Cõi Người Ta

Tre ra trái, đại hạn mặn và tiếng thở dài của một người trẻ

Chuyện thực hư thế nào tính sau. Người thì post hình lên rồi bảo ở quê tôi. Người thì bảo tre nhà bạn em. Có người chỉ tải hình không bình luận giải thích gì thêm.
Bùi Diệp

TTTG - Hổm rày trên các trang mạng truyền nhau mấy tấm hình chụp cây tre ra trái.

Chuyện thực hư thế nào tính sau. Người thì post hình lên rồi bảo ở quê tôi. Người thì bảo tre nhà bạn em. Có người chỉ tải hình không bình luận giải thích gì thêm.

Trong một status, bạn trẻ chủ trang Facebook nọ có bình một câu: “Nghe nói cả trăm năm tre mới ra trái một lần. Năm nào tre ra trái thì năm đó đại hạn, đói kém!”.

Cái kinh nghiệm dân gian truyền khẩu ấy chắc ai cũng biết. Từ bé tôi cũng đã nghe. Nhưng khi câu cảm thán ấy thốt ra từ một bạn trẻ làm tôi cảm phục và quý mến.

Nói thiệt, trong hình dung tôi, bạn trẻ bây giờ đa số đã tách mình ra khỏi đời sống tình cảm gia đình, nhất là những người có chữ nghĩa.

Nhiều bạn ở tỉnh lẻ, ở quê đến các thành phối lớn, ví như đến Sài Gòn để học hành và lập nghiệp, đang say sưa chạy theo đám đông và phong cách sống thời thượng.

Tâm lý được sành điệu để khỏi bị chê bai là cù lần, hai lúa. Tôi vẫn thường nói vui với các con tôi về hiện tượng “Sì phố hóa” trong rất nhiều bạn trẻ ở quê tôi.

Một con bé hàng xóm cù mì cục mịch mới vào “Sì Gòn” học nửa năm cao đẳng khi về lại Phan Rang nói bằng giọng “Sì Gòn” điệu nghệ một cách ngạc nhiên.

Dông dài một chút vì để nói vì sao tôi cảm động trước một câu thốt ra từ bạn trẻ nọ như một tiếng thở trước tai ách của nhà nông.

Trở lại điềm báo đại hạn kia. Những ai đã từng là nông phu (tôi thích dùng chữ nông phu hơn nông dân) hoặc ít nhiều dính dáng đến nông thôn đều biết hậu quả của hạn hán khốc liệt thế nào.

Tôi nhớ hơn mười năm trước, quê tôi, mùa giêng hai, khi nước nguồn yếu đi thì nước biển tràn lên sông Dinh. Mà đâu chừng non tháng khi bắt đầu có mưa giông thì hiện tượng sông nhiễm mặn chấm dứt.

Còn bây giờ, sông Dinh nhiễm mặn gần như quanh năm. Có lúc nước biển ối lên tận địa phận Tháp Chàm, nghĩa là gần 20 cây số đường sông.

Còn năm nay, chết chắc! Thiếu nước ngầm, người ta đành phải canh nước lợ sông mà tưới vườn, rẫy. Nhưng không khéo để mặn đất thì cực kỳ nguy hiểm.

Tôi kể một chuyện nhỏ về trường hợp để đất nhiễm mặn khi dùng nước sông. Khoảng năm 1988, hai anh em tôi canh tác đám rẫy bồi sa ven sông Dinh.

Mùa giêng hai, nước hắt, phải canh chừng triều lên mà tưới rẫy. Vì không có máy bơm (dù chỉ là một chiếc máy hiệu Koler 4) anh em tôi đắp sòng cần dọt đổ nước sông. Tôi lớn kéo cần dọt tát nước.

Thằng em khoảng 10 tuổi “theo” nước vào rẫy đậu phộng. Lẽ ra phải vừa theo nước vừa liên tục nếm thử nước bao giờ hấy “lợ” lắm thì dừng.

Vì thằng nhỏ ngủ gục nên nó để nước mặn tràn lan đám đậu. Một lần nhiễm mặn vậy mà suốt mấy năm sau, đất rẫy cứ sủi muối rin rít, trăng trắng, phải mấy cơn lũ kéo qua mới “rửa” trôi. Vậy nhưng đất cứ sượng sượng, không màu mỡ như xưa.

Nghe nói các tỉnh miền Tây Nam bộ đang mặn chát. Đất mặn. Người đau. Không trồng trỉa được thì nuôi hải sản nhưng rồi vốn liếng, kinh nghiệm,… Đâu phải ai cũng làm được! Con đường ly hương dù mịt mù và dằng dặc nhưng duy nhất khả dĩ.

Đại hạn khốc liệt vậy nhưng chắc gì nổi đình đám bằng chuyên bên tây bên tàu, chuyện sô biếc nọ kia, chuyện những “giá trị sống kỳ ảo” mà nhiều người đang rao giảng. Ai dà…

Bạn trẻ nhưng bạn biết đau cùng chúng tôi. Cám ơn bạn nhiều lắm lắm! Bởi vì tôi chắc bạn chưa từng bưng chén cơm khoai, bo bo, bắp nhiều hơn gạo. Bạn chưa từng thắt ruột khi nghe tiếng lon đong gạo chạm đáy tỉn.

Bạn chưa từng “trải nghiệm” mùi gạo ẩm vàng hoa khế ra sao! Bạn lo như một nỗi lo có căn nguyên từ tiền kiếp hay một phần thân phận máu thịt bạn đang dự phần?! Dẫu sao, tiếng thở dài của bạn còn báo hiệu rằng thân phận nông phu còn được chút an ủi sẻ chia!

Có lần, tôi đọc được từ Facebook của một bạn trẻ quê miền Trung vào Sài gòn học hành và lập nghiệp một câu chuyên cảm động.

Bạn chụp hình gánh đậu hủ của mẹ, một món ăn quen thuộc của người miền Trung, và bảo rằng bạn rất biết ơn nhũng gánh đậu hủ này vì nhờ nó mà mẹ bạn nuôi đàm con khôn lớn nên người.

Một người trẻ, ít nhiều cũng đã có chút địa vị xã hội nhưng không chối bỏ gốc gác và quên ơn gia đình. Việc ấy xem ra cũng bình thường thôi, nhưng trong thời buổi nhiều giá trị sống đang bị đảo lộn nên nó gây được cảm tình với nhiều người, trong đó có tôi.

Chuyện đại hạn năm nay hình như chỉ mới bắt đầu! Còn khốc liệt lắm lắm. Nhưmg cám ơn bạn với tiếng thở dài cảm động của mình.

Phan Rang, 10/3/2016

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tre ra trái, đại hạn mặn và tiếng thở dài của một người trẻ

Chuyện thực hư thế nào tính sau. Người thì post hình lên rồi bảo ở quê tôi. Người thì bảo tre nhà bạn em. Có người chỉ tải hình không bình luận giải thích gì thêm.
Bùi Diệp

TTTG - Hổm rày trên các trang mạng truyền nhau mấy tấm hình chụp cây tre ra trái.

Chuyện thực hư thế nào tính sau. Người thì post hình lên rồi bảo ở quê tôi. Người thì bảo tre nhà bạn em. Có người chỉ tải hình không bình luận giải thích gì thêm.

Trong một status, bạn trẻ chủ trang Facebook nọ có bình một câu: “Nghe nói cả trăm năm tre mới ra trái một lần. Năm nào tre ra trái thì năm đó đại hạn, đói kém!”.

Cái kinh nghiệm dân gian truyền khẩu ấy chắc ai cũng biết. Từ bé tôi cũng đã nghe. Nhưng khi câu cảm thán ấy thốt ra từ một bạn trẻ làm tôi cảm phục và quý mến.

Nói thiệt, trong hình dung tôi, bạn trẻ bây giờ đa số đã tách mình ra khỏi đời sống tình cảm gia đình, nhất là những người có chữ nghĩa.

Nhiều bạn ở tỉnh lẻ, ở quê đến các thành phối lớn, ví như đến Sài Gòn để học hành và lập nghiệp, đang say sưa chạy theo đám đông và phong cách sống thời thượng.

Tâm lý được sành điệu để khỏi bị chê bai là cù lần, hai lúa. Tôi vẫn thường nói vui với các con tôi về hiện tượng “Sì phố hóa” trong rất nhiều bạn trẻ ở quê tôi.

Một con bé hàng xóm cù mì cục mịch mới vào “Sì Gòn” học nửa năm cao đẳng khi về lại Phan Rang nói bằng giọng “Sì Gòn” điệu nghệ một cách ngạc nhiên.

Dông dài một chút vì để nói vì sao tôi cảm động trước một câu thốt ra từ bạn trẻ nọ như một tiếng thở trước tai ách của nhà nông.

Trở lại điềm báo đại hạn kia. Những ai đã từng là nông phu (tôi thích dùng chữ nông phu hơn nông dân) hoặc ít nhiều dính dáng đến nông thôn đều biết hậu quả của hạn hán khốc liệt thế nào.

Tôi nhớ hơn mười năm trước, quê tôi, mùa giêng hai, khi nước nguồn yếu đi thì nước biển tràn lên sông Dinh. Mà đâu chừng non tháng khi bắt đầu có mưa giông thì hiện tượng sông nhiễm mặn chấm dứt.

Còn bây giờ, sông Dinh nhiễm mặn gần như quanh năm. Có lúc nước biển ối lên tận địa phận Tháp Chàm, nghĩa là gần 20 cây số đường sông.

Còn năm nay, chết chắc! Thiếu nước ngầm, người ta đành phải canh nước lợ sông mà tưới vườn, rẫy. Nhưng không khéo để mặn đất thì cực kỳ nguy hiểm.

Tôi kể một chuyện nhỏ về trường hợp để đất nhiễm mặn khi dùng nước sông. Khoảng năm 1988, hai anh em tôi canh tác đám rẫy bồi sa ven sông Dinh.

Mùa giêng hai, nước hắt, phải canh chừng triều lên mà tưới rẫy. Vì không có máy bơm (dù chỉ là một chiếc máy hiệu Koler 4) anh em tôi đắp sòng cần dọt đổ nước sông. Tôi lớn kéo cần dọt tát nước.

Thằng em khoảng 10 tuổi “theo” nước vào rẫy đậu phộng. Lẽ ra phải vừa theo nước vừa liên tục nếm thử nước bao giờ hấy “lợ” lắm thì dừng.

Vì thằng nhỏ ngủ gục nên nó để nước mặn tràn lan đám đậu. Một lần nhiễm mặn vậy mà suốt mấy năm sau, đất rẫy cứ sủi muối rin rít, trăng trắng, phải mấy cơn lũ kéo qua mới “rửa” trôi. Vậy nhưng đất cứ sượng sượng, không màu mỡ như xưa.

Nghe nói các tỉnh miền Tây Nam bộ đang mặn chát. Đất mặn. Người đau. Không trồng trỉa được thì nuôi hải sản nhưng rồi vốn liếng, kinh nghiệm,… Đâu phải ai cũng làm được! Con đường ly hương dù mịt mù và dằng dặc nhưng duy nhất khả dĩ.

Đại hạn khốc liệt vậy nhưng chắc gì nổi đình đám bằng chuyên bên tây bên tàu, chuyện sô biếc nọ kia, chuyện những “giá trị sống kỳ ảo” mà nhiều người đang rao giảng. Ai dà…

Bạn trẻ nhưng bạn biết đau cùng chúng tôi. Cám ơn bạn nhiều lắm lắm! Bởi vì tôi chắc bạn chưa từng bưng chén cơm khoai, bo bo, bắp nhiều hơn gạo. Bạn chưa từng thắt ruột khi nghe tiếng lon đong gạo chạm đáy tỉn.

Bạn chưa từng “trải nghiệm” mùi gạo ẩm vàng hoa khế ra sao! Bạn lo như một nỗi lo có căn nguyên từ tiền kiếp hay một phần thân phận máu thịt bạn đang dự phần?! Dẫu sao, tiếng thở dài của bạn còn báo hiệu rằng thân phận nông phu còn được chút an ủi sẻ chia!

Có lần, tôi đọc được từ Facebook của một bạn trẻ quê miền Trung vào Sài gòn học hành và lập nghiệp một câu chuyên cảm động.

Bạn chụp hình gánh đậu hủ của mẹ, một món ăn quen thuộc của người miền Trung, và bảo rằng bạn rất biết ơn nhũng gánh đậu hủ này vì nhờ nó mà mẹ bạn nuôi đàm con khôn lớn nên người.

Một người trẻ, ít nhiều cũng đã có chút địa vị xã hội nhưng không chối bỏ gốc gác và quên ơn gia đình. Việc ấy xem ra cũng bình thường thôi, nhưng trong thời buổi nhiều giá trị sống đang bị đảo lộn nên nó gây được cảm tình với nhiều người, trong đó có tôi.

Chuyện đại hạn năm nay hình như chỉ mới bắt đầu! Còn khốc liệt lắm lắm. Nhưmg cám ơn bạn với tiếng thở dài cảm động của mình.

Phan Rang, 10/3/2016

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm