Một lão nông không bằng cấp, không qua trường lớp đào tạo nhưng đã ghép thành công loại cây 5 quả, 7 quả chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán
**************************
Ông Táo về chầu Trời
Hoài Mỹ
Bộ lễ cúng Táo quân
Ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch tục gọi là
ngày Ông Táo về chầu trời. Vào giờ này, ở Việt Nam, có nhà cũng đã cúng
bái xong xuôi rồi và có thể đang cùng ngồi đánh chén (nhậu) với nhau; có
nhà vẫn tiếp tục xì xụp lậy trước bàn thờ nghi ngút khói hương. Trong
khi đó ở ngoại quốc, vì múi giờ khác nhau nên sinh hoạt xã hội tại mỗi
lục địa mỗi khác. Cứ như ở Cali này chẳng hạn, một số gia đình vẫn còn
đang đi chợ mua sắm đồ cúng, trong khi đa số đã chuẩn bị xong những lễ
vật cần thiết để “tiễn đưa Ông Táo về chầu Trời.”
Ấy là nói tổng quát vậy thôi, chứ thật
sự không phải gia đình người Việt nào, kể cả ở trong nước, cũng đều
cúng Ông Táo, tuy nhiên chỉ phần đông gồm những người tạm gọi là theo
“đạo Ông Bà” hay “đạo Tổ Tiên” hoặc cùng lắm theo Phật Giáo. Thế nhưng
vào dịp “năm hết, Tết đến,” dường như người Việt nào - dù muốn dù không -
cũng nhớ ít nhiều đến ngày này, bởi đi đâu cũng nghe thiên hạ nhắc đến,
nếu không do bạn bè, thân nhân, đồng nghiệp thì cũng do các cơ quan
truyền thông quần chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình vốn từ hôm
trước đã ra rả như “quốc kêu mùa hè....” Đó là chưa kể vào thời điểm
này, hễ có dịp ra chợ hoặc vào các trung tâm thương mại của đồng hương,
người ta lại thầy sờ sờ trước mắt các lễ vật cúng Ông Táo hoặc các tranh
ảnh vẽ “nhân vật chính” ấy.
Mục đích của nghi thức này đã được minh xác sẵn trong tên gọi,
“Tiễn đưa Ông Táo” - tuy nhiên “tiễn đưa” ở đây không có nghĩa là để
chúc Ông Táo “thượng lộ bình an” trong chuyến lên chầu Trời như thể
người ta vẫn chúc khi tiễn đưa thân nhân hay bạn bè nhân một chuyến đi
xa nào đó, thí dụ về Việt Nam hoặc du lịch - nhưng nhằm “cầu xin”; thật
ra đúng hơn là để “điếu đóm” hay “đút lót” hoặc “hối lộ” Ông Táo, bởi ai
cũng biết Ông Táo mỗi khi năm hết Tết đến về chầu Trời để trình lên
Ngọc Hoàng tất cả những gì đã diễn biến trong suốt năm vừa qua của gia
đình mà Ông Táo đã quan sát và ghi chép được vì Ông Táo vẫn “tử thủ”
dưới hình thức “đầu rau” ở bếp. Người bình dân tin rằng, một khi “hối
lộ” cho Ông Táo những thứ “ngon lành” thì khi trình bầy với Ngọc Hoàng,
Ông sẽ chỉ “đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại” cho gia đình ấy; bằng không
ngược lại, khi gia chủ không chịu làm “cử chỉ đẹp” đối với Ông Táo trước
ngày Ông lên đường thì bảo đảm Ông sẽ “vạch áo” của gia đình cho Ngọc
Hoàng “xem lưng.” Tóm lại thì sang năm mới gia đình được Ngọc Hoàng ban
nhiều ân huệ hay chỉ “thí” cho toàn những vận xui... ấy cũng tùy thuộc
vào lời tường thuật của Ông Táo. Nói xa, nói gần hay nói ngược, xuôi thì
qua việc “cúng tiễn chân Ông Táo,” nhân gian đã vô tình hạ bệ Ông Táo
xuống tận bùn đen, một nhân vật tuy linh thiêng nhưng vẫn có tâm địa xấu
xa, khoái trả thù, thích thiên vị và ưa “bóp méo, vo tròn” mọi việc,
chuyên “đổi trắng thay đen” các “sự cố.” Vậy mà người ta vẫn gọi là Ông,
là Thần đấy!
Mâm cỗ cúng táo quân
Sự tích Ông Táo
Ngày xửa ngày xưa, tại một làng kia có
một cặp vợ chồng nọ yêu nhau thì cũng không ai sánh bằng, mà nghèo thì
cũng chẳng ma nào có thể “qua mặt.” Hàng ngày từ sáng sớm đến tối mịt,
họ đi mò cua bắt ốc, mót lúa nhặt khoai... nhưng chưa bao giờ họ được
một bữa lửng dạ chứ chẳng dám mơ ước no bụng. Biết không thể kéo dài mãi
tình trạng “đen như cột nhà cháy” này, bằng không cả hai vợ chồng sẽ
chết đói hết, họ đành chọn giải pháp “anh đường anh, tôi đường tôi,”
chẳng phải vì “tình nghĩa đôi ta có thế thôi” nhưng bởi lý luận rằng
“tay làm hàm nhai” đối với một người thì mới hy vọng sống còn, chứ “chậy
ăn từng bữa toát mố hôi” cho những hai miệng ăn thì sớm muộn gì cũng
đưa nhau ra “ngủ với giun dế” ở ngoài đồng.
Ngày chia tay, vợ chồng khóc lóc rất
thảm thiết, còn hơn mưa gió, nhưng chỉ có trời chứng giám chứ dân làng
không ai có thể “cứu nhân độ thế,” bởi chính họ cũng thường xuyên “đêm
về vỗ bụng rau bình bịch.”
Một thời gian sau, người chồng cũng bỏ “túp lều lý tưởng” thuở xa xưa mà đi ăn xin ở một “chân trời tím” nào đó.
Trong khi ấy, người vợ “tuổi vừa hai
bảy, dung nhan mặn mà” - nhưng trước kia vẻ đẹp này đã bị bụi bậm, bùn
đất đắp lên khiến đến chính chủ nhân cũng không biết huống chi người
ngoài - sau ngày vĩnh biệt người chồng vốn nghèo “can không nổi” ấy thì
những nét “chim sa cá lặn” của nàng chẳng bao lâu đã lọt vào cặp mắt
tinh đời của một phú hộ khi nàng đến xin ông ta làm phúc bố thí cho tí
cơm thừa, chút canh cạn. Ông này chỉ lẳng lặng bảo nàng lội xuống ao rồi
ngụp đầu dưới nước chừng dăm ba phút. Khi nàng ngẩng mặt lên, ông phú
hộ lập tức rơi bõm vào tình trạng “tình càng thấm thiết, dạ càng ngẩn
ngơ.” Ông ta lập tức “khấp con ngựa... ngựa ô,” đoạn “rước nàng về
dinh.”
Nào ngờ, một hôm người chồng cũ đến
xin ăn đúng nhà ông phú hộ. Bà chủ vốn là người từ tâm bởi chính bà cũng
đã xuất xứ từ giới “khố rách áo ôm” nên bất cứ hành khất nào đến xin,
bà cũng cho ăn uống no nê rồi còn bố thí chút gạo, ít ngô... Hai vợ
chồng cũ nhận ra nhau; nước mắt hai người tuôn rơi không ngừng. Bà vợ
mời người chồng cũ vào nhà, định bụng mời ông ăn một bữa cơm nóng với
cá, thịt. Bỗng có tiếng chó sủa. Người vợ biết ông chồng mới sắp về đến
nhà. Bà sợ “tình ngay lẫn ý ngay” của bà bị hiểu lầm nên quýnh quáng bảo
người chồng cũ chui vào ẩn trong đống rơm ở gần bếp. Sau đó bà ra cổng
đón người chồng hiện tại với dáng điệu thật tự nhiên thường ngày. Đúng
lúc đó, không hiểu vì nguyên nhân nào mà lửa từ trong bếp đang ninh nồi
cám lợn lại lan được sang đống rơm, bốc cháy. Người vợ hoảng hốt, hối
hận đã xúi chồng cũ trốn trong đống rơm, nhưng bà lại không dám cho
chồng hiện tại biết. Vừa đau lòng, vừa ân hận, bà nhẩy vào đống rơm đang
cháy. Trước hành động quá bất ngờ của vợ, người chồng không hiểu nguyên
nhân gì, nhưng thương vợ nên ông cũng bay mình vào đám lửa.
