Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Tròn 40 năm điện thoại di động ra đời..
40 năm trước, những khái niệm như MWC (Mobile World Congress – Đại hội Thế giới Di động), Android, iOS hay iPhone chưa xuất hiện. Nhưng khi đó chúng ta có 800x DynaTAC, một ý tưởng sáng chói đã làm thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp với nhau.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi một nhóm kỹ sư của Motorola, những người đã trở nên giàu có nhờ bán máy thu phát vô tuyến.
Nhóm nghiên cứu tại Motorola đã mạo hiểm biến những ý tưởng điên rồ trước đó thành một chiếc điện thoại di động thực sự. Chặng đường từ những ý tưởng đến một chiếc điện thoại di động giá hơn 3.000 USD cho đến những chiếc điện thoại thông minh là cả một quãng thời gian dài đầy khó khăn.
Trong khi điện thoại di động chưa thực sự định hình cho đến thập niên 70 của thế kỷ trước, thì khái niệm “điện thoại bỏ túi” đã xuất hiện từ những năm 1900 – 67 năm trước khi Motorola cho ra đời chiếc DynaTaC vào năm 1973, do nhà phát minh Charles Alden tạo ra.
Thiết bị của Alden là một máy thu không dây, có thể bắt tín hiệu từ cuộc trò chuyện điện thoại trong những khu vực lân cận. Điều này cho thấy, thông tin liên lạc di động không dây đã có thể thực hiện được ngay tại thời điểm sóng vô tuyến vẫn còn trong giai đoạn trứng nước.
Sau đó, điện thoại không dây đã được trình làng, và mặc dù chưa có các mạng di động đích thực, một vài trong số đó vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động qua nhiều thập kỷ.
Phát minh của Motorola vào năm 1973 là kết quả trực tiếp của hệ thống quản lý đã đặt nền móng cho sự sáng tạo trong công việc mà không có bất kỳ sự thỏa hiệp nào. Bob Galvin, Giám đốc điều hành của Motorola tại thời điểm đó, tin vào chân lý rằng nhân viên của công ty phải trực tiếp chịu trách nhiệm cho sự thành công của chính công ty.
Galvin đã tiếp quản Motorola từ cha mình và biến công ty thành một cỗ máy công nghệ trong những năm 1960. Tại Motorola, ông đã hướng dẫn những tài năng rực rỡ như Martin Cooper và John Mitchell trong việc xây dựng thiết bị di động đầu tiên trên thế giới.
Mitchell là Giám đốc bộ phận truyền thông của Motorola khi DynaTAC lần đầu tiên được phát triển. Ông gia nhập công ty trong khoảng thời gian tương tự như Galvin và cả hai đã thành lập một mối quan hệ làm việc chặt chẽ dựa trên những lý tưởng mà họ mang lại cho Motorola. Cả hai đều được gọi là các chuyên gia trong việc tìm kiếm và nuôi dưỡng tài năng để đạt được tốt nhất khả năng của mình.
Mitchell có cặp mắt tinh đời trong việc tìm kiếm tài năng khi thuyết phục được Martin Cooper làm việc cho Motorola trong những năm 1960. Và cả hai đã cùng nhau làm việc trên tất cả mọi thứ, từ radio di động đến điện thoại di động.
Và Martin Cooper – cựu Giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola – chính là “cha đẻ” của điện thoại di động. Khi ấy, ông được giao nhiệm vụ phát triển nguyên mẫu điện thoại di động mang tên DynaTAC. Sau đó, vào ngày 3/4/1973, cuộc gọi từ điện thoại di động đầu tiên tại một góc phố New York (Mỹ) đã được thực hiện giữa Cooper và đối thủ của ông là Joel Engel, Giám đốc nghiên cứu của Bell Labs, đơn vị cũng tham gia phát triển chiếc điện thoại di động đầu tiên.
10 năm sau, Motorola DynaTAC chính thức được bán ra thị trường. Nó có tổng cộng 20 phím số với kích thước lớn, một ăng-ten dài làm từ cao su và cho thời gian thoại chỉ 30 phút. Để sạc đầy cục pin cho 30 phút gọi này, bạn sẽ mất khoảng 10 tiếng. DynaTAC khi đó được gọi là “cục gạch” và có giá hơn 3.000 USD nhưng nó vẫn cho thấy mức độ thành công và đánh dấu sự khởi đầu cho kỷ nguyên di động.
40 năm trước, điện thoại di động chỉ là một thiết bị không mấy “di động” khi nó nặng tới 1,15 kg (nặng tương đương chiếc MacBook Air 11 inch) và dài hơn 25 cm. So sánh với ngày nay, điện thoại thông minh (smartphone) chỉ mỏng dưới 10 mm, chip bốn nhân mạnh mẽ và có rất nhiều tính năng hiện đại.
Ngày nay, khi điện thoại di động bị hỏng hay trục trặc, chúng ta thường gọi nó là cục gạch nhưng điện thoại của 40 năm về trước mới thực sự là cục gạch đúng nghĩa (theo nghĩa đen). Nó dài, to, vuông vức và chẳng mấy cuốn hút.
Do công nghệ chưa phát triển nên thời đó điện thoại di động phải gắn thêm ăng-ten thu sóng khá dài và vướng víu. Nhưng giờ đây, ăng-ten chìm đã được sử dụng và dường như chúng ta không biết nó là cái gì hay nằm vị trí nào. Thời đó, kích thước điện thoại to lớn là để chứa những thành phần, linh kiện chứ không phải do pin dung lượng cao. Pin điện thoại di động thời kỳ đầu chỉ có cho thời gian thoại là 20 phút trước khi cần sạc lại.
Vào năm 1991, thế hệ thứ hai (2G) của công nghệ di động được trình làng. Một công ty của Phần Lan khi đó là Radiolinja đã có câu khẩu hiệu đầy tính châm biếm: “Người Phần Lan có thể gọi điện lâu hơn”. Câu slogan này ám chỉ sự giới hạn về thời gian thoại của thế hệ di động đầu tiên.
Khoảng thời gian từ năm 2001 là khi công nghệ 3G đã thịnh hành. Tới năm 2009, nhu cầu sử dụng di động của người dùng ngày một tăng cao và họ đòi hỏi chất lượng cũng như tốc độ cao, là tiền đề cho công nghệ 4G ra đời. 4G có lợi thế là tốc độ truy cập Internet nhanh hơn cũng như nhiều ứng dụng đa truyền thông tiên tiến.
Năm 2008, IDC ước tính rằng cứ hai người sẽ có một người sở hữu điện thoại di động. Từ năm 1990 tới 2011, lượng thuê bao di động trên phạm vi toàn cầu tăng từ 12,4 triệu lên tới hơn 6 tỷ thuê bao. Không chỉ tăng về lượng người dùng, điện thoại di động cũng chứng kiến sự thay đổi về thiết kế cũng như tính năng, dựa trên sự phát triển như vũ bão của công nghệ.
Năm 1973 là một chiếc điện thoại giá cao, ít tính năng, to và nặng nhưng tới năm 2013, sau 40 năm, điện thoại đã rẻ đi rất nhiều, nó là thiết bị cần có của bất cứ ai, nhỏ, nhẹ, mỏng hơn và nhiều tính năng hơn
http://lapmangfptsieutoc.com/tin-tuc/cong-nghe-fpt/ngay-dien-thoai-di-dong-tron-40-tuoi-nhin-lai/#.UVyQy1cx6M8
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Tròn 40 năm điện thoại di động ra đời..
40 năm trước, những khái niệm như MWC (Mobile World Congress – Đại hội Thế giới Di động), Android, iOS hay iPhone chưa xuất hiện. Nhưng khi đó chúng ta có 800x DynaTAC, một ý tưởng sáng chói đã làm thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp với nhau.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi một nhóm kỹ sư của Motorola, những người đã trở nên giàu có nhờ bán máy thu phát vô tuyến.
Nhóm nghiên cứu tại Motorola đã mạo hiểm biến những ý tưởng điên rồ trước đó thành một chiếc điện thoại di động thực sự. Chặng đường từ những ý tưởng đến một chiếc điện thoại di động giá hơn 3.000 USD cho đến những chiếc điện thoại thông minh là cả một quãng thời gian dài đầy khó khăn.
Trong khi điện thoại di động chưa thực sự định hình cho đến thập niên 70 của thế kỷ trước, thì khái niệm “điện thoại bỏ túi” đã xuất hiện từ những năm 1900 – 67 năm trước khi Motorola cho ra đời chiếc DynaTaC vào năm 1973, do nhà phát minh Charles Alden tạo ra.
Thiết bị của Alden là một máy thu không dây, có thể bắt tín hiệu từ cuộc trò chuyện điện thoại trong những khu vực lân cận. Điều này cho thấy, thông tin liên lạc di động không dây đã có thể thực hiện được ngay tại thời điểm sóng vô tuyến vẫn còn trong giai đoạn trứng nước.
Sau đó, điện thoại không dây đã được trình làng, và mặc dù chưa có các mạng di động đích thực, một vài trong số đó vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động qua nhiều thập kỷ.
Phát minh của Motorola vào năm 1973 là kết quả trực tiếp của hệ thống quản lý đã đặt nền móng cho sự sáng tạo trong công việc mà không có bất kỳ sự thỏa hiệp nào. Bob Galvin, Giám đốc điều hành của Motorola tại thời điểm đó, tin vào chân lý rằng nhân viên của công ty phải trực tiếp chịu trách nhiệm cho sự thành công của chính công ty.
Galvin đã tiếp quản Motorola từ cha mình và biến công ty thành một cỗ máy công nghệ trong những năm 1960. Tại Motorola, ông đã hướng dẫn những tài năng rực rỡ như Martin Cooper và John Mitchell trong việc xây dựng thiết bị di động đầu tiên trên thế giới.
Mitchell là Giám đốc bộ phận truyền thông của Motorola khi DynaTAC lần đầu tiên được phát triển. Ông gia nhập công ty trong khoảng thời gian tương tự như Galvin và cả hai đã thành lập một mối quan hệ làm việc chặt chẽ dựa trên những lý tưởng mà họ mang lại cho Motorola. Cả hai đều được gọi là các chuyên gia trong việc tìm kiếm và nuôi dưỡng tài năng để đạt được tốt nhất khả năng của mình.
Mitchell có cặp mắt tinh đời trong việc tìm kiếm tài năng khi thuyết phục được Martin Cooper làm việc cho Motorola trong những năm 1960. Và cả hai đã cùng nhau làm việc trên tất cả mọi thứ, từ radio di động đến điện thoại di động.
Và Martin Cooper – cựu Giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola – chính là “cha đẻ” của điện thoại di động. Khi ấy, ông được giao nhiệm vụ phát triển nguyên mẫu điện thoại di động mang tên DynaTAC. Sau đó, vào ngày 3/4/1973, cuộc gọi từ điện thoại di động đầu tiên tại một góc phố New York (Mỹ) đã được thực hiện giữa Cooper và đối thủ của ông là Joel Engel, Giám đốc nghiên cứu của Bell Labs, đơn vị cũng tham gia phát triển chiếc điện thoại di động đầu tiên.
10 năm sau, Motorola DynaTAC chính thức được bán ra thị trường. Nó có tổng cộng 20 phím số với kích thước lớn, một ăng-ten dài làm từ cao su và cho thời gian thoại chỉ 30 phút. Để sạc đầy cục pin cho 30 phút gọi này, bạn sẽ mất khoảng 10 tiếng. DynaTAC khi đó được gọi là “cục gạch” và có giá hơn 3.000 USD nhưng nó vẫn cho thấy mức độ thành công và đánh dấu sự khởi đầu cho kỷ nguyên di động.
40 năm trước, điện thoại di động chỉ là một thiết bị không mấy “di động” khi nó nặng tới 1,15 kg (nặng tương đương chiếc MacBook Air 11 inch) và dài hơn 25 cm. So sánh với ngày nay, điện thoại thông minh (smartphone) chỉ mỏng dưới 10 mm, chip bốn nhân mạnh mẽ và có rất nhiều tính năng hiện đại.
Ngày nay, khi điện thoại di động bị hỏng hay trục trặc, chúng ta thường gọi nó là cục gạch nhưng điện thoại của 40 năm về trước mới thực sự là cục gạch đúng nghĩa (theo nghĩa đen). Nó dài, to, vuông vức và chẳng mấy cuốn hút.
Do công nghệ chưa phát triển nên thời đó điện thoại di động phải gắn thêm ăng-ten thu sóng khá dài và vướng víu. Nhưng giờ đây, ăng-ten chìm đã được sử dụng và dường như chúng ta không biết nó là cái gì hay nằm vị trí nào. Thời đó, kích thước điện thoại to lớn là để chứa những thành phần, linh kiện chứ không phải do pin dung lượng cao. Pin điện thoại di động thời kỳ đầu chỉ có cho thời gian thoại là 20 phút trước khi cần sạc lại.
Vào năm 1991, thế hệ thứ hai (2G) của công nghệ di động được trình làng. Một công ty của Phần Lan khi đó là Radiolinja đã có câu khẩu hiệu đầy tính châm biếm: “Người Phần Lan có thể gọi điện lâu hơn”. Câu slogan này ám chỉ sự giới hạn về thời gian thoại của thế hệ di động đầu tiên.
Khoảng thời gian từ năm 2001 là khi công nghệ 3G đã thịnh hành. Tới năm 2009, nhu cầu sử dụng di động của người dùng ngày một tăng cao và họ đòi hỏi chất lượng cũng như tốc độ cao, là tiền đề cho công nghệ 4G ra đời. 4G có lợi thế là tốc độ truy cập Internet nhanh hơn cũng như nhiều ứng dụng đa truyền thông tiên tiến.
Năm 2008, IDC ước tính rằng cứ hai người sẽ có một người sở hữu điện thoại di động. Từ năm 1990 tới 2011, lượng thuê bao di động trên phạm vi toàn cầu tăng từ 12,4 triệu lên tới hơn 6 tỷ thuê bao. Không chỉ tăng về lượng người dùng, điện thoại di động cũng chứng kiến sự thay đổi về thiết kế cũng như tính năng, dựa trên sự phát triển như vũ bão của công nghệ.
Năm 1973 là một chiếc điện thoại giá cao, ít tính năng, to và nặng nhưng tới năm 2013, sau 40 năm, điện thoại đã rẻ đi rất nhiều, nó là thiết bị cần có của bất cứ ai, nhỏ, nhẹ, mỏng hơn và nhiều tính năng hơn
http://lapmangfptsieutoc.com/tin-tuc/cong-nghe-fpt/ngay-dien-thoai-di-dong-tron-40-tuoi-nhin-lai/#.UVyQy1cx6M8