Tin nóng trong ngày
Trang Lá cải ngày 28 -01 -2023.
Hành trình gần 5.000km truy bắt nghi phạm 'vượt ngục', trốn truy nã 33 năm
Thực hiện cao điểm truy bắt tội phạm trốn truy nã của Bộ Công an, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự (C02) giao phòng truy nã, truy tìm, xác lập chuyên án truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt Trương Công Chức (54 tuổi, quê tỉnh Thừa Thiên Huế).
Giết người, 'vượt ngục'
Theo hồ sơ vụ án, Trương Công Chức là quân nhân phục vụ trong quân đội sau đó ra quân và phạm tội giết người. Chức sau đó bị TAND tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) tuyên phạt 6 năm tù giam.
Trong thời gian chấp hành án phạt tù, ngày 4-10-1990 Chức đã trốn khỏi nơi giam giữ và bị truy nã về tội trốn trại.
Từ đó, Chức biến mất không một dấu vết. Cảnh sát sau đó truy tìm ông ta gắt gao nhưng không có kết quả.
Tháng 9-2022, Phòng truy nã, truy tìm (Cục Cảnh sát hình sự) đã xác lập chuyên án truy tìm bị can Chức.
Nhận nhiệm vụ khi chỉ có thông tin duy nhất là tờ lệnh truy nã và tấm ảnh đen trắng phai màu, nhóm trinh sát gồm trung tá Phạm Ngọc Viết, trung tá Hoàng Hoài Nam bắt đầu hành trình "lần theo từng dấu vết nhỏ nhất".
"Quá trình nghiên cứu, xác minh, chúng tôi nhận định bị can Chức là một người rất tinh quái, đã thay tên đổi họ, tạo lập một vỏ bọc mới để trốn tránh sự truy lùng của cảnh sát", trung tá Viết đánh giá.
Cuối năm 2022, trung tá Viết cùng trung tá Nam lái ô tô xuất phát từ Hà Nội, đi dọc các tỉnh miền Trung với hy vọng tìm ra những manh mối đầu tiên về hành tung của Trương Công Chức.
Các trinh sát đã đi rà soát hàng trăm địa điểm từ miền Bắc đến miền Trung, gặp hàng trăm người thân, bạn bè của Chức để tìm manh mối, nhưng không ai biết ông ta đang ở đâu, làm gì.
Không bỏ cuộc, nhóm trinh sát tiếp tục lần theo các đầu mối, nắm bắt thông tin từ quần chúng nhân dân. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác nắm được thông tin Chức đang lẩn trốn ở thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Trinh sát Viết cùng đồng đội ngay lập tức chạy xe xuyên đêm vào Đà Lạt, phối hợp với công an địa phương khoanh vùng truy vết.
Mọi nỗ lực đã mang lại kết quả, khi trinh sát chắp vá các dữ liệu, dựng lên được hành trình bỏ trốn của Chức. Theo đó sau khi vượt ngục, Chức ở TP.HCM khoảng 3 tháng, sau đó ngược ra Quảng Trị, rồi cuối cùng "mai danh ẩn tích" ở Đà Lạt.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày "ăn gió nằm sương", lái xe băng rừng, lội suối hàng trăm km, nhóm trinh sát vẫn chưa tìm ra tung tích của bị can Chức.
"Có những ngày cao điểm chúng tôi thay nhau lái xe chạy khoảng 600km. Nhiều ngày, phải ăn mì gói sống, uống nước lọc để lần theo tung tích bị can.
Có lẽ danh dự và trách nhiệm là động lực để chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, quyết tâm bắt bằng được bị can Chức", trung tá Viết chia sẻ.
Vượt gần 5000km truy lùng bị can trốn truy nã
Sau nhiều ngày tháng truy lùng gắt gao, nhóm trinh sát nhận được nguồn tin quý giá, nhiều khả năng sau khi vượt ngục, Chức đã sử dụng giấy tờ quân nhân của một người khác "hô biến" thành hồ sơ nhân thân của mình.
Đáng chú ý, để tạo vỏ bọc ngụy trang hoàn hảo, khi đến nơi ở mới, Chức lấy tên là Lê Danh mua một bộ quần áo quân nhân giả để mặc.
"Thời gian sống ở Đà Lạt, Chức lấy vợ và sinh hai người con. Người đàn ông này đăng ký thường trú một nơi, nhưng lại sống ở một khu vực khác.
Chức sống khép kín, ít giao du với người dân bản địa. Ông ta làm nghề trồng hoa để sinh sống qua ngày", trinh sát Viết cho biết.
Từ thông tin quý giá này, các trinh sát đã tìm ra địa điểm Chức đang ẩn náu và tổ chức "quăng lưới" vây bắt.
Để tránh "rút dây động rừng", ba tổ công tác đã mai phục xung quanh căn nhà của Chức nằm sâu trong tiểu khu 40 của thành phố Đà Lạt nắm bắt tình hình.
Quá trình trinh sát, tổ công tác nhận thấy Chức có biểu hiện không bình thường về sức khỏe, từng bị tai biến.
Nhận thấy an toàn, một mũi trinh sát cùng công an địa phương đã đi vào nhà, nhẹ nhàng thuyết phục, mời Chức lên phường làm việc.
Tại trụ sở công an phường, Chức quanh co, giả vờ nói không rõ chữ vì vừa bị tai biến, một mực phủ nhận mình là Trương Công Chức.
Trước tình hình này, nhóm trinh sát đã sử dùng các "phép thử", gọi vợ con của Chức lên để "đánh đòn tâm lý". Bằng các chứng cứ không thể chối cãi, Chức đã phải cúi đầu nhận tội.
"Chức vừa trải qua cuộc tai biến, giọng nói cũng biến dạng. Tuy vậy, ông ta rất bình tĩnh, né tránh toàn bộ các câu hỏi mang tính lộ thân phận, lợi dụng việc bị tai biến để chối tội", trung tá Viết nói và đánh giá "bị can Chức là tội phạm thông minh, cực kỳ điềm tĩnh, ngoan cố".
Sau nhiều "đêm trắng" vượt núi băng rừng, "lật tung" từng ngõ ngách, chuyên án đã khép lại thành công, trung tá Viết cùng đồng đội phấn khởi lái xe trở về Hà Nội.
Mở định vị trên chiếc điện thoại, trung tá Viết "giật mình" vì hành trình khoảng một tháng truy bắt bị can Chức, anh cùng đồng đội đã đi qua 19 thành phố, 124 địa điểm với tổng số 4.882km.
************
Nghi án chồng đâm vợ rồi tự sát chiều tối mùng 5 Tết
Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra nguyên nhân vụ chồng đâm vợ trọng thương rồi tự sát, xảy ra vào chiều tối mùng 5 Tết.
Ngày 27-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra nguyên nhân vụ chồng đâm vợ trọng thương rồi tự sát, xảy ra vào chiều tối mùng 5 Tết.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h30 chiều 26-1, anh Trịnh Minh Biền (34 tuổi, ngụ thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đến nhà vợ là chị Phạm Thị Kiều T. (31 tuổi, ngụ phường 10, TP Mỹ Tho) để "nói chuyện" và giải quyết mâu thuẫn chuyện tình cảm vợ chồng.
Tại đây, Biền lấy một con dao để sẵn trong cốp xe rượt đuổi chị T.. Khi đến đường Nguyễn Quân ở khu phố 3, phường 10, TP Mỹ Tho, Biền dùng dao đâm, chém gây thương tích cho chị T..
Sau đó, Biền chạy vào trong hẻm dùng dao đâm nhiều nhát vào người và cắt cổ tự sát.
Cả hai được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng Biền đã tử vong trước khi vào bệnh viện. Riêng chị T. được cấp cứu kịp thời, hiện tình trạng sức khỏe cơ bản đã ổn định.
Tiến hành khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra thu giữ một con dao dính máu dài hơn 30cm.
Theo kết quả khám nghiệm tử thi, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Biền là do mất máu cấp. Hiện cơ quan điều tra đã bàn giao thi thể Biền cho gia đình lo hậu sự.
Bước đầu cơ quan công an nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do mâu thuẫn trong tình cảm vợ chồng giữa chị T. và anh Biền.
************
Bắt giữ, đánh đập con nợ rồi bỏ trốn
Ngày 28/1, Công an quận Cẩm Lệ (Công an Đà Nẵng) cho biết, đã bắt giữ, di lý Ngô Minh Tú (41 tuổi, trú huyện Đại Lộc, Quảng Nam) về Đà Nẵng để xử lý theo quy định pháp luật.
Ngô Minh Tú là bị can bị truy nã nguy hiểm về tội bắt giữ người trái pháp luật.
Theo điều tra, Lê Ngọc Duy (29 tuổi, trú quận Ngũ Hành Sơn) có mượn của Tú 70 triệu đồng nhưng chưa trả.
Đến ngày 7/1/2022, Duy đang ngồi tại một quán cà phê trên địa bàn phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ) thì bị Tú cùng 4 người khác đến uy hiếp.
Lúc này, nhóm của Tú đánh đập, rồi khống chế, cưỡng ép Duy lên xe ô tô của nhóm để đưa về huyện Hòa Vang.
Trên đường đi, do bị đánh chảy máu, Duy liên tục kêu cứu nên được cả nhóm thả xuống Trung tâm y tế huyện Hòa Vang để tự đi cấp cứu và gọi người nhà chở về. Duy được xác định thương tích 7%.
Sau khi gây án, Tú bỏ trốn vào Đồng Nai và bị công an phát lệnh truy nã.
Đến ngày 26/1, Tú đã tự giác ra cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam tự thú và được Công an quận Cẩm Lệ tiếp nhận, di lý về Đà Nẵng để phục vụ điều tra, làm rõ vụ việc.
*********
Triệt phá sới bạc ở Hà Nội, thu giữ hàng trăm triệu đồng
Ngày 28/1, Công an huyện Phúc Thọ, Hà Nội, đang tạm giữ hình sự 18 người để điều tra về hành vi "đánh bạc", đồng thời đang mở rộng vụ án để xử lý các đối tượng tổ chức đánh bạc.
Theo cơ quan chức năng, qua công tác nắm tình hình, cảnh sát địa phương phát hiện một sới bạc trên địa bàn, hoạt động với quy mô lớn, tại một xưởng cơ khí ở xã Thượng Cốc.
Chiều 23/1, tức mùng 2 Tết Nguyên đán, khoảng 40 cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Phúc Thọ đột kích vào sới bạc, bắt quả tang 32 người đang tham gia cá cược bằng hình thức xóc đĩa.
Tại hiện trường, cảnh sát thu giữ một bộ bát đĩa, 4 quân vị, một thảm nỉ, 190 triệu đồng... trên chiếu bạc. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn thu hơn 200 triệu đồng trong người những "con bạc".
Công an huyện Phúc Thọ đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang.
Cuộc đào thoát ngoạn mục khỏi nhà tù kiên cố bậc nhất nước Mỹ
Kẻ cầm đầu nhóm vượt ngục là tên tội phạm dày dặn kinh nghiệm Frank Morris. Frank từng vào tù nhiều lần vì tội cướp có vũ trang và buôn bán ma túy. Vào thời điểm bỏ trốn, Frank đang thụ án 10 năm tù vì tội cướp ngân hàng.
Đồng bọn của Frank là 2 anh em John và Clarence Anglin. Họ đều bị kết án 35 năm tù vì tội cướp ngân hàng ở Columbia. Sau nhiều lần cố gắng trốn khỏi nhà tù Atlanta Penitentiary, cặp đôi được chuyển đến Alcatraz vào năm 1960.
Allen West là thành viên cuối cùng của nhóm. Allen đã bị bắt hơn 20 lần trước khi vào tù vì tội trộm xe vào năm 1955. Bị chuyển từ Nhà tù Atlanta đến Nhà tù Bang Florida, Allen đã vượt ngục không thành công và bị đưa đến Alcatraz vào năm 1957.
Vào thời điểm bị giam giữ ở Alcatraz, 4 tù nhân đã biết rõ về nhau vì đã từng gặp tại các nhà tù trước đó. Sau khi tất cả được đưa vào các phòng giam liền kề, cả 4 đã ấp ủ một kế hoạch vượt ngục.
Kế hoạch chỉn chu
Dưới sự chỉ đạo của Frank, các tù nhân lên kế hoạch đào hầm xuyên qua các bức tường phòng giam, đóng một chiếc bè và thoát khỏi hòn đảo bằng đường biển.
Sau khi thu thập các lưỡi cưa bỏ đi từ các phân xưởng trong tù và thìa kim loại từ phòng ăn, các tù nhân chế tạo một chiếc máy khoan từ động cơ máy hút bụi. Họ bắt đầu khoan các lỗ xung quanh ống thông gió dưới bồn rửa trong các phòng giam và sử dụng các tấm bìa cứng sơn màu để che lại.
Để che giấu tiếng ồn khi khoan, Frank thường chơi đàn phong cầm vào giờ giải trí, mỗi ngày tù nhân có một giờ tự do để thưởng thức âm nhạc.
Khi các lỗ đủ lớn để người chui qua, nhóm tù nhân đã lập một xưởng tạm thời ở tầng cao nhất còn trống trong khu phòng giam. Tại đây, họ chế tạo bè và áo phao cứu sinh bằng cách khâu những chiếc áo mưa ăn trộm được và gắn kín đường may bằng cách nấu chảy cao su trên các đường ống.
Để che đậy sự vắng mặt của mình, nhóm tù nhân đã khéo léo làm giả những chiếc đầu người từ xà phòng, rác, giấy vệ sinh và kem đánh răng. Họ thu thập tóc từ sàn của tiệm hớt tóc trong tù để những chiếc đầu trông giống như thật. Những chiếc đầu giả được đặt trên gối của tù nhân trong khi quần áo và khăn tắm được nhét dưới chăn mô phỏng hình dạng cơ thể của họ.
Bất kỳ lính canh nào nhìn vào cũng tưởng nhóm tù nhân đang ngủ say, trong khi thực tế họ đang ở trên tầng cao nhất để đóng một chiếc bè cao su và làm mái chèo từ những mảnh gỗ vụn và đinh vít ăn trộm.
Cuộc vượt ngục nghẹt thở
Cuối cùng, vào đêm 11/6/1962, chiếc bè đã sẵn sàng và đã đến lúc bắt đầu kế hoạch. Hy vọng trốn thoát của Allen nhanh chóng tan thành mây khói khi xi măng mà anh ta dùng để gia cố bê tông xung quanh ống thông gió đã cứng lại, khiến anh ta không thể chui qua chiếc lỗ đã khoan từ phòng giam của mình.
Trong khi đó, Frank và hai anh em nhà Anglin đã trốn thoát bằng một đường thông gió lên mái nhà của nhà tù. Cuộc tẩu thoát tưởng như thất bại khi cả nhóm gây ra một tiếng động lớn từ đường ống, nhưng các cai ngục đã sơ suất bỏ qua âm thanh này.
3 tù nhân tụt xuống đất qua đường ống nhà bếp, trèo qua 2 hàng rào dây thép gai. Khi chạy đến bờ biển ở phía đông bắc của hòn đảo, 3 tù nhân bơm phồng chiếc bè bằng cách sử dụng một chiếc đàn phong cầm tái chế.
Vào khoảng 10h đêm, 3 tù nhân lên chiếc bè đi về hướng đảo Angel.
Chiến dịch tìm kiếm khổng lồ
Cho đến sáng hôm sau, các cai ngục mới phát hiện ra 3 tù nhân đã biến mất. Một chiến dịch tìm kiếm trên diện rộng đã được triển khai trên cả đường bộ, đường không và đường biển xung quanh đảo Alcatraz và xa hơn trong vòng 10 ngày.
Ngày 14/6, cảnh sát biển báo cáo đã tìm thấy một mái chèo ngoài khơi bờ biển phía nam của đảo Angel. Đồng thời một nhóm công nhân cũng tìm thấy một chiếc ví có chứa thông tin của anh em nhà Anglin.
6 ngày sau, cao su vụn được cho là từ chiếc bè của nhóm tù nhân dạt vào bờ biển gần cầu Cổng Vàng. Ngày hôm sau, một chiếc áo phao bị xì hơi đã được vớt lên ở không xa đảo Alcatraz.
Những vật dụng thu được khiến FBI nhanh chóng kết luận 3 tù nhân đã chết đuối trong khi đào thoát, mặc dù không tìm thấy thi thể nào.
Tuy nhiên, ngay từ Giáng sinh năm 1962, mẹ của 2 anh em vượt ngục đã nhận được một bó hoa được gửi ẩn danh cho bà. Những bó hoa này được gửi hàng năm cho đến tận khi bà qua đời vào năm 1973. Trong đám tang của bà, có 2 người đàn ông cao lớn, trang điểm đậm tới dự. Các thành viên trong gia đình tin rằng họ chính là John và Clarence Anglin cải trang.
Năm 1989, 2 người phụ nữ nói rằng họ đã nhìn thấy Clarence Anglin và Frank Morris tại một trang trại gần Marianna ở Florida, mặc dù sau đó không tìm thấy dấu vết nào của họ.
Cuối cùng, vào năm 2018, FBI xác nhận rằng họ đã nhận được một lá thư được cho là do John Anglin viết. Trong thư, Anglin tiết lộ rằng cả Morris và anh trai Clarence đều đã chết. John nói rằng anh ta sẽ tự nộp mình cho cảnh sát để đổi lấy sự chữa trị y tế.
FBI không thể xác nhận tính xác thực của bức thư và sau đó, họ không còn nhận được tin tức gì nữa.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, số phận của Frank Morris và 2 anh em nhà Anglin sau cuộc vượt ngục khó tin khỏi nhà tù Alcatraz huyền thoại vẫn còn là điều bí ẩn.
**********
Nam California nắng ấm, nhưng cuối tuần có thể mưa và tuyết
LOS ANGELES, California (NV) – Những cơn gió Santa Ana dữ dội đang từ từ di chuyển ra khỏi Nam California, nhường chỗ cho một cuối tuần đầy nắng ấm dễ chịu. Tuy nhiên, có thể mưa và tuyết sẽ quay trở lại vào Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng, theo đài KABC.
Các quận hạt Orange và Los Angeles vào Thứ Sáu có nắng ôn hòa với nhiệt độ cao là 69 độ F (20 độ C). Nhiệt độ vào ban đêm sẽ giảm xuống 42 độ F (6 độ C).
Vào Chủ Nhật, nhiệt độ sẽ giảm xuống ở mức giữa 50 độ và có thể có mưa rào nhẹ vào ban ngày.
Vùng thung lũng và Inland Empire sẽ có thời tiết tương tự, với nhiệt độ ban ngày lên tới 70 độ, giảm xuống 42 độ vào ban đêm. Mưa phùn cũng được dự báo vào Chủ Nhật.
Các bãi biển có nắng chiều vào Thứ Sáu. Mức cao nhất là 65 độ vào buổi chiều, giảm xuống 46 độ vào ban đêm.
Khu vực đồi núi vào Thứ Sáu và Thứ Bảy sẽ quang đãng và có nắng nhưng vào Chủ Nhật, dự báo 40% có thể có tuyết rơi nhẹ. Nhiệt độ sẽ đạt mức cao nhất là 50 độ và thấp nhất là 23 độ.
Vùng sa mạc, hôm Thứ Sáu, sẽ có nhiều nắng vào buổi chiều, với nhiệt độ cao nhất là 61. Vào ban đêm, nhiệt độ sẽ giảm xuống tới mức 30 độ. (ĐG) [qd]
***********
"Kỹ nữ vạn người mê" khiến hoàng đế đào hầm bí mật đến lầu xanh tìm gặp
Theo như vẻ đẹp của Lý Sư Sư khiến hoàng đế Tống Huy Tông si mê và phái người đào một đường hầm, thông từ hoàng cung đến lầu xanh để ngày đêm hẹn hò cùng mỹ nhân. Không chỉ có nhan sắc xuất chúng, kỹ nữ này còn tinh thông cầm, kỳ, thi, họa khiến cho vô số vương tôn, công tử say đắm. Lý Sư Sư được biết đến là một kỹ nữ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Trong "Thủy hử", nàng là người góp công lớn giúp nghĩa quân Lương Sơn được triều đình chiêu an.
Nàng kỹ nữ khiến hoàng đế đắm đuối
Theo sử sách, Tống Huy Tông vốn tên là Triệu Cát, trời sinh tính tình lỗ mãng, không thích triều chính, chỉ thích tìm hiểu chuyên sâu về văn hóa nghệ thuật. Ông cũng được coi một tài tử phong lưu và một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và nhạc công xuất sắc. Đặc biệt, Tống Huy Thông vô cùng si mê nữ sắc.
Tống Huy Tông là ông vua ham mê nghệ thuật và nữ sắc.
Trong hậu cung của Tống Huy Tông, người đẹp nhiều vô kể. Lần đầu thành hôn vào năm 17 tuổi, Tống Huy Tông có tổng cộng 143 tần, phi, nữ quan có hơn 504 người. Sau khi thoái vị, ông đã cho xuất cung hơn 6000 nữ nhân. Theo đó, tình sử của hoàng đế Tống Huy Tông còn được nhắc đến với cuộc tình với đại danh kỹ Lý Sư Sư.
Mặc dù, vị hoàng đế này sở hữu cả ngàn mỹ nhân trong cung điện nhưng vẫn thích tìm kiếm của lạ. Nghe danh Lý Sư Sư nổi tiếng là đệ nhất kỹ nữ kinh thành, xinh đẹp như tiên lại có tài đàn hát, Tống Huy Tông liền lấy cớ ra cung, tìm đến lầu xanh để gặp nàng. Lần đầu gặp hoàng đế, Sư Sư diện bộ trang phục giản dị, không trang điểm cầu kỳ phấn son nhưng nàng xinh tươi như đóa hoa sen vừa cất mình khỏi mặt nước, thần thái lạnh lùng, kiêu sa khiến vị vua này ngẩn ngơ.
Vẻ đẹp kiêu sa của Lý Sư Sư (An Dĩ Hiên) khiến hoàng đế mê đắm.
Chi tiết này được An Dĩ Hiên thể hiện thành công trong tác phẩm "Tân thuỷ hử". Khi đó, Sư Sư (An Dĩ Hiên) chỉ mặc một tấm áo bằng lụa trắng mỏng, nhẹ nhàng lướt năm đầu ngón tay dạo khúc “Bình sa lạc nhạn”. Tống Huy Tông (Dương Tử) vừa thưởng thức tiếng đàn vừa ngắm Sư Sư dưới ánh nến, chỉ thấy đôi mày của nàng tựa dãy núi xa xa, đôi mắt long lanh tựa mặt nước mùa thu, kiêu sa mà quyến rũ, xinh đẹp mà quý phái, tiếng đàn thì thánh thót dịu êm thoáng pha chút buồn man mác.
Sự kiêu ngạo của Lý Sư Sư không làm Huy Tông chán ghét mà ngược lại còn khiến ông vua nghệ sỹ rất tò mò. Chính vì vậy, Tống Huy Tông sau này càng si mê Lý Sư Sư hơn. Sự thông minh, khéo léo của Sư Sư càng khiến Huy Tông chìm đắm trong mối tình vụng trộm với nàng kỹ nữ lừng danh đất kinh thành.
Tống Huy Tông sai người đào đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư để tìm gặp nàng.
Để thể hiện tình cảm của mình, Tống Huy Tông tặng cho Lý Sư Sư vô số vàng bạc, châu báu. Sau đó, ông còn âm thầm phong cho Lý Sư Sư làm quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để sống ở lầu xanh. Tiếp đó, để thuận cho việc gặp gỡ người đẹp, Huy Tông sai người đào một đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau để “tiện đường đi lại”.
Mỹ nữ chiêu an các anh hùng Lương Sơn Bạc
Phiên bản Lý Sư Sư trong sáng, thuần khiết của Hà Tình.
Những câu chuyện về Lý Sư Sư tuy không thấy trong chính sử nhưng trong dã sử hay các thoại bản dân gian thì có thể thấy rất đầy đủ và sinh động. Tùy vào mục đích của mình, các tác giả truyền kỳ đã thêm bớt và tạo ra rất nhiều kết cục cho nhân vật này.
Trong "Thủy hử", tác giả đã viết về quan hệ mật thiết giữa Lý Sư Sư với việc chiêu an các anh hùng Lương Sơn Bạc. Cụ thể, ở phiên bản năm 2011, Lý Sư Sư vướng vào mối tình với 3 người đàn ông: Tống Giang, Tống Huy Tông và Yến Thanh. Tuy nhận được sự sủng ái, chiều chuộng từ hoàng đế Tống Huy Tông nhưng Lý Sư Sư vẫn không chút lay động. Nàng chỉ đáp lại bằng tấm chân tình giản dị. Đối với Tống Giang, nàng cũng chỉ coi trọng và ngưỡng mộ như một vị anh hùng hảo hán. Còn trái tim của Lý Sư Sư chỉ thực sự có bóng dáng chàng lãng tử Yến Thanh.
Ngay cả Tống Giang cũng si mê nàng kỹ nữ Lý Sư Sư.
Lúc Tống Giang và nhiều người khác đến kinh thành vào dịp trung thu để mong chiêu an. Vừa đến kinh thành, nghe được tiếng tăm của Lý Sư Sư, Tống Giang cùng Yến Thanh liền tìm cách gặp gỡ danh phi không chính thống của hoàng đế.
Lần đầu gặp gỡ Yến Thanh, Lý Sư Sư đã biết chàng không phải là người tầm thường. Không chỉ sở hữu ngoại hình cao lớn, Yến Thanh còn gây ấn tượng với khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, môi đỏ, mày rậm và giỏi võ thuật. Đặc biệt, chàng còn có tài thổi tiêu, đàn hát, thân thủ như yến liệng. Vì vậy, dân thành Bắc Kinh đều gọi chàng là lãng tử Yến Thanh.
Chuyện tình Yến Thanh, Lý Sư Sư do Nghiêm Khoan và An Dĩ Hiên đảm nhiệm trong "Tân thủy hử" năm 2011 đã nhận được sự đánh giá cao hơn hẳn bản truyền hình năm 1998. Đỉnh cao là phân cảnh Yến Thanh thổi sáo rơi lệ, Lý Sư Sư ngồi sau xăm 2 chữ “Trung nghĩa” lên lưng chàng, được đông đảo khán giả khen ngợi.
Yến Thanh khôn khéo dùng tiếng sáo để gửi gắm tâm tư của mình đến Lý Sư Sư, khiến nàng kỹ nữ chốn lầu xanh, am hiểu sự đời nay hóa thành cô bé mộng mơ, thương thầm một đấng nam nhi anh tuấn. Lý Sư Sư là người rất thông minh, biết bản thân là kỹ nữ, tuy có nhiều người theo đuổi, ngay cả hoàng đế cũng vô cùng đắm đuối. Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể thay đổi được vận mệnh của nàng. Nếu một lòng trung thành với Tống Huy Tông, ắt sẽ có ngày nàng bị lạnh nhạt như bao phi tần chốn hậu cung khác.
Lý Sư Sư đem lòng thương mến với lãng tử Yến Thanh sau 2 lần gặp gỡ.
Điều nàng cần là muốn tìm một tri kỷ, bên nhau trọn đời. Vì thế, khi gặp được Yến Thanh, Lý Sư Sư như gặp được người tâm đầu ý hợp. Thế nhưng, vận mệnh của nàng kỹ nữ họ Lý lừng danh một thời cũng đột ngột thay đổi theo cuộc chiến tranh giữa Tống và Kim. Những ghi chép về số phận của Lý Sư Sư sau khi nhà Tống bị quân Kim tiêu diệt khá bất nhất. Có người nói nàng xuất gia làm ni cô, cũng có người bảo nàng “cao chạy xa bay” với Yến Thanh. Một số tài liệu lịch sử khác lại ghi chép rằng Lý Sư Sư thà tự sát để không biến mình thành nô lệ cho quân Kim.
************
Bắt cóc con đồng nghiệp, nhốt trong hầm tối vì... ghen tị
Sáng ngày 13/4/2013, vợ chồng Lưu Á Bình (đã đổi tên nhân vật) rời khỏi nhà đi làm như thường lệ. Khi ấy, con gái họ - bé Đơn Đơn (9 tuổi) vẫn đang say ngủ. Đến giờ nghỉ trưa, Á Bình gọi điện về hai lần nhưng không thấy con nghe máy. Nghĩ con lại đang ngủ trưa nên cô không để tâm nhiều mà tiếp tục làm việc.
Đến chiều, khi vợ chồng Á Bình tan làm về nhà, tìm kiếm khắp nơi mà vẫn không thấy con, liền vội vàng báo công an.
Tìm kiếm nghi phạm
Khi Đơn Đơn mất tích, trong nhà tivi vẫn đang bật phim hoạt hình mà cô bé yêu thích, các đồ đạc còn nguyên, không bị mất. Vì vậy, theo phán đoán ban đầu, kẻ bắt cóc có thể là người quen, vì chỉ người quen mới có thể dụ được cô bé mở cửa cho vào nhà.
Công an đã trích xuất camera ở khu vực xung quanh. Thông qua camera ở một nhà dân gần đó, phát hiện một người đàn ông khả nghi đeo khẩu trang và kính đen, lái xe máy điện đi qua phía nhà của cô bé vào khoảng 8h sáng.
Lưu Á Bình nhận ra ngay người này chính là đồng nghiệp của mình, tên Từ Địch.
Bình thường Từ Địch sẽ đến công ty vào lúc 7h hơn nhưng vào đúng hôm Đơn Đơn mất tích, hắn đã đi muộn, hơn 9h mới tới.
Đối mặt với công an, Từ Địch lúc thì nói rằng không hề biết chuyện này, lúc thì nói có đến nhà vợ chồng Lưu Á Bình nhưng Đơn Đơn không mở cửa. Có lúc hắn lại trả lời rằng có gặp cô bé và được cô bé nhờ đưa đến nhà bạn. Sau khi hắn chở cô bé dừng ở một con ngõ nhỏ thì không biết cô bé đi đâu.
Vì biểu hiện vòng vo không trung thực nên Từ Địch bị liệt vào nghi phạm bắt cóc.
16 bao đất lạ trong nhà nghi phạm
Khi công an đến nhà Từ Địch khám xét, phát hiện trong nhà có tận 16 bao đất lạ. Hắn ta giải thích rằng số đất này được dùng để xây nhà, nhưng kỳ lạ ở chỗ, đất rất ẩm, giống như mới được đào lên.
Công an tiếp tục tìm kiếm thì phát hiện dưới gầm giường có một cửa hầm nhỏ, xung quanh vẫn còn dấu vết của việc mới đào bới.
Trong hầm tối đen, khi công an vừa soi đèn vừa gọi tên Đơn Đơn thì bỗng nghe thấy một âm thanh yếu ớt vọng đến. Quả nhiên đó chính là tiếng gọi kêu cứu của cô bé.
Sau 54 tiếng mất tích, cuối cùng Đơn Đơn đã được giải cứu. May mắn là ngoài việc bị thương ngoài da thì cô bé không phải chịu bất kỳ tổn thương nào khác.
Lời thú tội bất ngờ
Vì sao Từ Địch lại bắt cóc bé Đơn Đơn? Khi không thể chối cãi được nữa, hắn ta khai rằng, vợ chồng Lưu Á Bình cùng làm công việc như hắn nhưng lương lại cao hơn, hơn nữa gia đình họ rất hạnh phúc, khiến cho một người mất bố từ nhỏ và phải bỏ học từ cấp hai như hắn vô cùng ghen tị.
Hắn lên kế hoạch bắt cóc từ hơn một tháng trước đó. Từ Địch bắt đầu đào hầm mỗi ngày. Mỗi ngày sau khi tan làm hắn đào hầm khoảng 1-2 tiếng. Sau khi căn hầm hoàn thiện, hắn thực hiện bắt cóc con gái đồng nghiệp.
Hôm ấy, sau khi bố mẹ Đơn Đơn vừa rời khỏi nhà đi làm, Từ Địch đã đến với lí do cần lấy đồ. Bình thường cô bé sẽ không mở cửa cho người lạ, nhưng vì biết Từ Địch là bạn của bố mẹ nên cô bé đã mở cửa cho hắn vào và khi hắn nhờ đến nhà "giúp tí việc" thì cô bé tốt bụng đã không ngần ngại đồng ý.
Khi đến nhà Từ Địch, cô bé bị lừa đi xuống hầm bằng cách nói ở dưới có viên ngọc phát sáng rất đẹp.
Khi Đơn Đơn không chịu xuống, Từ Địch liền kéo cô bé xuống. Dù cô bé kêu cứu nhưng hang rất sâu nên không có ai nghe thấy.
********
Xuân Bắc có thể bị Bộ trưởng Văn hóa xử lý
Liên quan đến vụ việc Xuân Bắc phát ngôn ẩn ý chê khán giả "ăn cháo đá bát" trên mạng xã hội, Bộ Văn hóa đang tiến hành xác minh, xử lý.
Trao đổi với Zing vào sáng 27/1, ông Lê Đức Trung - Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch - cho biết Bộ Văn hóa đã nắm thông tin sự việc Xuân Bắc bị phản ứng khi kể chuyện ngụ ngôn, bóng gió chửi khán giả chê Táo quân 2023 trên trang cá nhân.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giao cho Thứ trưởng Tạ Quang Đông và Cục Nghệ thuật Biểu diễn giải quyết vụ việc.
"Về vụ việc của nghệ sĩ Xuân Bắc, Bộ Văn hóa tiến hành giải quyết trên tinh thần khách quan, thận trọng. Bộ xem xét xử lý nếu nghệ sĩ Xuân Bắc vi phạm", Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho biết.
Nghệ sĩ Xuân Bắc hiện chưa lên tiếng sau khi bị phản ứng về bài viết "Cái tát của mẹ", ẩn ý chửi khán giả "ăn cháo đá bát".
Trước đó, trao đổi với Zing, NSND Lê Tiến Thọ - nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam - cho rằng sau sự việc, nghệ sĩ Xuân Bắc cần rút kinh nghiệm khi bị khán giả phản ứng.
Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam - là tâm điểm của dư luận những ngày qua sau bài viết trên trang cá nhân với tiêu đề "Cái tát của mẹ".
Trong đó, nghệ sĩ kể câu chuyện một người con chê bánh chưng Tết mẹ nấu không ngon, từ đó dẫn đến tranh cãi trong bữa ăn tất niên. Người con cho rằng năm nào cũng ăn một món nên ngán và muốn thay đổi người gói bánh. Ngay sau đó, người này bị mẹ tát và nhận giáo huấn từ cha.
“Mâm cơm 30 thì mày cắm đầu vào ngấu nghiến rồi mày chê. Mày là đồ 'ăn cháo đá bát'. Mày có biết mẹ mày gói bánh, luộc bánh vất vả thế nào không... Cứ cho là mày có quyền chê đi thì chê phải cho đúng nhá. Có giỏi năm sau mày gói bánh đi xem nào. Tôi bắt đầu ngộ ra vài thứ. Tôi xin lỗi mẹ tôi và mong mẹ bỏ qua! Mẹ tôi cũng xin lỗi cả nhà vì đã làm mọi người thất vọng! Cả nhà tôi xong bữa cơm đêm 30 vào đúng lúc kết thúc chương trình Táo quân", trích bài viết của Xuân Bắc.
Ở cuối, NSƯT Xuân Bắc nhấn mạnh nhân vật tôi ở đây chỉ là "tôi văn học". Tuy nhiên, phía dưới bài đăng, Xuân Bắc chủ yếu nhắc đến Táo quân 2023 khi trả lời bình luận của khán giả, anh cũng nêu quan điểm về việc khen chê Táo quân như ẩn ý của câu chuyện "Cái tát của mẹ".
Nhiều người dùng mạng xã hội và khán giả tỏ ra bất ngờ với cách ứng xử của Xuân Bắc. Theo khán giả, NSƯT Xuân Bắc đã không khéo léo sau khi chương trình Táo quân 2023 lên sóng vào đêm Giao thừa và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
NSƯT Xuân Bắc chưa lên tiếng về bài viết gây tranh luận trên mạng xã hội. Dù bị phản ứng, nam nghệ sĩ hiện vẫn không xóa bài đăng.
**********
**********
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá cải ngày 28 -01 -2023.
Hành trình gần 5.000km truy bắt nghi phạm 'vượt ngục', trốn truy nã 33 năm
Thực hiện cao điểm truy bắt tội phạm trốn truy nã của Bộ Công an, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự (C02) giao phòng truy nã, truy tìm, xác lập chuyên án truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt Trương Công Chức (54 tuổi, quê tỉnh Thừa Thiên Huế).
Giết người, 'vượt ngục'
Theo hồ sơ vụ án, Trương Công Chức là quân nhân phục vụ trong quân đội sau đó ra quân và phạm tội giết người. Chức sau đó bị TAND tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) tuyên phạt 6 năm tù giam.
Trong thời gian chấp hành án phạt tù, ngày 4-10-1990 Chức đã trốn khỏi nơi giam giữ và bị truy nã về tội trốn trại.
Từ đó, Chức biến mất không một dấu vết. Cảnh sát sau đó truy tìm ông ta gắt gao nhưng không có kết quả.
Tháng 9-2022, Phòng truy nã, truy tìm (Cục Cảnh sát hình sự) đã xác lập chuyên án truy tìm bị can Chức.
Nhận nhiệm vụ khi chỉ có thông tin duy nhất là tờ lệnh truy nã và tấm ảnh đen trắng phai màu, nhóm trinh sát gồm trung tá Phạm Ngọc Viết, trung tá Hoàng Hoài Nam bắt đầu hành trình "lần theo từng dấu vết nhỏ nhất".
"Quá trình nghiên cứu, xác minh, chúng tôi nhận định bị can Chức là một người rất tinh quái, đã thay tên đổi họ, tạo lập một vỏ bọc mới để trốn tránh sự truy lùng của cảnh sát", trung tá Viết đánh giá.
Cuối năm 2022, trung tá Viết cùng trung tá Nam lái ô tô xuất phát từ Hà Nội, đi dọc các tỉnh miền Trung với hy vọng tìm ra những manh mối đầu tiên về hành tung của Trương Công Chức.
Các trinh sát đã đi rà soát hàng trăm địa điểm từ miền Bắc đến miền Trung, gặp hàng trăm người thân, bạn bè của Chức để tìm manh mối, nhưng không ai biết ông ta đang ở đâu, làm gì.
Không bỏ cuộc, nhóm trinh sát tiếp tục lần theo các đầu mối, nắm bắt thông tin từ quần chúng nhân dân. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác nắm được thông tin Chức đang lẩn trốn ở thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Trinh sát Viết cùng đồng đội ngay lập tức chạy xe xuyên đêm vào Đà Lạt, phối hợp với công an địa phương khoanh vùng truy vết.
Mọi nỗ lực đã mang lại kết quả, khi trinh sát chắp vá các dữ liệu, dựng lên được hành trình bỏ trốn của Chức. Theo đó sau khi vượt ngục, Chức ở TP.HCM khoảng 3 tháng, sau đó ngược ra Quảng Trị, rồi cuối cùng "mai danh ẩn tích" ở Đà Lạt.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày "ăn gió nằm sương", lái xe băng rừng, lội suối hàng trăm km, nhóm trinh sát vẫn chưa tìm ra tung tích của bị can Chức.
"Có những ngày cao điểm chúng tôi thay nhau lái xe chạy khoảng 600km. Nhiều ngày, phải ăn mì gói sống, uống nước lọc để lần theo tung tích bị can.
Có lẽ danh dự và trách nhiệm là động lực để chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, quyết tâm bắt bằng được bị can Chức", trung tá Viết chia sẻ.
Vượt gần 5000km truy lùng bị can trốn truy nã
Sau nhiều ngày tháng truy lùng gắt gao, nhóm trinh sát nhận được nguồn tin quý giá, nhiều khả năng sau khi vượt ngục, Chức đã sử dụng giấy tờ quân nhân của một người khác "hô biến" thành hồ sơ nhân thân của mình.
Đáng chú ý, để tạo vỏ bọc ngụy trang hoàn hảo, khi đến nơi ở mới, Chức lấy tên là Lê Danh mua một bộ quần áo quân nhân giả để mặc.
"Thời gian sống ở Đà Lạt, Chức lấy vợ và sinh hai người con. Người đàn ông này đăng ký thường trú một nơi, nhưng lại sống ở một khu vực khác.
Chức sống khép kín, ít giao du với người dân bản địa. Ông ta làm nghề trồng hoa để sinh sống qua ngày", trinh sát Viết cho biết.
Từ thông tin quý giá này, các trinh sát đã tìm ra địa điểm Chức đang ẩn náu và tổ chức "quăng lưới" vây bắt.
Để tránh "rút dây động rừng", ba tổ công tác đã mai phục xung quanh căn nhà của Chức nằm sâu trong tiểu khu 40 của thành phố Đà Lạt nắm bắt tình hình.
Quá trình trinh sát, tổ công tác nhận thấy Chức có biểu hiện không bình thường về sức khỏe, từng bị tai biến.
Nhận thấy an toàn, một mũi trinh sát cùng công an địa phương đã đi vào nhà, nhẹ nhàng thuyết phục, mời Chức lên phường làm việc.
Tại trụ sở công an phường, Chức quanh co, giả vờ nói không rõ chữ vì vừa bị tai biến, một mực phủ nhận mình là Trương Công Chức.
Trước tình hình này, nhóm trinh sát đã sử dùng các "phép thử", gọi vợ con của Chức lên để "đánh đòn tâm lý". Bằng các chứng cứ không thể chối cãi, Chức đã phải cúi đầu nhận tội.
"Chức vừa trải qua cuộc tai biến, giọng nói cũng biến dạng. Tuy vậy, ông ta rất bình tĩnh, né tránh toàn bộ các câu hỏi mang tính lộ thân phận, lợi dụng việc bị tai biến để chối tội", trung tá Viết nói và đánh giá "bị can Chức là tội phạm thông minh, cực kỳ điềm tĩnh, ngoan cố".
Sau nhiều "đêm trắng" vượt núi băng rừng, "lật tung" từng ngõ ngách, chuyên án đã khép lại thành công, trung tá Viết cùng đồng đội phấn khởi lái xe trở về Hà Nội.
Mở định vị trên chiếc điện thoại, trung tá Viết "giật mình" vì hành trình khoảng một tháng truy bắt bị can Chức, anh cùng đồng đội đã đi qua 19 thành phố, 124 địa điểm với tổng số 4.882km.
************
Nghi án chồng đâm vợ rồi tự sát chiều tối mùng 5 Tết
Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra nguyên nhân vụ chồng đâm vợ trọng thương rồi tự sát, xảy ra vào chiều tối mùng 5 Tết.
Ngày 27-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra nguyên nhân vụ chồng đâm vợ trọng thương rồi tự sát, xảy ra vào chiều tối mùng 5 Tết.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h30 chiều 26-1, anh Trịnh Minh Biền (34 tuổi, ngụ thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đến nhà vợ là chị Phạm Thị Kiều T. (31 tuổi, ngụ phường 10, TP Mỹ Tho) để "nói chuyện" và giải quyết mâu thuẫn chuyện tình cảm vợ chồng.
Tại đây, Biền lấy một con dao để sẵn trong cốp xe rượt đuổi chị T.. Khi đến đường Nguyễn Quân ở khu phố 3, phường 10, TP Mỹ Tho, Biền dùng dao đâm, chém gây thương tích cho chị T..
Sau đó, Biền chạy vào trong hẻm dùng dao đâm nhiều nhát vào người và cắt cổ tự sát.
Cả hai được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng Biền đã tử vong trước khi vào bệnh viện. Riêng chị T. được cấp cứu kịp thời, hiện tình trạng sức khỏe cơ bản đã ổn định.
Tiến hành khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra thu giữ một con dao dính máu dài hơn 30cm.
Theo kết quả khám nghiệm tử thi, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Biền là do mất máu cấp. Hiện cơ quan điều tra đã bàn giao thi thể Biền cho gia đình lo hậu sự.
Bước đầu cơ quan công an nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do mâu thuẫn trong tình cảm vợ chồng giữa chị T. và anh Biền.
************
Bắt giữ, đánh đập con nợ rồi bỏ trốn
Ngày 28/1, Công an quận Cẩm Lệ (Công an Đà Nẵng) cho biết, đã bắt giữ, di lý Ngô Minh Tú (41 tuổi, trú huyện Đại Lộc, Quảng Nam) về Đà Nẵng để xử lý theo quy định pháp luật.
Ngô Minh Tú là bị can bị truy nã nguy hiểm về tội bắt giữ người trái pháp luật.
Theo điều tra, Lê Ngọc Duy (29 tuổi, trú quận Ngũ Hành Sơn) có mượn của Tú 70 triệu đồng nhưng chưa trả.
Đến ngày 7/1/2022, Duy đang ngồi tại một quán cà phê trên địa bàn phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ) thì bị Tú cùng 4 người khác đến uy hiếp.
Lúc này, nhóm của Tú đánh đập, rồi khống chế, cưỡng ép Duy lên xe ô tô của nhóm để đưa về huyện Hòa Vang.
Trên đường đi, do bị đánh chảy máu, Duy liên tục kêu cứu nên được cả nhóm thả xuống Trung tâm y tế huyện Hòa Vang để tự đi cấp cứu và gọi người nhà chở về. Duy được xác định thương tích 7%.
Sau khi gây án, Tú bỏ trốn vào Đồng Nai và bị công an phát lệnh truy nã.
Đến ngày 26/1, Tú đã tự giác ra cơ quan Công an tỉnh Quảng Nam tự thú và được Công an quận Cẩm Lệ tiếp nhận, di lý về Đà Nẵng để phục vụ điều tra, làm rõ vụ việc.
*********
Triệt phá sới bạc ở Hà Nội, thu giữ hàng trăm triệu đồng
Ngày 28/1, Công an huyện Phúc Thọ, Hà Nội, đang tạm giữ hình sự 18 người để điều tra về hành vi "đánh bạc", đồng thời đang mở rộng vụ án để xử lý các đối tượng tổ chức đánh bạc.
Theo cơ quan chức năng, qua công tác nắm tình hình, cảnh sát địa phương phát hiện một sới bạc trên địa bàn, hoạt động với quy mô lớn, tại một xưởng cơ khí ở xã Thượng Cốc.
Chiều 23/1, tức mùng 2 Tết Nguyên đán, khoảng 40 cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Phúc Thọ đột kích vào sới bạc, bắt quả tang 32 người đang tham gia cá cược bằng hình thức xóc đĩa.
Tại hiện trường, cảnh sát thu giữ một bộ bát đĩa, 4 quân vị, một thảm nỉ, 190 triệu đồng... trên chiếu bạc. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn thu hơn 200 triệu đồng trong người những "con bạc".
Công an huyện Phúc Thọ đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang.
Cuộc đào thoát ngoạn mục khỏi nhà tù kiên cố bậc nhất nước Mỹ
Kẻ cầm đầu nhóm vượt ngục là tên tội phạm dày dặn kinh nghiệm Frank Morris. Frank từng vào tù nhiều lần vì tội cướp có vũ trang và buôn bán ma túy. Vào thời điểm bỏ trốn, Frank đang thụ án 10 năm tù vì tội cướp ngân hàng.
Đồng bọn của Frank là 2 anh em John và Clarence Anglin. Họ đều bị kết án 35 năm tù vì tội cướp ngân hàng ở Columbia. Sau nhiều lần cố gắng trốn khỏi nhà tù Atlanta Penitentiary, cặp đôi được chuyển đến Alcatraz vào năm 1960.
Allen West là thành viên cuối cùng của nhóm. Allen đã bị bắt hơn 20 lần trước khi vào tù vì tội trộm xe vào năm 1955. Bị chuyển từ Nhà tù Atlanta đến Nhà tù Bang Florida, Allen đã vượt ngục không thành công và bị đưa đến Alcatraz vào năm 1957.
Vào thời điểm bị giam giữ ở Alcatraz, 4 tù nhân đã biết rõ về nhau vì đã từng gặp tại các nhà tù trước đó. Sau khi tất cả được đưa vào các phòng giam liền kề, cả 4 đã ấp ủ một kế hoạch vượt ngục.
Kế hoạch chỉn chu
Dưới sự chỉ đạo của Frank, các tù nhân lên kế hoạch đào hầm xuyên qua các bức tường phòng giam, đóng một chiếc bè và thoát khỏi hòn đảo bằng đường biển.
Sau khi thu thập các lưỡi cưa bỏ đi từ các phân xưởng trong tù và thìa kim loại từ phòng ăn, các tù nhân chế tạo một chiếc máy khoan từ động cơ máy hút bụi. Họ bắt đầu khoan các lỗ xung quanh ống thông gió dưới bồn rửa trong các phòng giam và sử dụng các tấm bìa cứng sơn màu để che lại.
Để che giấu tiếng ồn khi khoan, Frank thường chơi đàn phong cầm vào giờ giải trí, mỗi ngày tù nhân có một giờ tự do để thưởng thức âm nhạc.
Khi các lỗ đủ lớn để người chui qua, nhóm tù nhân đã lập một xưởng tạm thời ở tầng cao nhất còn trống trong khu phòng giam. Tại đây, họ chế tạo bè và áo phao cứu sinh bằng cách khâu những chiếc áo mưa ăn trộm được và gắn kín đường may bằng cách nấu chảy cao su trên các đường ống.
Để che đậy sự vắng mặt của mình, nhóm tù nhân đã khéo léo làm giả những chiếc đầu người từ xà phòng, rác, giấy vệ sinh và kem đánh răng. Họ thu thập tóc từ sàn của tiệm hớt tóc trong tù để những chiếc đầu trông giống như thật. Những chiếc đầu giả được đặt trên gối của tù nhân trong khi quần áo và khăn tắm được nhét dưới chăn mô phỏng hình dạng cơ thể của họ.
Bất kỳ lính canh nào nhìn vào cũng tưởng nhóm tù nhân đang ngủ say, trong khi thực tế họ đang ở trên tầng cao nhất để đóng một chiếc bè cao su và làm mái chèo từ những mảnh gỗ vụn và đinh vít ăn trộm.
Cuộc vượt ngục nghẹt thở
Cuối cùng, vào đêm 11/6/1962, chiếc bè đã sẵn sàng và đã đến lúc bắt đầu kế hoạch. Hy vọng trốn thoát của Allen nhanh chóng tan thành mây khói khi xi măng mà anh ta dùng để gia cố bê tông xung quanh ống thông gió đã cứng lại, khiến anh ta không thể chui qua chiếc lỗ đã khoan từ phòng giam của mình.
Trong khi đó, Frank và hai anh em nhà Anglin đã trốn thoát bằng một đường thông gió lên mái nhà của nhà tù. Cuộc tẩu thoát tưởng như thất bại khi cả nhóm gây ra một tiếng động lớn từ đường ống, nhưng các cai ngục đã sơ suất bỏ qua âm thanh này.
3 tù nhân tụt xuống đất qua đường ống nhà bếp, trèo qua 2 hàng rào dây thép gai. Khi chạy đến bờ biển ở phía đông bắc của hòn đảo, 3 tù nhân bơm phồng chiếc bè bằng cách sử dụng một chiếc đàn phong cầm tái chế.
Vào khoảng 10h đêm, 3 tù nhân lên chiếc bè đi về hướng đảo Angel.
Chiến dịch tìm kiếm khổng lồ
Cho đến sáng hôm sau, các cai ngục mới phát hiện ra 3 tù nhân đã biến mất. Một chiến dịch tìm kiếm trên diện rộng đã được triển khai trên cả đường bộ, đường không và đường biển xung quanh đảo Alcatraz và xa hơn trong vòng 10 ngày.
Ngày 14/6, cảnh sát biển báo cáo đã tìm thấy một mái chèo ngoài khơi bờ biển phía nam của đảo Angel. Đồng thời một nhóm công nhân cũng tìm thấy một chiếc ví có chứa thông tin của anh em nhà Anglin.
6 ngày sau, cao su vụn được cho là từ chiếc bè của nhóm tù nhân dạt vào bờ biển gần cầu Cổng Vàng. Ngày hôm sau, một chiếc áo phao bị xì hơi đã được vớt lên ở không xa đảo Alcatraz.
Những vật dụng thu được khiến FBI nhanh chóng kết luận 3 tù nhân đã chết đuối trong khi đào thoát, mặc dù không tìm thấy thi thể nào.
Tuy nhiên, ngay từ Giáng sinh năm 1962, mẹ của 2 anh em vượt ngục đã nhận được một bó hoa được gửi ẩn danh cho bà. Những bó hoa này được gửi hàng năm cho đến tận khi bà qua đời vào năm 1973. Trong đám tang của bà, có 2 người đàn ông cao lớn, trang điểm đậm tới dự. Các thành viên trong gia đình tin rằng họ chính là John và Clarence Anglin cải trang.
Năm 1989, 2 người phụ nữ nói rằng họ đã nhìn thấy Clarence Anglin và Frank Morris tại một trang trại gần Marianna ở Florida, mặc dù sau đó không tìm thấy dấu vết nào của họ.
Cuối cùng, vào năm 2018, FBI xác nhận rằng họ đã nhận được một lá thư được cho là do John Anglin viết. Trong thư, Anglin tiết lộ rằng cả Morris và anh trai Clarence đều đã chết. John nói rằng anh ta sẽ tự nộp mình cho cảnh sát để đổi lấy sự chữa trị y tế.
FBI không thể xác nhận tính xác thực của bức thư và sau đó, họ không còn nhận được tin tức gì nữa.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, số phận của Frank Morris và 2 anh em nhà Anglin sau cuộc vượt ngục khó tin khỏi nhà tù Alcatraz huyền thoại vẫn còn là điều bí ẩn.
**********
Nam California nắng ấm, nhưng cuối tuần có thể mưa và tuyết
LOS ANGELES, California (NV) – Những cơn gió Santa Ana dữ dội đang từ từ di chuyển ra khỏi Nam California, nhường chỗ cho một cuối tuần đầy nắng ấm dễ chịu. Tuy nhiên, có thể mưa và tuyết sẽ quay trở lại vào Chủ Nhật, 29 Tháng Giêng, theo đài KABC.
Các quận hạt Orange và Los Angeles vào Thứ Sáu có nắng ôn hòa với nhiệt độ cao là 69 độ F (20 độ C). Nhiệt độ vào ban đêm sẽ giảm xuống 42 độ F (6 độ C).
Vào Chủ Nhật, nhiệt độ sẽ giảm xuống ở mức giữa 50 độ và có thể có mưa rào nhẹ vào ban ngày.
Vùng thung lũng và Inland Empire sẽ có thời tiết tương tự, với nhiệt độ ban ngày lên tới 70 độ, giảm xuống 42 độ vào ban đêm. Mưa phùn cũng được dự báo vào Chủ Nhật.
Các bãi biển có nắng chiều vào Thứ Sáu. Mức cao nhất là 65 độ vào buổi chiều, giảm xuống 46 độ vào ban đêm.
Khu vực đồi núi vào Thứ Sáu và Thứ Bảy sẽ quang đãng và có nắng nhưng vào Chủ Nhật, dự báo 40% có thể có tuyết rơi nhẹ. Nhiệt độ sẽ đạt mức cao nhất là 50 độ và thấp nhất là 23 độ.
Vùng sa mạc, hôm Thứ Sáu, sẽ có nhiều nắng vào buổi chiều, với nhiệt độ cao nhất là 61. Vào ban đêm, nhiệt độ sẽ giảm xuống tới mức 30 độ. (ĐG) [qd]
***********
"Kỹ nữ vạn người mê" khiến hoàng đế đào hầm bí mật đến lầu xanh tìm gặp
Theo như vẻ đẹp của Lý Sư Sư khiến hoàng đế Tống Huy Tông si mê và phái người đào một đường hầm, thông từ hoàng cung đến lầu xanh để ngày đêm hẹn hò cùng mỹ nhân. Không chỉ có nhan sắc xuất chúng, kỹ nữ này còn tinh thông cầm, kỳ, thi, họa khiến cho vô số vương tôn, công tử say đắm. Lý Sư Sư được biết đến là một kỹ nữ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Trong "Thủy hử", nàng là người góp công lớn giúp nghĩa quân Lương Sơn được triều đình chiêu an.
Nàng kỹ nữ khiến hoàng đế đắm đuối
Theo sử sách, Tống Huy Tông vốn tên là Triệu Cát, trời sinh tính tình lỗ mãng, không thích triều chính, chỉ thích tìm hiểu chuyên sâu về văn hóa nghệ thuật. Ông cũng được coi một tài tử phong lưu và một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và nhạc công xuất sắc. Đặc biệt, Tống Huy Thông vô cùng si mê nữ sắc.
Tống Huy Tông là ông vua ham mê nghệ thuật và nữ sắc.
Trong hậu cung của Tống Huy Tông, người đẹp nhiều vô kể. Lần đầu thành hôn vào năm 17 tuổi, Tống Huy Tông có tổng cộng 143 tần, phi, nữ quan có hơn 504 người. Sau khi thoái vị, ông đã cho xuất cung hơn 6000 nữ nhân. Theo đó, tình sử của hoàng đế Tống Huy Tông còn được nhắc đến với cuộc tình với đại danh kỹ Lý Sư Sư.
Mặc dù, vị hoàng đế này sở hữu cả ngàn mỹ nhân trong cung điện nhưng vẫn thích tìm kiếm của lạ. Nghe danh Lý Sư Sư nổi tiếng là đệ nhất kỹ nữ kinh thành, xinh đẹp như tiên lại có tài đàn hát, Tống Huy Tông liền lấy cớ ra cung, tìm đến lầu xanh để gặp nàng. Lần đầu gặp hoàng đế, Sư Sư diện bộ trang phục giản dị, không trang điểm cầu kỳ phấn son nhưng nàng xinh tươi như đóa hoa sen vừa cất mình khỏi mặt nước, thần thái lạnh lùng, kiêu sa khiến vị vua này ngẩn ngơ.
Vẻ đẹp kiêu sa của Lý Sư Sư (An Dĩ Hiên) khiến hoàng đế mê đắm.
Chi tiết này được An Dĩ Hiên thể hiện thành công trong tác phẩm "Tân thuỷ hử". Khi đó, Sư Sư (An Dĩ Hiên) chỉ mặc một tấm áo bằng lụa trắng mỏng, nhẹ nhàng lướt năm đầu ngón tay dạo khúc “Bình sa lạc nhạn”. Tống Huy Tông (Dương Tử) vừa thưởng thức tiếng đàn vừa ngắm Sư Sư dưới ánh nến, chỉ thấy đôi mày của nàng tựa dãy núi xa xa, đôi mắt long lanh tựa mặt nước mùa thu, kiêu sa mà quyến rũ, xinh đẹp mà quý phái, tiếng đàn thì thánh thót dịu êm thoáng pha chút buồn man mác.
Sự kiêu ngạo của Lý Sư Sư không làm Huy Tông chán ghét mà ngược lại còn khiến ông vua nghệ sỹ rất tò mò. Chính vì vậy, Tống Huy Tông sau này càng si mê Lý Sư Sư hơn. Sự thông minh, khéo léo của Sư Sư càng khiến Huy Tông chìm đắm trong mối tình vụng trộm với nàng kỹ nữ lừng danh đất kinh thành.
Tống Huy Tông sai người đào đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư để tìm gặp nàng.
Để thể hiện tình cảm của mình, Tống Huy Tông tặng cho Lý Sư Sư vô số vàng bạc, châu báu. Sau đó, ông còn âm thầm phong cho Lý Sư Sư làm quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để sống ở lầu xanh. Tiếp đó, để thuận cho việc gặp gỡ người đẹp, Huy Tông sai người đào một đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau để “tiện đường đi lại”.
Mỹ nữ chiêu an các anh hùng Lương Sơn Bạc
Phiên bản Lý Sư Sư trong sáng, thuần khiết của Hà Tình.
Những câu chuyện về Lý Sư Sư tuy không thấy trong chính sử nhưng trong dã sử hay các thoại bản dân gian thì có thể thấy rất đầy đủ và sinh động. Tùy vào mục đích của mình, các tác giả truyền kỳ đã thêm bớt và tạo ra rất nhiều kết cục cho nhân vật này.
Trong "Thủy hử", tác giả đã viết về quan hệ mật thiết giữa Lý Sư Sư với việc chiêu an các anh hùng Lương Sơn Bạc. Cụ thể, ở phiên bản năm 2011, Lý Sư Sư vướng vào mối tình với 3 người đàn ông: Tống Giang, Tống Huy Tông và Yến Thanh. Tuy nhận được sự sủng ái, chiều chuộng từ hoàng đế Tống Huy Tông nhưng Lý Sư Sư vẫn không chút lay động. Nàng chỉ đáp lại bằng tấm chân tình giản dị. Đối với Tống Giang, nàng cũng chỉ coi trọng và ngưỡng mộ như một vị anh hùng hảo hán. Còn trái tim của Lý Sư Sư chỉ thực sự có bóng dáng chàng lãng tử Yến Thanh.
Ngay cả Tống Giang cũng si mê nàng kỹ nữ Lý Sư Sư.
Lúc Tống Giang và nhiều người khác đến kinh thành vào dịp trung thu để mong chiêu an. Vừa đến kinh thành, nghe được tiếng tăm của Lý Sư Sư, Tống Giang cùng Yến Thanh liền tìm cách gặp gỡ danh phi không chính thống của hoàng đế.
Lần đầu gặp gỡ Yến Thanh, Lý Sư Sư đã biết chàng không phải là người tầm thường. Không chỉ sở hữu ngoại hình cao lớn, Yến Thanh còn gây ấn tượng với khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, môi đỏ, mày rậm và giỏi võ thuật. Đặc biệt, chàng còn có tài thổi tiêu, đàn hát, thân thủ như yến liệng. Vì vậy, dân thành Bắc Kinh đều gọi chàng là lãng tử Yến Thanh.
Chuyện tình Yến Thanh, Lý Sư Sư do Nghiêm Khoan và An Dĩ Hiên đảm nhiệm trong "Tân thủy hử" năm 2011 đã nhận được sự đánh giá cao hơn hẳn bản truyền hình năm 1998. Đỉnh cao là phân cảnh Yến Thanh thổi sáo rơi lệ, Lý Sư Sư ngồi sau xăm 2 chữ “Trung nghĩa” lên lưng chàng, được đông đảo khán giả khen ngợi.
Yến Thanh khôn khéo dùng tiếng sáo để gửi gắm tâm tư của mình đến Lý Sư Sư, khiến nàng kỹ nữ chốn lầu xanh, am hiểu sự đời nay hóa thành cô bé mộng mơ, thương thầm một đấng nam nhi anh tuấn. Lý Sư Sư là người rất thông minh, biết bản thân là kỹ nữ, tuy có nhiều người theo đuổi, ngay cả hoàng đế cũng vô cùng đắm đuối. Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể thay đổi được vận mệnh của nàng. Nếu một lòng trung thành với Tống Huy Tông, ắt sẽ có ngày nàng bị lạnh nhạt như bao phi tần chốn hậu cung khác.
Lý Sư Sư đem lòng thương mến với lãng tử Yến Thanh sau 2 lần gặp gỡ.