Thế là cả ba người, hai ông chồng và
một bà vợ, đều chết thiêu, tuy nhiên vì chết đúng giờ linh nên cả ba
người đều hóa thành thần. Dân gian thuở ban đầu đua nhau hát diễu, “Thế
gian một vợ, một chồng - không như vua bếp, hai ông một bà.” Thế nhưng,
Ngọc Hoàng ở thiên đình vì cảm kích trước tình nghĩa vợ chồng của ba
người, đã phong cho cả ba thành Táo Quân, nghĩa là Thần Bếp, và giao cho
bổn phận theo dõi cuộc sống của gia đình để mỗi ngày 23 tháng Chạp Âm
Lịch thì về báo cáo với Trời - nên có nơi còn gọi ngày này là Tết Ông
Công (tức Thần Đất hay “Thổ Công”)
Mâm cỗ cúng Ông Táo
Như trên đã trình bày, vì tin là Thần
Táo chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà nên rất cần phải “lấy
lòng” cả ba Vua Bếp để các chư vị này “phù trợ” cho gia đình được nhiều
điều may mắn trong năm mới, bởi thế gia chủ thường làm cỗ tiễn đưa Ông
Táo về chầu Trời một cách rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo Quân phải đúng
“bài bản” thì mới... linh, bằng không “mất tiền mà chẳng nên công cán
gì.” Này nhé, về y phục, trước hết phải có mũ, áo hia và một số vàng
thoi bằng giấy (dĩ nhiên!). Mũ dành cho hai Táo Ông thì có hai cánh
chuồn; mũ của Táo Bà thì không cần, tuy nhiên cả ba mũ phải được trang
trí “ngoại thất” bằng những giây kim tuyến sặc sỡ với các gương nhỏ hình
tròn lóng lánh. Những đồ “vàng mã” vừa kể sẽ được đốt đi sau lễ cúng
tiễn đưa Ông Táo. Sau đó gia chủ lập bài vị mới cho Táo Công.
Nhà có trẻ con, thời xưa người ta còn
cúng Táo Quân một con gà luộc; loại gà cồ mới tập gáy (mới lớn) ngụ ý
“nhờ vả” Táo Quân nhân chuyến về chầu Trời, nhớ “năn nỉ” Ngọc Hoàng cho
đứa trẻ lớn lên có nhiều sinh khí, nghị lực và hiên ngang như... gà cồ
vậy!
Để Ông Táo có phương tiện bay về Trời,
người ta vẫn thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước. Lý do:
Cá chép trong cuộc thi làm Rồng, đã vượt qua được hai bậc Vũ Môn, chỉ
hụt bậc chót, gần được hóa thành Rồng, nhưng nay vẫn đủ “điều kiện” để
chuyên chở Táo Quân. Sau khi cúng, gia chủ nhớ “phóng sinh” cá chép này
chứ đừng biến nó thành “cá nướng da dòn” cuốn bánh tráng chấm mắm nêm!
Ngoài các lễ vật “chính quy” kể trên,
tùy theo gia cảnh, người ta còn làm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc,
các món nấu măng, bóng, mọc, đĩa giò, đĩa xào thập cẩm, đĩa xôi gấc, đĩa
chè kho, bánh chưng, thịt đông, hành muối, ba ly rượu, một quả bưởi,
cau trầu...
Bàn thờ cúng Ông Táo phải đặt ở trong
bếp, bởi đây là “nhà” chính cống của Thần; khi cúng phải đốt lửa trong
bếp hay bật bếp cho cháy rực. Cúng xong, cả nhà quây quần ăn uống no nê,
vui vẻ, cũng ở ngay tại bếp. Có thế Táo Quân mới hả lòng, mát dạ!
Hình ảnh Táo Quân trong ký ức tuổi thơ
Từ thưở còn bé tôi chưa bao giờ được
tham dự một buổi cúng tiễn chân Ông Táo về chầu Trời, nhưng vị thần này
của tín ngưỡng dân gian Việt Nam lại rất gần gũi với tôi qua các bức
tranh hí họa. Đó là một nhân vật ốm tong teo, “bao nhiêu xương sống
xương sườn phơi ra,” gầy đến độ “qua cầu gió bay;” đầu thì đội chiếc mũ
có hai cánh chuồn nhấp nhô lên xuống nhịp nhàng theo nhịp chân chủ nhân
di động; thân thì mặc cái áo-dài rộng thùng thình, trong khi hai cái
chân chỉ bằng ống sậy, nhìn y chang cẳng gà lại tua tủa lông lá; một bên
chân thì xỏ vào một chiếc ủng, bên chân kia xỏ vào chiếc hia, theo đúng
tục lệ xưa, “Quan văn đi hia, quan võ đi ủng”; còn “mốt” ngày nay thì
gọi là kiểu “trên răng dưới... lựu đạn”!
Trong các màn hài Sớ Táo Quân, các
diễn viên muốn nhập vai cũng phải hóa trang như vừa mô tả trên. Tóm lại,
hình ảnh lý tưởng của Ông Táo luôn luôn phải là, “Đội mũ, đi hia, chẳng
mặc quần!” (hm
Quang Nguyen chuyển
******************
Ai cướp băng-rôn tại lễ tang anh Lê Hiếu Đằng...ở chùa Xá Lợi?
Những kẻ nào xông vào cướp Băng rôn?
Người mặc complet đen cố giật lại là anh Hoàng Dũng
Tên này là ai?
Ảnh: CTV
chụp trưa ngày 24/1 tại sân chùa Xá Lợi
tham khảo:
Hai băng rôn "Bauxite VN" và "Diễn đàn XHDS" đã bị ăn trộm bí mật chôm đêm 23/1
và sáng BTC phát hiện, đã đặt băng rôn thay thế thì cũng đã bị cướp giật ngay tại chỗ như trên...
Theo
Người Lót Gạch************************
Đạp xe 500 km về quê ăn Tết
Không giống những người khác chọn ô tô, máy
bay hay tàu, ba thanh niên Trung Quốc quyết định đạp xe hơn 500 km để về
quê đón Tết cùng gia đình.
|
Li Linyang vượt quãng đường hơn 500 km từ Bắc Kinh về quê ở thị trấn Hongtong, tỉnh Shanxi. Ảnh: CRI.
|
|
Anh chuẩn bị cho chuyến đi khá
đơn giản, chỉ với một chiếc mũ bảo hiểm, bơm xe, dầu nhờn, dụng cụ sửa
xe, một lốp dự phòng và bản đồ. Ảnh: CRI.
|
|
Hai người bạn khác cũng tham gia cùng Li Linyang trong hành trình này. Ảnh: CRI.
|
|
Sau quãng đường xa, ba người bạn tạm thời nghỉ chân. Ảnh: CRI.
|
|
Cả đoàn tạm nghỉ để ăn trưa. Ảnh: CRI.
|
|
Ba người chụp ảnh lưu niệm về hành trình không thể quên trong cuộc đời. Ảnh: CRI.
|
|
Đôi khi ba bạn trẻ phải dừng lại trong đêm để sửa xe. Ảnh: CRI.
|
|
Bữa ăn nhẹ khi cả đoàn nghỉ chân. Ảnh: CRI.
|
|
Thời tiết mùa đông ở Trung Quốc rất khắc nghiệt. Cả đoàn phải tìm cách bảo hộ đôi chân. Ảnh: CRI.
|
|
Mưa lạnh khiến hành trình càng thêm khó khăn. Ảnh: CRI.
|
|
Ba người tạm thời dắt bộ vì mưa và sương mù. Ảnh: CRI.
|
|
Chiếc xe lại hỏng trên đường. Ảnh: CRI.
|
|
Tuyết phủ trắng đường, cản trở chuyến đi. Ảnh: CRI.
|
|
Cuối cùng, Li Linyang cũng về đến quê nhà. Ảnh: CRI.
|
|
Đây là chuyến đi không thể quên của Li Linyang. Ảnh: CRI.
|
Thanh Hương
*****************************
No căng với bún mắm, bún mọc 30k gần
chợ Bà Chiểu
Quán bình dân bán nhiều món như bún mọc,
bún mắm, bún bò Huế, hủ tiếu, mì Quảng... với giá khoảng 25 – 30k/ phần lớn,
no căng bụng.
Quán mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các
bạn hôm nay nằm ở góc ngã tư Lê Quang Định – Huỳnh Đình Hai (đối diện hiệu
thuốc), bán từ sáng đến chiều tối. Quán này ngày xưa nằm trong lòng chợ Bà
Chiểu nhưng sau đó vì khách đông và trong lòng chợ chật chội nên chuyển ra
ngoài.
