còn bởi quy định “quái”, phong cách “quái” và cả... những ông chủ “quái”.
Quang cảnh câu cá bên hồ
Cái biển hiệu chỉ đường dựng bằng một cột đá, đứng tưng tửng bên đường dễ làm người ta bỏ qua, nhưng khi nhìn thấy nó rồi lại không chống nổi sự tò mò. Băng qua lối mòn nguyên thuỷ qua rừng thông thảm đầy những chiếc lá hình kim mượt mà, với những phướn chào mời, quảng cáo về Tập đoàn Liên Minh tạo cho người lạ chút cảm giác... lạc đường. Nhưng chiếc cổng vào hồ câu cá với lời mời gọi chân tình, nồng nhiệt sẽ hối thúc bước chân bạn hơn với những điều “quái” dần hiện...
“Cần thủ sẽ được thưởng xe SH nếu câu đủ 1.000 điểm (tương đương 1.000 giờ) và xe Toyota Vios nếu câu đủ 10 ngàn giờ đầu tiên”. Thông thường, người đi câu phải trả tiền cá (tượng trưng) cho số cá họ câu được, nhưng ở hồ Thủy Quái có “Chính sách tự nguyện trích thưởng cho các cần thủ”. Theo đó, khách được làm chủ những chú cá có trọng lượng từ 1-5kg do mình câu được. Cá bé dưới 1kg phải trả lại hồ. Cá trên 5kg cũng không được mang về, nhưng có thưởng tuỳ vào số cân nặng.
**********************
**********************************
“Dấn thân” làm chi, “hiến thân” là đủ?
SGTT.VN - Cùng trên mục thông tin văn hoá giải trí của một tờ báo mạng, có hai thông tin ở hai nước rất gần nhau: một là “Nghệ sĩ ăn mặc phản cảm sẽ bị cấm diễn”, và hai là “Những cô gái bị gạ tình của showbiz Hoa ngữ”. Tuy hai mà một.
Thú nhận của diễn viên Trương Ngọc: “Tất cả vai diễn của tôi đều là thành quả từ những lần giao dịch thể xác”
|
Nội dung thông tin một là dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, du lịch... của bộ Văn hoá – thể thao và du lịch, trong đó có vài dòng về các nghệ sĩ ăn mặc kiểu “bán da thịt” (theo ngôn ngữ của trang web) sẽ bị phạt thẳng tay... Thông tin hai là chuyện các diễn viên ca sĩ trong làng giải trí Trung Quốc tố cáo các đạo diễn, ông bầu gạ tình họ để đổi lấy chỗ đứng danh vọng. Đỉnh điểm là lời thú nhận của diễn viên Trương Ngọc: “Tất cả vai diễn của tôi đều là thành quả từ những lần giao dịch thể xác” – một kết luận khá rõ cho một thế giới mà rất nhiều người muốn biết, để rồi sau khi đọc thêm thông tin từ những nhân vật ấy, họ buông lời “giải trí mà!”
Thế giới giải trí muôn hình vạn trạng rút cục cũng chỉ để phục vụ một nhu cầu chung của khán giả: giải trí. Và một trong những yếu tố để nhiều người mãn nhãn là vẻ đẹp của các nhan sắc.
Nhưng sau khi ngắm các mỹ nhân, người ta còn tò mò về đời tư, về những chuyện thầm kín hơn là về tài năng thật sự của các người đẹp. Chính từ sự tò mò này, đời tư các nhân vật của giới giải trí trở thành đề tài vô hạn của các phương tiện truyền thông. Từ đó, không chỉ có chiêu khoe thân xác trên các kênh thông tin, giới showbiz còn nói tất cả những điều mà người khác muốn nghe, như họ đã đánh đổi gì để nổi tiếng. Đâu chỉ diễn viên, ca sĩ Trung Quốc mà ở Việt Nam, đã có nhiều ca sĩ, diễn viên “tố” nhau và tố các ông bầu, đạo diễn đã gạ gẫm mình ra sao, có diễn viên viết hẳn một cuốn “tự truyện” kể về quá trình đi đến sự nổi tiếng của mình, trong đó có rất nhiều nhân vật đòi cô phải “đánh đổi” để mau chóng thành “ngôi sao”, thay vì đòi hỏi cô chứng tỏ tài năng bằng vốn tri thức và sự tìm tòi, sáng tạo. Đây cũng là một thứ “dấn thân”, nhưng thay vì khổ luyện, chỉ cần “hiến thân” là đủ.
Việc cấm ăn mặc phản cảm vẫn chỉ là một quy định chủ quan, cảm tính nhiều hơn là có tính thực tiễn, nhất là trong thời đại không chỉ Việt Nam mà ở hầu hết các nước có nền công nghiệp giải trí, vẻ đẹp thân xác là một phần trong nhu cầu thưởng thức của công chúng. Nhưng đã là nghệ thuật thì vẫn phải lấy tiêu chí tài năng làm đầu. Như đã thấy ở bảng vinh danh của giải Quả cầu vàng lần thứ 70: những cái tên như Adele, Anne Hathaway, Hugh Jackman, Russell Crowe… đã trở thành biểu tượng của những giá trị đích thực, bởi diễn xuất và tiếng hát chứ không phải chỉ bởi vẻ đẹp ngoại hình.
Điều này cũng rất khác với tiếng thở dài “giải trí mà!” của một phần đông các khán giả click chuột vào những câu chuyện giật gân và trò bán thân với mục tiêu cũng chỉ đơn giản là xả stress.
Hồ Trần
**************************
Ẩn số về hòn đảo “quên chết”
Một ngày năm 1976, ông Stamatis Moraitis, 60 tuổi, ở Boynton Beach, Florida, Mỹ cảm thấy hụt hơi khi leo cầu thang. Sau khi chụp X-quang, bác sĩ kết luận ông bị ung thư phổi. Còn 9 tháng để sống như khuyến cáo của bác sỹ, ông đã chọn trở về quê hương Hy Lạp. Lạ kỳ thay, 1 tháng, 6 tháng rồi… 35 năm đã qua, hiện giờ ông vẫn sống. Tất cả bắt nguồn từ hòn đảo có tên Ikaria.
Cụ Stamatis Moraitis bên vườn nho tại đảo Ikaria
Như chuyện cổ tích
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nan y, ông Stamatis Moraitis đã định ở lại Mỹ điều trị ung thư, cũng để được gần con cái. Tuy nhiên, ông quyết định trở về Ikaria, nơi ông có thể được chôn cất cùng tổ tiên trong một nghĩa trang nằm dưới tán cây sồi nhìn ra biển Aegean. Vả lại, một đám tang ở Mỹ sẽ mất hàng nghìn USD, trong khi ở Ikaria chỉ có 200 USD, số dư đủ một khoản tiết kiệm hưu trí nho nhỏ cho vợ ông, bà Elpiniki.
Ông Moraitis và bà Elpiniki cùng cha mẹ già sống chung trong một ngôi nhà nhỏ sơn màu trắng cạnh khu vườn nho rộng 2 mẫu gần Evdilos, phía bắc Ikaria. Ông được mẹ và vợ chăm sóc. Bạn bè thời thơ ấu thấy ông trở về đều đến thăm ông mỗi buổi chiều và nói chuyện hàng giờ. “Mình có thể chết trong hạnh phúc”, ông nghĩ.
Nhưng thời gian sau, ông cảm thấy khỏe hơn. Một hôm, ông vào vườn trồng rau, không hy vọng sống đến ngày thu hoạch nhưng ông rất thích được tắm trong ánh nắng mặt trời, hít thở không khí biển. 6 tháng trôi qua, Moraitis không chết. Ông đã thu hoạch rau, được đà trồng thêm nho. Sáng dậy, ông vào vườn nho làm việc cho đến giữa trưa, tự ăn trưa, sau đó ngủ giấc dài. Đến tối, ông thường đi bộ đến quán rượu rồi chơi cờ domino quá nửa đêm. Năm tháng trôi qua, sức khỏe cho phép, ông làm thêm một vài phòng để họ hàng tới thăm. Rồi cũng đến ngày vườn nho sản xuất được 400 lít rượu vang một năm. Và hôm nay, 35 năm trôi qua, ông thọ 97 tuổi theo giấy tờ, thực tế ông nói là mình đã 102 tuổi. Căn bệnh ung thư cũng không còn, trong khi ông chưa từng đi hóa trị hay uống bất kỳ loại thuốc nào.
