Đoạn Đường Chiến Binh
Trung Đòan 7, 8 Bộ Binh Tử Chiến Với CQ ở An Lộc
* Toàn cảnh chiến trường Bình Long trong tuần thứ hai của tháng 4/1972:
Sau khi Lộc Ninh thất thủ, và phi trường Quản Lợi, cách tỉnh lỵ An Lộc 3 km về hướng Đông, bị lọt vào tay Cộng quân, áp lực địch đè nặng lên trung tâm tỉnh lỵ và các khu phòng ngự trong yếu quanh thị xã An Lộc. Đến ngày 7 tháng 4/1972 thị xã An Lộc hoàn toàn bị bao vây. Từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 4/1972, tất cả các phi vụ tiếp tế đạn dược, quân lương, thuốc men đều được thực hiện bằng trực thăng và vận tải cơ C 123 của Không quân Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến ngày 12 tháng 4/1972, cầu không vận cho An Lộc đã phải ngưng hoạt động khi một CH-47 bị pháo binh phòng không của Cộng quân bắn rơi. Từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 4/1972, quân lương tiếp liệu đều được thả dù bằng vận tải cơ C-123.
Trở lại với trận chiến tại thị xã An Lộc và vòng đai Bình Long, các đợt tấn công của Cộng quân có thể chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 5 tháng 4, 1972 đến 8 tháng 5/1972; giai đoạn hai bắt đầu từ ngày 9 tháng 5/1972 đến tháng 7/1972. Về sự phối trí lực lượng phòng ngự, theo các tài liệu tổng hợp, khu vực trách nhiệm của các đơn vị được quy định như sau:
Phía Bắc An Lộc do trung đoàn 8 Bộ binh đảm trách, trung đoàn trưởng lúc bấy giờ là đại tá Mạch Văn Trường. Tuyến phòng ngự này được tăng cường Liên đoàn 81 Biệt kích Dù do trung tá Phan Văn Huấn, liên đoàn trưởng, chỉ huy. Đây là khu vực đã bị đổ nát trong đợt tấn công đầu.
Phía Tây do trung đoàn 7 Bộ binh là nỗ lực chính và trung đoàn 9 là nỗ lực thứ hai. Vào thượng tuần tháng 4/1972, trung đoàn trưởng trung đoàn 9 là đại tá Nguyễn Công Vĩnh bị Cộng quân bắt khi đang chỉ huy đơn vị giao tranh với Cộng quân gần Lộc Ninh ), trung đoàn 52 Bộ binh thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh tăng phái cho Sư đoàn 5BB.
Phía Nam có Lữ đoàn 1 Dù do đại tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy. Phía Đông Bắc có Liên đoàn 3 Biệt động Quân do trung tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy. Phía Đông do lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân án ngữ, quân số chưa đến 1 tiểu đoàn.
Tư lệnh chiến trường Bình Long là chuẩn tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh. Bộ chỉ huy hành quân của tướng Hưng đặt trong doanh trại cũ của tiểu khu Bình Long. Chỉ huy lực lượng diện địa toàn tỉnh Bình Long là đại tá Trần Văn Nhựt, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Bình Long. Trong đợt 1, khi trận chiến vừa mới xảy ra, trong lúc chưa có quân tăng viện, lực lượng Địa phương quân và các đơn vị cơ hữu của tiểu khu Bình Long do đại tá Trần Văn Nhựt chỉ huy đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của Cộng quân.
Về phía Cộng quân, lực lượng tấn công vào mặt trận Bình Long là 3 sư đoàn chính quy, 2 trung đoàn pháo binh với hơn 100 khẩu, 2 lữ đoàn thiết giáp với khoảng 140 chiến xa, 2 tiểu đoàn đặc công.
* Trung đoàn 8 Bộ binh chận đứng cuộc tấn công đầu của địch quân:
Rạng sáng ngày 13 tháng 4/1972, Cộng quân mở đầu cuộc tấn công quy mô vào thị xã An Lộc bằng trận địa pháo. Pháo binh địch đã bắn hỏa tập vào khu vực trung tâm thành phố. Khi trời vừa sáng, toán tiền đồn của một đơn vị phòng thủ ở hướng Tây Bắc thị xã phát giác nhiều chiến xa và quân xa CQ tiến về tỉnh lỵ. Vào lúc đó, một phi tuần Không kích AC 130 Spectre đang hoạt động trên không phận An Lộc được lệnh nhập trận và đã bắn cháy 1 chiến xa T54 và 4 PT 76. Tiếp đó, các toán tiền đồn ở khu vực hướng Bắc cũng phát giác từng đoàn xe tăng của CQ đang di chuyển.
6 giờ sáng, Cộng quân mở đợt tấn công vào tuyến phòng ngự của trung đoàn 7 Bộ binh ở hướng Tây. Tuy nhiên khi quan sát trận địa, các sĩ quan tình báo chiến trường đã định hình rằng nỗ lực chính của Cộng quân đang khai triển từ hướng Bắc để tấn công vào tuyến phòng ngự do trung đoàn 8 Bộ binh phụ trách. Tại hướng này, địch quân áp đảo về quân số và hỏa lực nên quân trú phòng đã chịu áp lực quá nặng, lần đầu tiên các đơn vị bộ chiến của Sư đoàn 5 Bộ binh chạm súng với chiến xa Cộng quân. Sau 20 phút, nhiều cụm tiền đồn bị vỡ tuyến phòng ngự, các bộ phận án ngữ tiền phương phải rút về trung tâm thị xã.
Trước tình hình nguy kịch, bộ chỉ huy trung đoàn 8 Bộ binh tái phối trí lực lượng nỗ lực chận địch. Tại các tuyến phòng ngự khác, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 5 BB và các đơn vị tăng phái đã khai triển đội hình quyết giữ vững An Lộc. Từ 8 giờ sáng, trận chiến trở nên quyết liệt hơn. Tại các cụm điểm phòng ngự của trung đoàn 7 và trung đoàn 8 Bộ binh, hỏa tiễn cá nhân M 72 và súng cối 81 ly được sử dụng tối đa để chận địch. Từng quả 81 rót xuống trên từng ô vuông lộ trình tiến quân của CQ. Bộ binh tùng thiết của đối phương bỏ chạy, bộ binh xung kích ở phía sau không tiến lên được, chiến xa của địch buộc phải đậy nắp tiến một mình và trở thành bia di động của các xạ thủ M 72. Cùng với nỗ lực của các đơn vị bộ chiến, Không quân Việt Mỹ đã yểm trợ hữu hiệu chận đứng được các đợt xung phong của đối phong. Cuối cùng, trận tấn công đầu của CQ bị thất bại, gần 400 cán binh CSBV bị bỏ xác tại trận địa, địch quân buộc phải rút lui.
Theo thông tin tình báo tổng hợp, trong đợt tấn công ngày 13 tháng 4/1972 nói trên, Cộng quân đã điều động hai trung đoàn 271 và 272/Công trường 9 CSBV và 1 trung đoàn chiến xa làm nỗ lực chính để thực hiện cuộc tấn công cường tập. Dù bị thiệt hại nặng nhưng Cộng quân vẫn tiếp tục tiến hành cuộc tấn công kế tiếp vào ngày 14 tháng 4/1972. Từ rạng sáng, pháo binh Cộng quân đã mở trận địa pháo để dọn đường cho bộ binh và chiến xa ồ ạt tấn công. Trong ngày này, chiến xa CQ được các toán bộ binh nhỏ tùng thiết. Một trong các chiến xa này đã đến cách bộ tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 chỉ trong vòng 500 mét và bị tiêu diệt. Cuối cùng, tất cả các nỗ lực của Cộng quân đều bị chận đứng.
Sau hai ngày giao tranh, tinh thần chiến đấu của quân trú phòng vẫn rất cao, tất cả đã nhận rõ rằng: tử thủ hay là chết, và đã quyết tâm bảo vệ An Lộc bằng mọi giá.
Trong khi trận chiến xảy ra trong trung tâm và vòng đai thị xã, thì Lữ đoàn 1 Nhảy Dù-tăng viện cho Sư đoàn 5 Bộ binh- trong khi rút ra khỏi suối Tàu Ô, được tái trang bị nhanh chóng, và liền sau đó đã được trực thăng vận xuống Đồi Gió và Đồi 169 trong 3 ngày tại Suối Tàu Ô và đồi 169. Cuộc đổ quân được tiến hành trong hai ngày 13 và 14 tháng 4/1972, khu bãi đáp cách tỉnh lỵ An Lộc ba cây số ở về phía Đông Nam. Đó là khu vực mà tin tức tình báo ghi nhận là Công trường 5 CSBV tập trung.