Bún mắm 30k.
Bún bò Huế 25k.
Bún mọc 30k.
Rau tươi và sạch sẽ.
Một phần ăn ở đây có giá từ 25k – 30k,
bảo đảm ăn no căng bụng. Món ăn ở đây thì không phải ngon đến mức tuyệt đỉnh
nhưng với giá cả bình dân, chất lượng thức ăn thì đây có thể nói là một nơi
hợp lý khi bạn cảm thấy đói.
Quán bán nhiều món nên bạn có thể dễ dàng
lựa chọn cho yêu cầu của mình tùy vào sở thích. Nhưng một số món được nhiều
người gọi là bún mắm, bún mọc...
Bún mắm ở đây dù chỉ khoảng 30k/ phần
nhưng được cho khá nhiều nhân, nào là cá lóc tươi – thịt heo quay – mực tươi –
tôm... Nhược điểm của món này ở quán là nước dùng hơi thiếu đậm đà và đa số
các món đều được cho nước dùng rất tiết kiệm.
Bún mọc khá ngon với rất nhiều thịt mọc
(thịt heo xay nhuyễn, quết dính), giò heo nạc siêu to, chả Huế... Món này ở
quán khá ngon, rau tươi và thịt thà ăn no cả bụng. Nhưng vẫn có một chút nhược
điểm là nước dùng hơi nhiều mỡ vì vậy khi gọi các bạn nên đề nghị quán giảm
nước béo ra để ăn ngon miệng và đỡ ngấy hơn.
Bún bò Huế được cho nhiều thịt bắp bò, ăn
thịt vừa giòn vừa ngọt. Nước dùng của món bún bò Huế đậm đà, ăn ngon. Một phần
như trong hình không có giò heo sẽ có giá 25k.
Quán bán từ sáng đến tối mỗi ngày. Buổi
trưa có bán thêm cơm bình dân nên sẽ rất đông, không có bàn ngồi, vì vậy nên
hạn chế ăn giờ này. Trà đá ăn kèm cơm trưa thì được miễn phí nhưng ăn các món
bún thì được tính 1k/ly (như trong hình).
Quang
Nguyen chuyển
**********************
Tết đến, gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn càng tủi phận
Tác giả: Anh ThưMặc
dù đã hơn hai tháng sau khi được trả tự do về từ trại giam Vĩnh Quang
(tỉnh Vĩnh Phúc), nhưng ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn chưa thực sự bắt đầu
một cuộc sống bình thường. Cái Tết đang đến gần càng làm cho tâm trạng
của vợ chồng ông rối bời.
Rớt nước mắt thương cô con gái phiêu bạt 10 năm
Sáng thứ Bẩy một ngày cuối năm, ông Chấn gọi điện cho phóng viên báo Đời sống và Pháp luật.
Ông bảo rằng ông đang ở Hà Nội, đang được bên Viện (Viện Kiểm sát Nhân
dân tối cao – PV) “tài trợ” xuống Hà Nội một tuần nay. Những việc liên
quan đến cơ quan nhà nước, ông Chấn không muốn chia sẻ nhiều, nhưng ông
muốn gặp nhà báo để khoe một chuyện…
Clip: Ông Chấn đọc nhật ký của con gái
Người viết phải đi rất xa ra
một nhà trọ ở ngoại thành mới gặp được vợ chồng ông Chấn. Vẻ ngoài đã có
phần nhanh nhẹn, rắn rỏi hơn nhiều sau gần ba tháng trở lại cuộc sống
tự do, nhưng ông Chấn than mình vẫn thường xuyên đau đầu, nhiều lần phải
vào Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang khám bệnh, mua thuốc. Bà Chiến, vợ
ông, bảo ông vẫn thường xuyên nằm mơ thấy những ngày tù tội,
đêm vẫn nằm mơ, hò hét những chuyện tranh nhau chỗ nằm, tranh nhau nước
uống như hồi còn trong trại… Mười năm đi tù oan rõ ràng đã để lại những
ám ảnh không dễ gì xóa mờ trong ký ức người đàn ông này.
Chuyện mà ông Chấn muốn khoe là cuốn nhật ký của con gái mà ông mới tìm được. Ông bảo: “Con gái tôi dự đoán được ngày tôi sẽ được minh oan”.
|
Những trang nhật ký đẫm nước mắt của con gái ông Chấn |
Ông đưa cho phóng viên báo Đời
sống và Pháp luật xem một cuốn nhật ký với chữ viết nắn nót của đứa con
gái thứ hai, tên Nguyễn Thị Quyền (SN 1984). Những dòng nhật ký ghi từ
Tết năm 2005, cách đây gần 10 năm. Đó là cái Tết thứ hai phạm nhân
Nguyễn Thanh Chấn chấp hành án tù “chung thân” trong trại giam.
Những nét chữ học trò nắn nót, cô bé phải nghỉ học giữa chừng vì bố mình vướng vào vòng lao lý tâm sự: “Vậy là bố đã xa nhà, xa gia đình, xa quê hương, xa chúng con bao nhiêu giờ bố biết không? 1 năm 10 tháng rồi bố ạ. Thế mà con cảm thấy dài đằng đẵng như mấy năm rồi ấy”.
Những lời văn mộc mạc nhưng
chứa đầy những tình cảm chân thành của cô con gái khiến người làm cha,
làm mẹ vẫn nghẹn ngào khi đọc lại: “Bố ạ, bố biết vì sao con có cuốn sổ
này không? Vì con buồn quá, đau khổ không biết tâm sự với ai, than thở
cùng ai. Nên con cần có nó để ngày ngày con được nói chuyện về bố của
con”.
Quyền có một niềm tin sắt đá và
có một dự cảm kỳ lạ về chuyện cha mình sẽ được minh oan. Trong cuốn
nhật ký của mình, Quyền đã viết: “Bố ơi, con tin bố, không bao giờ bố
làm được chuyện đó. Con tin đó là trực giác của con…”. Quyền như đã “dự
đoán” trước được bố mình sẽ có ngày trở về. Trong cuốn nhật ký của mình,
cô đã dự đoán: “Đã đủ 10 lần đưa đi lại từ khi rời xa quê hương. Một
lần đưa nữa là bố về nhà đó. Con cảm nhận là vậy. Tâm linh của con cảm
nhận bao giờ cũng thành sự thật. Bố cứ chờ đấy mà xem…”.
Cô gái ấy cứ đinh ninh một
điều: “Sẽ có ngày pháp luật tìm sự công bằng tự do về cho bố”. Niềm tin
ấy quả thật đã dần trở thành hiện thực. Nhưng gần 10 năm đã trôi qua từ
sau vụ án oan, tuổi xuân của cô gái Nguyễn Thị Quyền là những ngày tháng
làm công nhân cực nhọc ở khu công nghiệp gần nhà, rồi những ngày tha
phương cầu thực ở xứ người làm ô sin. Đến giờ, khi cha đã được tự do trở
về như cô mong ước, cô vẫn mải miết làm lụng ở Đài Loan. Việc gặp mặt
người cha vẫn chưa trở thành hiện thực, vẫn chỉ là những cuộc trò chuyện
qua điện thoại, những bức hình trên phương tiện thông tin đại chúng.
Đọc nhật ký của con, ông Chiến
nhiều lần phải dừng lại lau nước mắt, nhất là những đoạn con gái nhắn
thầm bố: “Bố không làm việc gì thì đừng nhận nhé”.
Bà Chiến quẹt ngang nước mắt tâm sự: “Ngày
đó Quyền nó học khá, nếu mà bố không phải đi tù thì nó cũng được học
hành đến nơi đến chốn. Cả hai đứa con lớn đều phải bỏ học giữa chừng.
Cái Quyền thì phải đi làm ăn xa, nó còn bảo nếu bố không được minh oan
thì nó sẽ đi làm ô sin suốt đời để lấy tiền thăm nuôi bố”.
Bao giờ hết cuộc sống của một “nạn nhân”?
Trở lại câu chuyện lên Hà Nội “phục vụ công tác điều tra”, vợ ông Chấn bảo: “Gần Tết lên Hà Nội thấy người ta mua sắm nhiều mà tủi quá!”. Hai ông bà mang theo bọc bánh mì rất to, ở trong một căn nhà trọ bé tí xíu ở mãi ngoại thành.
Báo chí, các cơ quan chức năng
dường như cũng đã qua thời gian rầm rộ “quan tâm” đến gia đình ông Chấn.