Ikaria là hòn đảo nhỏ của Hy Lạp, rộng 99 dặm vuông với gần 10.000 cư dân, nằm cách ngoài khơi bờ biển phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ chừng 30 dặm. Người Ikaria thọ 100 tuổi là rất… bình thường và trước khi ngã gục về bệnh ung thư hay tim mạch, họ cũng sống được thêm ít nhất 8-10 năm. Theo một thống kê, cộng đồng Raches trên đảo năm 1999 có khoảng 164 cụ trên 90 tuổi, đến nay 75 người đang còn sống.
Một góc đảo Ikaria của Hy Lạp
Vẫn là ẩn số
Tuổi thọ của người dân trên đảo Ikaria vẫn là một ẩn số bởi chỉ cách đó chừng 15km, người dân trên đảo Samos cùng ăn cá biển, sữa chua, uống rượu, hít thở không khí như người Ikaria nhưng đó là một thế giới khác hẳn và dân số Samos có tuổi thọ trung bình như bao nơi khác ở Hy Lạp. Hỏi người già ở Ikaria làm sao để sống thọ tới hơn 90 tuổi, họ thường nói về không khí trong lành và rượu vang. Cũng có người nhún vai: “Chúng tôi chỉ quên đi cái chết”, nói cách khác là họ không có ý niệm là đã quá già.
Hãy thử tìm hiểu một ngày bình thường của một cặp vợ chồng với cuộc hôn nhân hơn 75 năm - ông bà Thanasis và Eirini Karimalis. Họ kết hôn năm 20 tuổi và có 5 người con, đến nay vẫn minh mẫn. Ông bà ngủ “đẫy mắt” mới dậy, làm vườn, ăn trưa muộn, chợp mắt một chút. Khi hoàng hôn, họ sang nhà láng giềng hoặc hàng xóm đến thăm họ. Chế độ ăn uống của họ cũng điển hình: Bữa sáng thường có cà phê, mật ong và bánh mì; Bữa trưa có đậu, khoai tây, rau xanh trồng trong vườn; Bữa ăn tối là bánh mì và sữa dê; Dịp lễ tết hoặc đặc biệt mới giết mổ lợn của gia đình.
Thực đơn đơn giản như vậy nhưng chế độ ăn uống của người Ikaria thực sự góp phần tăng tuổi thọ: Thịt và sữa có hàm lượng chất béo thấp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim; Dầu ô liu tăng cholesterol tốt; Sữa dê chứa serotonin-tryptophan thúc đẩy tiêu hóa cho người cao tuổi; Rượu vang uống một lượng vừa phải tăng khả năng hấp thu các chất flavonoid, một loại chất chống oxy hóa; Bột bánh mì thực sự có thể giảm lượng đường huyết. Một yếu tố quan trọng khác là người dân trên đảo này chủ yếu ăn rau xanh từ vườn hay cánh đồng nên thuốc trừ sâu ít hơn, chất lượng dinh dưỡng cao hơn. Họ còn hay uống loại “trà núi” được làm từ các loại thảo mộc khô đặc hữu trên đảo mà qua phân tích, đó chính là dược liệu tự nhiên, có chứa polyphenol với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ và việc uống trà hàng tối tương đương với dùng thuốc lợi tiểu giúp kiểm soát huyết áp.
Ngoài chế độ ăn, nếp ngủ và đời sống tình dục của người dân nơi đây cũng là điều đáng nói. “Mọi người ở đây dậy muộn và luôn chợp mắt buổi trưa. Tôi thậm chí không mở phòng khám trước 11h vì giờ đó không bệnh nhân nào đến cả”, ông Ilias Leriadis, một trong số ít bác sỹ ở Ikaria nói. Trong một bài báo năm 2008, nghiên cứu của trường Y Đại học Athens và trường Y tế công cộng Harvard nhận thấy rằng, thỉnh thoảng ngủ trưa có liên quan với việc giảm 12% nguy cơ bệnh tim mạch vành, nhưng nếu ngủ trưa ít nhất 3 buổi mỗi tuần, tỷ lệ này sẽ giảm tới 37%. Đặc biệt, qua điều tra sơ bộ, 80% đàn ông trên đảo Ikaria tuổi 65 - 100 khẳng định, họ vẫn quan hệ tình dục thường xuyên và đều đạt “chất lượng”.
Trở lại với gia đình ông Stamatis Moraitis, bà Elpiniki, vợ ông qua đời hồi đầu năm 2012 ở tuổi 85 và hiện giờ ông sống một mình. Trước thắc mắc về bệnh ung thư phổi tự dưng biến mất, ông Stamatis kể, khoảng 25 năm sau khi rời nước Mỹ, ông có quay lại một lần để xem liệu các bác sĩ có giải thích gì cho ông về căn bệnh hay không. Chỉ có điều, cả 9 bác sỹ có chung chẩn đoán ngày ấy đều đã chết.
Theo Yến Chi (An Ninh Thủ Đô)
****************************
Người phụ nữ kẹt giữa hai tòa nhà
Người phụ nữ này đã phải ở trong một không gian chỉ rộng từ 20 -25cm trong suốt 4 tiếng đồng hồ.
Các nhân viên cứu hỏa đã phải bật lò sưởi di động để giữ ấm cho người phụ nữ này trong khi nhiệt độ bên ngoài gần như đóng băng. Họ cũng luồn các túi khí vào trong để giúp người phụ nữ này dễ thở hơn khi họ tiến hành khoan, cắt bức tường.
Nhân viên cứu hỏa đã phải khoăn bức tường bê tông để giải cứu người phụ nữ bị mắc kẹt trong đó
Người phụ nữ này sau đó đã được đưa tới bệnh viện Oregon Health & Science University. Hiện tại, sức khỏe của cô đã ổn định. Các bác sỹ từ chối tiết lộ tên của người phụ nữ này vì chưa được sự cho phép của cô.
Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến người phụ nữ này rơi vào tình trạng trên. Cách đó không lâu, có người nhìn thấy cô hút thuốc và đi lại trên mái nhà.
*****************
Ảnh Việt Nam: Đau miệng vẫn phải cười
Thời bão giá cộng với cuối năm nên chị em thi nhau giảm giá.
Đêm đêm những cụ già lại mất ngủ cả đêm vì lớp trẻ.
Đã cấm thì đêm đến vào đứng "tè" cho bõ tức.
Hãy xem anh biểu diễn nè em.
Làng em chữ "trinh" được đặt lên đầu.
*
* *
************************
.ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định.
( Truong Kim Anh chuyển )
**********************
Mar 6 Aya Hirai 01 [ 20 ]
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
***************
**********************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá Cải Thứ Bẩy Ngày 19 -01-2013 Mở Đầu Một Thời Đại..Lá Cải
*******************************
Chấn động với thầy hiệu trưởng lấy mạng sống cứu học trò
(ĐOV) - Để bảo vệ học sinh trước kẻ tấn công cuồng loạn, thầy giáo hiệu trưởng một trường tiểu học tại làng quê nghèo thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã hy sinh quả cảm. Thầy đã trở thành tấm gương sáng chấn động toàn dân Trung Quốc ngay trong thời kỳ người dân đang mất niềm tin vào tầng lớp cán bộ công chức.
Thầy giáo coi trường là nhà, trò là con, đồng nghiệp là anh em
Trường tiểu học Bắc Độ thuộc trấn Thượng Hải, huyện Tân Hóa, tỉnh Hồ Nam xưa nay luôn được biết đến trong vùng với chất lượng giáo dục tốt cùng đội ngũ cán bộ giáo viên tận tâm yêu học trò. Trường có được thành quả như vậy về cơn bản là nhờ công gây dựng của thầy giáo hiệu trưởng Dương Kiến.
Thầy Dương Kiến năm nay 59 tuổi, xuất thân từ thầy giáo dạy thể dục của trường. Do thân mang nhiều bệnh nên đồng nghiệp đã khuyên thầy về hưu từ năm 58 tuổi. Nhưng vì lo lắng cho chất lượng giáo dục của nhà trường nên thầy không quản bệnh tình hàng ngày vẫn tới trường làm việc.
Người dân quanh vùng cho biết gia cảnh nhà thầy rất nghèo, kể từ khi còn là một thầy giáo dạy thể dục cho đến ngày lên làm hiệu trưởng thì thầy luôn là người đến trường sớm nhất, ra về muộn nhất.
Đám tang thầy giáo Dương Kiến |
Vào giờ giải lao, thầy chủ động xuống sân gần gũi nói chuyện với các em học sinh. Cùng học trò tham gia các hoạt động trồng cây, vệ sinh trường học. Nhìn vào không ai nghĩ rằng người đàn ông ăn mặc giản dị, quần áo cũ sờn, đang vui đùa với các em nhỏ trong trường lại là thầy hiệu trưởng nổi tiếng trong vùng.
Năm 2011, một lần trên sân chơi đùa cùng học trò, một em học sinh lớp 5 tên Hà Tiên Phàm đột nhiên phát bệnh lăn ra đất, kêu rên đau đớn. Thầy Dương lo lắng, tá hỏa gọi xe đưa đi cấp cứu. Tới nơi bác sĩ yêu cầu em Hà phải nhập viện theo dõi, thầy Dương về nhà gom góp toàn bộ số tiền tiết kiệm được gần 1000 NDT (khoảng 3 triệu đồng) mang tới nộp viện phí thuốc thang cho học trò.
Ngày ngày lui tới hỏi han thăm nom bệnh tình của em. Biết học trò Phàm nhà nghèo, chỉ có hai bà cháu nuôi nhau nên thầy Dương một mực không nhận tiền bà nội Phàm trả. Đến khi Phàm ra viện, hai bà cháu dắt díu nhau đem 10 quả trứng gà ở nhà mang tới biếu thầy, nói mãi thầy mới chịu nhận.
Trên bàn làm việc của thầy Dương luôn được đặt hai quyển sổ, một quyển ghi tên những học sinh nghèo trong trường, một quyển ghi rõ gia cảnh, hoàn cảnh của những học sinh nghèo như thế nào. Học sinh trong trường của thầy phần lớn thuộc diện khó khăn. Bởi thế thầy không quản ngày đêm tìm hiểu và đi xin trợ cấp cho gia đình học sinh. Nhiều gia đình nhờ có khoản trợ cấp của thầy mới yên tâm để con em tiếp tục được đi học.
Đội ngũ giáo viên trong trường Bắc Độ phần lớn gia cảnh đều khó khăn, thầy Dương coi toàn thể giáo viên như anh em trong nhà, sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng họ. Trong trường ai gặp hoạn nạn thầy luôn là người đầu tiên đến an ủi. Một đêm đông lạnh giá năm 2011, một thầy giáo trẻ trong trường bị sốt cao, vì chưa có gia đình nên thầy Dương đã không ngại đêm hôm rét mướt đến nhà đưa đồng nghiệp đến viện.
Mấy năm trước có vài giáo viên trẻ ở tỉnh khác được phân công đến trường Bắc Độ thực tập. Vào dịp ngày lễ không kịp về nhà, thầy Dương đã tự tay vào bếp nấu cơm, mời họ đến nhà ăn cơm hưởng không khí ấm cúng gia đình. Bữa cơm đạm bạc của thầy đã khiến họ nguôi ngoai nỗi nhớ nhà.
Dũng cảm hy sinh vì học trò
Chiều ngày 15/1/2011, một nhóm em học sinh đang tập thể dục trên sân bỗng có một kẻ lạ mặt đột nhiên trèo qua tường đột nhập vào trường. Trên tay hắn cầm chiếc kéo sắc nhọn lao tới tấn công các em nhỏ. Một học sinh tên là Vương Trấn Vũ, 9 tuổi bị trọng thương.
Khi nghe tiếng kêu cứu thất thanh của cô giáo dạy thể dục, thầy Dương đang sửa mấy vòi nước trên tầng 2 liền bỏ dở chạy xuống. Thấy kẻ lạ mặt đang đánh đuổi đám trò nhỏ thầy hô to và lao tới đuổi bắt hắn. Kẻ lạ mặt thấy người tới liền bỏ chạy bằng cổng chính ra ngoài đường, thầy Dương tiếp tục đuổi theo sau vì lo sợ hắn sẽ gây án mạng.
Trong lúc giằng co hung khí với kẻ cuồng loạn thầy đã bị hắn đâm trúng phần đầu và ngã gục xuống mảnh ruộng cách trường 200 mét. Sau đó hung thủ lập tức bỏ chạy. Dân tình xung quanh thấy xô xát liền chạy tới, nhưng thầy đã trút hơi thở cuối cùng trên ruộng.
Cả nước thương tiếc tấm gương nhà giáo nghèo mẫu mực
Trên đường đưa thi thể thầy về nhà, mọi người không khỏi xót xa khi thấy bộ quần áo sờn bạc thầy mặc đã sứt chỉ, bàn tay còn lấm lem bùn đất do đang sửa dở vòi nước cho học trò.
Hôm sau, trong lúc các đồng nghiệp thu dọn đồ đạc để lại của thầy Dương họ đã phát hiện ra cuốn nhật ký cá nhân của thầy. Mở đầu trang cuốn số là dòng chữ nắn nót “Giáo dục là tất cả sự nghiệp của mình, các em học sinh cũng là tất cả của cuộc đời mình. Vì sự nghiệp giáo dục mình không hối tiếc gì cả, vì sự trưởng thành của các trò mình không tiếc bất cứ gì cả”. Toàn bộ giáo viên thu dọn đồ cho thày Dương đã giàn giụa nước mắt khi đọc được những dòng tự sự chân thành của thầy.
Câu chuyện thầy Dương hy sinh vì cứu học trò nhanh chóng được truyền thông đưa tin. Khắp nơi người ta đều rơi lệ xót thương thầy giáo nghèo có tấm lòng cao quý. Nhiều người vì cảm phục mà lặn lội đến dự đám tang thầy. Dân chúng khắp nơi tán dương thầy là “tấm gương đẹp nhất” trong ngành giáo dục và hình ảnh thầy sẽ luôn sống mãi để tiếp tục sưởi ấm che chở các em nhỏ vùng quê nghèo hẻo lánh này.
********************
Vụ lật thuyền trên sông Đồng Nai: Đang đưa tang mẹ, tìm được xác con
(NLĐO) – Trong khi ở quê, anh Trần Thanh Bình (24 tuổi, quê Tiền Giang) cùng gia đình lo hậu sự cho vợ là chị Võ Thị Ngọc Diệu (22 tuổi) thì đúng lúc này, người dân tìm được xác con gái của họ, cháu Trần Võ Thanh Tuyền (7 tháng tuổi).
Nhận được tin, anh Trần Thanh Tâm (anh ruột của anh Bình) nhanh chóng đến nơi nhận xác cháu về quê an nghỉ cùng mẹ.
Trước đó, vào lúc 22 giờ ngày 14-1, tai nạn đau lòng đã ập đến với gia đình anh Bình. Vợ và con gái của anh ngủ trên chiếc thuyền lớn trên sông Đồng Nai (giáp ranh quận 9 – TPHCM và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), còn anh chèo thuyền nhỏ đi giăng lưới bắt cá.
30 phút sau, anh Bình nhận được hung tin, chiếc thuyền có vợ con anh đã bị tuột dây neo trôi tự do và đâm vào khu vực cầu tạm công trình đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, chìm hẳn.
Anh Bình và gia đình thức trắng hai đêm liền để tìm xác vợ và con. Đến chiều ngày 16-1, xác chị Diệu được tìm thấy.
***************
Viện quá tải: Trộm nằm cạnh, ôm, móc hơn 10 triệu đồng
Bà N.T.V ở Hưng Yên lên Hà Nội chăm con đang mang bầu phải nằm trong bệnh viện phụ sản TW để giữ thai chờ ngày đẻ. Trời lạnh, người nhà bệnh nhân không có chỗ lưu trú qua đêm nên cứ tối đến lại trải chiếu nằm ở hành lang bệnh viện.
Khi thực hiện bài viết này, chính phóng viên cũng chui vào chăn cùng người nhà bệnh nhân ở viện này. Buổi trưa, nhưng trời rất lạnh, tất cả chùm chăn bông nằm, ngồi co ro ở dưới mái hiên tầng 1, nhà G.
Hiện nay, tình trạng bệnh nhân đông, người nhà đi theo chăm sóc có khi đến 2 người khiến bệnh viện quá tải. Không có chỗ nghỉ, họ phải nằm vạ vật ngoài hành lang, trên ghế.
Tại viện Nhi TW, mỗi cháu nhỏ đi cấp cứu thường có bố, mẹ và bà đi theo. Chị Liên ở Lào Cai đang tranh thủ nằm nghỉ trưa sau những giờ trông con mệt mỏi. Con chị bị sốt cao rồi co giật nên gia đình đưa xuống viện Nhi TW cấp cứu. Khuôn mặt chị không giấu nổi mệt mỏi, đang cố chợp mắt chút. Phía trong phòng bệnh đã có bà ngoại lo. Còn chồng chị loay hoay giữ đồ, mỗi khi vợ cần gì thì chạy đôn chạy đáo đi mua, đi đóng tiền.
Còn bà Y. (Thái Nguyên) theo cháu đi cấp cứu ở viện này. Bà vừa ôm chăn, chiếu vừa bảo: Tôi lang thang suốt từ sáng đến giờ. Mẹ cháu đang đợi kết quả xét nghiệm không biết thế nào. Thuê ở trọ thì tôi không có tiền.
|
Anh Huy (Nam Định) đi trông bố bị tai biến tại đây vừa nằm co ro trong chăn trên chiếc giường gấp tại sân của viện này nói: Trông bố tôi ốm hàng tháng trời. Tiền đi lại, ăn uống đã rất tốn kém rồi. Dù tiền thuê mỗi ngày chỉ 20 ngàn đồng nhưng ở viện lâu như vậy thì tiền thuê cũng thành nhiều. Tiền đâu ra. Tôi thấy rất mệt mỏi. Nhưng ở đây, bệnh viện vẫn tốt, cho chúng tôi ngả giường ra nằm nên có chỗ nghỉ ngơi, chứ nếu không cho kê giường chắc chúng tôi còn khổ nữa.
Ngoài ra, người nhà bệnh nhân ở những viện như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K, cơ sở 2 (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội)… cũng phải vật vờ không kém.
Bà bầu trải chiếu nằm đất
Bà còn cho biết: Con bà nằm viện, đồ ăn đã được đưa đến tận cửa phòng nên bệnh nhân không phải ra ngoài. Trong phòng có vệ sinh khép kín. Thậm chí, trẻ sinh ra có sẵn quần áo. Nói chung, bác sĩ chăm sóc tốt. Tuy nhiên, vì chúng tôi luôn lo lắng cho con nên cứ chầu chực ở ngoài.
Bà Vịnh tâm sự: Con tôi ở đây chờ sinh và vừa đẻ bé 3,4 kg. Tôi mừng lắm. Các bác sĩ ở đây trình độ cao, tôi không lo lắng điều gì cả. Nhưng cháu vừa đẻ, vết mổ đau, không chăm con được nên tôi phải ở cạnh đỡ. Bác sĩ bận làm sao tôi dám nhờ những việc nhỏ như vậy.
Ở viện nhi TW, chính phóng viên đã chứng kiến sự tận tâm của các bác sĩ phòng cấp cứu mỗi khi có cháu nhỏ vào cấp cứu. Như trường hợp cháu L.T.G (10 tháng tuổi) vừa bị bố đẻ bóp cổ khiến tim ngừng đập, tay chân lạnh.
Hay ở Khoa tim mạch- lồng ngực; khoa Phẫu thuật Nhi, bệnh viện Việt Đức. Tôi đã chứng kiến nỗi trăn trở, sự tỉ mẩn trong từng ca phẫu thuật mới thấu hiểu tấm lòng, trách nhiệm của nhiều bác sĩ với lời thề Hypocrat.
Tuy nhiên, do điệu kiện xã hội, do nhận thức của người dân, do trình độ quản lý… mà tình trạng quá tải vẫn diễn ra.
Tại viện phụ sản TW, phòng nội trú của bệnh nhân luôn trong tình trạng đông đúc. Thậm chí, có phòng, bệnh nhân thấy chật chội nên tự trải chiếu xuống đất nằm trong khi đó, nhiệt độ ngoài trời chỉ trên 10 độ C. Ở viện Nhi TW, phòng cấp cứu được ưu tiên, còn lại nhiều phòng có 2,3 trẻ/giường là chuyện thường tình. Anh Hùng (Thái Bình) có con nằm phòng hồi sức tích cực kể: “Con tôi vừa bị viêm phổi vừa bị bệnh tim bẩm sinh. Tôi vào đây được hơn 1 tháng rồi. Trước đó, cháu có nằm bên khoa ngoại thì phải đến 3 cháu 1 giường. Mẹ cháu ở trong trông, còn tôi cứ lang thang ngoài này suốt”.
Còn chị Hương (Thanh Hóa) trông chồng bị u lưỡi nằm ở viện K, cơ sở 1 vừa tranh thủ ăn cơm vừa kể: Chồng tôi vừa phẫu thuật nên được nằm riêng 1 giường, chứ với bệnh nhân khác thì phải 2 người/giường. Tôi không có chỗ nào nằm nên cứ ngồi vạ vật, mệt mỏi lắm nhưng biết làm thế nào được.
Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
********************
NASA "phóng" nàng Mona Lisa lên mặt trăng
(NLĐO)- Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đã phóng một chùm tia laser mang hình ảnh Mona Lisa lên Tàu Do thám Mặt trăng (LRO) như cách thử nghiệm mới về phương pháp truyền thông bằng tia laser.
LRO nhận được hình Mona Lisa thô (trái) và hình đã được giải mã - Ảnh UPI
Nhà khoa học David Smith thuộc Viện Công nghệ Massachusetts cho biết: "Đây là lần đầu tiên con người hoàn thành cách truyền thông một chiều bằng tia laser trong khoảng cách giữa các hành tinh. Trong tương lai gần, dạng truyền thông đơn giản bằng tia laser này có thể cho phép chuyển dữ liệu với tỉ suất cao hơn những liên hệ vô tuyến hiện tại”.
Các nhà khoa học phân chia hình ảnh của Mona Lisa thành dãy ảnh 152 pixels x 200 pixels, mỗi điểm ảnh được chuyển tải bằng một xung laser. NASA cũng áp dụng cách giải mã để chỉnh sửa ảnh giống như công nghệ CD và DVD đang dùng để hình ảnh rõ hơn nhưng hiện hình LRO nhận được vẫn còn những bóng mờ xám.
*****************************
Những đám cưới lạ lùng ở Quảng Ngãi
(Dân Việt) - Có những đám cưới tranh thủ tổ chức lúc nửa đêm để rạng sáng xuống thuyền đi biển. Cũng có đám cưới, cưới chưa xong thực khách đã đánh nhau rần rần...
“Dậy đi dự đám cưới chứ không thì trời sáng...”, nghe tiếng gọi, những ai lần đầu đặt chân đến làng chài Phước Thiện (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) thường nghĩ là đùa. Nhưng lắng tai thì rõ ràng có tiếng nhạc cưới.
Ông Đặng Văn Thích - Trưởng Công an xã Phổ Khánh với tang vật của vụ ẩu đả trong đám cưới.
|
3 giờ sáng, đến rạp đám cưới đã đông nghịt khách. Phần lớn là ngư dân. Dù nửa đêm nhưng người ta vẫn chạm cốc râm ran. Nhưng khi gà gáy báo hiệu ngả về sáng, thực khách nhanh chóng rời tiệc cưới, lao xuống thuyền để nổ máy đi kéo lưới dầm.
Một làng khác. Đám cưới tổ chức vào buổi chiều. Nghe có đám cưới, đám thanh niên háo hức đến dự, dù nhiều người không được mời. Chuyện này có thể xảy ra ở nhiều nơi nhưng thường nghe nói đến ở Quảng Ngãi là xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ). Đây là một xã nghèo, nằm ở bãi ngang ven biển. Thanh niên không có sân chơi, họ chỉ biết tìm nơi giải trí là sàn nhạc sống đám cưới.
Sau một hồi nâng lên hạ xuống, mọi người tranh nhau lên hát. Có “ca sĩ” cao hứng “chơi” luôn liên khúc không báo trước điểm dừng. Dưới sân khấu, đám thanh niên chờ hát bực mình vì sân khấu bị chiếm. Vậy là ẩu đả.
Trong những trận hỗn chiến đó, không ít thanh niên bỏ mạng. Gần đây nhất, ngày 15.12.2012, ẩu đả xảy ra tại đám cưới của gia đình ông Nguyễn Văn T. Hôm đó, khoảng 21 giờ, một số thanh niên lên hát liên khúc, không rời sân khấu. Vậy là ẩu đả. Những chiếc mã tấu xuất hiện. Anh Nguyễn Tiến T (sinh năm 1989) bị đâm và chết trên đường đi cấp cứu, và nhiều người khác bị thương.
Lê Văn Chương
**********************
Sau cơn điên, tự xưng "thánh mẫu" chữa bách bệnh
(Dân Việt) - Bà Phạm Thị Lành (Kim Động, Hưng Yên) khoe hàng ngàn người đã được bà chữa khỏi những bệnh nan y chỉ bằng… vuốt tay lên mặt và bã trầu.
Dễ dàng nhận thấy những câu chuyện tự kể của người đàn bà cho mình là “thánh mẫu” giáng trần ở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động (Hưng Yên) là vô cùng nhảm nhí, đầy màu sắc mê tín dị đoan. Thế nhưng, điều đáng lo ngại là vẫn có không ít người vì thiếu hiểu biết và cuồng tín lại tin rằng bà Phạm Thị Lành có khả năng chữa khỏi bách bệnh mà các loại “thuốc trần” đều bất lực.
Bị tâm thần, hóa… "thánh mẫu"
Bà Phạm Thị Lành tự cho mình là người được “thánh nhập”
|
Cũng là một mô-típ rất xưa cũ để làm nên những con người tự xưng là “đặc biệt”. Bà Lành (SN 1967) kể rằng năm đang học lớp 6 bỗng nhiên bà bị điên loạn. Cũng vì bệnh tật nên bà bỏ học ở nhà. “Ai cũng bảo tôi bị điên nhưng thực tế tôi chỉ bị một thế lực siêu nhiên nào đó khống chế” - bà Lành nhớ lại.
Để chứng minh cho làng xóm thấy là mình không điên, lớn lên, Lành yêu và lấy chồng. Chồng Lành là người con trai làng bên. Khi hai người yêu nhau, nhà trai kịch liệt phản đối vì họ không đồng ý cho con lấy một người điên như thế. Nhưng hai người vẫn quyết đến với nhau và nên nghĩa vợ chồng.
Bà Lành đã ly hôn chồng hơn chục năm về trước. Bà bảo, vì làm việc "thánh" nên chuyện vợ chồng phải “tuyệt giao”. Chồng bà không chịu được việc kiêng khem nên đành chia tay. Nhà bà Lành thuộc diện khá giả. Một mình bà nuôi 2 đứa con ăn học nhưng vẫn xây được ngôi nhà mấy tầng hoành tráng. Bà khoe: “Tôi làm cái nhà này cũng được người ta cho nhiều. Người 50 triệu, người 100 triệu. Có người từ TP.HCM ra cho cái tủ lạnh mấy chục triệu. Người ta cảm kích khi được tôi giúp đỡ nên họ biếu ấy mà”.
Bà Lành bảo vợ chồng bà rất khó khăn về đường con cái. Ba lần sinh con thì cả ba lần con đều chết yểu. Một hôm, bà nghe có tiếng ai đó cứ văng vẳng bên tai: “Ai cho con kết duyên trần”. Sau đó, "hồn" đứa con đã mất cũng về "báo mộng" rằng: “Căn số của mẹ không được kết duyên trần (lấy chồng). Giờ mẹ phải làm việc "thánh", phải cứu nhân độ thế để rửa tội. Con sẽ xin cho mẹ”. Sau khi được con xin "thánh" tha tội, lập tức bà sinh được hai đứa con, một trai một gái.
Bà Lành vốn bỏ học sớm và sống quẩn quanh với ruộng lúa, bờ khoai. Thế nhưng bà bảo, sau khi sinh đứa con thứ 2 thì bỗng… phát hiện ra mình có khả năng đặc biệt. Lần ấy, bà bị bệnh rất nặng.
Bà kể: “Tôi đã chết nửa người, cảm nhận rõ cái lạnh lên đến tận bụng. Tôi đã trăng trối lại với mọi người để nhắm mắt xuôi tay, ấy vậy mà "thánh" không cho chết. Tôi vừa nhắm mắt thì có ánh sáng lóe lên trước mặt, rồi văng vẳng có tiếng ai đó vang vọng “tha tội chết cho nó”, và thế là tôi sống lại".
Bà Lành kể tiếp: "Sau khi chết hụt chừng 3 tháng, một hôm trong thị trấn có một người điên vào phá ngôi chùa gần nhà. Tôi đang nấu cơm thì lại có tiếng văng vẳng bên tai: “Con phải đi chữa bệnh”. Thế là tôi đi thẳng ra chùa như có người dẫn đường. Đến nơi, vừa nhìn thấy tôi, người điên đó bỗng chắp tay lạy rồi ngoan ngoãn ra về và từ đó hết bệnh. Từ ngày đó, tôi hoàn toàn chịu sự chỉ đạo của… các "ngài bề trên".
“Thánh” Lành đang làm "bùa" bằng bã trầu
|
Các "ngài" bắt tôi lập điện thờ nhưng tôi không làm nên đã bị phạt ăn rau lang ba tháng, uống nước lã cầm hơi, ăn cái khác vào bị “lôi” ra liền. Không còn cách nào khác, tôi phải làm theo ý các "ngài", lập điện thờ và chữa bệnh. Từ ngày đó, người bệnh cứ kéo đến ùn ùn đều được tôi chữa khỏi hết”.
Bà Lành nói rằng, thực tế bà chẳng biết gì về y học cả. Thế nhưng, lúc có người bệnh đến, "hồn" bà “xuất” ra, "hồn thánh mẫu" "nhập" vào để chữa. Theo lời khoe của bà Lành thì đã có hàng trăm bệnh nhân từ khắp nơi tìm về để nhờ bà chữa bệnh. Tuy nhiên, lúc chúng tôi có mặt ở đó thì chỉ thấy vài người đàn bà ở địa phương khác đến xin "bùa".
Bà Lành tỏ vẻ tiếc rẻ: “Hôm nay ngày xấu nên ít người đến. Trước đây nhà tôi đông như bệnh viện nhưng tôi chữa mãi rồi cũng hết. Nhiều người khi đến với tôi đã cầm chắc cái chết nhưng rồi lại sống. Có người đã bị bệnh viện trả về, vậy mà tôi chỉ vuốt mặt một cái thì khỏi luôn. Điện thờ này tôi làm gì có tiền mà xây. Trước đây, có một bệnh nhân bị điên rất nặng ở Hà Nội tìm về đây được tôi chữa khỏi. Ông bố bệnh nhân cảm kích vô cùng nên đã về xây cho tôi cái điện này”.
Kinh hoàng thuốc "thánh"
Mẹ con bà Lành (ngồi trước) đang mời "mẫu" về chữa bệnh
|
Bà Lành nói rằng, không chỉ có tài chữa bệnh mà "chuyện âm" bà cũng rất tỏ tường. Những ai “vướng” chuyện này đến gặp bà là xong hết. Để minh chứng cho khả năng của mình, bà Lành mời tôi lên điện để xem giúp. Lúc này, tại điện của bà đang có một vài người sì sụp khấn vái. Tôi “vẽ” ra hoàn cảnh gia đình rất thê thảm, "mẫu" Lành tỏ vẻ cảm thông: “Chuyện nhà con đơn giản ấy mà, chẳng qua là vì "phần âm" chưa yên, để "mẫu" cho con bùa phép”.
Bà Lành tự tin: “23 năm tôi hành nghề, ai trong tình trạng thập tử nhất sinh tôi cũng chữa khỏi hết, chẳng chết một ca nào”. Tuy nhiên, khi hỏi đến địa chỉ bệnh nhân, bà Lành lắc đầu: “Bệnh nhân đến từ khắp nơi, sao nhớ hết nổi”.
Sau một hồi nói nhăng, nói cuội, "mẫu" Lành nhổ miếng trầu trong mồm ra gói vào túi ni-lông, đưa cho tôi: “Có cái này sẽ xong hết”. Rồi tiếp tục “nổ”: “Chẳng có chuyện gì là khó khăn cả. Một khi "thánh mẫu" nhập vào thì tôi chỉ việc đọc ra vanh vách. Anh cứ tưởng tượng như hát karaoke. Chữ hiện lên và tôi đọc anh nghe, lời lúc đó là lời "thánh mẫu". Tuy nhiên, không được thử "mẫu" đâu nhé, "mẫu" biết phạt chết đấy. Có mấy người thử, "mẫu" vật cho sùi bọt mép”.
Theo chỉ dẫn, tôi phải viết tên tất cả mọi người trong gia đình vào một mảnh giấy đưa cho bà Lành. Lên điện, bà Lành nhắm mắt, lẩm bẩm điều gì đó rồi những người ở dưới đồng thanh: “Con chào mẫu ạ”. Lúc này, bà Lành đã được "thánh mẫu" nhập vào. Vừa nhai trầu bỏm bẻm, bà vừa phán: “Bố con thường hay đau trong người lắm đó. Bố con ít lời nên không nói cho các con biết đâu”. Tôi hoàn toàn bất ngờ vì cụ thân sinh ra tôi đã mất hơn chục năm nay. Lúc ghi tên, tôi muốn thử nên cứ ghi cả tên bố tôi vào mà không nói cho "thánh mẫu" biết là bố tôi đã mất.
Sau khi được “ban” thứ "bùa" hãi hùng, tôi định đứng dậy xin cáo từ thì lập tức bà Lành xua tay: “Chưa hết đâu, vừa xong là "thánh mẫu", để tôi gọi "chúa" về. "chúa" còn nói hay nữa”. Tôi lại bị tra tấn bằng những lời ma mị. "chúa" bảo mẹ tôi bị bệnh đau nửa người, thấp khớp… và nhiều bệnh nữa. Tôi cũng gật đầu cho xong chuyện vì thực chất mẹ tôi hoàn toàn khỏe mạnh.
Lần này “chúa” cho tôi bài thuốc: “Vừng đen, mộc nhĩ mỗi thứ 3 lạng, rửa sạch thái nhỏ, rang lên, trộn đều vào nhau, nghiền nhỏ, ăn hằng ngày sẽ hết các loại bệnh. Trước khi ăn đưa lên bàn thờ mời "chúa" về “phù phép”. Lúc đó vừng đen, mộc nhĩ sẽ biến thành… thần dược”. Khi tôi hỏi vì sao các bệnh khác cũng chỉ có một loại "bùa", một loại "thuốc", thì bà Lành giải thích: “Dù thành phần "thuốc" giống nhau nhưng mỗi loại được phù phép khác nhau nên chữa được các loại bệnh khác nhau. Thuốc chỉ là “phương tiện dẫn” năng lượng của "thánh", của "chúa" đến với người bệnh mà thôi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Đình Thành - Phó chủ tịch UBND thị trấn Lương Bằng - cho biết: “Cô Lành là người nông dân bình thường như bao người dân khác. Cô ấy chỉ hay hầu đồng, hầu bóng chứ biết gì mà chữa bệnh. Tôi sống ở địa phương này từ bé nhưng chưa bao giờ thấy cô Lành bị điên. Thỉnh thoảng cũng có một số người ở nơi khác tìm đến cô Lành xem bói nhưng hoàn toàn không có chuyện cô Lành chữa được khỏi bệnh nan y cho người ta”.
Qua tiếp xúc, có thể nhận thấy bà Lành hoặc có vấn đề về thần kinh, hoặc cố tình lợi dụng "thần thánh" để kiếm tiền. Cứ nghĩ đến lá "bùa" mất vệ sinh được “thánh” Lành dúi vào túi mà tôi rùng mình. Vậy mà không hiểu sao vẫn có không ít người tin vào những câu chuyện hoang đường, phản khoa học của bà Lành, tìm đến bà xin chữa bệnh để rồi tiền mất, tật mang.
********************
Hoa quả hái vườn, gà bắt tận chuồng “sốt” dịp Tết
(VietQ.vn) - Vì lí do an toàn thực phẩm, thay vì mua các loại hoa quả hoặc gà thịt sẵn bày bán tràn
Đổ xô đặt “hoa quả hái vườn”
Do công việc bận rộn nên những khu chợ gần nhà luôn là sự lựa chọn hàng đầu của chị Thanh (Đống Đa, Hà Nội) mỗi lần gia đình có nhu cầu mua sắm thực phẩm. Thế nhưng gần đây, khi nghe quá nhiều thông tin trên các báo đài về thực phẩm ngâm, tẩm, ướp hóa chất dịp Tết, chị cũng thấy “rùng mình”.
Tình cờ một lần lên Facebook bạn, đọc được một đoạn rao bán hoa quả “hái tận vườn” chị liền thử đặt mua. Chị tâm sự: “Tuy giá thành có đắt đỏ hơn việc trực tiếp đi mua ngoài chợ nhưng chất lượng khá tốt, mình lại biết được chính xác nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nên an tâm hơn nhiều”.
Từ đó đến nay, chị Thanh trở thành khách hàng trung thành của việc đặt hàng
mạng những cửa hàng “hoa quả tận vườn” này.
Trái cây vườn nhà đắt khách. Ảnh T. Thu |
Chị Chu Hồng Hạnh (30 tuổi, Hà Nội) - người có thâm niên buôn bán hoa quả hái vườn cho biết, thấy nhu cầu mua bán hoa quả sạch ngày càng tăng, lại có người nhà ở quê trồng một số cây ăn quả nên chị đã nảy sinh ý tưởng kinh doanh mặt hàng này.
Khách của chị chủ yếu là giới chị em công sở. Khi khách cần, chị sẽ điện thoại về quê để nhập lên số hàng lớn, nhanh chóng vận chuyển lên Hà Nội để kịp thời mang tới cho khách. Ngoài ra, chị còn có trong tay một số đầu mối để nhập và bán một số loại quả đặc sản từng vùng miền.
“So với tình hình kinh doanh năm trước thì năm nay việc buôn bán “đuối” hơn một chút. Còn tính riêng năm nay thì tháng này đang có lượng đơn hàng nhiều nhất. Gần Tết nên nhu cầu tăng, đây cũng là điều dễ hiểu”, chị Hạnh nói. Với hơn 100 khách hàng thân quen, thường xuyên đặt hàng, hiện còn có rất nhiều người mới đặt mua hoa quả của chị Hạnh. Nhiều lúc nhu cầu tăng cao, những người khách đặt sau buộc phải đợi thêm một thời gian thì hàng mới vận chuyển kịp. Khi được hỏi làm cách nào để khẳng định hoa quả chị bán đúng là “hái tận vườn” mà không phải là hàng Trung quốc trà trộn, chị Hạnh nhấn mạnh: “Người tiêu dùng cũng tinh lắm, họ ăn thử hàng mình mang tới là biết ngay chất lượng thế nào. Nếu thấy chuẩn “hàng quê” thì mới có đơn hàng tiếp theo, còn nếu không thì sẽ chẳng bao giờ họ gọi lại nữa. Mình làm ăn là dựa vào chữ tín”. Gà bắt tận chuồng “lên ngôi” Chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (Quốc Oai, Hà Nội), do bố mẹ chồng đã từng 10 năm buôn gà trên Ba Vì và Hòa Bình về đổ cho khách lấy buôn ở Hà Nội nên năm nay chị “xí phần” nhận bán gà lễ, gà ăn và gà biếu cho những khách hàng có nhu cầu. Trên Facebook cá nhân, chị giới thiệu: “Gà bố mẹ em bắt ở trong rừng và những nhà chăn thả trên đồi nên gà rất thơm thịt, ngọt thịt, các thớ thịt dai và chắc. Vì em muốn làm ăn lâu dài, không chỉ riêng dịp Tết nên các mẹ có thể yên tâm về chất lượng gà”. Để tăng thêm sự tin tưởng, chị còn chụp luôn hình ảnh chuồng gà nhà mình rồi đăng tải phía dưới bài viết. Có lẽ cũng bởi hình ảnh sống động và chân thực quá nên lượng người bình luận đặt hàng mua gà của chị mỗi ngày lại thêm đông. Người còn e dè về chất lượng thì đặt một con về ăn thử trước khi chính thức đặt gà lễ, gà biếu dịp Tết; người có nhu cầu cao hơn thì đặt liền lúc 2 – 3 con.
Gà ta - một đặc sản được săn lùng dịp tết Quý tỵ năm nay. Ảnh: T. Thu |
Giá gà mái chị bán là 160.000 đồng/kg còn gà trống giá 170.000 đồng/kg. Chị bảo: “Có khách hàng thắc mắc giá gà bán ngoài chợ chỉ 120.000 đồng/kg nên giá gà tôi bán có đắt hơn. Thế nhưng khi ăn rồi thì họ mới thấy có sự khác biệt về chất lượng. Có người đặt hẳn 5 – 6 con gà trống, cứ 3kg/con”.
Mới nhận đặt hàng của khách khoảng một tháng nay nhưng đều đặn ngày nào cũng có người điện thoại đặt gà chỗ chị Thắm. Trung bình mỗi ngày chị bán được 5 – 6kg gà và tiếp tục nhận thêm đơn hàng cho những ngày cuối cùng của năm cũ. Những ai có nhu cầu gà làm sẵn chị cũng sẽ phục vụ. Chị sẽ vận chuyển miễn phí gà Tết cho khách tới tận ngày 29/12 (âm lịch).
Trên thị trường hiện nay, việc phân biệt được đâu là thực phẩm Trung Quốc, đâu là hàng Việt, đâu chỉ là hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt thực sự là việc không dễ dàng. Và việc người tiêu dùng bị biến thành “gà mờ” trước những lời giới thiệu, quảng cáo và khẳng định “chắc nịch” của chủ hàng là điều có thể xảy ra. Trong tình thế này, việc chị em chuyển sang mua bán trên chợ ảo các loại “hoa quả hái tận vườn”, “gà bắt tận chuồng” cũng có thể coi là sự chuyển hướng thông minh. Tuy nhiên, chị em cũng cần rất tỉnh táo để chọn được các địa chỉ uy tín, đảm bảo 100% “cây nhà lá vườn”, tránh việc phải mua chúng với mức giá đắt đỏ hơn thông thường mà chất lượng không có gì khác biệt. Và khi phát hiện ra chủ hàng online quảng cáo “láo” thì cũng nên cảnh báo để các chị em khác tránh xa địa chỉ “treo đầu dê bán thịt chó” ấy.
Thanh Thu
**********************
Câu cá hồ Thủy Quái
Hồ Thủy Quái nằm sau khu rừng thông xanh rì trên đường vào Khu du lịch Suối Vàng; xung quanh là nhiều nhà lồng trồng đủ các loại hoa của làng hoa Vạn Thành; ven hồ là các loại cây trái đang bắt đầu bám rễ, tạo tán...). Đi câu cá ở hồ Thuỷ Quái làm người ta thích thú không hẳn bởi cái tên hồ “quái’, mà còn bởi quy định “quái”, phong cách “quái” và cả... những ông chủ “quái”.
Quang cảnh câu cá bên hồ
Cái biển hiệu chỉ đường dựng bằng một cột đá, đứng tưng tửng bên đường dễ làm người ta bỏ qua, nhưng khi nhìn thấy nó rồi lại không chống nổi sự tò mò. Băng qua lối mòn nguyên thuỷ qua rừng thông thảm đầy những chiếc lá hình kim mượt mà, với những phướn chào mời, quảng cáo về Tập đoàn Liên Minh tạo cho người lạ chút cảm giác... lạc đường. Nhưng chiếc cổng vào hồ câu cá với lời mời gọi chân tình, nồng nhiệt sẽ hối thúc bước chân bạn hơn với những điều “quái” dần hiện...
“Cần thủ sẽ được thưởng xe SH nếu câu đủ 1.000 điểm (tương đương 1.000 giờ) và xe Toyota Vios nếu câu đủ 10 ngàn giờ đầu tiên”. Thông thường, người đi câu phải trả tiền cá (tượng trưng) cho số cá họ câu được, nhưng ở hồ Thủy Quái có “Chính sách tự nguyện trích thưởng cho các cần thủ”. Theo đó, khách được làm chủ những chú cá có trọng lượng từ 1-5kg do mình câu được. Cá bé dưới 1kg phải trả lại hồ. Cá trên 5kg cũng không được mang về, nhưng có thưởng tuỳ vào số cân nặng.
**********************
**********************************
“Dấn thân” làm chi, “hiến thân” là đủ?
SGTT.VN - Cùng trên mục thông tin văn hoá giải trí của một tờ báo mạng, có hai thông tin ở hai nước rất gần nhau: một là “Nghệ sĩ ăn mặc phản cảm sẽ bị cấm diễn”, và hai là “Những cô gái bị gạ tình của showbiz Hoa ngữ”. Tuy hai mà một.
Thú nhận của diễn viên Trương Ngọc: “Tất cả vai diễn của tôi đều là thành quả từ những lần giao dịch thể xác”
|
Nội dung thông tin một là dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, du lịch... của bộ Văn hoá – thể thao và du lịch, trong đó có vài dòng về các nghệ sĩ ăn mặc kiểu “bán da thịt” (theo ngôn ngữ của trang web) sẽ bị phạt thẳng tay... Thông tin hai là chuyện các diễn viên ca sĩ trong làng giải trí Trung Quốc tố cáo các đạo diễn, ông bầu gạ tình họ để đổi lấy chỗ đứng danh vọng. Đỉnh điểm là lời thú nhận của diễn viên Trương Ngọc: “Tất cả vai diễn của tôi đều là thành quả từ những lần giao dịch thể xác” – một kết luận khá rõ cho một thế giới mà rất nhiều người muốn biết, để rồi sau khi đọc thêm thông tin từ những nhân vật ấy, họ buông lời “giải trí mà!”
Thế giới giải trí muôn hình vạn trạng rút cục cũng chỉ để phục vụ một nhu cầu chung của khán giả: giải trí. Và một trong những yếu tố để nhiều người mãn nhãn là vẻ đẹp của các nhan sắc.
Nhưng sau khi ngắm các mỹ nhân, người ta còn tò mò về đời tư, về những chuyện thầm kín hơn là về tài năng thật sự của các người đẹp. Chính từ sự tò mò này, đời tư các nhân vật của giới giải trí trở thành đề tài vô hạn của các phương tiện truyền thông. Từ đó, không chỉ có chiêu khoe thân xác trên các kênh thông tin, giới showbiz còn nói tất cả những điều mà người khác muốn nghe, như họ đã đánh đổi gì để nổi tiếng. Đâu chỉ diễn viên, ca sĩ Trung Quốc mà ở Việt Nam, đã có nhiều ca sĩ, diễn viên “tố” nhau và tố các ông bầu, đạo diễn đã gạ gẫm mình ra sao, có diễn viên viết hẳn một cuốn “tự truyện” kể về quá trình đi đến sự nổi tiếng của mình, trong đó có rất nhiều nhân vật đòi cô phải “đánh đổi” để mau chóng thành “ngôi sao”, thay vì đòi hỏi cô chứng tỏ tài năng bằng vốn tri thức và sự tìm tòi, sáng tạo. Đây cũng là một thứ “dấn thân”, nhưng thay vì khổ luyện, chỉ cần “hiến thân” là đủ.
Việc cấm ăn mặc phản cảm vẫn chỉ là một quy định chủ quan, cảm tính nhiều hơn là có tính thực tiễn, nhất là trong thời đại không chỉ Việt Nam mà ở hầu hết các nước có nền công nghiệp giải trí, vẻ đẹp thân xác là một phần trong nhu cầu thưởng thức của công chúng. Nhưng đã là nghệ thuật thì vẫn phải lấy tiêu chí tài năng làm đầu. Như đã thấy ở bảng vinh danh của giải Quả cầu vàng lần thứ 70: những cái tên như Adele, Anne Hathaway, Hugh Jackman, Russell Crowe… đã trở thành biểu tượng của những giá trị đích thực, bởi diễn xuất và tiếng hát chứ không phải chỉ bởi vẻ đẹp ngoại hình.
Điều này cũng rất khác với tiếng thở dài “giải trí mà!” của một phần đông các khán giả click chuột vào những câu chuyện giật gân và trò bán thân với mục tiêu cũng chỉ đơn giản là xả stress.
Hồ Trần
**************************
Ẩn số về hòn đảo “quên chết”
Một ngày năm 1976, ông Stamatis Moraitis, 60 tuổi, ở Boynton Beach, Florida, Mỹ cảm thấy hụt hơi khi leo cầu thang. Sau khi chụp X-quang, bác sĩ kết luận ông bị ung thư phổi. Còn 9 tháng để sống như khuyến cáo của bác sỹ, ông đã chọn trở về quê hương Hy Lạp. Lạ kỳ thay, 1 tháng, 6 tháng rồi… 35 năm đã qua, hiện giờ ông vẫn sống. Tất cả bắt nguồn từ hòn đảo có tên Ikaria.
Cụ Stamatis Moraitis bên vườn nho tại đảo Ikaria
Như chuyện cổ tích
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nan y, ông Stamatis Moraitis đã định ở lại Mỹ điều trị ung thư, cũng để được gần con cái. Tuy nhiên, ông quyết định trở về Ikaria, nơi ông có thể được chôn cất cùng tổ tiên trong một nghĩa trang nằm dưới tán cây sồi nhìn ra biển Aegean. Vả lại, một đám tang ở Mỹ sẽ mất hàng nghìn USD, trong khi ở Ikaria chỉ có 200 USD, số dư đủ một khoản tiết kiệm hưu trí nho nhỏ cho vợ ông, bà Elpiniki.
Ông Moraitis và bà Elpiniki cùng cha mẹ già sống chung trong một ngôi nhà nhỏ sơn màu trắng cạnh khu vườn nho rộng 2 mẫu gần Evdilos, phía bắc Ikaria. Ông được mẹ và vợ chăm sóc. Bạn bè thời thơ ấu thấy ông trở về đều đến thăm ông mỗi buổi chiều và nói chuyện hàng giờ. “Mình có thể chết trong hạnh phúc”, ông nghĩ.
Nhưng thời gian sau, ông cảm thấy khỏe hơn. Một hôm, ông vào vườn trồng rau, không hy vọng sống đến ngày thu hoạch nhưng ông rất thích được tắm trong ánh nắng mặt trời, hít thở không khí biển. 6 tháng trôi qua, Moraitis không chết. Ông đã thu hoạch rau, được đà trồng thêm nho. Sáng dậy, ông vào vườn nho làm việc cho đến giữa trưa, tự ăn trưa, sau đó ngủ giấc dài. Đến tối, ông thường đi bộ đến quán rượu rồi chơi cờ domino quá nửa đêm. Năm tháng trôi qua, sức khỏe cho phép, ông làm thêm một vài phòng để họ hàng tới thăm. Rồi cũng đến ngày vườn nho sản xuất được 400 lít rượu vang một năm. Và hôm nay, 35 năm trôi qua, ông thọ 97 tuổi theo giấy tờ, thực tế ông nói là mình đã 102 tuổi. Căn bệnh ung thư cũng không còn, trong khi ông chưa từng đi hóa trị hay uống bất kỳ loại thuốc nào.
Ikaria là hòn đảo nhỏ của Hy Lạp, rộng 99 dặm vuông với gần 10.000 cư dân, nằm cách ngoài khơi bờ biển phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ chừng 30 dặm. Người Ikaria thọ 100 tuổi là rất… bình thường và trước khi ngã gục về bệnh ung thư hay tim mạch, họ cũng sống được thêm ít nhất 8-10 năm. Theo một thống kê, cộng đồng Raches trên đảo năm 1999 có khoảng 164 cụ trên 90 tuổi, đến nay 75 người đang còn sống.
Một góc đảo Ikaria của Hy Lạp
Vẫn là ẩn số
Tuổi thọ của người dân trên đảo Ikaria vẫn là một ẩn số bởi chỉ cách đó chừng 15km, người dân trên đảo Samos cùng ăn cá biển, sữa chua, uống rượu, hít thở không khí như người Ikaria nhưng đó là một thế giới khác hẳn và dân số Samos có tuổi thọ trung bình như bao nơi khác ở Hy Lạp. Hỏi người già ở Ikaria làm sao để sống thọ tới hơn 90 tuổi, họ thường nói về không khí trong lành và rượu vang. Cũng có người nhún vai: “Chúng tôi chỉ quên đi cái chết”, nói cách khác là họ không có ý niệm là đã quá già.
Hãy thử tìm hiểu một ngày bình thường của một cặp vợ chồng với cuộc hôn nhân hơn 75 năm - ông bà Thanasis và Eirini Karimalis. Họ kết hôn năm 20 tuổi và có 5 người con, đến nay vẫn minh mẫn. Ông bà ngủ “đẫy mắt” mới dậy, làm vườn, ăn trưa muộn, chợp mắt một chút. Khi hoàng hôn, họ sang nhà láng giềng hoặc hàng xóm đến thăm họ. Chế độ ăn uống của họ cũng điển hình: Bữa sáng thường có cà phê, mật ong và bánh mì; Bữa trưa có đậu, khoai tây, rau xanh trồng trong vườn; Bữa ăn tối là bánh mì và sữa dê; Dịp lễ tết hoặc đặc biệt mới giết mổ lợn của gia đình.
Thực đơn đơn giản như vậy nhưng chế độ ăn uống của người Ikaria thực sự góp phần tăng tuổi thọ: Thịt và sữa có hàm lượng chất béo thấp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim; Dầu ô liu tăng cholesterol tốt; Sữa dê chứa serotonin-tryptophan thúc đẩy tiêu hóa cho người cao tuổi; Rượu vang uống một lượng vừa phải tăng khả năng hấp thu các chất flavonoid, một loại chất chống oxy hóa; Bột bánh mì thực sự có thể giảm lượng đường huyết. Một yếu tố quan trọng khác là người dân trên đảo này chủ yếu ăn rau xanh từ vườn hay cánh đồng nên thuốc trừ sâu ít hơn, chất lượng dinh dưỡng cao hơn. Họ còn hay uống loại “trà núi” được làm từ các loại thảo mộc khô đặc hữu trên đảo mà qua phân tích, đó chính là dược liệu tự nhiên, có chứa polyphenol với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ và việc uống trà hàng tối tương đương với dùng thuốc lợi tiểu giúp kiểm soát huyết áp.
Ngoài chế độ ăn, nếp ngủ và đời sống tình dục của người dân nơi đây cũng là điều đáng nói. “Mọi người ở đây dậy muộn và luôn chợp mắt buổi trưa. Tôi thậm chí không mở phòng khám trước 11h vì giờ đó không bệnh nhân nào đến cả”, ông Ilias Leriadis, một trong số ít bác sỹ ở Ikaria nói. Trong một bài báo năm 2008, nghiên cứu của trường Y Đại học Athens và trường Y tế công cộng Harvard nhận thấy rằng, thỉnh thoảng ngủ trưa có liên quan với việc giảm 12% nguy cơ bệnh tim mạch vành, nhưng nếu ngủ trưa ít nhất 3 buổi mỗi tuần, tỷ lệ này sẽ giảm tới 37%. Đặc biệt, qua điều tra sơ bộ, 80% đàn ông trên đảo Ikaria tuổi 65 - 100 khẳng định, họ vẫn quan hệ tình dục thường xuyên và đều đạt “chất lượng”.
Trở lại với gia đình ông Stamatis Moraitis, bà Elpiniki, vợ ông qua đời hồi đầu năm 2012 ở tuổi 85 và hiện giờ ông sống một mình. Trước thắc mắc về bệnh ung thư phổi tự dưng biến mất, ông Stamatis kể, khoảng 25 năm sau khi rời nước Mỹ, ông có quay lại một lần để xem liệu các bác sĩ có giải thích gì cho ông về căn bệnh hay không. Chỉ có điều, cả 9 bác sỹ có chung chẩn đoán ngày ấy đều đã chết.
Theo Yến Chi (An Ninh Thủ Đô)
****************************
Người phụ nữ kẹt giữa hai tòa nhà
Người phụ nữ này đã phải ở trong một không gian chỉ rộng từ 20 -25cm trong suốt 4 tiếng đồng hồ.
Các nhân viên cứu hỏa đã phải bật lò sưởi di động để giữ ấm cho người phụ nữ này trong khi nhiệt độ bên ngoài gần như đóng băng. Họ cũng luồn các túi khí vào trong để giúp người phụ nữ này dễ thở hơn khi họ tiến hành khoan, cắt bức tường.
Nhân viên cứu hỏa đã phải khoăn bức tường bê tông để giải cứu người phụ nữ bị mắc kẹt trong đó
Người phụ nữ này sau đó đã được đưa tới bệnh viện Oregon Health & Science University. Hiện tại, sức khỏe của cô đã ổn định. Các bác sỹ từ chối tiết lộ tên của người phụ nữ này vì chưa được sự cho phép của cô.
Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến người phụ nữ này rơi vào tình trạng trên. Cách đó không lâu, có người nhìn thấy cô hút thuốc và đi lại trên mái nhà.
*****************
Ảnh Việt Nam: Đau miệng vẫn phải cười
Thời bão giá cộng với cuối năm nên chị em thi nhau giảm giá.
Đêm đêm những cụ già lại mất ngủ cả đêm vì lớp trẻ.
Đã cấm thì đêm đến vào đứng "tè" cho bõ tức.
Hãy xem anh biểu diễn nè em.
Làng em chữ "trinh" được đặt lên đầu.
*
* *
************************
.ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định.
( Truong Kim Anh chuyển )
**********************
Mar 6 Aya Hirai 01 [ 20 ]
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
Phó-Toán1Viển-Thám*TrinhSát2NhảyDù Chuyển
***************
**********************