Di Sản Hồ Chí Minh
Triều Tiên là nhà sản xuất tượng các nhà độc tài lớn nhất thế giới
VRNs (26.03.2014) – Seoul – Hãng tin AsiaNews cho biết: Chính phủ Triều Tiên vừa hoàn thành hai bức tượng nhà độc tài Robert Mugabe, tổng thống của Zimbabwe. Dự kiến, chúng sẽ được chuyển đến nước này đúng dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Mugabe.
Hai bức tượng khổng lổ bằng đồng trị giá 5 triệu Mỹ kim: Bức lớn hơn- giá 3.5 triệu- sẽ được dựng tại thủ đô Harare, bức nhỏ hơn- giá 1.5 triệu- được đặt ở Zvimba, nơi sinh của Mugabe. Việc sản xuất những bức tượng này được bắt đầu từ năm 2009 tại Bình Nhưỡng.
Đây không phải là lần đầu tiên hai nước này kí kết những hợp đồng “mang tính nghệ thuật”, bên cạnh những thỏa thuận về thương mại và quân sự. Điều trớ trêu là bức tượng gần đây nhất được Zimbabwe đặt mua Triều Tiên là tượng Joshua Nkomo. Đây là nhà lãnh đạo phong trào độc lập Zapu và cũng là kẻ thù của Mugabe. Nkomo từng gọi Mugabe là “một con rắn chui rúc trong nhà, đáng bị hất ra ngoài”. Thế nhưng, quân đội của Mugabe được Triều Tiên huấn luyện đã đè bẹp những người ủng hộ Nkomo năm 1987, giết chết khoảng 20 nghìn thường dân.
Sau vụ tàn sát đó, Nkomo rút lui khỏi chính trường và chết năm 1999. Mugabe tuyên bố Nkomo là vị “anh hùng dân tộc” và đặt Triều Tiên làm một “bức tượng lớn để chứng tỏ sự vĩ đại đạo đức và chính trị”. Bức tượng được chuyển đến vào tháng 12 năm 2013. Hiện giờ, nó được đặt gần Quốc hội tại thủ đô Harare.
Tượng đồng Nkomo
Các hợp đồng sản xuất tượng những nhà độc tài (còn sống hoặc đã qua đời) mang lại những món lời béo bở cho chính quyền Kim Jong-un. Vào những năm 1960, Triều Tiên sản xuất khoảng một trăm bức tượng Stalinh bằng đồng, cùng với một số bức tượng cho chính quyền Pol Pot tại Campuchia và ít nhất mười bức tượng Mao Trạch Đông hiện vẫn còn tại Trung Quốc.
Chúng ta cũng không nên quên nhắc đến thị trường nội địa. Ở đất nước này, có khoảng 34 nghìn bức tượng miêu tả “Chủ tịch vĩnh viễn” Kim Il-sung, và ít nhất 900 bức tượng “Lãnh tụ kính yêu” Kim Jong-il. Đương nhiên, tất cả những bức tượng này được làm bằng đồng.
“Chủ tịch vĩnh viễn” Kim Il-sung, và “Lãnh tụ kính yêu” Kim Jong-il
Một trường hợp ngoại lệ, Abdoulaye Wade, tổng thống tiền nhiệm Senegal, đã đặt Triều Tiên làm một một tượng đài khổng lồ có tên là “Tượng đài Phục hưng châu Phi”.
Tượng đài “Phục hưng Châu Phi”
Tượng đài còn cao hơn cả Nữ thần Tự do đang đặt ở New York
Tác phẩm này trị giá 27 triệu Mỹ kim, được Senegal xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày độc lập. Tượng đài này sử dụng những yếu tố điển hình của xã hội chủ nghĩa : một người đàn ông bế đứa trẻ trên vai, đứa trẻ chỉ tay về phía biển khơi và theo sau là một phụ nữ.
Được biết, việc xây tượng châm ngòi cho làn sóng phản ứng dữ dội do chi phí quá đắt đỏ và tính biểu tượng mờ nhạt của nó. Nhiều người còn cảm thấy không hài lòng với cách ăn mặc nửa kín nửa hở của người phụ nữ trên tượng đài và cho rằng việc vung 27 triệu USD để xây tượng là sự phí phạm lớn.
Jos. Đức Trung
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Triều Tiên là nhà sản xuất tượng các nhà độc tài lớn nhất thế giới
VRNs (26.03.2014) – Seoul – Hãng tin AsiaNews cho biết: Chính phủ Triều Tiên vừa hoàn thành hai bức tượng nhà độc tài Robert Mugabe, tổng thống của Zimbabwe. Dự kiến, chúng sẽ được chuyển đến nước này đúng dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Mugabe.
Hai bức tượng khổng lổ bằng đồng trị giá 5 triệu Mỹ kim: Bức lớn hơn- giá 3.5 triệu- sẽ được dựng tại thủ đô Harare, bức nhỏ hơn- giá 1.5 triệu- được đặt ở Zvimba, nơi sinh của Mugabe. Việc sản xuất những bức tượng này được bắt đầu từ năm 2009 tại Bình Nhưỡng.
Đây không phải là lần đầu tiên hai nước này kí kết những hợp đồng “mang tính nghệ thuật”, bên cạnh những thỏa thuận về thương mại và quân sự. Điều trớ trêu là bức tượng gần đây nhất được Zimbabwe đặt mua Triều Tiên là tượng Joshua Nkomo. Đây là nhà lãnh đạo phong trào độc lập Zapu và cũng là kẻ thù của Mugabe. Nkomo từng gọi Mugabe là “một con rắn chui rúc trong nhà, đáng bị hất ra ngoài”. Thế nhưng, quân đội của Mugabe được Triều Tiên huấn luyện đã đè bẹp những người ủng hộ Nkomo năm 1987, giết chết khoảng 20 nghìn thường dân.
Sau vụ tàn sát đó, Nkomo rút lui khỏi chính trường và chết năm 1999. Mugabe tuyên bố Nkomo là vị “anh hùng dân tộc” và đặt Triều Tiên làm một “bức tượng lớn để chứng tỏ sự vĩ đại đạo đức và chính trị”. Bức tượng được chuyển đến vào tháng 12 năm 2013. Hiện giờ, nó được đặt gần Quốc hội tại thủ đô Harare.
Tượng đồng Nkomo
Các hợp đồng sản xuất tượng những nhà độc tài (còn sống hoặc đã qua đời) mang lại những món lời béo bở cho chính quyền Kim Jong-un. Vào những năm 1960, Triều Tiên sản xuất khoảng một trăm bức tượng Stalinh bằng đồng, cùng với một số bức tượng cho chính quyền Pol Pot tại Campuchia và ít nhất mười bức tượng Mao Trạch Đông hiện vẫn còn tại Trung Quốc.
Chúng ta cũng không nên quên nhắc đến thị trường nội địa. Ở đất nước này, có khoảng 34 nghìn bức tượng miêu tả “Chủ tịch vĩnh viễn” Kim Il-sung, và ít nhất 900 bức tượng “Lãnh tụ kính yêu” Kim Jong-il. Đương nhiên, tất cả những bức tượng này được làm bằng đồng.
“Chủ tịch vĩnh viễn” Kim Il-sung, và “Lãnh tụ kính yêu” Kim Jong-il
Một trường hợp ngoại lệ, Abdoulaye Wade, tổng thống tiền nhiệm Senegal, đã đặt Triều Tiên làm một một tượng đài khổng lồ có tên là “Tượng đài Phục hưng châu Phi”.
Tượng đài “Phục hưng Châu Phi”
Tượng đài còn cao hơn cả Nữ thần Tự do đang đặt ở New York
Tác phẩm này trị giá 27 triệu Mỹ kim, được Senegal xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày độc lập. Tượng đài này sử dụng những yếu tố điển hình của xã hội chủ nghĩa : một người đàn ông bế đứa trẻ trên vai, đứa trẻ chỉ tay về phía biển khơi và theo sau là một phụ nữ.
Được biết, việc xây tượng châm ngòi cho làn sóng phản ứng dữ dội do chi phí quá đắt đỏ và tính biểu tượng mờ nhạt của nó. Nhiều người còn cảm thấy không hài lòng với cách ăn mặc nửa kín nửa hở của người phụ nữ trên tượng đài và cho rằng việc vung 27 triệu USD để xây tượng là sự phí phạm lớn.
Jos. Đức Trung
Song Phương chuyển