Bà Nguyễn Thị Hải, một người họ hàng vẫn đi theo bà Chiến hỗ trợ suốt
quá trình kêu oan cho chồng, bày tỏ sự bức xúc: “Tôi đọc thấy trên báo
Bắc Giang là Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên hứa sẽ quan tâm, hỗ trợ gia
đình chú Chấn xây lại cái nhà. Đã hai tháng nay mà vẫn không thấy gì.
Nhà cửa vẫn dột nát như cũ, con gái vẫn lang bạt ở Đài Loan chưa về…”
|
Tết đến, gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn càng tủi phận |
Tết sắp đến, cết năm nay gia
đình ông Chấn được đoàn tụ sau bao nhiêu năm ly tán. Nhưng những giọt
nước mắt vẫn rơi thật nhiều. Hỏi ông Chấn về những dự định cho tương
lai, ông thật thà: “Tôi bây giờ già thì cũng chưa già, nhưng trẻ thì
cũng không còn trẻ nữa. Làm gì còn sức để đi đánh xe bò như ngày xưa.
Chắc là ở nhà quanh quẩn trông cháu, có mấy sào ruộng, sào vườn thì
làm…”
Một điều lo lắng của ông Chấn là… sợ bị trả thù. Ông thấp giọng tâm sự rằng Tết này
vẫn chẳng dám đi đâu ra xa khỏi nhà, bởi vì còn gia đình của các điều
tra viên trong vụ án mười năm trước. Biết rằng những lo lắng của ông
Chấn là viển vông, nhưng vẫn thoáng chút xót xa cho một con người đã gặp
quá nhiều biến cố trong cuộc đời đến nỗi niềm tin vào công lý trở nên
thật mong manh.
———
*********************
Vợ là gì?
Tác giả: CSVSQ Nguyễn Phúc (sưu tầm)
Vợ đánh mà không khóc là: Bất Khuất
Vợ Chửi mà làm thinh là: Bất Bạo Động
Tài Sản của Vợ là: Bất Động Sản..
Em Gái của Vợ là: Bất Khả Xâm Phạm…
Ý muốn của vợ là : Bất Di Bất Dịch..
Quần Áo vợ mặc thì : Bất Luận..
Được vợ khen là: Bất Ngờ…
Người khác khen vợ mình là : Bất Ồn..
Lấy vợ xấu là vì mình : Bất Tài..
Cưới được vợ đẹp là đời mình: Bất hạnh…
Bị vợ bỏ là vì mình:: Bất Lực
Ly dị Vợ là chuyện Bất Lợi
Vợ không cho lại gần là Bất Bình Thường
Vợ không cho ngủ chung thì Bất Mãn
Gia đạo lộn xộn thì Án Binh Bất Động
Vợ Chồng mà Đánh Nhau thì Bất Phân Thắng Bại..
Hết lòng nhịn vợ thì Bất Chiến Tự Nhiên Thành…
Vì thế cho nên: Bậc Đại Nhân
Chưa lấy được vợ thì đêm ngủ : Bất An…
Quen được một cô thì trở nên Bất Nhất…
Bạn bè đến cứ hỏi thăm thì thấy Bất Tiện..
Chưa cầm được tay, nắm được chân là Bất Trí
Nắm được chân, cầm được tay rồi, mà không cưới là Bất Nhân.
Cưới xong mà không thờ Bà cho trọn vẹn thì Bất Nghĩa..
Già lấy được vợ trẻ là… Bất Chấp Thiên Hạ…Dị Nghị
Trẻ lấy được vợ già thì Bất Cần Ðời
Đạo thờ Bà: Vợ gọi mà không dạ là Bất Kính.
Lãnh lương không đưa hết cho Vợ là Bất Hiếu..
Ði ăn nhậu về, Vợ hỏi mà nói là đi họp là: Bất Tín
Cãi lời Vợ là… Bất Tuân Thượng Lệnh
Vợ đánh không dậy được là Bất Tỉnh ..nhân sự
Niềm tin thờ Vợ là: Bất Khả Tư Nghị…
Tất cả những điều này là Chân Lý Bất Biến***********************
Đi ăn bò... chảnh
|
Các
gia vị ăn kèm theo món bê thui. Ảnh: D.Đ.M
|
Gần
trưa một ngày thứ bảy, tôi được một người anh quê Quảng Nam rủ nhóm bạn
đồng hương của anh đi Bảy Hiền... ẩm thực. Tôi không đồng hương với
anh, nhưng được "ăn theo". Chúng tôi chọn cái quán xoàng xoàng, ở khu
Bàu Cát 2, nơi có một cụm chung cư cao tầng đang vào giai đoạn hoàn
thiện, bán cho CB-CNV và người lao động cũng thuộc diện... xoàng xoàng
mà báo chí hay gắn cho cái tên mỹ miều "người có thu nhập thấp".
Quán
tên Ngọc Linh, chuyên bán những món ăn dân dã miền Trung. Chúng tôi
gọi một dĩa bò thui, mắm cái, chuối chát. Ngon! Cả cái món cháo
bò miễn phí, tiếng húp thôi nghe đã thấy ngon. Nhưng "một con cá lội -
bảy, tám người buông câu" chẳng thấm tháp gì. Chúng tôi gọi thêm một dĩa
nữa, nhưng bị cô phục vụ phán một câu nghe... nghẹn cổ: "Các anh thông cổm, mỗi bàn chỉ được một dĩa thôi". Bị cô bé nói giọng Quảng từ chối, bạn tôi cáu: "Chưa thấy quán nào chảnh như quán này. Bán thức ăn, người ta mua thì lại... cancel".
Cứ
tưởng chủ quán "có vấn đề" với anh bạn tôi nên sinh sự, thứ bảy tuần
sau, tôi dẫn bà xã đến ăn. Để cho chắc tôi kêu liền một lúc hai dĩa
nhưng cũng bị cô phục vụ từ chối
thẳng
thừng: "Anh thông cổm...". Tự ái dồn dập, tôi phân bua với bàn bên, cố ý
hỏi xem... tình hình bên ấy thế nào? Quán không rộng, hôm đó lại rất
đông thực khách. Anh bạn đồng nhậu nói vọng sang: "Anh chắc mới ăn lần đầu. Ở đây là như vậy, hương hoa mỗi người ngửi một tí, cốt lấy thảo, không cầu no".
Tìm
hiểu, tôi được biết mỗi tuần, quán chỉ bán món "bò chảnh" khoảng 2-3
tiếng đồng hồ vào trưa thứ bảy. Bê thui không phải do chủ quán tự...
thui, mà chia lại của một ông già chuyên nghề thui bê; ông già lại không
có mặt bằng để mở quán. Chủ quán Ngọc Linh cho biết, 9h sáng
thứ bảy
hằng tuần người của quán đến nhà ông già lấy bê thui về bán cho khách.
Người đến ăn bê thui ở quán hầu hết là người quê Quảng Nam, Đà Nẵng,
Quảng Ngãi và thường là khách quen, càng về sau càng đông, nên được ưu
tiên hơn so với khách vãng lai như tôi cũng là chuyện thường tình.
Ngay
cả những người đã "phôn" dặn trước, cũng không được gọi thêm nhiều hơn
so với số lượng đã dặn. Rắc rối là vậy. Cái tên "bò chảnh" mà ông anh
tôi đặt cho quán bê thui này, ngẫm cũng chí phải. Các ngày khác trong
tuần, quán bán đủ thứ, tha hồ gọi, không giới hạn.
Tác giả món "bò chảnh" là ông Văn Phú Hai,
bà con Bảy Hiền thường gọi là ông
Bê (tên con trai ông), nhà sau lưng Trường PTCS Võ Văn Tần - phường 11,
quận Tân Bình. Ông là một trong số ít người còn lưu giữ được truyền
thống thui bê bằng rơm,
hom dâu hoặc bã mía. Ở TP.HCM, hiếm có những
loại chất đốt này nên bê thường được thui bằng ruột trọng (ruột tre còn
lại sau khi lấy cật đan giỏ) có rất nhiều ở Củ Chi, Bình Chánh.
Tết
này, năm đầu tiên ông Bê bước vào hàng "cổ lai hy". Chồng chất tuổi đời
là vậy, nhưng trông ông còn khỏe lắm, da dẻ hồng hào. Ông vẫn một mình
chạy xe máy vượt 50-60 km để lên tận Củ Chi, Vĩnh Lộc, Hóc Môn... lùng
bê để "cáp" mua. Chỉ nhìn bằng mắt, ông có thể "cáp" chính xác
trọng lượng của nó bao nhiêu, sai số chỉ 1-2%. Kinh nghiệm đó đã được
ông tích lũy từ thời ông nội ông, cha ông và hàng chục năm trong nghề.
