Gần đến tết cổ truyền dân tộc, hình ảnh ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua” càng khiến không khí tết ở Sài Gòn thêm ấm áp.
****************************
Cao điểm rời Sài Gòn về quê ăn Tết, bến xe miền Đông chật kín người
(GDVN) - Trong ngày 25/1, tại bến xe miền Đông đã chật kín người về quê
đón Tết, bắt đầu những ngày cao điểm người dân rời thành phố...
Theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm đến
chiều tối hôm nay, đã có hàng vạn hành khách đổ ra bến xe miền Đông để
rời Sài Gòn về quê ăn Tết.
Tại phòng chờ dành cho hành khách đã
chật kín người từ sáng sớm, trong khi lượng người cứ đổ về đây mỗi lúc
một tăng khiến nhiều người phải ngồi đợi ở bên ngoài, các bãi đổ xe
khách để chờ lên xe cho kịp giờ. Lực lượng bảo vệ tại bến xe cũng tăng
cường để điều tiết xe cộ ra vào bến, tránh tình trạng ùn ứ.
Kể từ hôm nay, tại bến xe miền Đông bắt
đầu vào đợt cao điểm người dân rời thành phố để về quê đón Tết. Trong
các ngày 25, 26, 27 tháng 1 lượng khách sẽ tiếp tục đổ về bến xe đông
hơn vì những ngày này, nhiều người lao động bắt đầu được nghỉ Tết.
Dưới đây là những hình ảnh tại bến xe miền Đông trong ngày 25/1:
|
Hành khách đổ về bến xe ngày một đông hơn |
|
Những túi xách, quà Tết lỉnh kỉnh được mang về quê đón Tết bên gia đình người thân |
|
Xếp hàng chờ mua vé
|
|
Tại khu vực bán vé xe trong buổi sáng nay luôn chật kín người chờ mua vé
|
|
Nhiều người tranh thủ ngã lưng trong khi chờ đợi lên xe...
|
|
...Và một lượng lớn hành khách ra các bãi xe để đứng chờ |
|
Trong khi đó, tại các hàng ghế dành cho hành khách đã không còn chỗ trống |
|
Nhiều đồ đạc, quà Tết và cả xe máy cũng được đưa về quê đón Tết
|
|
Cuối cùng cũng được lên xe về quê sau những giờ chờ đợi căng thẳng và mệt mỏi
|
************************
Ngàn người xếp hàng dài tại sân bay Tân Sơn Nhất
Chiều 25/1, hàng nghìn hành khách phải chờ đợi
nhiều giờ đồng hồ mới làm được thủ tục. Hầu hết các chuyến bay đều trễ
giờ do quá đông hành khách.
|
Khu vực làm thủ tục và ký gửi hành lý tại ga nội địa, sân bay Tân Sơn Nhất chật cứng người.
|
|
Hầu hết các chuyến bay bị trễ giờ do đông khách hoặc hủy bay vì thời tiết xấu.
|
|
Mọi người phải xếp hàng đi nhiều vòng mới có thể làm thủ tục ký gửi hành lý và thủ tục bay.
|
|
Bà Đào (83 tuổi) đăng ký chuyến
bay về Thanh Hóa lúc 10h10' ngày 25/1, nhưng do thời tiết xấu, bà và
400 hành khách khác phải bay ra Hà Nội rồi về Thanh Hóa bằng ô tô. Tuy
nhiên đến thời điểm 13h ngày 25/1, bà vẫn chưa được gửi hành lý và làm
thủ tục bay.
|
|
Một số chuyến bay khác thì bị trễ giờ, Anh Phúc bay về Hà Nội lúc 14h ngày 25/1 nhưng đến 15h, chuyến bay vẫn chưa khởi hành.
|
|
Nhân viên các hãng hàng không
hướng dẫn làm thủ tục. Hồng Anh, nhân viên hãng hàng không Quốc gia Việt
Nam (Vietnam Airlines) cho biết: "Từ ngày 23/1 các chuyến bay ra Bắc và
miền Trung rất đông người".
|
|
Một số chuyến bay bị trễ giờ hàng tiếng đồng hồ do đông và phải đợi khách.
|
|
Đại diện Vietnam Airlines,
VietJet Air, Pacific Airlines đều cho biết, những ngày này phải chấp
nhận cất cánh chậm để chờ khách, nhưng tình trạng khách đến trễ vẫn diễn
ra.
|
|
Trẻ em tỏ ra khá mệt mỏi và buồn ngủ khi phải đợi để làm thủ tục bay cùng bố mẹ.
|
|
Xếp hàng gần một giờ đồng hồ nhưng anh bộ đội vẫn chưa làm thủ tục xong.
|
|
Một số người đến sớm tranh thủ ngủ trước khi vào làm thủ tục gửi hành lý và bay.
|
|
Nhân viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam làm việc hết công suất trong những ngày cao điểm Tết Nguyên đán. |
Lê Hiếu
**************************
Bố chồng và con dâu bị điện giật chết trong nhà tắm
Sự việc đau lòng này vừa xảy ra tối 24/1 tại Khu 5 xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
|
Ảnh minh họa |
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Anh - Phó trưởng Công an xã Sơn Thủy, cho
biết: Sau bữa cơm buổi tối, chị Phạm Minh Nga (SN 1975) bật bình nóng
lạnh rồi đi tắm. Vừa xối nước lên người chưa được bao lâu thì chị Nga
ngã vật ra sàn nhà tắm, bất động.
Thấy sự việc bất thường, ông Đỗ Đình
Khôi (SN 1945, là bố chồng chị Nga) đã chạy tới mở cửa nhà tắm để kéo
con dâu ra ngoài và cũng bị điện giật, ngã sóng soài tại chỗ.
“Ngay sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi
đã có mặt để phong tỏa hiện trường và báo cáo sự việc lên Công an huyện
Thanh Thủy và Công an tỉnh Phú Thọ. Một đoàn công tác gồm công an, pháp y
đã có mặt để tiến hành điều tra về nguyên nhân cái chết của hai bố con
ông Khôi; bước đầu kết luận cả hai cùng chết vì sự cố hở điện bình nóng
lạnh” - ông Hoàng Anh cho biết.
