Tham Khảo
Tranh luận cuối cùng giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ có gì lạ?
Ðể sửa soạn cho cuộc tranh luận này, từ cuối tuần trước, bà Clinton đã ngưng tất cả những cuộc vận động, cùng với dàn tham mưu dàn dựng kế hoạch, tự trả lời những câu hỏi được dự đoán sẽ được đặt ra. Trong khi đó, ông Cộng Hòa Donald Trump xuất hiện ở nhiều nơi để tiếp tục chương trình tiếp xúc với cử tri, kêu gọi mọi người bỏ phiếu ủng hộ ông,
Ðúng 6 giờ chiều Thứ Tư, 19 Tháng Mười, ông Donald Trump và bà Hillary Clinton xuất hiện trên sân khấu hội trường University of Nevada tại thành phố Las Vegas. Ðây là cuộc tranh luận thứ ba đồng thời cũng là cuộc tranh luận cuối cùng giữa ông tỷ phú đại diện cho đảng Cộng Hòa và bà cựu ngoại trưởng đại diện cho đảng Dân Chủ, diễn ra đúng 20 ngày trước khi cử tri Hoa Kỳ bỏ phiếu chọn người lãnh đạo quốc gia.
Cuộc tranh luận dài 90 phút đồng hồ, dưới sự điều khiển của ông Chris Wallace, một ký giả truyền hình được mọi người biết đến qua chương trình hội luận vào sáng Chủ Nhật trên đài Fox News. Không chỉ là một nhà báo kinh nghiệm, ông Wallace còn nổi tiếng là người biết đào sâu vấn đề, được đồng nghiệp quý trọng vì luôn đòi hỏi người ông phỏng vấn phải trả lời thẳng vào vấn đề, không chấp nhận chuyện quanh co. Vì thế, những câu hỏi được ông đưa ra tối nay xoay quanh sáu đề tài: chương trình của chính phủ và nợ nần, kinh tế, ngoại giao, tối cao pháp viện, di dân, và khả năng lãnh đạo của hai ứng cử viên, hứa hẹn sẽ là cuộc tranh luận hào hứng, sôi nổi nhất.
Ðể sửa soạn cho cuộc tranh luận này, từ cuối tuần trước, bà Clinton đã ngưng tất cả những cuộc vận động, cùng với dàn tham mưu dàn dựng kế hoạch, tự trả lời những câu hỏi được dự đoán sẽ được đặt ra. Trong khi đó, ông Cộng Hòa Donald Trump xuất hiện ở nhiều nơi để tiếp tục chương trình tiếp xúc với cử tri, kêu gọi mọi người bỏ phiếu ủng hộ ông, vẽ ra hình ảnh một nước Mỹ xuống dốc, ảm đạm, nếu được điều khiển dưới sự lãnh đạo của bà Clinton.
Ðiều cũng cần nói: trên đường từ địa điểm này tới địa điểm khác vận động tranh cử, ông Trump liên tục sử dụng mạng xã hội Twitter để bày tỏ sự bất bình về cuộc tranh cử, tiếp tục đưa ra luận điệu cho rằng giới truyền thông không công bằng, đổ dồn ủng hộ cho bà Clinton bằng cách bêu xấu ông, và vẫn theo lời ông, cuộc bầu cử năm nay là cuộc bầu cử “gian lận” để bà Clinton chiến thắng. Trong cuộc vận động ở Colorado Springs, ông cho hay “gian lận bầu cử” xảy ra ở nhiều nơi “ngay tại phòng bỏ phiếu cũng có,” nhắc nhở mọi người phải rủ nhau đi bầu và phải đề phòng cảnh giác “đừng để chúng đánh cướp kết quả, đánh cướp cuộc bầu cử của chúng ta.”
Bất kể ông Trump nói gì và bất kể bà Clinton sửa soạn cho cuộc tranh luận tối nay kỹ lưỡng đến mức nào, “cử tri muốn ông Trump và bà Clinton đi thật sâu vào chính sách sẽ thực hiện khi làm chủ Tòa Bạch Ốc,” anh Danny Nguyễn, một cư dân tại Dallas, Texas, trả lời, khi được hỏi mong chờ gì ở cuộc tranh luận tối nay. Ðến giờ, “tôi vẫn chưa biết nên bỏ phiếu cho ai, vì trong hai cuộc tranh luận trước, cử tri là tập thể bị thiệt thòi nhiều nhất vì chỉ nghe ông Trump lẫn bà Clinton bôi xấu nhau, chẳng thấy họ nói gì về chính sách hoạt động cả,” anh Danny nói tiếp. “Tôi hiểu tranh cử đòi hỏi phải cho cử tri thấy mình hơn đối thủ, nhưng qua hai cuộc tranh luận vừa qua cử tri Hoa Kỳ thấy khá rõ ông chẳng ra gì, bà cũng chẳng ra chi, khiến tôi e ngại cho tương lai của quốc gia và của thế giới, không biết tình hình rồi sẽ ra sao nếu ông Trump hay bà Clinton là tổng thống Mỹ.”
Thomas & Mack Center tại đại học University of Nevada, Las Vegas, nơi sẽ diễn tra cuộc tranh luận cuối cùng. (Hình minh họa: AP Photo/Julio Cortez) |
“Nếu cử tri vẫn phân vân thì cuộc tranh luận thứ ba giữa ông Trump và bà Clinton trở nên rất quan trọng” là ý kiến của ông Việt Trần ở North Carolina, “đặc biệt với ông Trump.” Không ngần ngại cho biết “ngay từ ngày đầu đã quyết định bỏ phiếu cho người đại diện của đảng Cộng Hòa,” ông Việt nói thẳng điều ông đang trông chờ “là cú đấm nốc ao mà ông Trump sẽ tung ra tối nay.” Cú đấm đó “bao gồm những điều ông Trump sẽ trình bày cho cử tri thấy rõ một bà Clinton gian xảo, một tập đoàn Clinton mua thần bán thánh, lợi dụng chức vụ để làm lợi riêng.”
Trả lời qua điện thoại, ông Việt nói thêm “nên nhớ bà Clinton lúc nào cũng khoe có kinh nghiệm,” ông Trump phải cho mọi người thấy trong những năm sinh hoạt chính trị “bà Clinton chẳng đem lại thành quả nào cho nước Mỹ, ngoại trừ thành quả dùng quyền lực chính trị để làm tiền cho gia đình bà.” Một điểm cũng được ông Việt nói tới “ông Trump cần phải nhấn mạnh rằng sau tám năm bết bát của Obama, nước Mỹ cần là một khuôn mặt mới, đường hướng mới, chứ không cần người làm việc rập khuôn Obama là bà Clinton,” gọi đó là “cú nốc ao ông Trump phải tung ra để hạ đo ván đối thủ.” Ông còn hoan nghênh việc ông Trump mời bà Pat Smith, mẹ của một nhân viên ngoại giao hy sinh ở Benghazi, làm khách danh dự cho buổi tranh luận, “để mọi người thấy rõ thành quả tồi tệ của bà Clinton lúc làm ngoại trưởng.”
Với cô Michelle Spears, hiện đang làm việc cho một cơ quan truyền thông tại Washington, DC, “bà Clinton đã thành công ở hai cuộc tranh luận đầu, cho mọi người thấy bà sửa soạn kỹ lưỡng, bình tĩnh, nên không có gì khiến tôi phải âu lo ở cuộc tranh luận cuối cùng giữa bà với ông Trump.” Cô nói “lợi điểm của bà Clinton là bà hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò, do đó bà không được nao núng, phải đi thật sát với câu hỏi để cử tri thấy bà có bản lãnh để lãnh đạo quốc gia.”
Cô cho hay từng ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Bernie Sanders trước khi quay sang ủng hộ bà Clinton, “không phải vì tôi là phụ nữ nên muốn thấy nước Mỹ có nữ tổng thống, mà vì tôi không chịu nổi lối ăn nói thiếu tư cách của ông Trump,” đề nghị “bà Clinton nên đánh mạnh vào chuyện ông Trump xem thường nữ giới, để mọi người thấy ông có thể là tỷ phú nhưng không thể làm tổng thống được.”
Ý kiến đo không được cô Nicole Fallon, một sinh viên theo học ở Virginia, tán thành. Cô kể lại chuyện năm ngoái cũng xin nghỉ học để đi vận động cho ông Sanders, năm nay chắc sẽ không đi bầu vì “cả ông Trump lẫn bà Clinton đều không xứng đáng.” Cô cũng không xem cuộc tranh luận nhất, nhì và ba vì “I don’t like jockers, không thích xem đám làm hề.”
Lạ lùng nhất là ý kiến của ông Trần Văn Son, ở Manassas, Virginia. Ông Việt Nam tuổi trung niên đang làm nghề xây cất nói rằng dù đã có quốc tịch “chưa từng đi bầu lần nào” nhưng nhất định phải xem cuộc tranh luận. Lý do “tôi thích xem đám tai to mặt lớn chửi nhau, còn chuyện ai thắng ai thua chẳng ảnh hưởng gì tới tôi cả.” Ngưng chừng 5 giây, ông Son nói tiếp “ông hay bà lên thì tui cũng phải kéo cầy ngày 12 tiếng, sáu ngày một tuần, chẳng thay đổi gì cả.”
Nguyễn Văn Khanh
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tranh luận cuối cùng giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ có gì lạ?
Ðể sửa soạn cho cuộc tranh luận này, từ cuối tuần trước, bà Clinton đã ngưng tất cả những cuộc vận động, cùng với dàn tham mưu dàn dựng kế hoạch, tự trả lời những câu hỏi được dự đoán sẽ được đặt ra. Trong khi đó, ông Cộng Hòa Donald Trump xuất hiện ở nhiều nơi để tiếp tục chương trình tiếp xúc với cử tri, kêu gọi mọi người bỏ phiếu ủng hộ ông,
Ðúng 6 giờ chiều Thứ Tư, 19 Tháng Mười, ông Donald Trump và bà Hillary Clinton xuất hiện trên sân khấu hội trường University of Nevada tại thành phố Las Vegas. Ðây là cuộc tranh luận thứ ba đồng thời cũng là cuộc tranh luận cuối cùng giữa ông tỷ phú đại diện cho đảng Cộng Hòa và bà cựu ngoại trưởng đại diện cho đảng Dân Chủ, diễn ra đúng 20 ngày trước khi cử tri Hoa Kỳ bỏ phiếu chọn người lãnh đạo quốc gia.
Cuộc tranh luận dài 90 phút đồng hồ, dưới sự điều khiển của ông Chris Wallace, một ký giả truyền hình được mọi người biết đến qua chương trình hội luận vào sáng Chủ Nhật trên đài Fox News. Không chỉ là một nhà báo kinh nghiệm, ông Wallace còn nổi tiếng là người biết đào sâu vấn đề, được đồng nghiệp quý trọng vì luôn đòi hỏi người ông phỏng vấn phải trả lời thẳng vào vấn đề, không chấp nhận chuyện quanh co. Vì thế, những câu hỏi được ông đưa ra tối nay xoay quanh sáu đề tài: chương trình của chính phủ và nợ nần, kinh tế, ngoại giao, tối cao pháp viện, di dân, và khả năng lãnh đạo của hai ứng cử viên, hứa hẹn sẽ là cuộc tranh luận hào hứng, sôi nổi nhất.
Ðể sửa soạn cho cuộc tranh luận này, từ cuối tuần trước, bà Clinton đã ngưng tất cả những cuộc vận động, cùng với dàn tham mưu dàn dựng kế hoạch, tự trả lời những câu hỏi được dự đoán sẽ được đặt ra. Trong khi đó, ông Cộng Hòa Donald Trump xuất hiện ở nhiều nơi để tiếp tục chương trình tiếp xúc với cử tri, kêu gọi mọi người bỏ phiếu ủng hộ ông, vẽ ra hình ảnh một nước Mỹ xuống dốc, ảm đạm, nếu được điều khiển dưới sự lãnh đạo của bà Clinton.
Ðiều cũng cần nói: trên đường từ địa điểm này tới địa điểm khác vận động tranh cử, ông Trump liên tục sử dụng mạng xã hội Twitter để bày tỏ sự bất bình về cuộc tranh cử, tiếp tục đưa ra luận điệu cho rằng giới truyền thông không công bằng, đổ dồn ủng hộ cho bà Clinton bằng cách bêu xấu ông, và vẫn theo lời ông, cuộc bầu cử năm nay là cuộc bầu cử “gian lận” để bà Clinton chiến thắng. Trong cuộc vận động ở Colorado Springs, ông cho hay “gian lận bầu cử” xảy ra ở nhiều nơi “ngay tại phòng bỏ phiếu cũng có,” nhắc nhở mọi người phải rủ nhau đi bầu và phải đề phòng cảnh giác “đừng để chúng đánh cướp kết quả, đánh cướp cuộc bầu cử của chúng ta.”
Bất kể ông Trump nói gì và bất kể bà Clinton sửa soạn cho cuộc tranh luận tối nay kỹ lưỡng đến mức nào, “cử tri muốn ông Trump và bà Clinton đi thật sâu vào chính sách sẽ thực hiện khi làm chủ Tòa Bạch Ốc,” anh Danny Nguyễn, một cư dân tại Dallas, Texas, trả lời, khi được hỏi mong chờ gì ở cuộc tranh luận tối nay. Ðến giờ, “tôi vẫn chưa biết nên bỏ phiếu cho ai, vì trong hai cuộc tranh luận trước, cử tri là tập thể bị thiệt thòi nhiều nhất vì chỉ nghe ông Trump lẫn bà Clinton bôi xấu nhau, chẳng thấy họ nói gì về chính sách hoạt động cả,” anh Danny nói tiếp. “Tôi hiểu tranh cử đòi hỏi phải cho cử tri thấy mình hơn đối thủ, nhưng qua hai cuộc tranh luận vừa qua cử tri Hoa Kỳ thấy khá rõ ông chẳng ra gì, bà cũng chẳng ra chi, khiến tôi e ngại cho tương lai của quốc gia và của thế giới, không biết tình hình rồi sẽ ra sao nếu ông Trump hay bà Clinton là tổng thống Mỹ.”
Thomas & Mack Center tại đại học University of Nevada, Las Vegas, nơi sẽ diễn tra cuộc tranh luận cuối cùng. (Hình minh họa: AP Photo/Julio Cortez) |
“Nếu cử tri vẫn phân vân thì cuộc tranh luận thứ ba giữa ông Trump và bà Clinton trở nên rất quan trọng” là ý kiến của ông Việt Trần ở North Carolina, “đặc biệt với ông Trump.” Không ngần ngại cho biết “ngay từ ngày đầu đã quyết định bỏ phiếu cho người đại diện của đảng Cộng Hòa,” ông Việt nói thẳng điều ông đang trông chờ “là cú đấm nốc ao mà ông Trump sẽ tung ra tối nay.” Cú đấm đó “bao gồm những điều ông Trump sẽ trình bày cho cử tri thấy rõ một bà Clinton gian xảo, một tập đoàn Clinton mua thần bán thánh, lợi dụng chức vụ để làm lợi riêng.”
Trả lời qua điện thoại, ông Việt nói thêm “nên nhớ bà Clinton lúc nào cũng khoe có kinh nghiệm,” ông Trump phải cho mọi người thấy trong những năm sinh hoạt chính trị “bà Clinton chẳng đem lại thành quả nào cho nước Mỹ, ngoại trừ thành quả dùng quyền lực chính trị để làm tiền cho gia đình bà.” Một điểm cũng được ông Việt nói tới “ông Trump cần phải nhấn mạnh rằng sau tám năm bết bát của Obama, nước Mỹ cần là một khuôn mặt mới, đường hướng mới, chứ không cần người làm việc rập khuôn Obama là bà Clinton,” gọi đó là “cú nốc ao ông Trump phải tung ra để hạ đo ván đối thủ.” Ông còn hoan nghênh việc ông Trump mời bà Pat Smith, mẹ của một nhân viên ngoại giao hy sinh ở Benghazi, làm khách danh dự cho buổi tranh luận, “để mọi người thấy rõ thành quả tồi tệ của bà Clinton lúc làm ngoại trưởng.”
Với cô Michelle Spears, hiện đang làm việc cho một cơ quan truyền thông tại Washington, DC, “bà Clinton đã thành công ở hai cuộc tranh luận đầu, cho mọi người thấy bà sửa soạn kỹ lưỡng, bình tĩnh, nên không có gì khiến tôi phải âu lo ở cuộc tranh luận cuối cùng giữa bà với ông Trump.” Cô nói “lợi điểm của bà Clinton là bà hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò, do đó bà không được nao núng, phải đi thật sát với câu hỏi để cử tri thấy bà có bản lãnh để lãnh đạo quốc gia.”
Cô cho hay từng ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Bernie Sanders trước khi quay sang ủng hộ bà Clinton, “không phải vì tôi là phụ nữ nên muốn thấy nước Mỹ có nữ tổng thống, mà vì tôi không chịu nổi lối ăn nói thiếu tư cách của ông Trump,” đề nghị “bà Clinton nên đánh mạnh vào chuyện ông Trump xem thường nữ giới, để mọi người thấy ông có thể là tỷ phú nhưng không thể làm tổng thống được.”
Ý kiến đo không được cô Nicole Fallon, một sinh viên theo học ở Virginia, tán thành. Cô kể lại chuyện năm ngoái cũng xin nghỉ học để đi vận động cho ông Sanders, năm nay chắc sẽ không đi bầu vì “cả ông Trump lẫn bà Clinton đều không xứng đáng.” Cô cũng không xem cuộc tranh luận nhất, nhì và ba vì “I don’t like jockers, không thích xem đám làm hề.”
Lạ lùng nhất là ý kiến của ông Trần Văn Son, ở Manassas, Virginia. Ông Việt Nam tuổi trung niên đang làm nghề xây cất nói rằng dù đã có quốc tịch “chưa từng đi bầu lần nào” nhưng nhất định phải xem cuộc tranh luận. Lý do “tôi thích xem đám tai to mặt lớn chửi nhau, còn chuyện ai thắng ai thua chẳng ảnh hưởng gì tới tôi cả.” Ngưng chừng 5 giây, ông Son nói tiếp “ông hay bà lên thì tui cũng phải kéo cầy ngày 12 tiếng, sáu ngày một tuần, chẳng thay đổi gì cả.”
Nguyễn Văn Khanh
(Người Việt)