Tôi thường hay ăn món "bê thui, mắm cái, chuối chát" ở Bảy Hiền, nhưng
cũng chỉ biết mang máng đó là món đặc sản của người xứ Quảng, chứ không
biết tường tận về món ăn hấp dẫn này.
|
Ông Bê đang cắt thịt bán cho khách tại nhà
|
Ông
Bê kể những năm 45-50 khốn khó, ông thường chạy lẽo đẽo theo gánh bê
thui của mẹ ra chợ Cầu Móng, hay những buổi chiều tối ở rạp hát bội đầu
làng ở Xuyên Trường - Duy Xuyên - Quảng Nam quê ông, đó chính là "thánh
địa" của bê thui. Ông Bê bảo thui bê là cái nghiệp, không vui, không
buồn, "hễ treo cái dao lên là đói". Đó là chuyện những năm xa xôi của
thế kỷ trước. Sau năm 1975, cả Bảy Hiền lao vào cuộc chạy đua sắm máy
dệt. Thời bao cấp, Bảy Hiền như một nhà máy dệt khổng lồ. Món bê thui
truyền thống tạm thời... lép vế nhường chỗ cho mưu cầu áo cơm. Những
chiếc máy dệt mỏ két bằng gỗ... made in Duy Xuyên, Điện Bàn (chân đạp,
tay quăng thoi) nhanh chóng trở thành... kỷ niệm, thay vào đó là máy dệt
điện nhập khẩu từ nước ngoài. Mọi sinh hoạt ăn, ngủ, lời qua tiếng lại
đều hòa quyện vào tiếng thoi, tiếng máy dệt khua vang ì ầm. Người xứ
Quảng ở Bảy Hiền thường "ăn to, nói lớn" hơn người khác là vì vậy.
Con
cái ông Bê không ai có ý định nối nghiệp cha mình. Bản thân ông cũng đã
bỏ nghề một thời gian dài, nhất là khi các quán... bê thui hiện đại mọc
lên khắp nơi. Ngặt nỗi, bà con Bảy Hiền nhất là lớp
đàn ông trung niên trở lên thường chỉ thích món bê thui truyền thống vì
da của nó dai dai, giòn giòn. Còn món bê thui nóng, thật ra phải gọi là
"bê quay nóng" mới đúng, cứ quay mãi từ sáng đến chiều, da bê queo lại
dai như... giẻ rách. Biết ông có tài thui bê, bà con khuyên ông đừng bỏ
nghề, uổng, nên ông lại lặn lội lên tận Củ Chi, Bình Chánh "cáp" bê về
thui. Một lý do khác khiến ông già "thất thập cổ lai hy" chưa thể bỏ cái
nghề này, như ông nói: "Bác còn sức lao động, chưa muốn ngửa tay xin
tiền các con".
Dịp
Tết Thanh minh hay giỗ tộc, lễ, Tết, ở Bảy Hiền người ta treo lủng lẳng
những đùi bê thui truyền thống. Ngồi nhấm nháp
thịt bò tơ thui, kẹp với lát chuối chát, lá ngò gai, chấm nước mắm cá
cơm của miền Trung, nghe tiếng thoi rộn ràng đầu trên xóm dưới, hòa
trong tiếng đàn cò, tiếng trống con, tiếng kèn ta vọng lại từ những nhà
thờ họ tộc... thì không còn gì thú vị bằng. Tất nhiên, đông người thưởng
thức thì đôi khi chủ quán cũng... chảnh một chút.
Nguyễn Vân Tùng chuyển
******************
9 bể bơi "đẹp như mơ" của sao...Hollywood.
|
Bể
bơi trong biệt thự của diễn viên gạo cội Robin Williams nằm phía sau
nhà. Hình dáng bể uốn lượn tạo nên sự hài hòa với khu vườn tượng và một
không gian ngoài trời được xây bằng đá nhập từ châu Âu. Từ bể bơi bạn có
thể nhìn thấy cảnh núi non, vườn nho đẹp mê hồn.
|
|
Căn
nhà của Britney Spears ở Malibu có bể bơi trông giống như ở một resort.
Gần đó còn có sân chơi tennis, khu nướng BBQ và cả chỗ nằm nghỉ ngơi
thư giãn có lò sưởi.
|
|
Bể bơi trong nhà của tay vợt Pete Sampras có cấu trúc hình chữ nhật quen thuộc.
|
|
Trong
khu nhà sang trọng của diễn viên Mark Wahlberg có bể bơi theo tiêu
chuẩn của resort kèm theo thác nước, hang đá nhân tạo. Chỉ cần đi bộ vài
bước chân là tới sân chơi bóng rổ, tennis.
|
|
Matthew
Perry, ngôi sao trong series phim truyền hình 'Friends', có thể tự hào
về vị trí bể bơi tuyệt vời của mình. Sau khi bơi lội, mọi người có thể
ngắm cảnh hoàng hôn. Ngoài ra, ngay bên cạnh bể còn có khu spa tiện
nghi.
|
|
Diễn
viên Frankie Muniz đã bố trí một bể bơi cách điệu giữa khung cảnh thiên
nhiên nên thơ. Cũng như nhiều bể bơi của các sao Hollywood khác, trong
khuôn viên này có hang đá và lò sưởi ngoài trời.
|
|
Nhà
của ngôi sao bóng chày Alex Rodriquez nằm ở Miami, Florida. Khu bể bơi
và sân tennis nằm ở vị trí đẹp, có thể ngắm được đường chân trời phía
xa.
|
|
Lauren
Conrad là một nữ diễn viên kiêm nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Bởi
vậy, không có gì lạ khi bể bơi trong nhà cô trông cũng trang nhã, hài
hòa với khuôn viên xanh mướt xung quanh.
|
|
Ngôi
sao phim hành động Bruce Willis đã thiết kế một bể bơi rất gần gũi với
thiên nhiên trong căn nhà ở Idaho. Ở đây có cả một thác nước nhân tạo
nhỏ với những vách đá nhân tạo, cây cỏ |
********************
9 bức ảnh khỏa thân đẹp nhất mọi thời đại của sao thế giới
Ngoài tài năng thiên bẩm, sự nghiệp đồ sộ và sở hữu khối tài sản khổng
lồ, những ngôi sao hàng đầu Hollywood đồng thời cũng sở hữu một nhan sắc
khiến tất cả đấng mày râu bị đốn gục.
Mỗi tấm ảnh nude, bán nude hay bikini nóng bỏng ngọt ngào của các mỹ
nhân từ "huyền thoại" Marilyn Monroe, cho tới nữ minh tinh Angelina
Jolie, Jennifer Andeson, nữ ca sĩ Madonna, hay "công chúa nhạc pop"
Britney Spears,... không thô thiển mà tinh tế, nhẹ nhàng.
Dựa vào lượt bình chọn chung qua khảo sát nhiều năm, mới đây trang Sina
photo đã công bố top 9 bức ảnh khỏa thân/ bán khỏa thân đẹp nhất mọi
thời đại.
"Công chúa nhạc pop" Britney Spears
Cựu người mẫu Bettie Page
"Nữ hoàng nhạc pop" Madonna
"Quả bom sex" Pamela Anderson
Quả bom "sex" của thập niên 1960 Raquel Welch
"Bà mẹ 6 con" - nữ diễn viên Angelina Jolie
Nữ diễn viên , ngôi sao của Friends - Jenifer Anderson
Huyền thoại Marilyn Monroe
Nữ minh tinh Ursula Andress, nàng Bond Girls xinh đẹp trong seri 007
- Honey Ryder - Dr No (1962)
**********************
Quý bà làm tình tay ba vì nhu cầu tình dục quá cao
Lâu nay, có không ít lời đồn thổi về một thế giới mua vui của những “quý bà”
trung niên, những gã đồng tính lắm tiền nhiều của nhưng lại thiếu thốn
tình cảm, hay những kẻ có chồng con đề huề nhưng vẫn “thèm của lạ” đi
tìm trai trẻ để “bóc bánh ăn tiền”. Những quý bà không ngại ngần lên
“chợ tình online” săn tình một đêm.
Nam thanh niên bị bắt quả tang đang bán dâm
Nam thanh niên bị bắt quả tang đang bán dâm
Cũng có những người rong ruổi mỗi khi đường phố lên đèn tìm đến những “cung đường trai bao”
để chọn “hàng” theo ý muốn. Thậm chí, có những điểm bí mật trong quán
bar, Spa… để những quý bà “rửng mỡ” nhiều tiền tìm các trai trẻ phục vụ.