Theo lời kể của bà Đinh Thị Luận (vợ ông
Khôi) với cơ quan chức năng, sau bữa cơm tối, bà đi lễ ở nhà thờ, ở nhà
chỉ có ông Khôi, chị Nga và ba đứa nhỏ con chị Nga. Cũng may khi thấy
ông nội và mẹ ngã gục trong nhà tắm, ba cháu nhỏ đã không chạy vào ứng
cứu mà chạy sang nhà hàng xóm hô hoán, báo tin.
Bà Đinh Thị Luận cũng cho biết khoảng 14
giờ chiều cùng ngày 24-1, ông Khôi đã tự tay sửa chữa bình nóng lạnh
vốn đã được gia đình sử dụng trong nhiều năm nay.
Được biết trong thời gian qua đã xảy ra
khá nhiều vụ rò rỉ điện từ bình nước nóng gây chết người. Vào tháng
9-2012, tại tỉnh Thanh Hóa, cháu Lê Ngọc H. (SN 2000) qua nhà ông bà
chơi đã bị điện từ bình nước nóng rò rỉ truyền qua vòi hoa sen giật chết
tại chỗ.
Ngày 5-12-2013, tại nhà số 34 đường
Huỳnh Thúc Kháng (phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) khi cầm
vòi hoa sen lên để tắm, bà Nguyễn Thị Thu M. (46 tuổi) cũng bị điện rò
rỉ từ bình nước nóng giật ngã bất tỉnh; dù gia đình đã ngắt nguồn điện,
tổ chức sơ cứu và đưa đi cấp cứu nhưng bà Mai đã tử vong.
**********************
Massage, tắm thuốc ở Sapa
Khác với những điểm du lịch khác, mùa Đông Sapa luôn gắn lên mình một
nét rất riêng, đó là lạnh và đẹp, tiện nghi và đắt đỏ, hoang sơ và
nghèo khổ. Đặc biệt, chỉ riêng thị trấn du lịch Sapa mới có dịch vụ
massage, xông hơi và tắm thuốc lá của người Dao Đỏ. Trong mùa Tết này,
Sapa thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch, các dịch vụ tắm lá Dao Đỏ tha
hồ hái ra tiền. Thế nhưng, chính người Dao đỏ lại trả giá cho loại hình
dịch vụ này không ít.
Tính thật thà bị lợi dụng
Một cô gái người Dao Đỏ, tên Phạm Thị Kim, chia sẻ: “Trong bản đi
hơi xa, đường hẹp nên khó đi. Trong bản có tắm thuốc lá người Dao Đỏ,
nhưng trong bản tắm tốt hơn ở đây, vì ở SaPa họ pha thuốc rồi, không như
trong bản thì họ có đầy đủ loại thuốc.”
Kim nói thêm rằng hiện nay, dịch vụ tắm thuốc lá của người Dao Đỏ trở
thành đặc trưng, thành sản phẩm riêng của du lịch Sapa, cô vẫn biết
thế, vẫn biết rằng nếu như khách du lịch đến tắm nước lá thuốc tại bản
Dao Đỏ dù sao cũng hấp dẫn hơn, chất lượng của thuốc cũng tốt hơn nhưng
khó. Cái khó đầu tiên là ít có ai trong cộng đồng Dao Đỏ đủ tiền để xây
dựng một phòng tắm nước lá hợp với tiêu chuẩn du lịch, nếu có giỏi lắm
thì người Dao Đỏ cũng chỉ dừng ở mức lên rừng kiếm lá về bán cho người
Kinh.
Hiện tại, phần đông người Dao Đỏ cũng như những đồng bào thiểu số
khác ở khu vực chung quanh thị trấn Sapa, Lào Cai chỉ đóng vai trò phông
nền, chỗ lót đường cho ngành du lịch, đời sống bà con ở đây vẫn nghèo
rớt mùng tơi, thiếu ăn, thiếu mặc và lạc hậu. Những cô gái Dao Đỏ nếu
nhanh nhẹn, có nhan sắc thì cố gắng đi học tiếng Anh, tiếng Hoa để làm
phiên dịch, thi thoảng lén lút dắt khách Tây về nhà để phục vụ tắm nước
lá thuốc, họ chỉ dám làm lén lút vì nếu chủ khách sạn và chủ công ty lữ
hành biết được, cơ hội làm việc của họ sẽ mất. Họ chỉ được phép dẫn
khách đến bản làng và giới thiệu cho khách về bản sắc văn hóa của buôn
làng.
Du khách đi ngang qua một tiệm Massage ở phố Cầu Mây - Sapa, ảnh minh họa chụp trước đây. RFA PHOTO.
Tuy nhiên, theo như Kim thấy thì cũng chẳng còn bản sắc văn hóa nào
để giới thiệu với khách, cái cần giới thiệu, cái bản sắc thật thì phải
giấu đi, chỉ được phép giới thiệu những gì được định hướng trong các văn
bản, các khóa học với khách. Không những thế, các cô hướng dẫn viên,
phiên dịch này còn phải biết giấu cái nghèo của mình đi để cho khách
thấy đời sống trong bản làng toàn màu hồng, lãng mạn và “sung túc một
cách có bản sắc nhờ ơn nhà nước, ơn Đảng”.
Trung bình, mỗi ngày cô dắt hai lượt khách về bản làng, mỗi lượt từ
mười lăm đến hai mươi du khách, nhưng chỉ dắt thoáng qua, khách chụp
hình bà con bản làng với ánh nhìn lạ lẫm pha một chút kinh hãi bởi đời
sống còn quá nghèo và lạc hậu của họ, cũng có người thích thú khi gặp
cảnh sống na ná người nguyên thủy của bà con và họ nói rằng đây là
chuyến đi may mắn của họ, bởi không dễ gì gặp được đời sống cổ sơ, thiếu
thốn và chân chất như ở đây.
Nghe họ nói thế, Kim chỉ biết buồn và xót xa cho bà con của cô bởi vì
cái mà họ gọi là đời sống nguyên thủy, cổ sơ thì hoàn toàn chính xác
nhưng vấn đề thật thà, chân chất cần phải xem lại. Bởi vì từ ngày dịch
vụ du lịch xuất hiện, người Dao Đỏ mất hẳn bản tính thật thà cố hữu, họ
phải đối phó với một thực tại phũ phàng mà ở đó, họ có thể bị lừa lọc,
bị lợi dụng và bị đẩy xuống hàng súc vật để làm trò phục vụ du lịch.
Ban đầu, người Dao Đỏ không hay biết mình bị lợi dụng, nhưng càng về
sau, đồng bào Dao Đỏ càng cay đắng nhận ra cái mà người ta gọi là dịch
vụ du lịch, nâng cao đời sống cho bà con thực tế chỉ là lời hoa mỹ. Mục
đích chính vẫn là mượn sự nghèo khổ và mượn những bí quyết tắm lá thuốc
của bà con để làm giàu. Chính vì thế, bà con bắt đầu thay đổi để thích
ứng, thay vì thật thà, chịu khổ, người Dao Đỏ cũng chạy đôn chạy đáo
buôn bán, hái lá rừng bán cho các dịch vụ massage, tắm lá nhưng giữ
riêng bí quyết lại cho mình.
Dịch vụ hái ra tiền
Tắm lá thuốc, đấm bóp và một số dịch vụ phát sinh ở Sapa, ảnh minh họa chụp trước đây. RFA PHOTO.
Cô Phạm Thị Hoa, một người Dao Đỏ khác, là em họ của Kim, cho chúng
tôi biết thêm, hiện tại, các dịch vụ massage ở Sapa có thể nói là rất
tuyệt vời, đương nhiên vẫn có những vấn đề tế nhị không nên nói ra,
nhưng dù sao thì nếu dịch vụ massage không có những hoạt động tế nhị này
sẽ ít ai tìm đến. Nhưng chuyện tắm nước thuốc Dao Đỏ thì hiệu quả của
nó không đáng kể như đã quảng cáo, bởi ngoài những loại lá hiện tại đang
có trong các bồn thuốc ngâm của các dịch vụ ở Sapa vẫn còn thiếu một
thứ lá rất quí, tuy không hiếm nhưng nếu không có nó, khả năng giải mỏi
và điều hòa khí huyết của nước tắm giảm xuống chỉ còn chưa được 10%.
Chính vì thế, nếu khách muốn tắm nước thuốc thực thụ, chỉ còn cách
duy nhất là đến các bản làng để tắm. Nhưng Hoa cũng cay đắng thừa nhận
rằng đó chỉ là cách đối phó đáng buồn của người Dao Đỏ trước tình trạng
họ bị lợi dụng, chứ người Dao Đỏ không hề muốn sống giả dối, không hề
muốn làm những việc mà mình không thích. Rất tiếc là người Dao Đỏ phải
làm thế để tồn tại.
Cái gọi là duy trì tồn tại của bà con Dao Đỏ cũng chỉ để đối phó tình
thế với các dịch vụ mua đoạn bán đành trong du lịch không hơn không
kém. Vì có giấu bí quyết gì đi chăng nữa thì một gói thuốc lá tắm cũng
chỉ được các dịch vụ đặt hàng từ 15 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng. Nhưng
khi nấu ra để phục vụ khách, nó được tính từ 150 ngàn đồng đến vài trăm
ngàn đồng, tùy vào dung lượng thuốc, nồng độ của thuốc và chất lượng
phục vụ ở mỗi nơi. Bù cho bà con lặn lội vào rừng, hái từng nắm lá, đối
diện với mọi thứ nguy hiểm rình rập.
Sapa mùa Đông, khí lạnh và tuyết rơi luôn là một lời mời gọi đầy hấp
dẫn với du khách và cũng là cơ hội hái tiền của ngành du lịch. Nhưng đây
cũng là mùa đói rét và thất thu nặng nhất của đồng bào dân tộc thiểu số
vì không đi hái lá thuốc được, mùa màng hư hại nặng.
Nhóm phóng viên từng trình từ Việt Nam.
******************
Khỏa thân tập gym gây sốt tại Hà Lan
Một phòng tập thể hình tại thị trấn Hetland, Hà Lan đang gây xôn xao vì phong trào tập gym trong trạng thái nude
Một phòng tập thể hình tại thị trấn Hetland, Hà Lan đang gây xôn
xao vì phong trào tập gym trong trạng thái nude. “Naked Sunday” (Ngày
chủ nhật khỏa thân) là chương trình đặc biệt tại trung tâm thể hình này.
Mỗi tuần một lần, vào ngày chủ nhật, các hội viên sẽ không mặc bất cứ
quần áo nào trên người. Cả phụ nữ cũng như đàn ông đều trong trạng thái
khỏa thân hoàn toàn. Họ vẫn thực hiện các bài thể dục như bình thường.
Ông chủ Friedman của trung tâm cho biết đây là sáng kiến của các hội
viên lâu năm. Họ cho rằng việc không mặc quần áo khiến phòng tập trở nên
ấm cúng, hòa nhã và thân thiết hơn. Quần áo khiến cho cơ thể họ bí
bách, khó chịu vì mồ hôi và chất nhờn do da tiết ra khi vận động.
Đại diện của trung tâm thể hình này tiết lộ, để đảm bảo sức khỏe và
tính an toàn vệ sinh cho các hội viên, ông đã phải chi một khoản lớn cho
dịch vụ khử trùng, lau rửa dụng cụ. Ngoài ra tiền chi cho những chiếc
khăn bông trắng để lót trên các giá, kệ tập cũng rất tốn kém.
Tuy nhiên, kết quả của sáng kiến và sự đầu tư này khá tốt đẹp. Sau
khi có ngày chủ nhật khỏa thân, số lượng hội viên gia tăng rất nhiều.
Trung tâm có một khoản thu lớn hơn và bỗng dưng nổi tiếng khắp thế giới.
Sắp tới, nhiều dự kiến sẽ có chương trình chụp hình tham quan cho khách
du lịch vào các ngày chủ nhật.
Các hội viên nữ gây hoa mắt vì thân hình gợi cảm
Nhiều người thích thú với sáng kiến kỳ lạ
Ngọc_Trai_Đen (theo Metropolis TV) (Khampha.vn)
*********************
Cạo đầu, ăn chay trả ơn đời khi trúng số tiền tỷ
Hơn hai mươi năm sống đời nghèo khó, chị
Nguyễn Thị Lớn (37 tuổi, ngụ số 431, Hà Hoàng Hổ, P. Mỹ Xuyên, An Giang)
đã phải lăn lộn kiếm miếng cơm bằng nghề vá xe. Giữa lúc cùng cực nhất,
chị may mắn trúng xổ số tiền tỷ. Vừa thoát nghèo, người phụ nữ này đã
quyết định cạo đầu và nguyện gắn mình với nghề… vá xe, như một cách để
trả ơn đời.
“Lộc trời” đến bên… lề đường
Chị Lớn sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em. Là con gái đầu
trong gia đình, chị phải ở nhà phụ giúp ba mẹ, nhường cho các em ăn
học. Thế nên, một chữ bẻ đôi chị cũng không biết. Bây giờ hễ ai nhắc đến
chữ viết, hay tên của một nơi nào đó, chị chỉ buồn rầu trả lời: “Tôi
không biết chữ”. Khi tới tuổi cập kê, chị vẫn vất vả làm lụng cực nhọc,
suốt ngày ngồi ngoài góc công viên vá xe cho người ta. Có người thương
tình mai mối, chị kết duyên cùng anh thợ hồ, cùng nhau sẻ chia nỗi vất
vả thường nhật. Thời gian trôi qua, chị sinh con và tiếp tục làm nghề vá
xe. Khi sinh đứa con trai thứ hai, không tiền mua sữa cho con bú, chị
đành bấm bụng gửi người chị chồng nhờ nuôi nấng, chăm sóc, cho ăn học.
Chồng chị đi làm phụ hồ cho người ta. Ngày nào có công trình, chủ kêu
làm việc thì anh mới xách dụng cụ rời nhà. Công việc phập phù như vậy,
nên dù chị Lớn đã lăn lộn bên vỉa hè vá xe kiếm thêm, thu nhập hai vợ
chồng vẫn chẳng được bao nhiêu.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, thậm chí lúc ốm đau, chị Lớn cũng không dám
nghỉ ngơi. Tiền ăn uống hàng ngày, tiền nợ, tiền thuê nhà, tiền điện,
tiền nước, tiền con cái học hành, tiền thuốc men cho cha mẹ đều dựa vào
thu nhập ít ỏi của chị.
Căn nhà mới xây khang trang của chị Lớn.
Gia đình chị mắc nợ hơn 10 triệu đồng. Mỗi tháng chị phải dành dụm
tiền để trả góp. Gần ba chục năm, chị không có căn nhà riêng để ở. Cả
gia đình chị chỉ dám mướn căn nhà trọ cũ kĩ, tồi tàn để tiết kiệm chi
phí. Hàng ngày, chị phải mua từng ký gạo để ăn. Quần áo chị mặc toàn của
người khác thương tình đem cho. Bên gia đình chồng cũng không mấy dư
dả, bởi thế khi vợ chồng chị ra ở riêng cũng chỉ với hai bàn tay trắng.
Mẹ chồng không thương, cứ vài ba ngày lại qua kiếm chuyện mắng chửi. Em
chồng khinh khi chị nghèo hèn ít học, bĩu môi mỗi khi nhìn thấy chị. Lúc
chị bần hàn, nhà chồng không ai tới thăm hỏi, động viên.
Gia đình đã nghèo, không tiền bạc, người phụ nữ này còn mắc phải căn
bệnh sạm túi mật. Khi ngã bệnh, chị phải vào bệnh viện mổ cắt bỏ túi
mật. Nằm chèo queo trong bệnh viện, bên nhà chồng không ai tới thăm,
không một tiếng hỏi han, chị buồn lắm, nhưng biết làm sao. Bà con chòm
xóm thấy chị khó khăn không tiền chữa trị, bèn tổ chức quyên góp để cho
chị tiền thuốc. Nhờ bà con thương tình, bệnh tật của chị dần dà cũng
thuyên giảm.
Cha chị mắc bạo bệnh không tiền thuốc thang. Mẹ chị phải đi dò hỏi nợ
khắp nơi để có tiền chữa trị cho cha. Nợ tới hạn, không tiền chi trả.
Chị xót xa khi đứng nhìn cha mẹ già bị người ta nặng nhẹ đủ điều. Chị
chẳng biết làm gì hơn ngoài việc van vái Phật trời phù hộ cho mình trúng
số. Chị nguyện với lòng rằng nếu trời cho trúng số, chị sẽ cạo đầu và
ăn chay 3 tháng, đồng thời theo nghề vá xe đến hết đời để trả ơn. Mỗi
khi đi làm về, chị dành ra 10 ngàn đồng để mua vé số. Có lẽ, “ông trời”
cũng thương gia cảnh chị bần hàn, nên đã lắng nghe lời khấn nguyện.
Hôm đó, chi cũng chỉ đi vá xe như mọi ngày. Đang ngồi ăn cơm trưa,
bỗng chị thấy một bé gái ăn mặc rách rưới tiến về phía chị. Cô bé cầm
những tờ vé số cuối cùng trên tay nài nỉ. Thấy cô bé dễ thương, đang
tuổi học hành mà phải đi bán vé số dạo, chị cũng mua ủng hộ cô bé một
tờ. Chiều đó, đài Vĩnh Long vừa báo kết quả xổ số xong. Chị nhờ một
người quen gầ đó dò số dùm chị. Người ấy mừng quýnh báo cho chị tin vui.
Chị đã trúng giải đặc biệt trị giá 1,5 tỷ đồng. Lúc ấy, chị lặng người
cám ơn rồi chạy một mạch về báo tin cho chồng biết. Để cho chắc ăn, chị
bảo chồng dò lại lần nữa. Qủa thật các con số, ngày cũng như các ký hiệu
đều trùng khớp. Ngay sáng hôm say, vợ chồng chị nhanh chóng tới công ty
xổ số kiến thiết nhận tiền ngay.
Vẫn đi vá xe dù đã có tiền tỷ
Sau cái ngày vợ chồng chị lĩnh thưởng, trong mắt mọi người, chị đột
nhiên trở nên… dị thường. Đầu chị cạo trọc lóc. Mọi người ra vào bàn
tán, người phụ nữ này sau khi trúng xổ số có vấn đề hay sao mà tự dung
cạo đầu, ăn chay. Rồi có người lại bảo: “Chắc cô ấy trúng số nên định đi
tu”. Mẹ chồng thì mỉa mai: “Cái cô này trúng số rồi định làm đàn chị
à?”. Các con của chị đều sửng sốt khi thấy chị cạo trọc đầu. Bọn chúng
khóc điếng lên vì sợ mẹ bỏ vào chùa tu. Còn anh chồng cũng ngạc nhiên
lắm. Nghe mọi người bàn tán xôn xao về chuyện trọc đầu của mình, chị chỉ
im lặng và cười. Chị thầm nghĩ, nhờ ơn trên phù hộ cho gia đình chị
trúng số nên chị cạo đầu, ăn chay ba tháng chỉ là để trả ơn cho đời
thôi.
Chị Lớn chia sẻ với phóng viên về gia cảnh.
Nhận được số tiền lớn quá sức tưởng tượng, chị phải trăn trở nhiều
đêm liền. Chị chẳng biết phải sử dụng đồng tiền thế nào cho hợp lý. Cả
đời chị chưa cầm được số tiền nào lớn như vậy. Cuối cùng, chị quyết định
gửi 300 triệu đồng vào ngân hàng để dành tiền cho hai con ăn học. Chị
mua cho hai con một số quần áo mới để chúng không còn tủi thân phải mặc
những trang phục rách rưới.
Thấy sức cha già ngày càng suy kiệt, chị dùng tiền mời bác sĩ giỏi
chữa trị cho cha, nhờ bác sĩ tư vấn mua thuốc tốt cho cha mau khỏi bệnh.
Chị đưa tiền cho mẹ ruột một ít để trả nợ và một ít để dành dưỡng già.
Chị mang tiền đi trả cả gốc lẫn lãi mà thời gian qua chị thiếu của bà
con lối xóm. Chị tìm mua một mảnh đất gần nhà cha mẹ ruột trị giá 140
triệu đồng. Sau đó, vợ chồng chị thuê thợ xây dựng căn nhà 1 trệt 1 lầu
với chi phí bỏ ra hơn 260 triệu đồng. Để căn nhà mơ xây tiện nghi hơn,
vợ chồng chị sắm thêm một số vật dụng trong nhà. Chị đưa cho mẹ chồng 10
triệu để dành dưỡng già. Sợ cha chồng thác không yên, mưa gió lạnh lẽo
nơi ruộng sâu, chị cất cho cha chồng căn nhà mồ che nắng che mưa. Hai
bên nội ngoại của các con, chị đều cho mỗi người 5 triệu đồng.
Không để các con phải khổ
Thương con, sợ các con lớn lên cũng khổ, không biết chữ như mình
hồi xưa, chị Lớn quyết định cho các con ăn học đến nơi đến chốn, hi vọng
các con sau này nên người, có nghề nghiệp ổn định. Thấy mẹ vất vả, suốt
ngày vá xe bên hè phố, con gái chị đòi đi bán vé số kiếm tiền phụ mẹ lo
cho gia đình nhưng chị nhất quyết không cho. Chị bảo, thà là chị khổ
chứ không để cho các con phải khổ.
|
Không chỉ thế, chị còn dùng đồng tiền mình trúng số mua gạo rồi phân
phát cho các trại trẻ mồ côi gần khu vực. Chị dò la trong khu vực những
người có hoàn cảnh thật sự khó khăn, chị mang đến trao tận tay cho họ số
tiền từ 1 – 2 triệu đồng. Số tiền còn lại, chị dành để trang trải các
khoản chi phí về sau cho gia đình. Từ ngày biết được vợ chồng chị trúng
số, các anh chị em bên chồng thường xuyên tới lui thăm hỏi hơn. Thái độ
của họ đối với chị cũng thay đổi hẳn. Chẳng những không ghét bỏ gì chị
nữa mà trái lại còn “chị chị em em” thân mật. Ngày chị làm lễ mừng nhà
mới, bên nhà chồng có mặt đầy đủ chẳng thiếu một ai. Họ cứ ra vào tấm
tắc khien chị đảm đang mãi.
Chị tâm sự với chúng tôi: “Nhờ tiền trúng số mà giờ đây tôi đã có
được căn nhà mới của chính mình, không còn chịu cảnh ở trọ, nhà thuê; có
một khoản tiền kha khá để trả nợ cho người ta. Nấm mồ của cha chồng
cũng không còn phải dầm mưa dãi nắng. Ngày ngày, tháng tháng, tôi sẽ
không còn phải trăn trở, lo tiền góp cho người ta nữa. Các con đã có
những bộ đò mới để đón Tết. Anh chị em bên chồng đã không còn miệt
khinh, mẹ chồng cũng có cách nhìn khác về tôi. Tôi cảm thấy hạnh phúc
lắm”.
Khi được chúng tôi hỏi, sau khi trúng số, chị có dự định đổi nghề
không (?)chị chia sẻ: “Nghề vá xe đã ăn sâu vào máu tôi. Cả hai đời nhà
chúng tôi sinh sống bằng cái nghề này nên tôi nhất quyết theo đuổi nó.
Tuy là nghề này rất cực nhưng tôi chẳng cần phải tính toán nhiều. Thôi
thì cứ giúp đỡ cha mẹ, anh chị em, trả nợ nần xong xuôi hết. Số còn lại,
tôi gửi ngân hàng để dành cho hai con ăn học, cho chúng nó nên người để
sau này không còn khổ cực như đời chúng tôi”.
Theo Lê Hằng (Đời sống & Hôn nhân)
***************************
Dân Sài Gòn đổ về đường hoa dài 700m ở Phú Mỹ Hưng
Đường hoa trang trí đẹp mắt ở "khu nhà giàu" Sài Gòn thu hút nhiều người dân đến tham quan và chụp ảnh, đặc biệt là buổi tối.
|
Đường hoa nằm trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng, cạnh hồ Bán Nguyệt (Quận 7, TP.HCM).
|
|
Cùng với đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa Phú Mỹ Hưng là điểm đến mỗi dịp Tết đến xuân về của người Sài Gòn.
|
|
Nhiều bạn trẻ tranh thủ chụp ảnh.
|
|
Còn các em nhỏ thì tạo dáng đáng yêu trước ống kính.
|
|
Bến hoa giữa hồ Bán Nguyệt lung linh dưới ánh sáng nhân tạo.
|
|
Những đồng lúa thơm ngát từ miền Tây tại đường hoa.
|
|
Hoa cúc, hoa lan... và hàng trăm loài cây, thủy sinh khác cùng góp mặt.
|
|
Những con vật như vịt, cò... dưới đường hoa tạo nên nét đa dạng và độc đáo.
|
|
Đường hoa mở cửa phục vụ miễn phí đến hết ngày 29/1.
|
Lê Hiếu
************************
Ảnh độc: Nội thất tàu ngầm "made in Vietnam"
Dù không được vào tận bên trong khoang tàu, nhưng một số chi tiết về nội thất của tàu đã được hé lộ qua ô cửa vào.
Chiều ngày 23/1/2014, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa lần cuối cùng để đón Tết. Trong khi chuẩn bị thử nghiệm, một số chi tiết về hệ thống máy móc bên trong của tàu đã được hé lộ.
Khoang vận hành rất chật hẹp, chỉ đủ chỗ
cho một người thao tác tất cả các công việc, từ kiểm tra radar, thiết bị
định vị, cho đến vận hành di chuyển từ động cơ cho đến chân vịt, bánh
lái, hệ thống không khí tuần hoàn.
Khoang tàu chi chit những thiết bị và gần như không có không gian cho sự sửa chữa, kiểm tra.
Máy bơm để đưa nước vào hoặc ra trong các
khoang chứa nước phục vụ việc lặn nổi của tàu ngầm. Tàu Trường Sa bố trí
hai khoang chứa nước ở đầu và đuôi tàu.
Bảng điều khiển nguồn điện cho việc vận hành hệ thống không khí tuần hoàn AIP, các thiết bị chiếu sáng, máy móc.
Bình nhiên liệu oxy lỏng của hệ thống không khí tuần hoàn AIP.
Có rất nhiều đồng hồ và mỗi chỉ số đều cần
có sự theo dõi một cách chặt chẽ và thường xuyên. Công nhân của xưởng
sản xuất, anh Luật cho biết: ““Lý do khiến việc chú Hòa thử nghiệm không
thành lần này vì khoang tàu rất nhỏ, chỉ đủ 1 người xoay sở, trong khi
đó, có hàng chục cái van, nút ấn cần điều chỉnh, và hàng chục cái đồng
hồ cần theo dõi. Ngay như việc bơm nước vào mũi và đuôi tàu để lặn xuống
cân bằng cũng là một sự khó khăn mà chú Hòa chưa thành thục”.
Kính tiềm vọng của tàu ngầm Trường Sa.
Theo ông Hòa, đây là kính điện tử, có khả năng nhìn và ghi lại hình ảnh
như một chiếc máy quay.
Bánh lái phụ và những bình rỗng, phục vụ
cho việc lấy nước biển để hỗ trợ cho việc trung hòa khí CO2 của hệ thống
không khí tuần hoàn AIP.
Hai ống hình trụ là nơi chứa những thiết bị của hệ thống không khí tuần hoàn.
Khoang chứa nước ở đuôi. Con tàu theo thiết kế để nổi nặng 9 tần, nhưng khi chứa nước để lặn sẽ có khối lượng là 13 tấn.
Bánh lái chính chìm sâu xuống nước trong quá trình thử nghiệm.
*************************
iPhone mới sẽ dùng kính sapphire
Kính Gorilla Corning có thể được
thay thế bằng saphire cho độ cứng cao hơn nhiều. Ngoài ra sapphire mà
Apple nói đến còn có khả năng tản nhiệt không thua kém kim loại.
Văn phòng Bằng sáng chế và thương hiệu Mỹ đã công bố ứng dụng của
Apple có tên “kỹ thuật gắn kết”. Theo đó, Apple đã mô tả quy trình chế
tác sapphire và có thể ứng dụng tấm kính sapphire này gắn trực tiếp lên
các thiết bị điện tử.
Hiện tại iPhone
đang sử dụng kính Gorilla từ Corning để bảo vệ mặt kính khỏi trầy xước
nhưng trong tương lai tấm kính này có thể được thay thế bằng sapphire.
Kính Gorilla được tạo thành từ khoáng sét (aluminosilicate) có khả năng
chống xước khá tốt nhưng tấm sapphire tinh thể tán mỏng cho hiệu quả
chống xước hơn nhiều.
Ngoài ra, lợi dụng tính dẫn nhiệt tốt không kém gì kim loại của
sapphire, tấm kính này có thể dùng như tản nhiệt. Bằng cách gắn liền một
khối sapphire với vi xử lý – bộ phận thường tỏa nhiệt nhiều nhất, các
thiết bị điện tử sẽ được làm mát tối ưu.
Sapphire lần đầu tiên được Apple sử dụng để bảo vệ phần camera phía sau
iPhone 5. Với iPhone 5S, Apple đã tiếp tục sử dụng vật liệu cao cấp này
cho camera và còn sử dụng cho thành phần đặc biệt quan trọng là cảm
biến vân tay Touch ID.
|
Cảm biến vân tay và camera đã được Apple sử dụng sapphire.
|
Tháng 11/2013, GT Advanced Technologies, công ty giải pháp và phát
triển tinh thể đã ký hợp đồng 578 triệu USD để cung cấp sapphire tiên
tiến cho Apple. Công ty trên được yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu sapphire
cho các thiết bị của hãng Quả Táo trong tương lai.
Báo cáo tháng 6/2013 cũng cho biết, Apple đã thử nghiệm màn hình sử
dụng tinh thể sapphire nhưng kết quả không khả thi. Giám đốc điều hành
Vertu, Perry Oosting, cho biết Apple nhận thấy quá trình chế tác không
phù hợp để sản xuất đủ số lượng mà hãng yêu cầu. Với bằng sáng chế nói
trên, tương lai smartphone có thể sử dụng sapphire thay vì thủy tinh.
Các thiết bị màn hình lớn như iPad cũng đang được nghiên cứu.