* Trung đoàn trưởng trung đoàn 8 BB và trận đánh ngày 13/4/1972:
Trực tiếp chỉ huy lực lượng ngăn chận địch ở hướng Bắc trong ngày là đại tá Mạch Văn Trường, trung đoàn trưởng trung đoàn 8 Bộ binh. Đại tá Trường xuất thân khóa 12 Võ Bị Đà Lạt vào tháng 12/1956, ông nhận chức trung đoàn trưởng trung đoàn 8 Bộ binh khi còn mang cấp bậc trung tá. Một thời gian sau, đại tá Trường lần lượt được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng; tư lệnh phó Sư đoàn 5 Bộ binh, tư lệnh Sư đoàn 21 BB (tháng 11/1974, hơn 3 tháng sau được thăng chuẩn tướng, ông bị Cộng quân bắt giam sau ngày 30 tháng 4/1975). Khi kể lại trận đánh ngày 13/4/1972 với một số phóng viên chiến trường, đại tá Trường thú thật cả đời đánh giặc của ông chưa khi nào dự trận khủng khiếp như trận này và đây cũng là lần đầu tiên ông và cả trung đoàn đương đầu với chiến xa của địch. Ông nhắc lại rằng trung đoàn 8 Bộ binh đã từ Trị Tâm được trực thăng vận lên An Lộc ngày 11 tháng 4/1972 và nhận phòng thủ phía Bắc An Lộc, trách nhiệm luôn cụm tuyến tổng tiền đồn của Sư đoàn 5 Bộ binh, chỉ hai ngày sau, Cộng quân đã tấn công biển người vào tuyến phòng ngự của trung đoàn.
Về số quân nhân thương vong, sau trận đánh ngày 13 tháng 4/1972, tất cả chiến binh tử trận và bị thương đều được đưa về tuyến sau để đại đội Quân y 52 đảm trách và để tránh làm giao động tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Tuy nhiên những trận sau đó, đại tá Trường cho biết ông không còn áp dụng phương thức này nữa, ông nhận định rằng tại An Lộc chỗ nào cũng bị pháo, các quân nhân bị thương đưa về trạm xá có khi lại bị pháo trên đường di chuyển, thương vong lại tăng cao hơn. Do đó, đại tá Trường ra lệnh cho các đơn vị tận dụng phương tiện y tế của mình để băng bó cho anh em bị thương tại trận địa, với những quân nhân tử trận tạm thời chôn cất tại chỗ, vì trận chiến tại An Lộc không chỉ diễn ra trong vài ngày mà kéo dài trong nhiều tuần lễ, dưới những trận mưa pháo liên tục của Cộng quân.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Trung Đòan 7, 8 Bộ Binh Tử Chiến Với CQ ở An Lộc
* Toàn cảnh chiến trường Bình Long trong tuần thứ hai của tháng 4/1972:
Sau khi Lộc Ninh thất thủ, và phi trường Quản Lợi, cách tỉnh lỵ An Lộc 3 km về hướng Đông, bị lọt vào tay Cộng quân, áp lực địch đè nặng lên trung tâm tỉnh lỵ và các khu phòng ngự trong yếu quanh thị xã An Lộc. Đến ngày 7 tháng 4/1972 thị xã An Lộc hoàn toàn bị bao vây. Từ ngày 7 đến ngày 12 tháng 4/1972, tất cả các phi vụ tiếp tế đạn dược, quân lương, thuốc men đều được thực hiện bằng trực thăng và vận tải cơ C 123 của Không quân Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến ngày 12 tháng 4/1972, cầu không vận cho An Lộc đã phải ngưng hoạt động khi một CH-47 bị pháo binh phòng không của Cộng quân bắn rơi. Từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 4/1972, quân lương tiếp liệu đều được thả dù bằng vận tải cơ C-123.
Trở lại với trận chiến tại thị xã An Lộc và vòng đai Bình Long, các đợt tấn công của Cộng quân có thể chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 5 tháng 4, 1972 đến 8 tháng 5/1972; giai đoạn hai bắt đầu từ ngày 9 tháng 5/1972 đến tháng 7/1972. Về sự phối trí lực lượng phòng ngự, theo các tài liệu tổng hợp, khu vực trách nhiệm của các đơn vị được quy định như sau:
Phía Bắc An Lộc do trung đoàn 8 Bộ binh đảm trách, trung đoàn trưởng lúc bấy giờ là đại tá Mạch Văn Trường. Tuyến phòng ngự này được tăng cường Liên đoàn 81 Biệt kích Dù do trung tá Phan Văn Huấn, liên đoàn trưởng, chỉ huy. Đây là khu vực đã bị đổ nát trong đợt tấn công đầu.
Phía Tây do trung đoàn 7 Bộ binh là nỗ lực chính và trung đoàn 9 là nỗ lực thứ hai. Vào thượng tuần tháng 4/1972, trung đoàn trưởng trung đoàn 9 là đại tá Nguyễn Công Vĩnh bị Cộng quân bắt khi đang chỉ huy đơn vị giao tranh với Cộng quân gần Lộc Ninh ), trung đoàn 52 Bộ binh thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh tăng phái cho Sư đoàn 5BB.
Phía Nam có Lữ đoàn 1 Dù do đại tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy. Phía Đông Bắc có Liên đoàn 3 Biệt động Quân do trung tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy. Phía Đông do lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân án ngữ, quân số chưa đến 1 tiểu đoàn.
Tư lệnh chiến trường Bình Long là chuẩn tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh. Bộ chỉ huy hành quân của tướng Hưng đặt trong doanh trại cũ của tiểu khu Bình Long. Chỉ huy lực lượng diện địa toàn tỉnh Bình Long là đại tá Trần Văn Nhựt, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Bình Long. Trong đợt 1, khi trận chiến vừa mới xảy ra, trong lúc chưa có quân tăng viện, lực lượng Địa phương quân và các đơn vị cơ hữu của tiểu khu Bình Long do đại tá Trần Văn Nhựt chỉ huy đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của Cộng quân.
Về phía Cộng quân, lực lượng tấn công vào mặt trận Bình Long là 3 sư đoàn chính quy, 2 trung đoàn pháo binh với hơn 100 khẩu, 2 lữ đoàn thiết giáp với khoảng 140 chiến xa, 2 tiểu đoàn đặc công.
* Trung đoàn 8 Bộ binh chận đứng cuộc tấn công đầu của địch quân:
Rạng sáng ngày 13 tháng 4/1972, Cộng quân mở đầu cuộc tấn công quy mô vào thị xã An Lộc bằng trận địa pháo. Pháo binh địch đã bắn hỏa tập vào khu vực trung tâm thành phố. Khi trời vừa sáng, toán tiền đồn của một đơn vị phòng thủ ở hướng Tây Bắc thị xã phát giác nhiều chiến xa và quân xa CQ tiến về tỉnh lỵ. Vào lúc đó, một phi tuần Không kích AC 130 Spectre đang hoạt động trên không phận An Lộc được lệnh nhập trận và đã bắn cháy 1 chiến xa T54 và 4 PT 76. Tiếp đó, các toán tiền đồn ở khu vực hướng Bắc cũng phát giác từng đoàn xe tăng của CQ đang di chuyển.
6 giờ sáng, Cộng quân mở đợt tấn công vào tuyến phòng ngự của trung đoàn 7 Bộ binh ở hướng Tây. Tuy nhiên khi quan sát trận địa, các sĩ quan tình báo chiến trường đã định hình rằng nỗ lực chính của Cộng quân đang khai triển từ hướng Bắc để tấn công vào tuyến phòng ngự do trung đoàn 8 Bộ binh phụ trách. Tại hướng này, địch quân áp đảo về quân số và hỏa lực nên quân trú phòng đã chịu áp lực quá nặng, lần đầu tiên các đơn vị bộ chiến của Sư đoàn 5 Bộ binh chạm súng với chiến xa Cộng quân. Sau 20 phút, nhiều cụm tiền đồn bị vỡ tuyến phòng ngự, các bộ phận án ngữ tiền phương phải rút về trung tâm thị xã.
Trước tình hình nguy kịch, bộ chỉ huy trung đoàn 8 Bộ binh tái phối trí lực lượng nỗ lực chận địch. Tại các tuyến phòng ngự khác, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 5 BB và các đơn vị tăng phái đã khai triển đội hình quyết giữ vững An Lộc. Từ 8 giờ sáng, trận chiến trở nên quyết liệt hơn. Tại các cụm điểm phòng ngự của trung đoàn 7 và trung đoàn 8 Bộ binh, hỏa tiễn cá nhân M 72 và súng cối 81 ly được sử dụng tối đa để chận địch. Từng quả 81 rót xuống trên từng ô vuông lộ trình tiến quân của CQ. Bộ binh tùng thiết của đối phương bỏ chạy, bộ binh xung kích ở phía sau không tiến lên được, chiến xa của địch buộc phải đậy nắp tiến một mình và trở thành bia di động của các xạ thủ M 72. Cùng với nỗ lực của các đơn vị bộ chiến, Không quân Việt Mỹ đã yểm trợ hữu hiệu chận đứng được các đợt xung phong của đối phong. Cuối cùng, trận tấn công đầu của CQ bị thất bại, gần 400 cán binh CSBV bị bỏ xác tại trận địa, địch quân buộc phải rút lui.
Theo thông tin tình báo tổng hợp, trong đợt tấn công ngày 13 tháng 4/1972 nói trên, Cộng quân đã điều động hai trung đoàn 271 và 272/Công trường 9 CSBV và 1 trung đoàn chiến xa làm nỗ lực chính để thực hiện cuộc tấn công cường tập. Dù bị thiệt hại nặng nhưng Cộng quân vẫn tiếp tục tiến hành cuộc tấn công kế tiếp vào ngày 14 tháng 4/1972. Từ rạng sáng, pháo binh Cộng quân đã mở trận địa pháo để dọn đường cho bộ binh và chiến xa ồ ạt tấn công. Trong ngày này, chiến xa CQ được các toán bộ binh nhỏ tùng thiết. Một trong các chiến xa này đã đến cách bộ tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 chỉ trong vòng 500 mét và bị tiêu diệt. Cuối cùng, tất cả các nỗ lực của Cộng quân đều bị chận đứng.
Sau hai ngày giao tranh, tinh thần chiến đấu của quân trú phòng vẫn rất cao, tất cả đã nhận rõ rằng: tử thủ hay là chết, và đã quyết tâm bảo vệ An Lộc bằng mọi giá.
Trong khi trận chiến xảy ra trong trung tâm và vòng đai thị xã, thì Lữ đoàn 1 Nhảy Dù-tăng viện cho Sư đoàn 5 Bộ binh- trong khi rút ra khỏi suối Tàu Ô, được tái trang bị nhanh chóng, và liền sau đó đã được trực thăng vận xuống Đồi Gió và Đồi 169 trong 3 ngày tại Suối Tàu Ô và đồi 169. Cuộc đổ quân được tiến hành trong hai ngày 13 và 14 tháng 4/1972, khu bãi đáp cách tỉnh lỵ An Lộc ba cây số ở về phía Đông Nam. Đó là khu vực mà tin tức tình báo ghi nhận là Công trường 5 CSBV tập trung.
* Trung đoàn trưởng trung đoàn 8 BB và trận đánh ngày 13/4/1972:
Trực tiếp chỉ huy lực lượng ngăn chận địch ở hướng Bắc trong ngày là đại tá Mạch Văn Trường, trung đoàn trưởng trung đoàn 8 Bộ binh. Đại tá Trường xuất thân khóa 12 Võ Bị Đà Lạt vào tháng 12/1956, ông nhận chức trung đoàn trưởng trung đoàn 8 Bộ binh khi còn mang cấp bậc trung tá. Một thời gian sau, đại tá Trường lần lượt được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng; tư lệnh phó Sư đoàn 5 Bộ binh, tư lệnh Sư đoàn 21 BB (tháng 11/1974, hơn 3 tháng sau được thăng chuẩn tướng, ông bị Cộng quân bắt giam sau ngày 30 tháng 4/1975). Khi kể lại trận đánh ngày 13/4/1972 với một số phóng viên chiến trường, đại tá Trường thú thật cả đời đánh giặc của ông chưa khi nào dự trận khủng khiếp như trận này và đây cũng là lần đầu tiên ông và cả trung đoàn đương đầu với chiến xa của địch. Ông nhắc lại rằng trung đoàn 8 Bộ binh đã từ Trị Tâm được trực thăng vận lên An Lộc ngày 11 tháng 4/1972 và nhận phòng thủ phía Bắc An Lộc, trách nhiệm luôn cụm tuyến tổng tiền đồn của Sư đoàn 5 Bộ binh, chỉ hai ngày sau, Cộng quân đã tấn công biển người vào tuyến phòng ngự của trung đoàn.
Về số quân nhân thương vong, sau trận đánh ngày 13 tháng 4/1972, tất cả chiến binh tử trận và bị thương đều được đưa về tuyến sau để đại đội Quân y 52 đảm trách và để tránh làm giao động tinh thần chiến đấu của quân sĩ. Tuy nhiên những trận sau đó, đại tá Trường cho biết ông không còn áp dụng phương thức này nữa, ông nhận định rằng tại An Lộc chỗ nào cũng bị pháo, các quân nhân bị thương đưa về trạm xá có khi lại bị pháo trên đường di chuyển, thương vong lại tăng cao hơn. Do đó, đại tá Trường ra lệnh cho các đơn vị tận dụng phương tiện y tế của mình để băng bó cho anh em bị thương tại trận địa, với những quân nhân tử trận tạm thời chôn cất tại chỗ, vì trận chiến tại An Lộc không chỉ diễn ra trong vài ngày mà kéo dài trong nhiều tuần lễ, dưới những trận mưa pháo liên tục của Cộng quân.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển