Nhân Vật

Trang phục Clinton và Trump nói lên điều gì?

Khi Hillary Clinton lên tham gia tranh luận tổng thống đầu tiên, bà sẽ làm nên lịch sử. Trong vài tháng qua mức độ soi xét mà người nữ ứng cử viên đầu tiên cho chức tổng thống Mỹ


Khi Hillary Clinton lên tham gia tranh luận tổng thống đầu tiên, bà sẽ làm nên lịch sử. Trong vài tháng qua mức độ soi xét mà người nữ ứng cử viên đầu tiên cho chức tổng thống Mỹ phải đối mặt đã tăng lên: về đường lối, về email, những quan hệ của bà bị phê phán, mổ xẻ và phân tích. Và cả trang phục cũng như vậy.

Sự tập trung vào trang phục và kiểu tóc trong bong bóng chính trị thì không đâu thịnh hành hơn ở nền chính trị đương thời Mỹ. Bộ trang phục trắng bà Clinton ở Đại hội Đảng Dân chủ được các nhà bình luận mổ xẻ theo vô cùng nhiều cách: được so sánh với ngọn hải đăng; là sự ủng hộ với đồng phục trắng của phong trào bầu cử của phụ nữ; là điều ám chỉ về màu trắng trên quốc kỳ Mỹ. Donald Trump, có thể ở mức độ kém hơn, bị soi xét kỹ và thường bị chế nhạo vì da dám nắng, bộ com lê hộp, kiểu đầu và thậm chí cả kích thước bàn tay.

Image caption Bộ trang phục trắng bà Clinton ở Đại Hội Đảng Dân Chủ được các nhà bình luận phân chiết theo vô cùng nhiều cách (Credit: Getty Images)

Có vẻ tất cả những điều này là khá vớ vẩn, nếu không nói là không thích ứng, khi mà đó là nghề điều hành một đất nước. Nhưng cũng là ngây thơ khi cho rằng hình thức không quan trọng trong chính trị, sự thật là những chính khách hiện đại dựa vào cả hình thức lẫn nội dung. Đây chẳng phải là một khái niệm mới. Năm 1960, khi mà bầu cử trở thành sự kiện trên truyền hình, sự tranh luận phát trên TV giữa Nixon với Kennedy, sự điềm tĩnh và bảnh bao, được cho là đã giúp cho Kennedy chiến thắng.

Những nghiên cứu cho thấy hình thức bề ngoài trong chính trị quan trọng hơn là chúng ta nghĩ. Trong một nghiên cứu năm 2006 đăng tải trên tờ Khoa Học Tâm Lý của Alexander Todorov, mỗi người xung phong (làm thử nghiệm) nhìn lướt ảnh những ứng cử viên chính trị không quen biết có thể đoán đúng gần 70% kết quả bầu cử Thượng Viện và Hạ Viện. Xét về góc độ này thì bình luận của Marco Rubio về bàn tay nhỏ của Trump là hơn cả lời châm biếm nham hiểm, nó gián tiếp hủy hoại khả năng lãnh đạo của Trump.

“Chúng ta sống trong một xã hội dùng nhiều tới thị giác,” Corey Roche, nhà tạo mẫu làm việc cho khách hàng ở Hollywood và Washington, nói. “Thời trang là ngôn ngữ chung, dù tin hay không, nó là một trong những ấn tượng đầu tiên và kéo dài.”

Image caption Donald Trump, bị soi xét kỹ và thường bị chế nhạo vì da dám nắng, bộ com lê hộp, kiểu đầu và thậm chí cả kích thước bàn tay (Credit: Getty Images)

Tiến sỹ Rebecca Arnold, giảng viên về lịch sử quần áo và vải vóc của Viện Courtauld, đồng ý rằng sự quan tâm đến hình thức của chính khách đã tăng lên trong thời đại của truyền thông xã hội, tin tức thường qua hình ảnh. “Nó phản ánh văn hoá nói chung, hình thức bề ngoài ngày càng được quan tâm.”

Nhưng tiến sỹ Arnold nói thêm là có sự thiên lệch rõ ràng về giới. “Phụ nữ đang còn tập trung hơn nữa và đang thiếu trang phục đồng nhất được thiết lập ổn định như ở đàn ông. Nhưng không có gì là khác thường đối với nữ chính khách, nhìn chung họ bị xem xét kỹ và khắt khe hơn với lựa chọn của mình.