Điều nàng cần là muốn tìm một tri kỷ, bên nhau trọn đời. Vì thế, khi gặp được Yến Thanh, Lý Sư Sư như gặp được người tâm đầu ý hợp. Thế nhưng, vận mệnh của nàng kỹ nữ họ Lý lừng danh một thời cũng đột ngột thay đổi theo cuộc chiến tranh giữa Tống và Kim. Những ghi chép về số phận của Lý Sư Sư sau khi nhà Tống bị quân Kim tiêu diệt khá bất nhất. Có người nói nàng xuất gia làm ni cô, cũng có người bảo nàng “cao chạy xa bay” với Yến Thanh. Một số tài liệu lịch sử khác lại ghi chép rằng Lý Sư Sư thà tự sát để không biến mình thành nô lệ cho quân Kim.
************
Bắt cóc con đồng nghiệp, nhốt trong hầm tối vì... ghen tị
Sáng ngày 13/4/2013, vợ chồng Lưu Á Bình (đã đổi tên nhân vật) rời khỏi nhà đi làm như thường lệ. Khi ấy, con gái họ - bé Đơn Đơn (9 tuổi) vẫn đang say ngủ. Đến giờ nghỉ trưa, Á Bình gọi điện về hai lần nhưng không thấy con nghe máy. Nghĩ con lại đang ngủ trưa nên cô không để tâm nhiều mà tiếp tục làm việc.
Đến chiều, khi vợ chồng Á Bình tan làm về nhà, tìm kiếm khắp nơi mà vẫn không thấy con, liền vội vàng báo công an.
Tìm kiếm nghi phạm
Khi Đơn Đơn mất tích, trong nhà tivi vẫn đang bật phim hoạt hình mà cô bé yêu thích, các đồ đạc còn nguyên, không bị mất. Vì vậy, theo phán đoán ban đầu, kẻ bắt cóc có thể là người quen, vì chỉ người quen mới có thể dụ được cô bé mở cửa cho vào nhà.
Công an đã trích xuất camera ở khu vực xung quanh. Thông qua camera ở một nhà dân gần đó, phát hiện một người đàn ông khả nghi đeo khẩu trang và kính đen, lái xe máy điện đi qua phía nhà của cô bé vào khoảng 8h sáng.
Lưu Á Bình nhận ra ngay người này chính là đồng nghiệp của mình, tên Từ Địch.
Bình thường Từ Địch sẽ đến công ty vào lúc 7h hơn nhưng vào đúng hôm Đơn Đơn mất tích, hắn đã đi muộn, hơn 9h mới tới.
Đối mặt với công an, Từ Địch lúc thì nói rằng không hề biết chuyện này, lúc thì nói có đến nhà vợ chồng Lưu Á Bình nhưng Đơn Đơn không mở cửa. Có lúc hắn lại trả lời rằng có gặp cô bé và được cô bé nhờ đưa đến nhà bạn. Sau khi hắn chở cô bé dừng ở một con ngõ nhỏ thì không biết cô bé đi đâu.
Vì biểu hiện vòng vo không trung thực nên Từ Địch bị liệt vào nghi phạm bắt cóc.
16 bao đất lạ trong nhà nghi phạm
Khi công an đến nhà Từ Địch khám xét, phát hiện trong nhà có tận 16 bao đất lạ. Hắn ta giải thích rằng số đất này được dùng để xây nhà, nhưng kỳ lạ ở chỗ, đất rất ẩm, giống như mới được đào lên.
Công an tiếp tục tìm kiếm thì phát hiện dưới gầm giường có một cửa hầm nhỏ, xung quanh vẫn còn dấu vết của việc mới đào bới.
Trong hầm tối đen, khi công an vừa soi đèn vừa gọi tên Đơn Đơn thì bỗng nghe thấy một âm thanh yếu ớt vọng đến. Quả nhiên đó chính là tiếng gọi kêu cứu của cô bé.
Sau 54 tiếng mất tích, cuối cùng Đơn Đơn đã được giải cứu. May mắn là ngoài việc bị thương ngoài da thì cô bé không phải chịu bất kỳ tổn thương nào khác.
Lời thú tội bất ngờ
Vì sao Từ Địch lại bắt cóc bé Đơn Đơn? Khi không thể chối cãi được nữa, hắn ta khai rằng, vợ chồng Lưu Á Bình cùng làm công việc như hắn nhưng lương lại cao hơn, hơn nữa gia đình họ rất hạnh phúc, khiến cho một người mất bố từ nhỏ và phải bỏ học từ cấp hai như hắn vô cùng ghen tị.
Hắn lên kế hoạch bắt cóc từ hơn một tháng trước đó. Từ Địch bắt đầu đào hầm mỗi ngày. Mỗi ngày sau khi tan làm hắn đào hầm khoảng 1-2 tiếng. Sau khi căn hầm hoàn thiện, hắn thực hiện bắt cóc con gái đồng nghiệp.
Hôm ấy, sau khi bố mẹ Đơn Đơn vừa rời khỏi nhà đi làm, Từ Địch đã đến với lí do cần lấy đồ. Bình thường cô bé sẽ không mở cửa cho người lạ, nhưng vì biết Từ Địch là bạn của bố mẹ nên cô bé đã mở cửa cho hắn vào và khi hắn nhờ đến nhà "giúp tí việc" thì cô bé tốt bụng đã không ngần ngại đồng ý.
Khi đến nhà Từ Địch, cô bé bị lừa đi xuống hầm bằng cách nói ở dưới có viên ngọc phát sáng rất đẹp.
Khi Đơn Đơn không chịu xuống, Từ Địch liền kéo cô bé xuống. Dù cô bé kêu cứu nhưng hang rất sâu nên không có ai nghe thấy.
********
Xuân Bắc có thể bị Bộ trưởng Văn hóa xử lý
Liên quan đến vụ việc Xuân Bắc phát ngôn ẩn ý chê khán giả "ăn cháo đá bát" trên mạng xã hội, Bộ Văn hóa đang tiến hành xác minh, xử lý.
Trao đổi với Zing vào sáng 27/1, ông Lê Đức Trung - Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch - cho biết Bộ Văn hóa đã nắm thông tin sự việc Xuân Bắc bị phản ứng khi kể chuyện ngụ ngôn, bóng gió chửi khán giả chê Táo quân 2023 trên trang cá nhân.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giao cho Thứ trưởng Tạ Quang Đông và Cục Nghệ thuật Biểu diễn giải quyết vụ việc.
"Về vụ việc của nghệ sĩ Xuân Bắc, Bộ Văn hóa tiến hành giải quyết trên tinh thần khách quan, thận trọng. Bộ xem xét xử lý nếu nghệ sĩ Xuân Bắc vi phạm", Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho biết.
Nghệ sĩ Xuân Bắc hiện chưa lên tiếng sau khi bị phản ứng về bài viết "Cái tát của mẹ", ẩn ý chửi khán giả "ăn cháo đá bát".
Trước đó, trao đổi với Zing, NSND Lê Tiến Thọ - nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam - cho rằng sau sự việc, nghệ sĩ Xuân Bắc cần rút kinh nghiệm khi bị khán giả phản ứng.
Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam - là tâm điểm của dư luận những ngày qua sau bài viết trên trang cá nhân với tiêu đề "Cái tát của mẹ".
Trong đó, nghệ sĩ kể câu chuyện một người con chê bánh chưng Tết mẹ nấu không ngon, từ đó dẫn đến tranh cãi trong bữa ăn tất niên. Người con cho rằng năm nào cũng ăn một món nên ngán và muốn thay đổi người gói bánh. Ngay sau đó, người này bị mẹ tát và nhận giáo huấn từ cha.
“Mâm cơm 30 thì mày cắm đầu vào ngấu nghiến rồi mày chê. Mày là đồ 'ăn cháo đá bát'. Mày có biết mẹ mày gói bánh, luộc bánh vất vả thế nào không... Cứ cho là mày có quyền chê đi thì chê phải cho đúng nhá. Có giỏi năm sau mày gói bánh đi xem nào. Tôi bắt đầu ngộ ra vài thứ. Tôi xin lỗi mẹ tôi và mong mẹ bỏ qua! Mẹ tôi cũng xin lỗi cả nhà vì đã làm mọi người thất vọng! Cả nhà tôi xong bữa cơm đêm 30 vào đúng lúc kết thúc chương trình Táo quân", trích bài viết của Xuân Bắc.
Ở cuối, NSƯT Xuân Bắc nhấn mạnh nhân vật tôi ở đây chỉ là "tôi văn học". Tuy nhiên, phía dưới bài đăng, Xuân Bắc chủ yếu nhắc đến Táo quân 2023 khi trả lời bình luận của khán giả, anh cũng nêu quan điểm về việc khen chê Táo quân như ẩn ý của câu chuyện "Cái tát của mẹ".
Nhiều người dùng mạng xã hội và khán giả tỏ ra bất ngờ với cách ứng xử của Xuân Bắc. Theo khán giả, NSƯT Xuân Bắc đã không khéo léo sau khi chương trình Táo quân 2023 lên sóng vào đêm Giao thừa và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
NSƯT Xuân Bắc chưa lên tiếng về bài viết gây tranh luận trên mạng xã hội. Dù bị phản ứng, nam nghệ sĩ hiện vẫn không xóa bài đăng.
**********
**********