Cõi Người Ta
Trẻ Già Ở VN Đều Là Nít Ranh : Có người trẻ trưởng thành, quốc gia mới trưởng thành
Làm thế nào để người trẻ xóa bỏ định kiến, tự thoát ra khỏi vỏ bọc để sống đúng với mình, tham gia tốt hơn vào phát triển xã hội?
Làm thế nào để người trẻ xóa bỏ định kiến, tự thoát ra khỏi vỏ bọc để sống đúng với mình, tham gia tốt hơn vào phát triển xã hội?
Trong các cuộc gặp gỡ thanh niên hay trên diễn đàn xã hội, chúng ta vẫn gặp nhiều bạn trẻ chờ đợi sự hướng dẫn của người lớn về việc họ nên làm gì, phân biệt đúng sai như thế nào, và đâu là mục đích họ nên phấn đấu. Nhiều bạn trẻ tự cho mình là người yếu thế trong quan hệ với người khác, và tuân theo sự áp đặt của người lớn. Nhiều người sống theo mong muốn của gia đình, dư luận xã hội nhiều hơn là theo ý thích và khát vọng của bản thân.
Tại sao lại có hiện tượng này và làm thế nào để người trẻ xóa bỏ định kiến, tự thoát ra khỏi vỏ bọc để sống đúng với nhân cách tự do và quyền bình đẳng của mình, tham gia tốt hơn vào phát triển xã hội?
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Điều đầu tiên đó là người trẻ được giáo dục trong gia đình và nhà trường cách nghe lời người lớn. Những bài học như “nghe lời cô giáo mới là trò ngoan” hay các giá trị “cá không ăn muối là cá ươn, con không nghe lời mẹ là con hư” đã ăn sâu vào tiềm thức của người trẻ. Chính nền giáo dục gò con người vào khuôn mẫu (của thế hệ trước) đã biến người trẻ trở nên thụ động, đóng khung, thiếu tư duy mở và phản biện để tự khám phá sự đa dạng của cuộc sống, tìm hiểu sự khác biệt và trân trọng nó.
Ngoài ra, cách giáo dục truyền tải một chiều còn dẫn đến bi kịch xã hội “lớp sau kém hơn lớp trước” vì trò không thể giỏi hơn thầy. Cứ như vậy sự xuống cấp trong chất lượng người thầy nói riêng và giáo dục nói chung được “di truyền” từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thứ hai, người trẻ được gán cho những cái nhãn như “thiếu kinh nghiệm”, “ngựa non háu đá”, hay “dễ bị kẻ xấu lợi dụng” để họ chỉ được giao những việc “vô thưởng vô phạt” hoặc cấm không được làm việc này việc kia.
Người đi trước áp đặt lên người trẻ những giá trị và kinh nghiêm của mình, cho dù những giá trị và kinh nghiệm này có thể đã cũ, không còn phù hợp với thời đại của người trẻ nữa. Có người trẻ nào dám “phá rào”, làm theo cách của mình thì bị cho là nổi loạn, thậm chí thành người hư. Dù vai trò của người trẻ được coi trọng như “ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên” nhưng “ở đâu cần” và “ở đâu khó” không phải do thanh niên quyết định, mà do người lớn quyết định hộ thanh niên.
Thứ ba, người trẻ tự ràng buộc mình với những mong đợi của gia đình và xã hội. Họ không dám làm theo ý mình mà thường lắng nghe mong đợi của bố mẹ, vì làm trái coi như là không có hiếu. Trong việc lựa chọn ngành học, công việc họ phụ thuộc vào sự sắp đặt của cha mẹ hơn là theo đuổi đam mê của mình. Ngoài ra, nhiều người trẻ sống theo dư luận xã hội. Họ cố gắng sống “tròn trĩnh” để không bị mang tiếng cho bản thân và gia đình. Điều này giữ họ đúng trong khuôn mẫu, sống đều đều qua ngày hơn là bứt phá và tạo ra những khác biệt trong cuộc sống.
Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là người trẻ đang thiếu những không gian tự do để khám phá, sáng tạo và tích lũy tri thức theo cách của mình. Họ thiếu các sân chơi để thực hành việc nói lên suy nghĩ trái chiều, phân tích các quan điểm khác nhau, lắng nghe và tích hợp tri thức và giá trị sống. Thiếu cơ hội tự do thể hiện hạn chế người trẻ có những quyết định sáng suốt và tự chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình. Đây chính là rào cản để tạo ra một lớp người trẻ độc lập, được cọ sát trong môi trường lành mạnh để làm chủ đất nước.
Tự do và độc lập của người trẻ không thể do người khác ban phát cho họ, mà người trẻ phải tự thực hành cho mình. Nếu không có cơ hội đó, người trẻ sẽ mãi là người đi sau không bắt kịp với người đi trước, và dân tộc sẽ đi lùi hơn là tiến lên. Khi người trẻ là chủ thể của sự phát triển của chính mình họ mới đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Một dân tộc có nhiều người trẻ trưởng thành là một dân tộc trưởng thành.
Trung Lập/ Theo Diễn ngôn
(Tuần Việt Nam)
Bàn ra tán vào (0)
Trẻ Già Ở VN Đều Là Nít Ranh : Có người trẻ trưởng thành, quốc gia mới trưởng thành
Làm thế nào để người trẻ xóa bỏ định kiến, tự thoát ra khỏi vỏ bọc để sống đúng với mình, tham gia tốt hơn vào phát triển xã hội?
Làm thế nào để người trẻ xóa bỏ định kiến, tự thoát ra khỏi vỏ bọc để sống đúng với mình, tham gia tốt hơn vào phát triển xã hội?
Trong các cuộc gặp gỡ thanh niên hay trên diễn đàn xã hội, chúng ta vẫn gặp nhiều bạn trẻ chờ đợi sự hướng dẫn của người lớn về việc họ nên làm gì, phân biệt đúng sai như thế nào, và đâu là mục đích họ nên phấn đấu. Nhiều bạn trẻ tự cho mình là người yếu thế trong quan hệ với người khác, và tuân theo sự áp đặt của người lớn. Nhiều người sống theo mong muốn của gia đình, dư luận xã hội nhiều hơn là theo ý thích và khát vọng của bản thân.
Tại sao lại có hiện tượng này và làm thế nào để người trẻ xóa bỏ định kiến, tự thoát ra khỏi vỏ bọc để sống đúng với nhân cách tự do và quyền bình đẳng của mình, tham gia tốt hơn vào phát triển xã hội?
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Điều đầu tiên đó là người trẻ được giáo dục trong gia đình và nhà trường cách nghe lời người lớn. Những bài học như “nghe lời cô giáo mới là trò ngoan” hay các giá trị “cá không ăn muối là cá ươn, con không nghe lời mẹ là con hư” đã ăn sâu vào tiềm thức của người trẻ. Chính nền giáo dục gò con người vào khuôn mẫu (của thế hệ trước) đã biến người trẻ trở nên thụ động, đóng khung, thiếu tư duy mở và phản biện để tự khám phá sự đa dạng của cuộc sống, tìm hiểu sự khác biệt và trân trọng nó.
Ngoài ra, cách giáo dục truyền tải một chiều còn dẫn đến bi kịch xã hội “lớp sau kém hơn lớp trước” vì trò không thể giỏi hơn thầy. Cứ như vậy sự xuống cấp trong chất lượng người thầy nói riêng và giáo dục nói chung được “di truyền” từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Thứ hai, người trẻ được gán cho những cái nhãn như “thiếu kinh nghiệm”, “ngựa non háu đá”, hay “dễ bị kẻ xấu lợi dụng” để họ chỉ được giao những việc “vô thưởng vô phạt” hoặc cấm không được làm việc này việc kia.
Người đi trước áp đặt lên người trẻ những giá trị và kinh nghiêm của mình, cho dù những giá trị và kinh nghiệm này có thể đã cũ, không còn phù hợp với thời đại của người trẻ nữa. Có người trẻ nào dám “phá rào”, làm theo cách của mình thì bị cho là nổi loạn, thậm chí thành người hư. Dù vai trò của người trẻ được coi trọng như “ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên” nhưng “ở đâu cần” và “ở đâu khó” không phải do thanh niên quyết định, mà do người lớn quyết định hộ thanh niên.
Thứ ba, người trẻ tự ràng buộc mình với những mong đợi của gia đình và xã hội. Họ không dám làm theo ý mình mà thường lắng nghe mong đợi của bố mẹ, vì làm trái coi như là không có hiếu. Trong việc lựa chọn ngành học, công việc họ phụ thuộc vào sự sắp đặt của cha mẹ hơn là theo đuổi đam mê của mình. Ngoài ra, nhiều người trẻ sống theo dư luận xã hội. Họ cố gắng sống “tròn trĩnh” để không bị mang tiếng cho bản thân và gia đình. Điều này giữ họ đúng trong khuôn mẫu, sống đều đều qua ngày hơn là bứt phá và tạo ra những khác biệt trong cuộc sống.
Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là người trẻ đang thiếu những không gian tự do để khám phá, sáng tạo và tích lũy tri thức theo cách của mình. Họ thiếu các sân chơi để thực hành việc nói lên suy nghĩ trái chiều, phân tích các quan điểm khác nhau, lắng nghe và tích hợp tri thức và giá trị sống. Thiếu cơ hội tự do thể hiện hạn chế người trẻ có những quyết định sáng suốt và tự chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình. Đây chính là rào cản để tạo ra một lớp người trẻ độc lập, được cọ sát trong môi trường lành mạnh để làm chủ đất nước.
Tự do và độc lập của người trẻ không thể do người khác ban phát cho họ, mà người trẻ phải tự thực hành cho mình. Nếu không có cơ hội đó, người trẻ sẽ mãi là người đi sau không bắt kịp với người đi trước, và dân tộc sẽ đi lùi hơn là tiến lên. Khi người trẻ là chủ thể của sự phát triển của chính mình họ mới đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Một dân tộc có nhiều người trẻ trưởng thành là một dân tộc trưởng thành.
Trung Lập/ Theo Diễn ngôn
(Tuần Việt Nam)