Đó là vì phụ nữ kiểu mẫu cầm quyền vẫn còn đang chưa được rõ rang, Lauren A Rothman, nhà tạo mẫu ở Washington DC, lý giải. “Chúng ta không có nhiều thí dụ phụ nữ cầm quyền thì trông như thế nào.” Ngược lại người ta ít chú ý đến đàn ông mặc gì. “Với đàn ông điều hành đất nước đó là bộ trang phục đồng nhất, com lê xanh, áo trắng, cà vạt đỏ hoặc xanh. Ở phụ nữ thì việc này còn phải phát triển. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nhiều kiểu mặc lặp đi lặp lại ở phụ nữ quyền lực vì ngày càng có nhiều phụ nữ phá rào.”

Phụ nữ đi trước

Image caption Sự nhiệt tình không nao núng của Theresa May đối với thời trang đã được ghi nhận kỹ lưỡng. (Credit: Getty Images)

Theo truyền thống thì người phụ nữ cầm quyền và vợ các chính khách chịu rủi ro về mốt. Angela Merkel có xu thế áp dụng trang phục đàn ông, tin rằng để phụ nữ trông uy lực trong thế giới có lần thuộc về đàn ông thì phải mặc như đàn ông. Đó cũng là chiến lược ăn mặc của Michelle Bachelet của Chi Lê, Dilma Rousseff của Brasil và, ở một mức độ nhất định, Nicola Sturgeon thủ tướng Scotland. Margaret Thatcher dùng chiến thuật khác với nơ ở cổ, hạt xoàn và túi sách trong khi Cristina Fernández de Kirchner, nguyên tổng thống Argentine, thì mặc áo khoác rộng có nhiều dây buộc. Nay Hillary Clinton và Theresa May, hai người nữ cầm quyền, đang làm thay đổi trang phục của người lãnh đạo thế giới.

Image caption Thời trang đã trở thành một vũ khí mà Clinton có thể đưa vào chiến lược chính trị (Credit: Getty Images)

Từ việc thích tạp chí Vogue đến việc đeo dây chuyền, sự nhiệt tình không nao núng của Theresa May đối với thời trang đã được ghi nhận kỹ lưỡng. Nữ thủ tướng này chứng minh rằng thích thời trang và làm theo Điều Khoản 50 không có gì là xung khắc. Thông điệp của bà cho bạn trẻ nữ là ta cứ quan tâm đến mốt và vẫn giữ trọng trách trong công việc. Nhưng bà cũng thận trọng trong thời trang. Giây phút bà đứng trước số 10 phố Downing với gót giày in hình da báo và áo choàng hãng Amanda Wakeley, hình ảnh của bà đã lan khắp trên internet trước khi người ta kịp hiểu bà đã nói gì. Bà thủ tướng mới lên này có vẻ đã hiểu từ lâu rằng trang phục là một trong vài chủ đề chung cho mọi người. Với bà, mối quan tâm đến thời trang đã nhân tính hóa và tăng tầm cho con người gang thép của bà. Đó là chiến lược mà thủ trưởng cũ của bà đã chọn, khi gạt bỏ tai tiếng của Đảng Bảo Thủ, bằng cách đi giày hãng Converse All Stars.

Clinton có thể không chia sẻ tình yêu công khai của May với trang phục nhưng chắc chắn bà thừa nhận giá trị của nó. Quan điểm của bà về thời trang đã thay đổi từ kỳ bầu cử tổng thống Mỹ lần cuối; bà đã thuê Kristina Schake, phụ tá cũ của Michelle Obama, để tạo hình ảnh cho bà, và ký hợp đồng với nghệ sĩ trang điểm của hãng Veep. Thậm chí bà còn xuất hiện trên tạp chí US Vogue mà trước đó bà tránh. Đồ da, chuỗi hạt và các vô số các đồ của hãng Armani đột nhiên xuất hiện.

