Đoạn Đường Chiến Binh
Trung Quốc: Mưa lũ kinh hoàng, sạt lở đất tại Tứ Xuyên - Lão Phan
Số 305 - Chuyện thời sự :
Lý do tướng Mỹ lên máy bay rời Afghanistan sau cùng
Nguyễn Tiến
*
Tướng Donahue là người cuối cùng lên vận tải cơ C-17 rời Afghanistan, do lục quân Mỹ quy định chỉ huy phải là quân nhân cuối cùng rời chiến trường.
Chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm của quân đội Mỹ tại Afghanistan kết thúc với hình ảnh thiếu tướng Christopher Donahue, trong quân phục dã chiến và xách theo súng carbine M4, bước trên đường băng sân bay Kabul để lên vận tải cơ C-17 ngày 30/8.
Đại tá Joe Buccino, phát ngôn viên quân đoàn dù 18, cho biết tướng Donahue, người phụ trách đơn vị Mỹ hỗ trợ chiến dịch sơ tán ở sân bay Kabul, phải đảm bảo tất cả binh sĩ dưới quyền đã ở trên chiếc C-17 trước khi ông bước lên. Lục quân Mỹ cũng có quy định truyền thống rằng người lính cuối cùng rời đi phải là chỉ huy tại chỗ.
Chiến dịch di tản tại Afghanistan kéo dài hai tuần là đợt triển khai thực địa thứ hai của tướng Donahue sau khi ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ tại West Point năm 1992.
Wesley Morgan, tác giả cuốn sách về một chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan, cho biết Donahue từng chỉ huy một đội đặc nhiệm Delta làm nhiệm vụ tại quốc gia Trung Á này.
Thiếu tướng Christopher Donahue bước lên vận tải cơ C-17 rời khỏi sân bay Kabul, Afghanistan ngày 30/8. Ảnh: USCENTCOM.
Ảnh tướng Donahue bước lên vận tải cơ C-17, được chụp bằng kính nhìn đêm của một binh sĩ dưới quyền, cho thấy thiếu tướng này mang theo trang bị không khác các đặc nhiệm bình thường, trên quân phục không có quân hàm hay dấu hiệu cho thấy ông là chỉ huy.
David Cotter, trưởng khoa lịch sử quân sự của Trường Sĩ quan Chỉ huy và Tham mưu Lục quân Mỹ ở căn cứ Fort Leavenworth, bang Kansas cho biết việc tướng Donahue là quân nhân Mỹ cuối cùng rời Afghanistan nằm trong truyền thống của quân chủng này.
"Trên chiến trường và trong chiến đấu, chỉ huy là người dùng bữa sau cùng, sau khi các binh sĩ dưới quyền đã được ăn", Cotter nói. "Tương tự, xe tăng của chỉ huy là chiếc cuối cùng quay trở lại vùng an toàn và di chuyển phía sau đoàn xe".
Tướng Donahua từng nhắc về truyền thống chỉ huy là người cuối cùng rời chiến trường của lục quân Mỹ trong một podcast phát hôm 17/6, khi đó ông khẳng định sư đoàn dù 82 "đang phát động nếp văn hóa mà theo đó mọi binh sĩ đều sống vì nhau".
Tướng Donahue chỉ huy một tiểu đoàn và một lữ đoàn thuộc sư đoàn dù 82 tới Afghanistan để hỗ trợ chiến dịch di tản công dân Mỹ, Afghanistan và các nước khác rời quốc gia Trung Á.
Tướng Donahue và tham tán Mỹ tại Afghanistan Ross Wilson là hai người cuối cùng bước lên vận tải cơ C-17 của không quân Mỹ từ sân bay quốc tế Hamid Karzai hôm 30/8. Chiếc C-17 sau đó cất cánh, kết thúc chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm của Mỹ tại Afghanistan.Số 306 - Chuyện thời sự :
Trung Quốc: Mưa lũ kinh hoàng, sạt lở đất tại Tứ Xuyên, mặt đường đứt gãy há miệng nuốt xe ở khắp nơi…
*
Số 307 - Chuyện thời sự :
Top 15 trang phục truyền thống độc đáo của phụ nữ trên thế giới
20-01-2021
Mỗi quốc gia đều chọn cho riêng mình một vẻ đẹp riêng, một bộ trang phục mang nét đặc trưng và là quốc hồn của quốc gia đó. Vậy, chúng ta thử tìm hiểu xem nét đặc trưng riêng trong mỗi bộ quốc phục của từng quốc gia có những đặc điểm riêng
1/- Áo Dài Việt Nam
Nhắc đến Việt Nam, đối với du khách trên thế giới là hình ảnh tà áo dài tung bay mang vẻ đẹp nữ tính, mềm mại mà vẫn quyến rũ, tôn lên vẻ đẹp hình thể cho người mặc. Chiếc áo dài Việt Nam ra đời vào khoảng những năm 1739-1765 dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương, và từ bấy đến giờ, áo dài luôn được cách tân, được sử dụng trong mọi dịp lễ long trọng, hay là trang phục thường ngày của người phụ nữ.
2/- Sườn xám Thượng Hải
Sườn xám là một sự kết hợp giữa vẻ đẹp thướt tha của phương Đông và sự quyến rũ, gợi cảm của phương Tây với thiết kế xẻ tà cao được cách tân qua từng giai đoạn. Cũng giống như áo dài Việt Nam, Sườn xám Thượng Hải được ưa chuộng trong những dịp lễ của Trung Quốc, trong những dịp vui chơi hay ngay cả những hoạt động thường ngày, phụ nữ Trung Quốc cũng ưa chuộng diện sườn xám.
3/- Kimono Nhật Bản
Trên những bộ phim truyền hình, ta thường bắt gặp người phụ nữ Nhật Bản duyên dáng trong bộ Kimono là đặc trưng của Nhật Bản ngoài vẻ đẹp của Hoa Anh Đào. Với mỗi bộ Kimono được sử dụng trong những dịp khác nhau, ngày quốc lễ, ngày trọng đại của gia đình, Tiệc Trà đạo hay vào những dịp vui chơi lễ hội khác nhau.
4/- Hanbok Hàn Quốc
Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, tuy hơi dễ nhầm với Kimono của Nhật Bản vì kiểu dáng gần tương đồng. Tuy nhiên, Hanbok nhìn bên ngoài là phần áo choàng Jeogori ngắn và phần chân váy chima dài được tạo phồng lên bởi rất nhiều lớp váy bên trong rất cầu kỳ. Vẻ đẹp kín đáo của bộ Hanbok được tạo nên bởi chiếc áo choàng và phần chân váy phồng.
5/- Dirndl của nước Đức và nước Áo
Dirndl là trang phục truyền thống dành cho phụ nữ tại miền nam nước Đức và nước Áo. Xuất phát từ bộ trang phục cho người làm giúp việc, dần dần, mẫu Dirndl đã "lọt vào mắt xanh" của tầng lớp thượng lưu tại khu vực này. Một bộ Dirndl có phần áo thân trên màu trắng tay bồng, váy liền thân mặc ngoài và một chiếc tạp dề có đai lưng vải thắt nơ đem lại sự thoải mái và linh động.
6/- Sari của Ấn Độ
Sari hay còn gọi là Saree là bộ trang phục truyền thống tại đất nước Ấn Độ. Nếu bạn là một fan cuồng của bộ phim "Cô dâu 8 tuổi" chắc hẳn bạn đã được chiêm ngưỡng kha khá những mẫu Sari ấn tượng, được thiết kế cầu kỳ và rất nhiều loại phụ kiện mà người mặc đeo. Bộ Sari được xuất hiện từ khoảng năm 150 TCN, có thể nói tuổi đời là rất lâu.
7/- Phaxin - Thái Lan
Phaxin là trang phục truyền thống ở Thái Lan dành riêng cho con trai và con gái. Với con trai là chiếc khăn rằn thể hiện nét nam tính, mạnh mẽ của người đàn ông. Chiếc khăn được gọi là Phá Khảo, đó là một mảnh vải hình chữ nhật to rộng, đủ để quấn quanh người đàn ông, hoặc được quần quanh làm quần đùi khi ở nhà, đôi khi, được quấn trên đầu thành chiếc khăn rằn. Với một mảnh vải mà người Thái có thể kết hợp rất nhiều kiểu mặc sáng tạo và độc đáo.
8/- Texas - Mỹ
Texas Mỹ là một trang phục cao bồi, dành cho những anh chàng chăn bò - từng góp phần to lớn trong văn hóa miền Tây xưa cũ. Trang phục đơn giản là quần Jean và áo sơ mi đóng thùng giúp họ chống chọi với cái giá lạnh khi mùa đông đến.
9/- Kolt của người Sami, Phần Lan
Kolt là trang phục truyền thống của người Phần Lan, nó được thiết kế giống như một chiếc váy dài mặc vào người, với những gam vàng vô cùng nổi bật và tươi sáng như: xanh lá cây,xanh da trời, đỏ, vàng.. Bộ trang phục phù hợp với người hay đi núi có tuyết rơi và đóng băng.
10/- Váy Flamenco, Andalusia - Tây Ban Nha
Người dân Tây Ban Nha luôn tự hào vì Flamenco - một bộ váy được thiết kế cầu kỳ với hoa văn và màu sắc sặc sỡ, cùng những điểm nhấn bèo ở cánh tay hay dưới đuôi váy.
10/- Váy Flamenco, Andalusia - Tây Ban Nha
Người dân Tây Ban Nha luôn tự hào vì Flamenco - một bộ váy được thiết kế cầu kỳ với hoa văn và màu sắc sặc sỡ, cùng những điểm nhấn bèo ở cánh tay hay dưới đuôi váy.
11/- Tricana poveira Bồ Đào Nha
Tricana poveira là trang phục truyền thống của phụ nữ Bồ Đào Nha tại thành phố Póvoa de Varzim. Loại trang phục đầy màu sắc này được sử dụng từ những năm 1920s đến 1960s, bao gồm một chiếc áo ren, chân váy sặc sỡ, tạp dề, đi kèm với khăn quàng cổ và giày cao gót đế bóng.
12/-Pollera - Tây Ban Nha
Một bộ trang phục mà bạn có thể phải thốt lên vì độ dễ thương và xinh đẹp đó chính là Pollera. Pollera là trang phục truyền thống của những người nói tiếng Tây Ban Nha tại châu Mỹ Latin, thường được làm bằng len hoặc cotton và trang trí đầy màu sắc.
13/- Sampot - Campuchia
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một kiểu trang phục đặc trưng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất nước. Đất nước chùa tháp Campuchia cũng không ngoại lệ với hình ảnh trang phục Sampot truyền thống. Sampot là kiểu vải truyền thống của Campuchia và khá tương đồng với những trang phục truyền thống của những quốc gia lân cận như Lào và Thái Lan, nhưng mỗi trang phục lại có những nét độc đáo riêng.
14/- Baju Kurung - Malaysia
Mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau và mỗi nền văn hóa lại có một bản sắc dân tộc riêng, một trang phục truyền thống riêng. Bởi thế nếu có dịp bạn ghé thăm đất nước Malaysia bạn sẽ có cơ hội ngắm trang phục truyền thống Baju Kurungkín đáo e ấp của người phụ nữ bản địa.
15/- Kebaya - Indonesia
Mỗi quốc gia đều có một trang phục truyền thống biểu trưng cho dân tộc họ, bộ trang phục ấy còn gắn liền theo năm tháng xây dựng và phát triển của các quốc gia. Các nước Đông Nam Á có nét duyên chung của những kiểu trang phục ở khu vực này là hình thể thon thả, yêu kiều, thấm nhuần chất Á Đông và tôn lên nét quý phái của người phụ nữ. Trong đó, không thể không nhắc đến Kebaya của đất nước Indonesia.
Lão Phan sưu tầm
Bàn ra tán vào (0)
Trung Quốc: Mưa lũ kinh hoàng, sạt lở đất tại Tứ Xuyên - Lão Phan
Số 305 - Chuyện thời sự :
Lý do tướng Mỹ lên máy bay rời Afghanistan sau cùng
Nguyễn Tiến
*
Tướng Donahue là người cuối cùng lên vận tải cơ C-17 rời Afghanistan, do lục quân Mỹ quy định chỉ huy phải là quân nhân cuối cùng rời chiến trường.
Chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm của quân đội Mỹ tại Afghanistan kết thúc với hình ảnh thiếu tướng Christopher Donahue, trong quân phục dã chiến và xách theo súng carbine M4, bước trên đường băng sân bay Kabul để lên vận tải cơ C-17 ngày 30/8.
Đại tá Joe Buccino, phát ngôn viên quân đoàn dù 18, cho biết tướng Donahue, người phụ trách đơn vị Mỹ hỗ trợ chiến dịch sơ tán ở sân bay Kabul, phải đảm bảo tất cả binh sĩ dưới quyền đã ở trên chiếc C-17 trước khi ông bước lên. Lục quân Mỹ cũng có quy định truyền thống rằng người lính cuối cùng rời đi phải là chỉ huy tại chỗ.
Chiến dịch di tản tại Afghanistan kéo dài hai tuần là đợt triển khai thực địa thứ hai của tướng Donahue sau khi ông tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ tại West Point năm 1992.
Wesley Morgan, tác giả cuốn sách về một chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan, cho biết Donahue từng chỉ huy một đội đặc nhiệm Delta làm nhiệm vụ tại quốc gia Trung Á này.
Thiếu tướng Christopher Donahue bước lên vận tải cơ C-17 rời khỏi sân bay Kabul, Afghanistan ngày 30/8. Ảnh: USCENTCOM.
Ảnh tướng Donahue bước lên vận tải cơ C-17, được chụp bằng kính nhìn đêm của một binh sĩ dưới quyền, cho thấy thiếu tướng này mang theo trang bị không khác các đặc nhiệm bình thường, trên quân phục không có quân hàm hay dấu hiệu cho thấy ông là chỉ huy.
David Cotter, trưởng khoa lịch sử quân sự của Trường Sĩ quan Chỉ huy và Tham mưu Lục quân Mỹ ở căn cứ Fort Leavenworth, bang Kansas cho biết việc tướng Donahue là quân nhân Mỹ cuối cùng rời Afghanistan nằm trong truyền thống của quân chủng này.
"Trên chiến trường và trong chiến đấu, chỉ huy là người dùng bữa sau cùng, sau khi các binh sĩ dưới quyền đã được ăn", Cotter nói. "Tương tự, xe tăng của chỉ huy là chiếc cuối cùng quay trở lại vùng an toàn và di chuyển phía sau đoàn xe".
Tướng Donahua từng nhắc về truyền thống chỉ huy là người cuối cùng rời chiến trường của lục quân Mỹ trong một podcast phát hôm 17/6, khi đó ông khẳng định sư đoàn dù 82 "đang phát động nếp văn hóa mà theo đó mọi binh sĩ đều sống vì nhau".
Tướng Donahue chỉ huy một tiểu đoàn và một lữ đoàn thuộc sư đoàn dù 82 tới Afghanistan để hỗ trợ chiến dịch di tản công dân Mỹ, Afghanistan và các nước khác rời quốc gia Trung Á.
Tướng Donahue và tham tán Mỹ tại Afghanistan Ross Wilson là hai người cuối cùng bước lên vận tải cơ C-17 của không quân Mỹ từ sân bay quốc tế Hamid Karzai hôm 30/8. Chiếc C-17 sau đó cất cánh, kết thúc chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm của Mỹ tại Afghanistan.Số 306 - Chuyện thời sự :
Trung Quốc: Mưa lũ kinh hoàng, sạt lở đất tại Tứ Xuyên, mặt đường đứt gãy há miệng nuốt xe ở khắp nơi…
*
Số 307 - Chuyện thời sự :
Top 15 trang phục truyền thống độc đáo của phụ nữ trên thế giới
20-01-2021
Mỗi quốc gia đều chọn cho riêng mình một vẻ đẹp riêng, một bộ trang phục mang nét đặc trưng và là quốc hồn của quốc gia đó. Vậy, chúng ta thử tìm hiểu xem nét đặc trưng riêng trong mỗi bộ quốc phục của từng quốc gia có những đặc điểm riêng
1/- Áo Dài Việt Nam
Nhắc đến Việt Nam, đối với du khách trên thế giới là hình ảnh tà áo dài tung bay mang vẻ đẹp nữ tính, mềm mại mà vẫn quyến rũ, tôn lên vẻ đẹp hình thể cho người mặc. Chiếc áo dài Việt Nam ra đời vào khoảng những năm 1739-1765 dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương, và từ bấy đến giờ, áo dài luôn được cách tân, được sử dụng trong mọi dịp lễ long trọng, hay là trang phục thường ngày của người phụ nữ.
2/- Sườn xám Thượng Hải
Sườn xám là một sự kết hợp giữa vẻ đẹp thướt tha của phương Đông và sự quyến rũ, gợi cảm của phương Tây với thiết kế xẻ tà cao được cách tân qua từng giai đoạn. Cũng giống như áo dài Việt Nam, Sườn xám Thượng Hải được ưa chuộng trong những dịp lễ của Trung Quốc, trong những dịp vui chơi hay ngay cả những hoạt động thường ngày, phụ nữ Trung Quốc cũng ưa chuộng diện sườn xám.
3/- Kimono Nhật Bản
Trên những bộ phim truyền hình, ta thường bắt gặp người phụ nữ Nhật Bản duyên dáng trong bộ Kimono là đặc trưng của Nhật Bản ngoài vẻ đẹp của Hoa Anh Đào. Với mỗi bộ Kimono được sử dụng trong những dịp khác nhau, ngày quốc lễ, ngày trọng đại của gia đình, Tiệc Trà đạo hay vào những dịp vui chơi lễ hội khác nhau.
4/- Hanbok Hàn Quốc
Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, tuy hơi dễ nhầm với Kimono của Nhật Bản vì kiểu dáng gần tương đồng. Tuy nhiên, Hanbok nhìn bên ngoài là phần áo choàng Jeogori ngắn và phần chân váy chima dài được tạo phồng lên bởi rất nhiều lớp váy bên trong rất cầu kỳ. Vẻ đẹp kín đáo của bộ Hanbok được tạo nên bởi chiếc áo choàng và phần chân váy phồng.
5/- Dirndl của nước Đức và nước Áo
Dirndl là trang phục truyền thống dành cho phụ nữ tại miền nam nước Đức và nước Áo. Xuất phát từ bộ trang phục cho người làm giúp việc, dần dần, mẫu Dirndl đã "lọt vào mắt xanh" của tầng lớp thượng lưu tại khu vực này. Một bộ Dirndl có phần áo thân trên màu trắng tay bồng, váy liền thân mặc ngoài và một chiếc tạp dề có đai lưng vải thắt nơ đem lại sự thoải mái và linh động.
6/- Sari của Ấn Độ
Sari hay còn gọi là Saree là bộ trang phục truyền thống tại đất nước Ấn Độ. Nếu bạn là một fan cuồng của bộ phim "Cô dâu 8 tuổi" chắc hẳn bạn đã được chiêm ngưỡng kha khá những mẫu Sari ấn tượng, được thiết kế cầu kỳ và rất nhiều loại phụ kiện mà người mặc đeo. Bộ Sari được xuất hiện từ khoảng năm 150 TCN, có thể nói tuổi đời là rất lâu.
7/- Phaxin - Thái Lan
Phaxin là trang phục truyền thống ở Thái Lan dành riêng cho con trai và con gái. Với con trai là chiếc khăn rằn thể hiện nét nam tính, mạnh mẽ của người đàn ông. Chiếc khăn được gọi là Phá Khảo, đó là một mảnh vải hình chữ nhật to rộng, đủ để quấn quanh người đàn ông, hoặc được quần quanh làm quần đùi khi ở nhà, đôi khi, được quấn trên đầu thành chiếc khăn rằn. Với một mảnh vải mà người Thái có thể kết hợp rất nhiều kiểu mặc sáng tạo và độc đáo.
8/- Texas - Mỹ
Texas Mỹ là một trang phục cao bồi, dành cho những anh chàng chăn bò - từng góp phần to lớn trong văn hóa miền Tây xưa cũ. Trang phục đơn giản là quần Jean và áo sơ mi đóng thùng giúp họ chống chọi với cái giá lạnh khi mùa đông đến.
9/- Kolt của người Sami, Phần Lan
Kolt là trang phục truyền thống của người Phần Lan, nó được thiết kế giống như một chiếc váy dài mặc vào người, với những gam vàng vô cùng nổi bật và tươi sáng như: xanh lá cây,xanh da trời, đỏ, vàng.. Bộ trang phục phù hợp với người hay đi núi có tuyết rơi và đóng băng.
10/- Váy Flamenco, Andalusia - Tây Ban Nha
Người dân Tây Ban Nha luôn tự hào vì Flamenco - một bộ váy được thiết kế cầu kỳ với hoa văn và màu sắc sặc sỡ, cùng những điểm nhấn bèo ở cánh tay hay dưới đuôi váy.
10/- Váy Flamenco, Andalusia - Tây Ban Nha
Người dân Tây Ban Nha luôn tự hào vì Flamenco - một bộ váy được thiết kế cầu kỳ với hoa văn và màu sắc sặc sỡ, cùng những điểm nhấn bèo ở cánh tay hay dưới đuôi váy.
11/- Tricana poveira Bồ Đào Nha
Tricana poveira là trang phục truyền thống của phụ nữ Bồ Đào Nha tại thành phố Póvoa de Varzim. Loại trang phục đầy màu sắc này được sử dụng từ những năm 1920s đến 1960s, bao gồm một chiếc áo ren, chân váy sặc sỡ, tạp dề, đi kèm với khăn quàng cổ và giày cao gót đế bóng.
12/-Pollera - Tây Ban Nha
Một bộ trang phục mà bạn có thể phải thốt lên vì độ dễ thương và xinh đẹp đó chính là Pollera. Pollera là trang phục truyền thống của những người nói tiếng Tây Ban Nha tại châu Mỹ Latin, thường được làm bằng len hoặc cotton và trang trí đầy màu sắc.
13/- Sampot - Campuchia
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một kiểu trang phục đặc trưng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất nước. Đất nước chùa tháp Campuchia cũng không ngoại lệ với hình ảnh trang phục Sampot truyền thống. Sampot là kiểu vải truyền thống của Campuchia và khá tương đồng với những trang phục truyền thống của những quốc gia lân cận như Lào và Thái Lan, nhưng mỗi trang phục lại có những nét độc đáo riêng.
14/- Baju Kurung - Malaysia
Mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau và mỗi nền văn hóa lại có một bản sắc dân tộc riêng, một trang phục truyền thống riêng. Bởi thế nếu có dịp bạn ghé thăm đất nước Malaysia bạn sẽ có cơ hội ngắm trang phục truyền thống Baju Kurungkín đáo e ấp của người phụ nữ bản địa.
15/- Kebaya - Indonesia
Mỗi quốc gia đều có một trang phục truyền thống biểu trưng cho dân tộc họ, bộ trang phục ấy còn gắn liền theo năm tháng xây dựng và phát triển của các quốc gia. Các nước Đông Nam Á có nét duyên chung của những kiểu trang phục ở khu vực này là hình thể thon thả, yêu kiều, thấm nhuần chất Á Đông và tôn lên nét quý phái của người phụ nữ. Trong đó, không thể không nhắc đến Kebaya của đất nước Indonesia.
Lão Phan sưu tầm