Di Sản Hồ Chí Minh
Trò chơi đu dây cơ hội
Uỷ viên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì đã qua Hà Nội chỉ bảo cho "những đứa con hoang ngỗ ngược" Hà Nội biết vị trí của mình ở đâu.
Lê Diễn Đức
Sau vụ công nhân bạo loạn, đập phá các nhà máy trong khu
công nghiệp Bình Dương hồi tháng 5, Uỷ viên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc
Dương Khiết Trì đã qua Hà Nội chỉ bảo cho "những đứa con hoang ngỗ
ngược" Hà Nội biết vị trí của mình ở đâu.
Tiếp theo, chuyến công du Bắc Kinh cuối tháng 8 của đặc phái viên
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng, ông Lê Hồng
Anh, Thường trực Ban Bí thư, dường như khẳng định lại lập trường nhất
quan của ĐCSVN là "khôi phục" lại mối quan hệ hữu nghị và thân thiện với
Trung Quốc.
Trong bối cảnh ấy, "Global Times" một tờ báo được quản lý bởi "Nhân
dân Nhật báo", cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, vào đầu tháng 9 đăng liên tiêp ba bài "Hanoi playing risky game between US, China" (2/9), "Beijing-Hanoi relationship should not fall victim to territorial row" (3/9) và "Hanoi should give up on opportunism" (4/9).
Các tác giả của cả ba bài báo đều phân tích, cảnh báo, đe đoạ và
khuyến dụ Việt Nam nên như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc hiện
nay.
Trong bài "Hanoi should give up on opportunism", tác giả Ke
Xiaozhai viết rằng, Việt Nam có hàng nghìn năm kinh nghiệm và những bài
học kinh nghiệm trong việc đối phó với Trung Quốc. Hai nuớc dù có đánh
nhau, cuối cùng Việt Nam cũng luôn luôn chìa ra cành ô liu làm hòa với
Trung Quốc.
"Trong bối cảnh hiện tại, mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ổn định
là phù hợp với lợi ích của Việt Nam, bởi vì nó không làm mất đi cơ hội
chiến lược tách Việt Nam ra khỏi thời kỳ thịnh vượng của Trung Quốc.
"Nếu Việt Nam không thay đổi thái độ của mình, hai bên sẽ phải tham
gia vào các cuộc xung đột khi Trung Quốc tăng cường các nỗ lực để bảo
vệ quyền lợi chính đáng của mình trong khu vực biển Đông".
"Hà Nội phải từ bỏ cơ hội và đi trở lại các cuộc đàm phán song
phương. Lịch sử đã chứng minh rằng những lợi ích Việt Nam có thể rút ra
từ mối quan hệ đối ứng và thân thiện với Trung Quốc quan trọng hơn nhiều
so với lợi ích nhỏ nó có thể có được bằng cách kéo một lực lượng bên
ngoài can thiệp vào mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc" - Tờ báo viết.
Thời phong kiến
Tờ "Global Times" nói không sai, nhưng không nói đầy đủ.
Là một nước láng giềng nhỏ bé, chịu ảnnh hưởng sâu sắc từ việc di
dân, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, dưới các triều đại phong kiến Việt
Nam vẫn là một quốc gia tự xem mình lệ thuộc và nằm trong vùng ảnh
hưởng của Trung Quốc.
Chúng ta hãy điểm qua chiều dài lịch sử của các triều đại phong kiến.
Trừ Ngô Quyền, người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong
trận Bạch Đằng nổi tiếng năm 938, chính thức kết thúc hơn một thiên niên
kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam, Đinh Tiên
Hoàng và các triều đại tiếp theo đều có chính sách đối ngoại với Trung
Quốc giống nhau.
Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh, lên ngôi Hoàng đế năm 968. Năm
972, ông đã sai con là Đinh Liễn sang cống nhà Tống Trung Quốc. Vua nhà
Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương.
Lê Đại Hành (Lê Hoàn), vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ
980 đến 1005, đã có những đóng góp lớn trong cuộc chống quân Tống phương
Bắc. Dù là ngươi rất cương trực, khảng khái nhưng vẫn phải chịu phong
chỉ với tước vị Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương bởi nhà Tống.
Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý, trị vì
từ năm 1009 đến năm 1028. Khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã sai sứ sang Trung
Quốc cầu phong. Hoàng đế nhà Tống phong cho làm Giao Chỉ quận vương, sau
lại phong làm Nam Bình vương vào năm 1017 (thời Tống Chân Tông).
Lê Thái Tổ (Lê Lợi ), là người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn đánh
thắng giặc Minh, vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê. Lên ngôi Hoàng
đế năm 1428, Lê Thái Tổ sai sứ sang Trung Quốc cầu phong, thoạt đầu nhà
Minh không chịu, bắt phải tìm con cháu nhà Trần lập làm vua. Vua Lê Thái
Tổ sai các viên quan phụ lão trong nước làm tờ khai rằng con cháu vua
Trần thật sự không còn ai nữa, và xin phong cho Lê Lợi làm vua nước Nam.
Vua nhà Minh thấy vậy mới thuận và phong vương cho ông.
Nguyễn Huệ (Quang Trung Hoàng đế), người đã đánh tan tác 29 vạn
quân Thanh, nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc. Vua
Càn Long nhà Thanh đã cho sứ giả sang Đại Việt phong vương cho Nguyễn
Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung (giả) đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ
80 tuổi của Càn Long.
Nguyễn Ánh (Gia Long), người đánh bại nhà Tây Sơn, thống nhất sơn
hà, lên ngôi hoàng đế năm 1802. Sau khi lên ngôi, Gia Long cho một đoàn
sứ giả đem đồ cống sang Quảng Đông cầu phong triều đình Trung quốc.Vua
nhà Thanh cho Tổng đốc Quảng Tây là Tề Bố Xâm sang làm lễ tấn phong cho
Gia Long là Việt Nam quốc vương, ấn định thể lệ tiến cống hai năm một
lần và cứ bốn năm một lần Việt Nam sẽ phái sứ bộ sang làm lễ triều kính.
Thời đại mới
Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai thế giới bước qua một trật tự mới.
Chấm dứt giai đoạn nước lớn, mạnh hơn mang quân đi xâm lựoc nước nhỏ.
Ngày 24 tháng 10 năm 1945 Liên Hiệp Quốc ra đời với mục đích duy
trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu
nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ
sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Sự
tàn bạo của Thế chiến thứ hai và nạn diệt chủng dẫn tới một kết luận
chung rằng Liên Hiệp Quốc phải hoạt động để ngăn chặn bất kỳ một thảm
kịch nào như vậy trong tương lai.
Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên
phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện, và sự tuân thủ, nhân quyền"
và tiến hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó.
Lời tựa của bản Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức này:
"Chúng tôi, những dân tộc của Liên Hợp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ
mai sau khỏi thảm họa chiến tranh".
Mặc dù trong thực tế vẫn xảy ra những cuộc chiến xâm lược cục bộ,
nhưng quốc gia xâm lược bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, tẩy chay và
trừng phạt. Cuộc chiến tại Cremea và miền Đông Ukraina do nước Nga hỗ
trợ phiến quân tiến hành là một ví dụ gần và rõ nhất.
Trung Quốc không thể như thời phong kiến ỉ thế mạnh cứ thế xua quân
qua xâm lược Việt Nam. Dù họ đã từng làm như thế, trong năm 1974 xâm
chiếm quần đảo Hoàng Sa, năm 1979 tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc
và năm 1988 đánh chiếm một phần đảo Trường Sa. Tuy nhiên tất cả các cuộc
chiến nêu trên đều mang tính cục bộ và có giới hạn.
Trò đu dây
Là một trong 193 thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có toàn quyền tự quyết và chọn lựa đồng minh để phòng thủ chiến lược.
Giống như các nước Đông Âu Ba Lan, CH Czech, Slovakia, Bulgaria,
Hungary, hay đặc biệt ba nước cộng hoà Baltic Estonia, Lithuania và
Latvia. Ba quốc gia nhỏ bé này đã từng bị Stalin sát nhập vào Liên Xô và
mãi tới năm 1991 sau khi Liên Xô sụp đổ mới giành lại độc lập. Năm 2004
cả ba nước gia nhập Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Họ vẫn
giữ hiếu hoà và thân thiện với nước Nga, vào NATO không phải để khiêu
khích nước Nga mà để bảo vệ mình. Trước sự lo ngại về sự bành trướng của
láng giềng Nga khổng lồ theo cái cách mà họ đang thực hiện ở Ukraina,
trong cuộc họp thượng đỉnh NATO tháng 9 năm 2014 tại Wales (Lithuania),
Tổng thống Barack Obama đã khẳng định "bảo vệ Vilnius hay Riga cũng
giống như bảo vệ Paris hay London".
Thế nhưng ĐCSVN đã không chọn sách lược tìm đồng minh chiến lược để
giữ nước. Hội nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990 là con đường giống như Lê
Chiếu Thống cầu nhà Thanh.
Nơi sinh ra chế độ cộng sản là châu Âu bị sụp đổ, học thuyết
Mác-Lênin bị vứt bỏ, để duy trì sự độc quyền cai trị, ĐCSVN không còn
nơi nào để bám víu ngoài Trung Quốc. Nhưng trong mối quan hệ này, biết
rõ mục đích của ĐCSVN, Trung Quốc thường xuyên lấn lướt và hiếp đáp.
Trước sự nhân nhượng của ĐCSVN, Trung Quốc mở cuộc xâm lược mềm toàn
diện, nắm hầu hết các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam, đẩy nền
kinh tế Việt Nam vào sự lệ thuộc nghiêm trọng.
Chinh vì thế, tác giả Li Li trong bài "Beijing-Hanoi relationship should not fall victim to territorial row" viết rằng, "Trung Quốc là
đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong chín năm liên tiếp. Khá
an toàn để nói rằng Việt Nam không thể phát triển mà không cần Trung
Quốc, cho bây giờ và trong nhiều năm tới".
Trong giữa tháng Tám, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hợp tác quốc phòng và an ninh ngày càng tăng, bao gồm khả năng Washington nới lỏng lệnh trừng phạt vào xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam.Để
duy trì quyền lợi của nước Mỹ trên biển Đông nói riêng và châu Á nói
chung, Mỹ buộc phải quan hệ với nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng vẫn giữ
một khoảng cách thận trọng, khi Việt Nam là nhà nước độc tài cộng sản.
Sự bất đồng quan điểm về quan hệ với Trung Quốc trong nội bộ ĐCSVN,
nhất là trong hàng ngũ sĩ quan quân đội và ý muốn "thoát Trung" của xã
hội, không đủ thức tỉnh Hà Nội. Quyền lực và lợi ích kinh tế riêng quá
lớn đã gắn chặt đa số lãnh đạo ĐCSVN với Bắc Kinh. Họ vẫn đu dây
giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng đây là một trò chơi cơ hội và nguy hiểm,
không bao giờ giải quyết được vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước âm
mưu thôn tính hoàn toàn biển Đông của Trung Quốc.
© Lê Diễn Đức
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Trò chơi đu dây cơ hội
Uỷ viên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì đã qua Hà Nội chỉ bảo cho "những đứa con hoang ngỗ ngược" Hà Nội biết vị trí của mình ở đâu.
Lê Diễn Đức
Sau vụ công nhân bạo loạn, đập phá các nhà máy trong khu
công nghiệp Bình Dương hồi tháng 5, Uỷ viên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc
Dương Khiết Trì đã qua Hà Nội chỉ bảo cho "những đứa con hoang ngỗ
ngược" Hà Nội biết vị trí của mình ở đâu.
Tiếp theo, chuyến công du Bắc Kinh cuối tháng 8 của đặc phái viên
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng, ông Lê Hồng
Anh, Thường trực Ban Bí thư, dường như khẳng định lại lập trường nhất
quan của ĐCSVN là "khôi phục" lại mối quan hệ hữu nghị và thân thiện với
Trung Quốc.
Trong bối cảnh ấy, "Global Times" một tờ báo được quản lý bởi "Nhân
dân Nhật báo", cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, vào đầu tháng 9 đăng liên tiêp ba bài "Hanoi playing risky game between US, China" (2/9), "Beijing-Hanoi relationship should not fall victim to territorial row" (3/9) và "Hanoi should give up on opportunism" (4/9).
Các tác giả của cả ba bài báo đều phân tích, cảnh báo, đe đoạ và
khuyến dụ Việt Nam nên như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc hiện
nay.
Trong bài "Hanoi should give up on opportunism", tác giả Ke
Xiaozhai viết rằng, Việt Nam có hàng nghìn năm kinh nghiệm và những bài
học kinh nghiệm trong việc đối phó với Trung Quốc. Hai nuớc dù có đánh
nhau, cuối cùng Việt Nam cũng luôn luôn chìa ra cành ô liu làm hòa với
Trung Quốc.
"Trong bối cảnh hiện tại, mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ổn định
là phù hợp với lợi ích của Việt Nam, bởi vì nó không làm mất đi cơ hội
chiến lược tách Việt Nam ra khỏi thời kỳ thịnh vượng của Trung Quốc.
"Nếu Việt Nam không thay đổi thái độ của mình, hai bên sẽ phải tham
gia vào các cuộc xung đột khi Trung Quốc tăng cường các nỗ lực để bảo
vệ quyền lợi chính đáng của mình trong khu vực biển Đông".
"Hà Nội phải từ bỏ cơ hội và đi trở lại các cuộc đàm phán song
phương. Lịch sử đã chứng minh rằng những lợi ích Việt Nam có thể rút ra
từ mối quan hệ đối ứng và thân thiện với Trung Quốc quan trọng hơn nhiều
so với lợi ích nhỏ nó có thể có được bằng cách kéo một lực lượng bên
ngoài can thiệp vào mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc" - Tờ báo viết.
Thời phong kiến
Tờ "Global Times" nói không sai, nhưng không nói đầy đủ.
Là một nước láng giềng nhỏ bé, chịu ảnnh hưởng sâu sắc từ việc di
dân, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, dưới các triều đại phong kiến Việt
Nam vẫn là một quốc gia tự xem mình lệ thuộc và nằm trong vùng ảnh
hưởng của Trung Quốc.
Chúng ta hãy điểm qua chiều dài lịch sử của các triều đại phong kiến.
Trừ Ngô Quyền, người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong
trận Bạch Đằng nổi tiếng năm 938, chính thức kết thúc hơn một thiên niên
kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam, Đinh Tiên
Hoàng và các triều đại tiếp theo đều có chính sách đối ngoại với Trung
Quốc giống nhau.
Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh, lên ngôi Hoàng đế năm 968. Năm
972, ông đã sai con là Đinh Liễn sang cống nhà Tống Trung Quốc. Vua nhà
Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương.
Lê Đại Hành (Lê Hoàn), vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ
980 đến 1005, đã có những đóng góp lớn trong cuộc chống quân Tống phương
Bắc. Dù là ngươi rất cương trực, khảng khái nhưng vẫn phải chịu phong
chỉ với tước vị Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương bởi nhà Tống.
Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý, trị vì
từ năm 1009 đến năm 1028. Khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã sai sứ sang Trung
Quốc cầu phong. Hoàng đế nhà Tống phong cho làm Giao Chỉ quận vương, sau
lại phong làm Nam Bình vương vào năm 1017 (thời Tống Chân Tông).
Lê Thái Tổ (Lê Lợi ), là người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn đánh
thắng giặc Minh, vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê. Lên ngôi Hoàng
đế năm 1428, Lê Thái Tổ sai sứ sang Trung Quốc cầu phong, thoạt đầu nhà
Minh không chịu, bắt phải tìm con cháu nhà Trần lập làm vua. Vua Lê Thái
Tổ sai các viên quan phụ lão trong nước làm tờ khai rằng con cháu vua
Trần thật sự không còn ai nữa, và xin phong cho Lê Lợi làm vua nước Nam.
Vua nhà Minh thấy vậy mới thuận và phong vương cho ông.
Nguyễn Huệ (Quang Trung Hoàng đế), người đã đánh tan tác 29 vạn
quân Thanh, nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc. Vua
Càn Long nhà Thanh đã cho sứ giả sang Đại Việt phong vương cho Nguyễn
Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung (giả) đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ
80 tuổi của Càn Long.
Nguyễn Ánh (Gia Long), người đánh bại nhà Tây Sơn, thống nhất sơn
hà, lên ngôi hoàng đế năm 1802. Sau khi lên ngôi, Gia Long cho một đoàn
sứ giả đem đồ cống sang Quảng Đông cầu phong triều đình Trung quốc.Vua
nhà Thanh cho Tổng đốc Quảng Tây là Tề Bố Xâm sang làm lễ tấn phong cho
Gia Long là Việt Nam quốc vương, ấn định thể lệ tiến cống hai năm một
lần và cứ bốn năm một lần Việt Nam sẽ phái sứ bộ sang làm lễ triều kính.
Thời đại mới
Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai thế giới bước qua một trật tự mới.
Chấm dứt giai đoạn nước lớn, mạnh hơn mang quân đi xâm lựoc nước nhỏ.
Ngày 24 tháng 10 năm 1945 Liên Hiệp Quốc ra đời với mục đích duy
trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu
nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ
sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Sự
tàn bạo của Thế chiến thứ hai và nạn diệt chủng dẫn tới một kết luận
chung rằng Liên Hiệp Quốc phải hoạt động để ngăn chặn bất kỳ một thảm
kịch nào như vậy trong tương lai.
Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên
phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện, và sự tuân thủ, nhân quyền"
và tiến hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó.
Lời tựa của bản Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức này:
"Chúng tôi, những dân tộc của Liên Hợp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ
mai sau khỏi thảm họa chiến tranh".
Mặc dù trong thực tế vẫn xảy ra những cuộc chiến xâm lược cục bộ,
nhưng quốc gia xâm lược bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, tẩy chay và
trừng phạt. Cuộc chiến tại Cremea và miền Đông Ukraina do nước Nga hỗ
trợ phiến quân tiến hành là một ví dụ gần và rõ nhất.
Trung Quốc không thể như thời phong kiến ỉ thế mạnh cứ thế xua quân
qua xâm lược Việt Nam. Dù họ đã từng làm như thế, trong năm 1974 xâm
chiếm quần đảo Hoàng Sa, năm 1979 tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc
và năm 1988 đánh chiếm một phần đảo Trường Sa. Tuy nhiên tất cả các cuộc
chiến nêu trên đều mang tính cục bộ và có giới hạn.
Trò đu dây
Là một trong 193 thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có toàn quyền tự quyết và chọn lựa đồng minh để phòng thủ chiến lược.
Giống như các nước Đông Âu Ba Lan, CH Czech, Slovakia, Bulgaria,
Hungary, hay đặc biệt ba nước cộng hoà Baltic Estonia, Lithuania và
Latvia. Ba quốc gia nhỏ bé này đã từng bị Stalin sát nhập vào Liên Xô và
mãi tới năm 1991 sau khi Liên Xô sụp đổ mới giành lại độc lập. Năm 2004
cả ba nước gia nhập Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Họ vẫn
giữ hiếu hoà và thân thiện với nước Nga, vào NATO không phải để khiêu
khích nước Nga mà để bảo vệ mình. Trước sự lo ngại về sự bành trướng của
láng giềng Nga khổng lồ theo cái cách mà họ đang thực hiện ở Ukraina,
trong cuộc họp thượng đỉnh NATO tháng 9 năm 2014 tại Wales (Lithuania),
Tổng thống Barack Obama đã khẳng định "bảo vệ Vilnius hay Riga cũng
giống như bảo vệ Paris hay London".
Thế nhưng ĐCSVN đã không chọn sách lược tìm đồng minh chiến lược để
giữ nước. Hội nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990 là con đường giống như Lê
Chiếu Thống cầu nhà Thanh.
Nơi sinh ra chế độ cộng sản là châu Âu bị sụp đổ, học thuyết
Mác-Lênin bị vứt bỏ, để duy trì sự độc quyền cai trị, ĐCSVN không còn
nơi nào để bám víu ngoài Trung Quốc. Nhưng trong mối quan hệ này, biết
rõ mục đích của ĐCSVN, Trung Quốc thường xuyên lấn lướt và hiếp đáp.
Trước sự nhân nhượng của ĐCSVN, Trung Quốc mở cuộc xâm lược mềm toàn
diện, nắm hầu hết các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam, đẩy nền
kinh tế Việt Nam vào sự lệ thuộc nghiêm trọng.
Chinh vì thế, tác giả Li Li trong bài "Beijing-Hanoi relationship should not fall victim to territorial row" viết rằng, "Trung Quốc là
đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong chín năm liên tiếp. Khá
an toàn để nói rằng Việt Nam không thể phát triển mà không cần Trung
Quốc, cho bây giờ và trong nhiều năm tới".
Trong giữa tháng Tám, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hợp tác quốc phòng và an ninh ngày càng tăng, bao gồm khả năng Washington nới lỏng lệnh trừng phạt vào xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam.Để
duy trì quyền lợi của nước Mỹ trên biển Đông nói riêng và châu Á nói
chung, Mỹ buộc phải quan hệ với nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng vẫn giữ
một khoảng cách thận trọng, khi Việt Nam là nhà nước độc tài cộng sản.
Sự bất đồng quan điểm về quan hệ với Trung Quốc trong nội bộ ĐCSVN,
nhất là trong hàng ngũ sĩ quan quân đội và ý muốn "thoát Trung" của xã
hội, không đủ thức tỉnh Hà Nội. Quyền lực và lợi ích kinh tế riêng quá
lớn đã gắn chặt đa số lãnh đạo ĐCSVN với Bắc Kinh. Họ vẫn đu dây
giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng đây là một trò chơi cơ hội và nguy hiểm,
không bao giờ giải quyết được vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước âm
mưu thôn tính hoàn toàn biển Đông của Trung Quốc.
© Lê Diễn Đức