“Ở lần tranh cử trước, dấu ấn đặc trưng duy nhất với bà là bà ăn mặc như đàn ông. Nay bà coi chất nữ là một tài sản, và trang phục là một cách để chuyển tải điều này,” Rothman nhận xét. “Dù để biểu hiện mình là một người mẹ và người bà, hay là biểu hiện cái giá để quần áo trên Instagram, bà đang muốn nói tôi là một phụ nữ”. Nói cách khác, thời trang đã trở thành một vũ khí mà Clinton có thể đưa vào chiến lược chính trị.
Bám thực tế

Image caption Jeremy Corbyn bị nhiều người phê bình (trong đó có cả mẹ của David Cameron) vì không theo đúng quy tắc Quốc Hội ở Westminster. (Credit: Getty Images)

Điều cốt lõi để tiếp cận cách ăn mặc của các chính khách, bất luận giới nào, là việc giải mã được chủ ý, không phải là quần áo có đúng mốt hay không, Arnold nói thêm. “Tôi nghĩ rằng phần lớn các chính khách tránh mốt thời trang, họ chủ yếu muốn truyền đạt giá trị.”

Rothman đồng ý. “Tất cả nhằm đưa một phần thông điệp qua thị giác; có một số chính khách thăng tiến được nhờ ở tạo hình ảnh kiểu chính khách. Hãy nghĩ đến chính khách cổ diển ở Capitol Hill với cặp kính gọng kim loại, quần áo rộng và có vết mù tạc trên áo vét. Không bao giờ cho rằng các chính khách ăn mặc xấu vì họ không biết cách.” Điều này làm ta nhớ đến Jeremy Corbyn, người bị nhiều người phê bình (trong đó có cả mẹ của David Cameron) vì không theo đúng quy tắc của Quốc Hội ở Westminster.

Roche nói rằng ngân quỹ luôn là chủ đề nhạy cảm đối với những người trong chính phủ vì sự xuất hiện của họ phải nói lên điều gì. Ông dẫn chứng trường hợp Joe Biden “bị hủy diệt vì đi giày loafers 800 USD mặc dù trước khi tham gia chính trị ông là người giàu”. François Hollande cũng bị như vậy do thói quen cắt tóc chỉ có 10.000 euro một năm.

Donald Trump rất chú ý việc này, Rothman nói. “Ông cố gắng vào khuôn để mặc như một chính khách, chúng ta không còn thấy vẻ ngoài ngọt ngào chỉnh chu, và bộ com lê đôi khi bị rộng,” Rothman nói thêm. “Trump chọn cách mặc như một chính khách hơn là nhà tài chính ở Wall Street và điều này giúp ông được ủng hộ.”

Image caption Trump luôn trung thành với bộ com lê xanh suốt trong cuộc vận động, không bao giờ mặc đơn giản hoặc dùng hàng thể thao (Credit: Getty Images)

Bộ com lê hộp và cà vạt là xuất phát điểm đáng lưu ý so với kiểu áo thuôn, không cà vạt sắn tay áo của Barack Obama. Thẩm mỹ của Trump là theo kiểu Reagan giữa những năm 1980, thường được đảng viên Cộng Hòa gọi là ‘thời hoàng kim’ của Mỹ. Ông luôn trung thành với bộ com lê xanh suốt trong cuộc vận động, không bao giờ mặc đơn giản hoặc dùng hàng thể thao. Đôi khi ông bỏ cà vạt và đôi mũ lưỡi trai bóng chày, nhưng com lê xanh là chính. Điều này bổ sung cho lời lẽ ‘người điều hành đất nước’ và làm ta nhớ tới người lãnh đạo kinh doanh trường phái cổ.

Ngay cả trước khi tranh cử tổng thống, Trump hiểu theo linh tính sự quan trọng của hình ảnh. Bộ tóc và da màu rám nắng có thể bị chê cười qua nhiều thập kỷ, nhưng nó giúp ông duy trì như thế và dùng làm hình ảnh đại diện trong tâm trí những người bầu cử.

Trong khi các ứng cử viên nên được đánh giá công bằng và nghiêm túc về cái chất của thông điệp thì, trong thời đại tin tức qua hình ảnh này, sẽ là ngờ nghệch bỏ qua những tín hiệu thị giác mà các ứng cử viên của cả hai giới truyền đạt. Đối với một chính khách trên diễn đàn thế giới ngày nay, có được trang phục đúng cách là vô giá.

Nhưng khi Trump và Clinton gặp gỡ trong tranh luận thì Rothman không chờ đợi gì một cú sốc thời trang. “Trong một thế giới của trang phục quyền lực, đó là phải tức khắc được nhận diện ngay, vậy với Hillary đó là bộ vét kèm quần, và với Trump là bộ com lê hơi rộng và, tất nhiên, bộ tóc đặc trưng.”

Bài tiếng Anh đăng trên BBC Culture

( BBC )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang phục Clinton và Trump nói lên điều gì?

Khi Hillary Clinton lên tham gia tranh luận tổng thống đầu tiên, bà sẽ làm nên lịch sử. Trong vài tháng qua mức độ soi xét mà người nữ ứng cử viên đầu tiên cho chức tổng thống Mỹ


Khi Hillary Clinton lên tham gia tranh luận tổng thống đầu tiên, bà sẽ làm nên lịch sử. Trong vài tháng qua mức độ soi xét mà người nữ ứng cử viên đầu tiên cho chức tổng thống Mỹ phải đối mặt đã tăng lên: về đường lối, về email, những quan hệ của bà bị phê phán, mổ xẻ và phân tích. Và cả trang phục cũng như vậy.

Sự tập trung vào trang phục và kiểu tóc trong bong bóng chính trị thì không đâu thịnh hành hơn ở nền chính trị đương thời Mỹ. Bộ trang phục trắng bà Clinton ở Đại hội Đảng Dân chủ được các nhà bình luận mổ xẻ theo vô cùng nhiều cách: được so sánh với ngọn hải đăng; là sự ủng hộ với đồng phục trắng của phong trào bầu cử của phụ nữ; là điều ám chỉ về màu trắng trên quốc kỳ Mỹ. Donald Trump, có thể ở mức độ kém hơn, bị soi xét kỹ và thường bị chế nhạo vì da dám nắng, bộ com lê hộp, kiểu đầu và thậm chí cả kích thước bàn tay.

Image caption Bộ trang phục trắng bà Clinton ở Đại Hội Đảng Dân Chủ được các nhà bình luận phân chiết theo vô cùng nhiều cách (Credit: Getty Images)

Có vẻ tất cả những điều này là khá vớ vẩn, nếu không nói là không thích ứng, khi mà đó là nghề điều hành một đất nước. Nhưng cũng là ngây thơ khi cho rằng hình thức không quan trọng trong chính trị, sự thật là những chính khách hiện đại dựa vào cả hình thức lẫn nội dung. Đây chẳng phải là một khái niệm mới. Năm 1960, khi mà bầu cử trở thành sự kiện trên truyền hình, sự tranh luận phát trên TV giữa Nixon với Kennedy, sự điềm tĩnh và bảnh bao, được cho là đã giúp cho Kennedy chiến thắng.

Những nghiên cứu cho thấy hình thức bề ngoài trong chính trị quan trọng hơn là chúng ta nghĩ. Trong một nghiên cứu năm 2006 đăng tải trên tờ Khoa Học Tâm Lý của Alexander Todorov, mỗi người xung phong (làm thử nghiệm) nhìn lướt ảnh những ứng cử viên chính trị không quen biết có thể đoán đúng gần 70% kết quả bầu cử Thượng Viện và Hạ Viện. Xét về góc độ này thì bình luận của Marco Rubio về bàn tay nhỏ của Trump là hơn cả lời châm biếm nham hiểm, nó gián tiếp hủy hoại khả năng lãnh đạo của Trump.

“Chúng ta sống trong một xã hội dùng nhiều tới thị giác,” Corey Roche, nhà tạo mẫu làm việc cho khách hàng ở Hollywood và Washington, nói. “Thời trang là ngôn ngữ chung, dù tin hay không, nó là một trong những ấn tượng đầu tiên và kéo dài.”

Image caption Donald Trump, bị soi xét kỹ và thường bị chế nhạo vì da dám nắng, bộ com lê hộp, kiểu đầu và thậm chí cả kích thước bàn tay (Credit: Getty Images)

Tiến sỹ Rebecca Arnold, giảng viên về lịch sử quần áo và vải vóc của Viện Courtauld, đồng ý rằng sự quan tâm đến hình thức của chính khách đã tăng lên trong thời đại của truyền thông xã hội, tin tức thường qua hình ảnh. “Nó phản ánh văn hoá nói chung, hình thức bề ngoài ngày càng được quan tâm.”

Nhưng tiến sỹ Arnold nói thêm là có sự thiên lệch rõ ràng về giới. “Phụ nữ đang còn tập trung hơn nữa và đang thiếu trang phục đồng nhất được thiết lập ổn định như ở đàn ông. Nhưng không có gì là khác thường đối với nữ chính khách, nhìn chung họ bị xem xét kỹ và khắt khe hơn với lựa chọn của mình.

Đó là vì phụ nữ kiểu mẫu cầm quyền vẫn còn đang chưa được rõ rang, Lauren A Rothman, nhà tạo mẫu ở Washington DC, lý giải. “Chúng ta không có nhiều thí dụ phụ nữ cầm quyền thì trông như thế nào.” Ngược lại người ta ít chú ý đến đàn ông mặc gì. “Với đàn ông điều hành đất nước đó là bộ trang phục đồng nhất, com lê xanh, áo trắng, cà vạt đỏ hoặc xanh. Ở phụ nữ thì việc này còn phải phát triển. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nhiều kiểu mặc lặp đi lặp lại ở phụ nữ quyền lực vì ngày càng có nhiều phụ nữ phá rào.”

Phụ nữ đi trước

Image caption Sự nhiệt tình không nao núng của Theresa May đối với thời trang đã được ghi nhận kỹ lưỡng. (Credit: Getty Images)

Theo truyền thống thì người phụ nữ cầm quyền và vợ các chính khách chịu rủi ro về mốt. Angela Merkel có xu thế áp dụng trang phục đàn ông, tin rằng để phụ nữ trông uy lực trong thế giới có lần thuộc về đàn ông thì phải mặc như đàn ông. Đó cũng là chiến lược ăn mặc của Michelle Bachelet của Chi Lê, Dilma Rousseff của Brasil và, ở một mức độ nhất định, Nicola Sturgeon thủ tướng Scotland. Margaret Thatcher dùng chiến thuật khác với nơ ở cổ, hạt xoàn và túi sách trong khi Cristina Fernández de Kirchner, nguyên tổng thống Argentine, thì mặc áo khoác rộng có nhiều dây buộc. Nay Hillary Clinton và Theresa May, hai người nữ cầm quyền, đang làm thay đổi trang phục của người lãnh đạo thế giới.

Image caption Thời trang đã trở thành một vũ khí mà Clinton có thể đưa vào chiến lược chính trị (Credit: Getty Images)

Từ việc thích tạp chí Vogue đến việc đeo dây chuyền, sự nhiệt tình không nao núng của Theresa May đối với thời trang đã được ghi nhận kỹ lưỡng. Nữ thủ tướng này chứng minh rằng thích thời trang và làm theo Điều Khoản 50 không có gì là xung khắc. Thông điệp của bà cho bạn trẻ nữ là ta cứ quan tâm đến mốt và vẫn giữ trọng trách trong công việc. Nhưng bà cũng thận trọng trong thời trang. Giây phút bà đứng trước số 10 phố Downing với gót giày in hình da báo và áo choàng hãng Amanda Wakeley, hình ảnh của bà đã lan khắp trên internet trước khi người ta kịp hiểu bà đã nói gì. Bà thủ tướng mới lên này có vẻ đã hiểu từ lâu rằng trang phục là một trong vài chủ đề chung cho mọi người. Với bà, mối quan tâm đến thời trang đã nhân tính hóa và tăng tầm cho con người gang thép của bà. Đó là chiến lược mà thủ trưởng cũ của bà đã chọn, khi gạt bỏ tai tiếng của Đảng Bảo Thủ, bằng cách đi giày hãng Converse All Stars.

Clinton có thể không chia sẻ tình yêu công khai của May với trang phục nhưng chắc chắn bà thừa nhận giá trị của nó. Quan điểm của bà về thời trang đã thay đổi từ kỳ bầu cử tổng thống Mỹ lần cuối; bà đã thuê Kristina Schake, phụ tá cũ của Michelle Obama, để tạo hình ảnh cho bà, và ký hợp đồng với nghệ sĩ trang điểm của hãng Veep. Thậm chí bà còn xuất hiện trên tạp chí US Vogue mà trước đó bà tránh. Đồ da, chuỗi hạt và các vô số các đồ của hãng Armani đột nhiên xuất hiện.

“Ở lần tranh cử trước, dấu ấn đặc trưng duy nhất với bà là bà ăn mặc như đàn ông. Nay bà coi chất nữ là một tài sản, và trang phục là một cách để chuyển tải điều này,” Rothman nhận xét. “Dù để biểu hiện mình là một người mẹ và người bà, hay là biểu hiện cái giá để quần áo trên Instagram, bà đang muốn nói tôi là một phụ nữ”. Nói cách khác, thời trang đã trở thành một vũ khí mà Clinton có thể đưa vào chiến lược chính trị.
Bám thực tế

Image caption Jeremy Corbyn bị nhiều người phê bình (trong đó có cả mẹ của David Cameron) vì không theo đúng quy tắc Quốc Hội ở Westminster. (Credit: Getty Images)

Điều cốt lõi để tiếp cận cách ăn mặc của các chính khách, bất luận giới nào, là việc giải mã được chủ ý, không phải là quần áo có đúng mốt hay không, Arnold nói thêm. “Tôi nghĩ rằng phần lớn các chính khách tránh mốt thời trang, họ chủ yếu muốn truyền đạt giá trị.”

Rothman đồng ý. “Tất cả nhằm đưa một phần thông điệp qua thị giác; có một số chính khách thăng tiến được nhờ ở tạo hình ảnh kiểu chính khách. Hãy nghĩ đến chính khách cổ diển ở Capitol Hill với cặp kính gọng kim loại, quần áo rộng và có vết mù tạc trên áo vét. Không bao giờ cho rằng các chính khách ăn mặc xấu vì họ không biết cách.” Điều này làm ta nhớ đến Jeremy Corbyn, người bị nhiều người phê bình (trong đó có cả mẹ của David Cameron) vì không theo đúng quy tắc của Quốc Hội ở Westminster.

Roche nói rằng ngân quỹ luôn là chủ đề nhạy cảm đối với những người trong chính phủ vì sự xuất hiện của họ phải nói lên điều gì. Ông dẫn chứng trường hợp Joe Biden “bị hủy diệt vì đi giày loafers 800 USD mặc dù trước khi tham gia chính trị ông là người giàu”. François Hollande cũng bị như vậy do thói quen cắt tóc chỉ có 10.000 euro một năm.

Donald Trump rất chú ý việc này, Rothman nói. “Ông cố gắng vào khuôn để mặc như một chính khách, chúng ta không còn thấy vẻ ngoài ngọt ngào chỉnh chu, và bộ com lê đôi khi bị rộng,” Rothman nói thêm. “Trump chọn cách mặc như một chính khách hơn là nhà tài chính ở Wall Street và điều này giúp ông được ủng hộ.”

Image caption Trump luôn trung thành với bộ com lê xanh suốt trong cuộc vận động, không bao giờ mặc đơn giản hoặc dùng hàng thể thao (Credit: Getty Images)

Bộ com lê hộp và cà vạt là xuất phát điểm đáng lưu ý so với kiểu áo thuôn, không cà vạt sắn tay áo của Barack Obama. Thẩm mỹ của Trump là theo kiểu Reagan giữa những năm 1980, thường được đảng viên Cộng Hòa gọi là ‘thời hoàng kim’ của Mỹ. Ông luôn trung thành với bộ com lê xanh suốt trong cuộc vận động, không bao giờ mặc đơn giản hoặc dùng hàng thể thao. Đôi khi ông bỏ cà vạt và đôi mũ lưỡi trai bóng chày, nhưng com lê xanh là chính. Điều này bổ sung cho lời lẽ ‘người điều hành đất nước’ và làm ta nhớ tới người lãnh đạo kinh doanh trường phái cổ.

Ngay cả trước khi tranh cử tổng thống, Trump hiểu theo linh tính sự quan trọng của hình ảnh. Bộ tóc và da màu rám nắng có thể bị chê cười qua nhiều thập kỷ, nhưng nó giúp ông duy trì như thế và dùng làm hình ảnh đại diện trong tâm trí những người bầu cử.

Trong khi các ứng cử viên nên được đánh giá công bằng và nghiêm túc về cái chất của thông điệp thì, trong thời đại tin tức qua hình ảnh này, sẽ là ngờ nghệch bỏ qua những tín hiệu thị giác mà các ứng cử viên của cả hai giới truyền đạt. Đối với một chính khách trên diễn đàn thế giới ngày nay, có được trang phục đúng cách là vô giá.

Nhưng khi Trump và Clinton gặp gỡ trong tranh luận thì Rothman không chờ đợi gì một cú sốc thời trang. “Trong một thế giới của trang phục quyền lực, đó là phải tức khắc được nhận diện ngay, vậy với Hillary đó là bộ vét kèm quần, và với Trump là bộ com lê hơi rộng và, tất nhiên, bộ tóc đặc trưng.”

Bài tiếng Anh đăng trên BBC Culture

( BBC )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm