Tin nóng trong ngày
Trump gặp gỡ Kim Jong Un: Làm những gì người tiền nhiệm không thể
Năm tháng sau, chính Tổng thống Trump gạt bỏ những chỉ trích đó và đồng ý đối thoại cùng Triều Tiên, dù khả năng chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng không khá hơn những người tiền nhiệm. Khác biệt lớn nhất lần này chính là người đàn ông sẽ đứng ra đối thoại: Tổng thống Donald J. Trump.
"Tôi không như những người tiền nhiệm"
New York Times nhận định diễn biến trên, dù gây choáng váng nhưng lại có phần không bất ngờ, cho thấy sự tự tin cực độ của tổng thống trong việc tiếp cận các vấn đề quốc tế và thái độ sẵn sàng "chơi lớn" của ông. Dù sao thì trước vấn đề Triều Tiên, tổng thống đã liên tục tuyên bố rằng ông có thể đạt được thành tựu vượt xa những người tiền nhiệm bằng tính cách của riêng mình, dù đó là tiến trình hòa bình Trung Đông hay việc đàm phán các thỏa thuận thương mại.
New York Times phản bác cho đến lúc này, tổng thống không có nhiều thành tựu để chứng minh cho các tuyên bố trên. Ông chưa đàm phán được thỏa thuận thương mại nào mới hay đàm phán lại bất cứ thỏa thuận cũ nào. Một giải pháp hòa bình cho Palestine và Israel, dẫu tổng thống đã nói "có thể sẽ không khó khăn như mọi người nghĩ", đang trở nên xa vời hơn kể từ khi Trump lên nắm quyền. Ông cũng không đề xuất được phương án khả dĩ nào cho vấn đề Triều Tiên, ngoài những lời đe dọa.
Tổng thống Trump, với tất cả xu hướng khó đoán, khả năng thay đổi trong phút chốc và cả lòng tin rằng chỉ có ông mới quyết định được những chuyện trọng đại, sẽ tìm thấy một tính cách có phần tương đồng ở phía kia của bàn đám phán. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
"Ở mặt nào đó, có một sự tương đồng ở đây", New York Times dẫn lời Wendy R. Sherman, nhà cựu ngoại giao từng có mặt trong phái đoàn Mỹ đến Bình Nhưỡng dưới thời tổng thống Bill Clinton và về sau tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời Barack Obama. "Bạn có hai nhà lãnh đạo về căn bản tin rằng họ là người duy nhất tạo nên sự khác biệt".
Các tổng thống khác giao việc đàm phán với Triều Tiên cho các quan chức cấp thấp hơn, không muốn trao cho Bình Nhưỡng vinh dự xa xỉ là một cuộc gặp trừ khi họ chắc chắn sẽ có đột phá. Họ sợ một cuộc gặp thất bại sẽ gây tác dụng ngược lại.
Trong buổi hoàng hôn của nhiệm kỳ, cựu tổng thống Clinton từng cân nhắc việc đến Triều Tiên. Dù vậy, rắc rối trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 cộng với tính toán rằng ông có nhiều cơ hội đạt được một thỏa thuận giữa Palestine và Israel hơn đã khiến Clinton chọn cách không đến Bình Nhưỡng. Sau khi rời nhiệm sở, cựu tổng thống cuối cùng cũng đến Triều Tiên để giải cứu 2 công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ.
Cựu tổng thống Bill Clinton trở về từ Triều Tiên và đưa về 2 công dân Mỹ bị Triều Tiên giam giữ.
Dù cho áp lực kinh tế có thể đã khiến ông Kim chịu ngồi vào bàn đàm phán, ông đã cho thấy trước rằng mình có thể chiến thắng trong một cuộc gặp với tổng thống Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đồng ý ngưng chương trình hạt nhân và tên lửa tạm thời, dẫu cho sau một năm liên tục thử nghiệm, việc đó giờ không quá cần thiết cho việc phát triển công nghệ nữa. Ông cũng không tỏ ra căng thẳng với cuộc tập trận định kỳ của quân đội Mỹ - Hàn nữa.
"Tôi không thể tưởng tượng một tổng thống nào khác lại làm thế chỉ vì vài lời khen chung chung được chuyển đến từ Kim Jong Un", Christopher R. Hill, người từng đàm phán với Triều Tiên dưới chính quyền cựu tổng thống George W. Bush, nhận định. "Câu hỏi ở đây là liệu Trump có lên đường mà không có dấu hiệu gì chắc chắn cho việc Triều Tiên sẽ giải trừ hạt nhân hay không".
Quyết định của tổng thống về việc gặp lãnh đạo Triều Tiên đã gây bất ngờ cho một số cố vấn của ông. "Khi nói về việc đối thoại trực tiếp với Mỹ, anh đòi đàm phán nhưng anh thật ra đang ở rất xa việc đó", Ngoại trưởng Rex Tillerson nói với các phóng viên đang đi cùng ông tại châu Phi, chỉ vài giờ trước thông báo bất ngờ từ Nhà Trắng.
Một quyết định "rất Trump"
Trong khi đó, James Jay Carafano, một học giả về an ninh quốc gia tại Quỹ Heritage, nói rằng trước sau gì thì tổng thống cũng muốn tự ông là người giải quyết vấn đề này. Trump đã "vờn" ý định gặp ông Kim từ trước rồi.
"Trump thật sự có thành tích tốt trong việc nói chuyện với các lãnh đạo khác", ông Carafano nói. "Chúng ta cần phải vượt qua ý tưởng rằng ông ấy sẽ nói năng ngu ngốc. Giờ ông ấy đã có kinh nghiệm với nhiều lãnh đạo thế giới khác. Đó thật sự là nơi ông ấy tỏa sáng, gặp gỡ với các lãnh đạo khác và trông rất ra dáng tổng thống. Ý tưởng gặp trực diện (ông Kim) là một điều 'rất Trump'".
Tổng thống Trump tỏ ra là người sẵn lòng đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo nước ngoài hơn là người tiền nhiệm Obama. Carafano nhận định rằng ông Trump, vị tổng thống đầu tiên chưa từng giữa chức vụ gì trong chính quyền hay trong quân đội Mỹ, không bị ràng buộc bởi những lề thói cũ và sẵn sàng "nghĩ khác đi". Ông dẫn việc tổng thống công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, việc mà các tổng thống trước, cả từ đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa, đều cho rằng quá nguy hiểm. Dù quyết định của Trump đã kéo theo sự phản đối dữ dội từ phía Palestine, ông Carafano nói, mọi thứ vẫn chưa hết hẳn.
Dù vậy, nhà cựu ngoại giao này cũng không cho rằng cuộc gặp Trump - Kim sẽ dễ dàng mang lại đột phá. "Cơ hội của ông ấy để thật sự đàm phán được gì đó là rất nhỏ" nhưng sẽ làm tiêu tan những lời chỉ trích rằng Trump, cùng lời lẽ gay gắt trước đây của ông, sẽ đẩy nước Mỹ vào chiến tranh với Triều Tiên.
Sau tất cả, sự nghi ngờ bủa vây trước cuộc gặp vào tháng 5 tới sẽ là rất lớn. Nhiều người khuyến khích tổng thống sử dụng biện pháp ngoại giao với Triều Tiên, nhưng nói rằng họ không có ý rằng tổng thống nên đích thân thực hiện việc đó.
Những người này cũng cảnh báo ông Trump có thể chưa có một kế hoạch thấu đáo về những thành tựu có thể đạt được sau cuộc gặp và làm thế nào để đạt được. Trump liên tục chỉ trích thỏa thuận hạt nhân đạt được dưới thời Obama và một hạn chót về việc từ bỏ nó đang treo "lơ lửng" trên đầu, tổng thống sẽ chịu sức ép phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận với Triều Tiên, và việc đó có thể dẫn đến một thỏa thuận tệ.
"Trump xem ông ấy là một nhà thương thuyết đại tài, nhưng thật ra không quá tốt đến thế", Colin Kahl, một quan chức an ninh quốc gia dưới thời Obama, nhận định.
"Ông ấy không thấu suốt hay nắm bắt được hết những chi tiết cần thiết cho thứ công việc ngoại giao này. Ông ấy dễ bị dẫn dụ và nịnh bợ. Ông ấy nói những lời đe dọa ông ấy không theo sát và hứa những điều mình không thể hoặc sẽ không làm. Ông ấy thường đẩy đồng minh ra trước đầu xe. Tất cả những điều trên không làm nên công thức thành công và thiệt hơn đang lớn hơn bao giờ hết", Kahl nói.
Kim là "chìa khóa" duy nhất
Ở một mặt khác, các cộng sự nói rằng tổng thống là người chứa đựng đầy bất ngờ và không nên bị đánh giá thấp. Họ lưu ý rằng đây là một cuộc gặp mặt, không phải đàm phán. Một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền nói rằng Trump đắc cử một phần vì ông sẵn sàng chọn cách mà các tổng thống khác không chọn, ví dụ rõ ràng nhất là chính sách Triều Tiên.
Cũng theo quan chức này, ông Kim là nhà lãnh đạo tuyệt đối trong đất nước của ông và việc nhận lời gặp mặt người thật sự có khả năng rất quyết định thì khôn ngoan hơn làm việc với tầng tầng lớp lớp quan chức như cách tiếp cận cũ.
Câu hỏi thật sự, theo New York Times, là liệu 2 nhà lãnh đạo có thể cùng nhau đi đến một quyết định chung hay không.
Theo New York Times
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Trump gặp gỡ Kim Jong Un: Làm những gì người tiền nhiệm không thể
Năm tháng sau, chính Tổng thống Trump gạt bỏ những chỉ trích đó và đồng ý đối thoại cùng Triều Tiên, dù khả năng chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng không khá hơn những người tiền nhiệm. Khác biệt lớn nhất lần này chính là người đàn ông sẽ đứng ra đối thoại: Tổng thống Donald J. Trump.
"Tôi không như những người tiền nhiệm"
New York Times nhận định diễn biến trên, dù gây choáng váng nhưng lại có phần không bất ngờ, cho thấy sự tự tin cực độ của tổng thống trong việc tiếp cận các vấn đề quốc tế và thái độ sẵn sàng "chơi lớn" của ông. Dù sao thì trước vấn đề Triều Tiên, tổng thống đã liên tục tuyên bố rằng ông có thể đạt được thành tựu vượt xa những người tiền nhiệm bằng tính cách của riêng mình, dù đó là tiến trình hòa bình Trung Đông hay việc đàm phán các thỏa thuận thương mại.
New York Times phản bác cho đến lúc này, tổng thống không có nhiều thành tựu để chứng minh cho các tuyên bố trên. Ông chưa đàm phán được thỏa thuận thương mại nào mới hay đàm phán lại bất cứ thỏa thuận cũ nào. Một giải pháp hòa bình cho Palestine và Israel, dẫu tổng thống đã nói "có thể sẽ không khó khăn như mọi người nghĩ", đang trở nên xa vời hơn kể từ khi Trump lên nắm quyền. Ông cũng không đề xuất được phương án khả dĩ nào cho vấn đề Triều Tiên, ngoài những lời đe dọa.
Tổng thống Trump, với tất cả xu hướng khó đoán, khả năng thay đổi trong phút chốc và cả lòng tin rằng chỉ có ông mới quyết định được những chuyện trọng đại, sẽ tìm thấy một tính cách có phần tương đồng ở phía kia của bàn đám phán. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
"Ở mặt nào đó, có một sự tương đồng ở đây", New York Times dẫn lời Wendy R. Sherman, nhà cựu ngoại giao từng có mặt trong phái đoàn Mỹ đến Bình Nhưỡng dưới thời tổng thống Bill Clinton và về sau tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời Barack Obama. "Bạn có hai nhà lãnh đạo về căn bản tin rằng họ là người duy nhất tạo nên sự khác biệt".
Các tổng thống khác giao việc đàm phán với Triều Tiên cho các quan chức cấp thấp hơn, không muốn trao cho Bình Nhưỡng vinh dự xa xỉ là một cuộc gặp trừ khi họ chắc chắn sẽ có đột phá. Họ sợ một cuộc gặp thất bại sẽ gây tác dụng ngược lại.
Trong buổi hoàng hôn của nhiệm kỳ, cựu tổng thống Clinton từng cân nhắc việc đến Triều Tiên. Dù vậy, rắc rối trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 cộng với tính toán rằng ông có nhiều cơ hội đạt được một thỏa thuận giữa Palestine và Israel hơn đã khiến Clinton chọn cách không đến Bình Nhưỡng. Sau khi rời nhiệm sở, cựu tổng thống cuối cùng cũng đến Triều Tiên để giải cứu 2 công dân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ.
Cựu tổng thống Bill Clinton trở về từ Triều Tiên và đưa về 2 công dân Mỹ bị Triều Tiên giam giữ.
Dù cho áp lực kinh tế có thể đã khiến ông Kim chịu ngồi vào bàn đàm phán, ông đã cho thấy trước rằng mình có thể chiến thắng trong một cuộc gặp với tổng thống Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đồng ý ngưng chương trình hạt nhân và tên lửa tạm thời, dẫu cho sau một năm liên tục thử nghiệm, việc đó giờ không quá cần thiết cho việc phát triển công nghệ nữa. Ông cũng không tỏ ra căng thẳng với cuộc tập trận định kỳ của quân đội Mỹ - Hàn nữa.
"Tôi không thể tưởng tượng một tổng thống nào khác lại làm thế chỉ vì vài lời khen chung chung được chuyển đến từ Kim Jong Un", Christopher R. Hill, người từng đàm phán với Triều Tiên dưới chính quyền cựu tổng thống George W. Bush, nhận định. "Câu hỏi ở đây là liệu Trump có lên đường mà không có dấu hiệu gì chắc chắn cho việc Triều Tiên sẽ giải trừ hạt nhân hay không".
Quyết định của tổng thống về việc gặp lãnh đạo Triều Tiên đã gây bất ngờ cho một số cố vấn của ông. "Khi nói về việc đối thoại trực tiếp với Mỹ, anh đòi đàm phán nhưng anh thật ra đang ở rất xa việc đó", Ngoại trưởng Rex Tillerson nói với các phóng viên đang đi cùng ông tại châu Phi, chỉ vài giờ trước thông báo bất ngờ từ Nhà Trắng.
Một quyết định "rất Trump"
Trong khi đó, James Jay Carafano, một học giả về an ninh quốc gia tại Quỹ Heritage, nói rằng trước sau gì thì tổng thống cũng muốn tự ông là người giải quyết vấn đề này. Trump đã "vờn" ý định gặp ông Kim từ trước rồi.
"Trump thật sự có thành tích tốt trong việc nói chuyện với các lãnh đạo khác", ông Carafano nói. "Chúng ta cần phải vượt qua ý tưởng rằng ông ấy sẽ nói năng ngu ngốc. Giờ ông ấy đã có kinh nghiệm với nhiều lãnh đạo thế giới khác. Đó thật sự là nơi ông ấy tỏa sáng, gặp gỡ với các lãnh đạo khác và trông rất ra dáng tổng thống. Ý tưởng gặp trực diện (ông Kim) là một điều 'rất Trump'".
Tổng thống Trump tỏ ra là người sẵn lòng đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo nước ngoài hơn là người tiền nhiệm Obama. Carafano nhận định rằng ông Trump, vị tổng thống đầu tiên chưa từng giữa chức vụ gì trong chính quyền hay trong quân đội Mỹ, không bị ràng buộc bởi những lề thói cũ và sẵn sàng "nghĩ khác đi". Ông dẫn việc tổng thống công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, việc mà các tổng thống trước, cả từ đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa, đều cho rằng quá nguy hiểm. Dù quyết định của Trump đã kéo theo sự phản đối dữ dội từ phía Palestine, ông Carafano nói, mọi thứ vẫn chưa hết hẳn.
Dù vậy, nhà cựu ngoại giao này cũng không cho rằng cuộc gặp Trump - Kim sẽ dễ dàng mang lại đột phá. "Cơ hội của ông ấy để thật sự đàm phán được gì đó là rất nhỏ" nhưng sẽ làm tiêu tan những lời chỉ trích rằng Trump, cùng lời lẽ gay gắt trước đây của ông, sẽ đẩy nước Mỹ vào chiến tranh với Triều Tiên.
Sau tất cả, sự nghi ngờ bủa vây trước cuộc gặp vào tháng 5 tới sẽ là rất lớn. Nhiều người khuyến khích tổng thống sử dụng biện pháp ngoại giao với Triều Tiên, nhưng nói rằng họ không có ý rằng tổng thống nên đích thân thực hiện việc đó.
Những người này cũng cảnh báo ông Trump có thể chưa có một kế hoạch thấu đáo về những thành tựu có thể đạt được sau cuộc gặp và làm thế nào để đạt được. Trump liên tục chỉ trích thỏa thuận hạt nhân đạt được dưới thời Obama và một hạn chót về việc từ bỏ nó đang treo "lơ lửng" trên đầu, tổng thống sẽ chịu sức ép phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận với Triều Tiên, và việc đó có thể dẫn đến một thỏa thuận tệ.
"Trump xem ông ấy là một nhà thương thuyết đại tài, nhưng thật ra không quá tốt đến thế", Colin Kahl, một quan chức an ninh quốc gia dưới thời Obama, nhận định.
"Ông ấy không thấu suốt hay nắm bắt được hết những chi tiết cần thiết cho thứ công việc ngoại giao này. Ông ấy dễ bị dẫn dụ và nịnh bợ. Ông ấy nói những lời đe dọa ông ấy không theo sát và hứa những điều mình không thể hoặc sẽ không làm. Ông ấy thường đẩy đồng minh ra trước đầu xe. Tất cả những điều trên không làm nên công thức thành công và thiệt hơn đang lớn hơn bao giờ hết", Kahl nói.
Kim là "chìa khóa" duy nhất
Ở một mặt khác, các cộng sự nói rằng tổng thống là người chứa đựng đầy bất ngờ và không nên bị đánh giá thấp. Họ lưu ý rằng đây là một cuộc gặp mặt, không phải đàm phán. Một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền nói rằng Trump đắc cử một phần vì ông sẵn sàng chọn cách mà các tổng thống khác không chọn, ví dụ rõ ràng nhất là chính sách Triều Tiên.
Cũng theo quan chức này, ông Kim là nhà lãnh đạo tuyệt đối trong đất nước của ông và việc nhận lời gặp mặt người thật sự có khả năng rất quyết định thì khôn ngoan hơn làm việc với tầng tầng lớp lớp quan chức như cách tiếp cận cũ.
Câu hỏi thật sự, theo New York Times, là liệu 2 nhà lãnh đạo có thể cùng nhau đi đến một quyết định chung hay không.
Theo New York Times