Đình Nam
*********************
Cuộc sống tại nơi lạnh nhất thế giới
Người dân tại Yakutsk, Nga phải sống
trong thời tiết giá lạnh bậc nhất thế giới, với nhiệt độ thấp nhất từng
được ghi nhận là -64,4 độ C.
|
Một phụ nữ che mặt để "tự vệ" trước thời tiết -53 độ C ở quảng
trường trung tâm của Yakutsk, thuộc nước cộng hòa Sakha, miền Viễn
Đông, Nga. Nước cộng hòa này có diện tích hơn 3 triệu km2, với dân số
chưa tới một triệu người.
|
|
Một phụ nữ trên đường về nhà. Ngoài người bản địa, người Nga và người Ukraine là những sắc dân chính ở đây.
|
|
Ngôi nhà bị băng phủ ở trung tâm Yakutsk, nơi thường được coi là
thành phố lạnh nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình hàng tháng tại Yakutsk
dao động từ 19,5 độ C vào tháng 7 tới -38,6 độ C vào tháng một.
|
|
Đôi giày đóng băng khi được treo trong kho. Yakutsk là một trung
tâm khai thác kim cương quan trọng của thế giới, chiếm một phần năm số
kim cương thế giới. 99% số kim cương ở Nga được khai thác từ nước cộng
hòa Sakha.
|
|
Hơi nước từ các nhà máy, ôtô và người dân tạo ra lớp sương dày
trong mùa đông nơi đây. Mùa đông ở Yakutsk dài và lạnh, trong khi mùa hè
ấm nhưng ngắn ngủi, với nhiệt độ tối đa thỉnh thoảng vượt 30 độ C.
|
|
Đường Kolyma, hay còn có tên "Con đường Xương cốt", là tuyến đường bộ lớn duy nhất để đến và rời Yakutsk.
|
|
Một phụ nữ địa phương bước vào nhà thờ Preobrazhensky trong làn
sương giá. Nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận được ở Yakutsk là -64,4 độ C
và cao nhất là 38,4 độ C. Đây cũng là thành phố lớn nhất được xây dựng
trên tầng đất quanh năm đóng băng.
|
|
Một con chó bị cột giữa tiết trời lạnh giá ở ngoại ô thành phố.
|
Trọng Giáp (Ảnh: Guardian)
*************************
Đốt mã: Người cõi âm có nhận được iPhone?
Theo GS Ngô Đức Thịnh, gia đình ông có đốt vàng mã nhưng không bao giờ sắm mã iPhone gửi cho người cõi âm...
Trong ngày lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), đốt vàng mã được coi
như một phong tục, người người đua nhau sắm mã to để đốt lấy lộc to.
Thậm chí, những năm gần đây, trong giỏ vàng mã của nhiều gia đình có cả
đồ hi-tech như: điện thoại, iPhone, iPad gửi cho ông Công, ông Táo.
Đốt vàng mã không linh thiêng
Theo GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn
hóa tín ngưỡng Việt Nam, hiện nay, nhiều người dân đốt vàng mã một cách
“lãng phí và sai lầm”.
Trước hết, nhiều người có quan niệm đốt càng nhiều tiền vàng mã, càng
có nhiều lộc là không đúng. Bởi điều quan trọng nhất, phải có tấm lòng
thành tâm, chứ không phải ở vàng mã nhiều ít.
Thậm chí, cần lên án những người đốt vàng mã “như đốt đống rơm đống
rạ”. “Hành động này vừa vô tín ngưỡng, vừa vô văn hóa”, ông Thịnh nhận
xét.
Giáo sư cũng chỉ ra một sai lầm khác trong tục đốt vàng mã, đó là “sự
ganh đua”. Ông nêu ra tư tưởng sai lầm khá phổ biến: “Hôm trước nhà anh
đốt bằng này mã, ngày mai tôi đốt nhiều hơn anh”.
Trong giỏ vàng mã của nhiều gia đình có cả đồ hi-tech như: điện thoại, iPhone, iPad...
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam
cũng cho biết, gia đình ông có đốt vàng mã trong các ngày lễ tết. Điều
này làm ông có cảm giác như đang làm “việc gì đó” cho người thân của
mình. Ông chia sẻ: “Đốt vàng mã giúp mình cảm thấy yên lòng chứ không
biết các cụ có nhận được không”.
GS Thịnh nói, gia đình ông không bao giờ sắm mã iPhone, iPad... gửi
cho các cụ. Vì thời xưa, các cụ không biết iPhone, ô tô, tivi là gì. Do
vậy, nếu các cụ có nhận được chăng nữa cũng không biết dùng.
Trong cuộc trao đổi thông tin báo chí về lễ hội chùa Hương 2014 vừa
diễn ra tại Hà Nội, Thượng tọa Thích Minh Hiền – Trụ trì chùa Hương (Mỹ
Đức, HN) cho rằng, người dân đang hiểu lầm, đốt nhiều tiền vàng âm phủ
sẽ có nhiều lộc...
Thượng tọa cho hay, tại chùa Hương, nhiều năm qua, vẫn còn hiện tượng
đốt tiền âm phủ. Nhưng chủ yếu là bà con kinh doanh buôn bán, phật tử
không mang tiền vàng mã vào đốt.
“Không có sự linh thiêng trong việc đốt vàng mã”, Thượng tọa Thích Minh Hiền khẳng định.
Nên dùng cá chép thật hay cá giấy?
Theo GS Ngô Đức Thịnh, trong ngày lễ 23 tháng Chạp, người dân có thể cúng cá chép giấy hay cá chép thật đều được.
Ông nhấn mạnh, nếu có điều kiện có thể mua cá chép thật để làm lễ,
sau đó phóng sinh. Nhưng lưu ý, quan niệm cá chép đắt tiền, nhập ngoại
linh thiêng hơn cá chép thông thường là “quan niệm sai lầm”.
“Không bao giờ có chuyện cảm hóa thần linh băng sự giàu có, nhiều
tiền. Chỉ có tấm lòng mới có thể cảm hóa được thần linh. Dù có cá chép
bằng vàng mà tấm lòng không trong sáng, cũng không để làm gì”, GS Thịnh
nói.
Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, nét đẹp của ngày ông
Công, ông Táo là tục phóng sinh, không phải đốt mã. Do vậy, nhiều gia
đình mua cá chép về làm lễ rồi phóng sinh.
GS Trần Lâm Biền - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - lý giải, tục lệ
này ít nhiều liên quan đến đạo Phật. Ẩn đằng sau tục phóng sinh là tinh
thần từ bi theo quan niệm của nhà Phật. Lòng từ bi của nhà Phật không
chỉ với loài người mà nó mở rộng ra muôn loài, muôn vật. Triết lý nhà
Phật là coi tất cả muôn loài, kể cả con người cùng chung một bản thể,
cội nguồn.
Từ đó, tục phóng sinh là trở về với tâm tư cội nguồn của đạo để tìm
sự an ủi cho tâm hồn đầy tội lỗi mà con người vấp phải. Tết ông Công,
ông táo vào ngày 23 tháng Chạp cũng được người Việt chúng ta chọn làm
ngày lễ phóng sinh, đó là nét đẹp văn hóa.
Dương Tùng
*************************
Slide into the Mediterranean Sea, Sicily, Italy
Turquoise Ice, Northern Lake Baikal, Russia
Sunrise, Derrymore, Northern Ireland
The Pearl Waterfall , China
Beautiful white lion
Totally amazing and creative house design! Do you want one for you house
The Lion Rock, Lucerne, Switzerland
Scenic Bora Bora, French Polynesia
Longshot aerial view of Niagara Falls, USA/Canad
Smallpond designs for small yards
Cherry Blossom Lake, Sakura, Japan
Hamilton Pool Nature Preserve, Texas, USA
The Light Blue River, Costa Rica
Long Roads of New Zealand
Quang Nguyen chuyển
*********************
Ngực cỡ này anh nào chịu nỗi....!
****************************
Bỏ hơn 3 tỷ thuê bạn gái về ăn Tết
Mục đích duy nhất của anh này là muốn có một cô “bạn gái giả” về ra mắt gia đình.
Một thanh niên sống ở Thâm Quyến đã đặt một quảng cáo trực tuyến.
Anh này sẵn sàng trả 1 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 3 tỷ đồng)
chỉ để thuê một cô gái về nhà cùng anh trong dịp năm mới và giả vờ là
bạn gái. Anh này đã đặt đoạn quảng cáo nói trên bằng cách sử dụng dịch
vụ nhắn ti trong đó nêu rõ lí do và các điều khoản rõ ràng.
Anh này cho biết vì quá bận rộnvới công việc nên việc tìm được người
bạn gái ưng ý cho ba mẹ hài lòng vô cùng khó khăn. Tiêu chuẩn mà anh đặt
ra đó là cô gái này khoảng 25 tuổi, cao 168cm, không nặng quá 50kg có
vẻ ngoài nữ tính và là cử nhân.
Phần quảng cáo của người đàn ông này gây rất nhiều sự chú ý
Anh cũng cho biết thêm nếu cô ấy còn trinh nguyên hay có bằng tiến sĩ
sẽ nhận thêm 10% thù lao. Ban đầu, anh sẽ trả trước 20% số tiền và sẽ
hoàn tất thanh toán khi cô gái “hoàn thành nhiệm vụ”.
Được biết dịch vụ thuê bạn trai, bạn gái trong dịp Tết cổ truyền tại
Trung Quốc ngày càng nở rộ. Rất nhiều cư dân mạng tỏ ra nghi ngờ với
những đoạn tin nhắn quảng cáo dạng này. Tuy nhiên, với quảng cáo mới
nhất của chàng trai này đã có hơn 5.000 cô gái tham gia ứng tuyển.
Thuỳ Vân (Theo China) (Khampha.vn)
**************************
Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành
Gần đến tết cổ truyền dân tộc, hình ảnh
ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua” càng khiến không
khí tết ở Sài Gòn thêm ấm áp. Khách ghé thăm những nơi này dường như
cũng đằm thắm, suy tư hơn khi thưởng lãm những hình ảnh đã quá vãng.
Còn một tuần nữa là đến Tết Giáp Ngọ
2014, trên đường phố Sài Gòn đâu đâu cũng nghe rộn ràng tiếng nhạc
xuân. Màu sắc rực rỡ của các loài hoa, sản vật ngày tết tràn ngập phố
phường.
Những ngày qua, “phố ông đồ” khai trương tại trước nhà văn hóa Thanh
Niên (đường Phạm Ngọc Thạch) và trước Cung Văn hóa - Lao động TPHCM
(đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) trở thành nơi thu hút rất đông
người dân, du khách nhất là giới trẻ đến tham quan, thưởng lãm và xin
chữ.
Những ông đồ trẻ xen kẽ bên ông đồ già ngồi nhẫn nại cho chữ bên nghiên bút với những chữ mẹ, chữ cha, chữ tâm, chữ hiếu…
Ông đồ cho chữ
Ông đồ cao niên nhất là cụ Đức Minh (bút hiệu Mai Trợ, 85 tuổi, quê Quảng Nam) cho biết, Tết Nguyên đán
năm nào cụ cũng ngồi trước nhà văn hóa Thanh Niên để luận về câu chữ
nho. Theo cụ Trợ, nét chữ là nét người, chữ nho thường xem trọng đạo lý,
trong đó quan trong nhất là tam cương ngũ thường, đề cao mối quan hệ
của mỗi con người và năm đức tính cần có thông qua việc học chữ, đó là :
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Học chữ thời xưa được xem như học đạo lý làm
người, qua đó hướng nghiệp con người đi theo một con đường tốt đẹp
nhất.
Chị Lê Thị Giang, quận 10, cho biết: “Tục xin chữ đầu năm đã có từ
rất xa xưa. Đây là một truyền thống rất hay và cần được giữ gìn. Chính
vì điều này mà những ngày cuối năm tôi thường dẫn con ra đây xin chữ là
những câu đối về treo ngày Tết. Đây cũng là cách tôi dạy con về đạo lý
làm người”.
Tại “phố ông đồ”, không khí những ngày này rất nhộn nhịp cảnh các ông
đồ ngồi cho chữ, cảnh xin chữ, người trẻ thì tạo dáng chụp hình bên
nhánh “hoa mai rực rỡ, bên những câu đối… Sài Gòn ngày cuối năm tất bật
chuẩn bị đón Tết, “phố ông đồ” cũng tất bật không kém nhằm tô điểm thêm
cho cho thành phố như một nét văn hóa đẹp ngày xuân.
Các ông đồ lại “bày mực tàu giấy đỏ” như một nét văn hóa đẹp ngày xuân
Bà đồ cũng cho chữ.
Cứ đến Tết
Nguyên đán, cụ Mai Trợ lại ngồi trước nhà văn hóa Thanh niên TP cho
chữ. Theo cụ, nét chữ là nét người. Học chữ thời xưa được xem là đạo lý
làm người hướng con người đi theo con đường tốt đẹp nhất.
Thiếu nữ duyên dáng trong trang phục áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam viết thư pháp
Nhiều bạn trẻ đến “phố ông đồ” để lưu lại những hình ảnh đẹp
Phố ông đồ như một nét văn hóa đẹp ngày xuân của Sài Gòn
Đường phố Sài Gòn “thay áo mới” đón xuân
Dương Thanh (Khampha.vn)
****************************
BỘ SƯU TẬP [ ERICA ELLYSON ]
í
***********************