Nắm bắt được thông tin về những tệ nạn xã hội ngày
càng phức tạp này, một tổ công tác liên ngành nhanh chóng được thành
lập có sự phối hợp với nhiều cơ quan chức năng như: Đội phòng ngừa tệ
nạn mại dâm – cờ bạc, Đội hình sự đặc nhiệm (thuộc Phòng CSHS Công an
TP.HCM), Đoàn 1 kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội thuộc Sở Văn hóa –
thông tin và du Lịch TP.HCM và đoàn 2 Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội
thuộc Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM.
Sau một thời gian theo dõi, cơ quan chức
năng liên ngành đã quyết định đồng loạt ra quân triệt phá những hang ổ
“sung sướng” của các quý bà, những “gã” đồng tính tại Sài Gòn.
Như kế hoạch đã định, 21 giờ ngày 19/5, lực
lượng chức năng liên ngành đã bất ngờ vào kiểm tra Spa H.S (đường Huỳnh
Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận) bắt quả tang 2 cặp đồng tính nam
đang thực hiện hành vi mua bán dâm.
Ngoài ra, tại phòng số 4 của spa, lực lượng
chức năng bắt quả tang nam kỹ thuật viên Nguyễn Lê Minh Đ. (SN 1986, quê
Quảng Ngãi, tạm trú quận Tân Phú) đang thực hiện hành vi kích dục bằng
miệng cho khách là Nguyễn Hoàng M. (SN 1987, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Qua lời khai của những người liên quan thì
từ lâu Spa H.S là một tụ điểm hoạt động mại dâm đồng tính khá nổi tiếng ở
TP. HCM. Hầu hết, khách đến spa này chủ yếu là dân đồng tính nam có nhu
cầu tìm bạn tình để thỏa mãn dục vọng.
Khi khách có nhu cầu, đội ngũ kỹ thuật viên
hầu hết là những gã trai trẻ sẵn sàng phục vụ, giá mỗi lần từ 200.000 –
500.000 đồng, mỗi kỹ thuật viên phục vụ 1 – 2 khách/ngày. Qua sàng lọc,
cơ quan chức năng đã đưa 15 người về trụ sở công an làm việc.
Cùng thời điểm kiểm tra Spa H.S, một tổ công
tác liên ngành đã ập vào 2 khách sạn V.A (phường 11, quận 5) và khách
sạn Q.N (phường 15, quận 5) bắt quả tang 9 cặp nam – nữ và đồng tính
đang thực hiện hành vi mua bán dâm. Trong số đó có 2 cặp là nữ mua dâm
nam, 4 cặp là nam mua dâm nữ và 3 cặp là nam đồng tính mua dâm nam.
Cơ quan chức năng xác định, giá mua bán dâm
của các cặp trên là từ 200 – 500 ngàn đồng/lần. Trường hợp gây chú ý là
hai quý bà trên dưới 40 tuổi đã bị bắt quả tang khi đang mây mưa với 2
gã trai trẻ chỉ mới 17 và 23 tuổi. Sau mỗi lần “lái máy bay” các “phi
công trẻ” sẽ được trả 300 ngàn đồng/lần.
“Với chị, một mình em “lái” không nổi đâu…”
Để hiểu sâu hơn về những “quý bà” đang khát
tình, phóng viên quyết định “liều mình” trong vai “phi công” trẻ. Chỉ ít
phút truy cập vào những trang web của “chợ tình online” thì tôi cũng có
được một “mối” đi. Sau khi trao đổi số điện thoại thì chốt điểm hẹn tại
công viên Lê Thị Riêng (đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình).
Tối hôm đó, tôi mặc quần Jeans, áo thun bó
sát người đi giày thể thao cầm theo chiếc mũ bảo hiểm tới công viên để
chuẩn bị cho “cuộc chơi” thực tế. Đứng chưa được bao lâu một phụ nữ trạc
khoảng 45 tuổi, người to bè, tròn trịa đi chiếc xe SH tấp lại.
Sau vài giây ngó trước ngó sau, người đàn bà to như ông hộ pháp lên tiếng giọng như con buôn chuyên nghiệp: “Em là Men đúng không? Chị là H. lúc chiều nói chuyện với em trên mạng và vừa gọi điện cho em đó. Em có nhận ra chị không?”. Nhận ra “người mua”, tôi khẽ gật đầu: “Vâng, đúng rồi. Bây giờ mình đi đáp bãi nào chị?”. Vội vã nổ máy, người đàn bà này ra hiệu cho tôi đi theo.
Qua những trường hợp bắt quả tang, cơ quan
chức năng đã phát hiện những đôi mua bán dâm khá “đặc biệt”. Quý bà
ngoài 40 khát tình đã bỏ tiền mua dâm một đối tượng là con nghiện nặng.
Hiện nay, đối tượng mua bán dâm cũng rất đa
dạng, từ trai tân cho tới những ông chồng vợ con đề huề nhưng “chán cơm
thèm phở”. Thậm chí, nhiều phi công trẻ còn tình nguyện giao dịch với
các quý bà dày dặn kinh nghiệm tình trường và đang trong độ tuổi hồi
xuân, thừa tiền nhưng thiếu tình.
Theo chân, người khách dẫn tôi đến khách sạn
X.H trên đường Ba Tháng Hai (quận 10) và nhanh chóng đi vào thẳng căn
phòng đã được đặt trước. Tôi ngạc nhiên vì trong phòng lúc này ngoài tôi
còn có thêm một gã thanh niên nữa trần như nhộng, nằm trên giường.
Biết tôi đang thắc mắc chưa hiểu ra chuyện gì thì người đàn bà này liền trấn an: “Với
chị, một mình em “lái” không nổi đâu, vì nhu cầu của chị cao lắm. Mà
làm tay 3 mới hấp dẫn chứ cưng. Yên tâm đi, sẽ không làm cho cưng thất
vọng đâu”. Để cuộc vui được trọn vẹn, trước khi lâm trận “quý bà”
này lấy trong tủ lạnh mỗi người một lon bia Heineken ra hiệu uống cho
hết, có cồn để “tăng ga” cho cuộc chơi.
Hỏi han vài câu chuyện, quý bà này nhìn chằm chằm vào tôi rồi ra giọng nhẹ nhàng: “Cưng lần đầu chơi trò tay ba này đúng không? Cứ yên tâm, thấy thích thú lắm”. Nào, chúng ta bắt đầu thôi”.
Sau lời mời nhập cuộc, người phụ nữ này móc
trong túi xách đưa cho gã thanh niên mặt còn non choẹt kia “đồ chơi”
kích dục để bắt đầu cuộc hành lạc. Lúc này tôi biết màn tiếp theo sẽ như
thế nào nên thò tay vào túi bấm điện thoại nhá máy cho người bạn. Sau
đó khi bạn gọi điện lại, nhân cơ hội này tôi giả bộ xin ra ngoài cửa nói
chuyện rồi nhanh chân xuống tầng hầm dắt xe phóng về, chia tay người
phụ nữ đang hồi xuân cùng người bạn tình chỉ bằng tuổi con trai mình.
Trao đổi với chúng tôi về tệ nạn mua bán dâm
hiện nay, các cán bộ trong đoàn liên ngành cho biết người hành nghề mại
dâm nam thường tuổi từ 18 – 30, đa phần là dân lao động hoặc không có
nghề nghiệp ổn định. Họ bán dâm để kiếm sống và để thỏa mãn nhu cầu tình
dục bản thân. Đối tượng mua dâm là các quý bà hoặc người đồng tính nam.
Người hành nghề mại dâm nam mang tính chất
tự phát, không có sự chăn dắt hay bảo kê. Còn các quý bà mua dâm thường
là người ly hôn, chồng mất hoặc chồng đi làm ăn, công tác xa, do thiếu
thốn tình cảm nên tìm mối mua dâm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp
quý bà có chồng con nhưng không được thỏa mãn nhu cầu “chăn gối” nên
cũng đi săn tìm của lạ…
**************************
Sốc với hình ảnh thây ma vô hồn ở Haiti
Trong trí tưởng tượng của nhiều người, xác sống hay còn gọi là thây
ma di động là những xác chết hồi sinh, sống dậy từ những nấm mồ luôn là
nỗi khiếp đảm của nhiều người. Tưởng chừng đây chỉ là sản phẩm của trí
tưởng tượng tài ba của con người, nhưng trên thực tế, người ta vẫn
thường truyền tai nhau về những xác chết hồi sinh có thật từ nhiều thế
kỷ nay.
Hình ảnh gây sốc về xác sống di động
Xuất
hiện trên mạng xã hội Reddit ngày hôm qua, bức ảnh về một người đàn ông
trong trang phục rách rưới, đôi mắt đờ đẫn vô hồn và phần da đầu đỏ hỏn
đã bị tróc ra đã khiến các cư dân mạng không khỏi khiếp sợ. Tuy nhiên,
hình ảnh kinh hoàng đó cũng không ngăn nổi sự tò mò của họ.
Theo
thông tin được đăng tải ban đầu, đây là một người đàn ông đến từ Ấn Độ.
Và người này là một trong số những người dân không được hưởng chế độ y
tế ưu đãi nên mới dẫn tới bộ dạng thảm hại như vậy.
Người đàn ông trong bộ dạng thảm hại
Tuy
nhiên, những thông tin này đã được xác nhận là hoàn toàn sai lệch. Dựa
trên kết quả tìm kiếm, đây là một bức ảnh nằm trong tư liệu về thây ma
Haiti đã được đăng tải trước đó trên một diễn đàn về kiến thức.
Được
biết, thây ma Haiti chính là những nạn nhân của phép phù thủy Voodoo
nổi lên vào khoảng thế kỷ 18. Họ là những người đang sống bị biến thành
những cái xác vô hồn để trở thành nô lệ khổ sai không công cho những đồn
điền trang trại thời đó
**********************
Chùm ảnh về 24 bức hình dễ gây "hiểu lầm" cho người xem
*************************
Ghê rợn với người đàn ông ăn thịt người để trả thù cho vợ con,,,, nhìn kinh vãi
Trong một lần,
'Mad Dog' - tên thật của Ouandja Magloire – đã cắt một phần thịt ra khỏi
cơ thể của một người Hồi giáo bị sát hại nằm cháy trên đường tại thủ đô
của nước Cộng hòa Trung Phi và ăn ngấu nghiến. Hành động này đã bị một
nhiếp ảnh gia ghi lại được.
Một bức ảnh khác cho thấy anh ta liếm một con dao đẫm máu khi đang đứng trên một thi thể khác.
Người đàn ông có tên Mad Dog đã cắt một phần của cơ thể bị cháy để ăn.
"Mad Dog' liếm máu ra một con dao đã chém vào thi thể của một người đàn ông Hồi
giáo bị hành hình ở Bangui
Những hình ảnh
khủng khiếp này được ghi lại ở Bangui vào ngày Chủ nhật. Theo nguồn tin,
đây là người duy nhất tại Cộng hòa Trung Phi có hành vi ăn thịt người.
Theo BBC, cũng
trong đầu tháng, một bức ảnh kinh khủng được đăng tải lên ở Bangui cho
thấy Magloire đang ăn chân của một người Hồi giáo đã chết được phát hiện
trên một chiếc xe bus. Ghê rợn hơn, anh ta còn mua bánh mỳ và “kẹp
thịt”. Cảnh tượng này khiến không ít người phải nôn mửa và ghê tởm.
Ouandja Magloire đang ăn chân của một người Hồi giáo tại Cộng hòa Trung Phi
Magloire nói
rằng hành động của ông xuất phát từ việc vợ ông đang trong thời kỳ mang
thai đã bị những người Hồi giáo sát hại và đứa con nhỏ bị cắt đôi người.
Ông tuyên bố rằng người Hồi giáo phải chịu trách nhiệm về việc họ đã
gây ra cho ông.
Magloire nói rằng hành động của ông xuất phát từ việc đứa con nhỏ và vợ ông đang trong
thời kỳ mang thai đã bị người Hồi giáo sát hại.
*********************
Mơ Khách Đường Xa Khách Đường Xa - Ngực Em Trắng Quá Nhìn......... Muốn Ra -
**********************
33 lý do vì sao bạn không nên buồn nếu không có chó
Người yêu có thể không có, nhưng chó thì chắc chắn phải có một con. Bạn có thật sự chắc chắn về câu này không vậy?
********************
Gặp em này trong rừng ae xữ lí ra sao
********************
Ấn Độ: Cô gái 21 tuổi bị bắt cóc, hãm hiếp tập thể suốt 2 giờ
(Dân trí) - Dư luận thành phố Kolktata, bang Tây Bengal lại sục
sôi khi một cô gái 21 tuổi bị 5 kẻ “dâm tặc” bắt cóc và hãm hiếp tập thể
suốt 2 giờ cuối tuần qua, ít ngày sau khi một thiếu nữ 16 tuổi bị hãm
hiếp và thiêu sống.
Dư luận Ấn Độ thời gian qua liên tục sục sôi vì các vụ hãm hiếp
Theo tờ Thời báo Ấn Độ, vụ việc xảy ra vào tối ngày 19/1, khi
nạn nhân, làm việc tại một trung tâm thương mại phía Nam Kolkata, đang
trên đường đi làm về nhà tại khu vực Howrah. Cô gái 21 tuổi đã bị 5 kẻ
tấn công bắt cóc, đánh đập, hãm hiếp tập thể trước khi ném lại ven
đường.
Một trong số 5 nghi
phạm, tên Mohammad Hamid, 21 tuổi, đã bị bắt ngay trong tối ngày hôm
sau. Một sỹ quan cảnh sát của Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal, xác nhận
Hamid đã thú nhận tội trạng.
“Chúng tôi đã điều tra vụ việc và dự kiến sẽ sớm bắt được những kẻ còn lại trong thời gian tới”, vị sỹ quan này nói.
Trước đó, 5 kẻ nêu trên đã thay nhau hãm hiếp nạn nhân từ 22 giờ 45
phút tới 12 giờ 30 phút. Đến khoảng 1 giờ sáng ngày 21/1, trước lời van
nài của nạn nhân, một tên đã nói: “chúng tôi sẽ để cô đi”, và cười nhạo
vào mặt nạn nhân trước khi đẩy cô xuống đường.
Bị mất máu nhiều và hoảng loạn, người phụ nữ này đã đi bộ khoảng
3,5km trong suốt 4 giờ sau đó mới tới được nhà ga Howrah để nhờ người
giúp đỡ.
Người đứng đầu chính quyền thành phố Kolkata đã kêu gọi có biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với nhóm “dâm tặc” này.
“Tôi đã chỉ thị cho chính quyền bắt giữ bọn chúng ngay lập tức và có
những án phạt nghiêm khắc. Những kẻ này không thể được tha thứ”, bà
Mamata Banerjee nói. Đồng thời chính quyền cũng chịu trách nhiệm điều
trị cho nạn nhân và chuyển cô tới một bệnh viện tốt hơn.
Nạn nhân là nhân viên trông coi cửa hàng tại một chuỗi siêu thị bán
lẻ tại trung tâm thương mại Nam thành phố. Cô khai với cảnh sát và các
bác sỹ rằng khoảng 21 giờ ngày Chủ nhật cô rời chỗ làm về nhà .
Khi đang đứng đợi xe buýt tới Howrah thì thấy một nhóm đồng nghiệp đi
taxi tới một rạp xiếc nên đã leo lên đi cùng. Cô nói với họ rằng sau
khi họ xuống, cô sẽ đi tiếp tới ga Howrah.
Thế nhưng sau khi các bạn đã xuống, người lái xe taxi không chịu đưa
cô tới ga Howrah dù cô hứa trả thêm tiền. Lái xe nói rằng cô có thể dễ
dàng đón xe buýt tới đó. Do đó cô xuống xe. Và trong lúc đang đứng chờ
xe thì có một chiếc ô tô ghé lại. Những người trên xe nói cho cô đi nhờ.
Khi cô từ chối và bỏ đi, những người này đột nhiên lôi cô vào trong
xe và dùng một thứ vũ khí gì đó khống chế ép vào xe. Những kẻ này giật
lấy túi xách và điện thoại di động của cô. Sau đó, những kẻ này chở nạn
nhân đi lòng vòng tới một nơi lạ lẫm, vắng vẻ và thay nhau hãm hiếp.
Khi tỉnh lại, cô thấy mình đang ở trong chiếc xe trên, và những người kia
đang bàn tính xem nên làm gì với nạn nhân - thả đi hay giết để phi
tang. Thấy vậy cô cầu xin chúng tha cho mình. Cuối cùng chúng đẩy cô ra
khỏi xe, ném túi xách vào mặt cô rồi cười vang trong lúc phóng xe đi.
Đến 5 giờ sáng hôm sau, cô mới tới được nhà ga Howrah với thương tích
đầy mình. Tại đây cô gọi điện thoại cho dì và chỉ nói được một câu:
“Cháu sắp chết rồi. Tới cứu cháu với”.
Khoảng gần 7 giờ sáng, người nhà cô mới tới nhà ga trên, và thấy nạn
nhân đang run rẩy, hoảng loạn. Các bác sỹ sau đó đã khám và xác nhận nạn
nhân bị hãm hiếp.
Vụ việc trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi một thiếu nữ 16 tuổi cũng
tại bang này đã bị một nhóm 6 nam giới hãm hiếp tập thể 2 lần, trước khi
phóng hỏa thiêu sống nạn nhân khi nạn nhân đang được điều trị trong
viện.
Thanh Tùng
Theo Times of India
**********************
Lão nông không bằng cấp và vườn cây 7 quả “độc nhất” Hà Nội
(Dân trí) - Một lão nông không bằng cấp, không qua trường lớp
đào tạo nhưng đã ghép thành công loại cây 5 quả, 7 quả chín đúng vào dịp
Tết Nguyên đán cho thu nhập nửa tỉ đồng mỗi năm.
Đó chính là ông
Lê Đức Giáp, thôn Bãi, xã Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội), người được dân
làng mệnh danh là “vua cây cảnh” ở nơi đây.
“Chân lấm tay bùn” sáng tạo
Ở tuổi 61, chân tay
đã yếu dần nhưng ông Giáp vẫn miệt mài, tỉ mẩn, vẫn khao khát sáng tạo
bên vườn cây nhỏ của mình. Ông kể, ông đến với nghề cây cảnh cũng là một
cái duyên nợ, ngay từ nhỏ đã gắn bó với nghề làm pháo truyền thống của
gia đình. Tuy nhiên
sau khi bị nhà nước cấm sản xuất, năm 2001 ông long đong đi làm thuê, chợ búa, buôn hoa quả rồi dừng lại nghiệp trồng cây cảnh. Thời
gian
đó vô cùng khó khăn, ông phải vay mượn khắp nơi mới được hơn 30 triệu
đồng để xây dựng vườn cam cảnh. Dần dần, vườn cam cảnh của ông trở nên
đẹp nhất xã cho thu nhập ổn định, nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm
nhưng họ chỉ cho rằng ông ăn may nên mới có vườn cam đẹp như vậy.
Ông Giáp bên vườn cây 5 quả, 7 quả của mình
Xuất phát từ suy nghĩ:
“Năm nào người dân cũng mua đào, quất về chơi Tết mãi rồi cũng chán, tôi
muốn tạo ra một cây nhiều loại quả vừa độc đáo lại vừa đem lại không
khí ấm áp trong
gia đình ngày Tết”. Thêm vào đó, ông muốn chứng minh với những người
cho rằng mình ăn may thấy người nông dân dù chân lấm tay bùn nhưng phải
có kĩ thuật và sáng tạo mới thành công được.
Năm 2008, ông Giáp bắt
đầu nhân giống cây ngũ quả đầu tiên, ban đầu ông chỉ ghép cam, chanh và
phật thủ vào gốc cây bưởi chua. Tuy nhiên, ông ghép 3 loại quả này cùng
vào thời điểm bưởi ra hoa, đến Tết cây lộn xộn quả chín, quả xanh, quả
non nên thất bại thậm chí lỗ hết vốn.
Không nản lòng, năm
2009, ông tiếp tục mua hạt bưởi nhân giống lại. Khi bưởi ươm được 1,5
tháng cao khoảng 30 – 40cm thì đem ra vườn trồng rồi bón phân thúc cây
phát triển. Trước Tết khoảng 7 tháng làm cho cây trụi để cây ra hoa
nhanh. Theo đó, bởi ghép vào tháng 5; tháng 7, tháng 8 thì ghép cam,
quýt, chanh; tháng 9 ghép phật thủ.
Cận cảnh 1 cây 5 quả trong vườn
Ông Giáp cho hay, sở dĩ
ông chọn bưởi chua làm gốc chính bởi gốc bưởi có bộ rễ khỏe, chịu được
ngập úng tốt. Chọn quả ghép cũng cần chọn các loại quả thuộc họ có múi
gần giống với bưởi như cam quýt, chanh, quất…vì chúng có chung thành
phần dinh dưỡng nên dễ sống. Việc chăm sóc cây ghép quả cũng khá cầu kỳ,
phải thường tưới nước, bón phân, phun thuốc trừ sâu để cây không bị sâu
đục thân. Trước tết một tháng thì bắt đầu tháo các mối ghép trên cây và
tưới nước để cây có nhiều chồi vào dịp Tết.
Ông kể: “Năm 2009 thành
công, tôi mừng quá vì cuối cùng cũng thành hiện thực chứ không chỉ sự
ảo tưởng, viển vông như mọi người nói”. Tuy nhiên, ban đầu không ai hỏi
mua cây ngũ quả vì chúng quá lạ và mới. Thấy vậy ông Giáp cho làng mượn
để trưng Tết cho tiệc chung của cả làng Cao Viên. Nhiều du khách về làng
chơi hội thấy đẹp quá đã đặt hàng năm sau mua. Nhân giống thành công,
năm 2011, 2012 ông bán được lần lượt 60, 70 cây ngũ quả thu lãi hàng
trăm triệu đồng.
Thấy mô hình hiệu quả,
đầu 2013, ông Giáp đã mở rộng vườn ra 15.000 m2 trồng cả cam cảnh, phật
thủ và cây ngũ quả. Đầu năm ông trồng gần 130 gốc nhưng do sương muối,
ngập úng nên chỉ giữ được gần 100 cây. Đặc biệt, do nhu cầu của khách,
năm nay ông Giáp đã thí điểm ghép 5 gốc cây 7 quả và đã thành công. Theo
đó cây 7 quả gồm: cam thường, cam V2 Malaysia, phật thủ, bưởi diễn,
bòng, quất, quýt.
“Sang năm 2014 tôi sẽ
nghiên cứu cho ra loại cây 9 quả đặc biệt chiết ghép thêm cam Nghệ An và
chanh đào vì đã có khách đặt trước rồi”, lão nông quả quyết.
Vườn cây 5 quả, 7 quả “độc nhất” Hà Nội vào vụ Tết
Những ngày giáp Tết,
vườn cây “độc nhất” của ông Giáp tấp nập người ra vào mua bán từ sáng
sớm cho tới khuya. Nhiều du khách cũng tìm đến tham quan, tìm hiểu về
vườn cây.
Vừa tiếp khách hàng,
ông Giáp hớn hở: “Cả vườn có 100 cây thì nay đã bán được tầm 60 – 70 cây
rồi, số còn lại bán đến 25 Tết cũng hết”.
Con trai ông Giáp tất bật chở cây cho khách
Nói rồi ông Giáp nhẩm
tính, tính riêng thu nhập từ cây 5 quả, 7 quả mỗi năm gia đình ông thu
khoảng 400 – 500 triệu đồng , đó là chưa kể nguồn thu từ cam cảnh và
phật thủ. Năm nay, cây 7 quả ông bán được 10 triệu đồng là cao nhất, giá
trung bình mỗi cây cũng ở vào 5 – 7 triệu đồng. Khách hàng chủ yếu là ở
Hà Nội, Phú Thọ, Hải Bình, Hưng Yên về đây mua. Khách Sài Gòn năm nay
tăng đáng kể, cá biệt có một khách ở Campuchia đã về tận vườn để mua cây
ngũ quả.
Theo ông Giáp, năm sau
ông sẽ mở rộng quy mô lên trồng 200 cây để phục vụ cho đủ thị trường Tết
đồng thời cho người con trai cả sang Hòa Bình trồng cây ngũ quả và
hướng dẫn bà con bên đó.
Ông bảo, năm tới phải
đi học hỏi kinh nghiệm thêm về cách tạo dáng, tạo thế cho hợp phong
thủy, đáp ứng nhu cầu của thị trường vì có nhiều khách hàng về thăm vườn
thích lắm nhưng lại chê không hợp với phong thủy nhà họ nên không mua.
“Cũng vì không được học
hành cẩn thận nên vườn cây vẫn còn nhiều hạn chế việc tạo dáng cây còn
xấu, chiết ghép hỏng. Năm tới tôi sẽ cùng nhiều bà con ở đây tiếp tục
sáng tạo hơn nữa để xây dựng cây 5 quả, 7 quả trở thành một thương hiệu
lớn tương tự như đào, quất cho ngày Tết của người Việt”, ông Giáp miệt
mài nói về các dự định trong tương lai khi đã ở cái tuổi 61 của cuộc
đời.
Hướng Dương
*************************
Ooo Jeee!!! ngủ tỉnh xem Euro
*******************