Tin nóng trong ngày
Trung Quốc, chứ không phải ông Trump, đã bắt đầu cuộc chiến thương mại
Nếu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra, thì đừng đổ lỗi cho ông Trump, bởi vì Trung Quốc đã bắt đầu cuộc chiến này từ rất lâu trước khi ông Trump trở thành tổng thống, theo Thời báo Phố Wall (WSJ).
Ngay cả các nhà kinh doanh thương mại tự do và những người theo chủ nghĩa quốc tế đều đồng ý rằng thực tiễn ‘thương mại trấn lột’ của Trung Quốc, như việc ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ có giá trị cho các công ty Trung Quốc, và hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc, đang làm suy yếu những đối tác của họ và cả hệ thống thương mại.
Theo WSJ, việc Tổng thống Donald Trump quyết định áp mức thuế caođối với Trung Quốc là rủi ro, nhưng chính sách này có một cơ sở pháp lý, chính trị và kinh tế vững chắc hơn nhiều so với những lời phàn nàn thương mại trước đây của ông Trump, với một số lý do chính sau đây:
Thứ nhất: Sự khác biệt giữa các sản phẩm
Ví dụ điển hình về tự do thương mại là mỗi quốc gia đều tập trung phát triển ở những nơi có lợi thế so sánh, giảm chi phí và tăng thu nhập cho mọi người.
Về lý thuyết, nếu Trung Quốc trợ cấp xuất khẩu thép sang Mỹ, thì Mỹ vẫn có lợi khi người tiêu dùng và các ngành công nghiệp sử dụng thép sẽ có chi phí thấp hơn, và trong khi ngành thép mất đi một số việc làm, thì những việc làm hiệu quả hơn lại được tạo ra ở những ngành khác.
Nhưng từ những năm 1980, các nhà kinh tế học nhận thấy rằng lợi thế so sánh không thể lý giải được cho sự thành công trong nhiều ngành công nghiệp, ví dụ như: ngành sản xuất máy bay thương mại, vi xử lý và phần mềm. Thông thường, các đối thủ cạnh tranh rất khó gia nhập các ngành công nghiệp này bởi chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) quá cao, các tiêu chuẩn kỹ thuật được thiếp lập trước đó, lợi nhuận tăng dần theo quy mô (chi phí giảm khi sản lượng tăng) và tính hiệu quả của mạng lưới (càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, sản phẩm càng có giá trị). Trong các ngành công nghiệp như vậy, một số ít các doanh nghiệp có thể gặt hái được phần lớn lợi nhuận và thu nhập, nhưng đổi lại các doanh nghiệp khác phải chịu thiệt hại. Những nỗ lực của Trung Quốc là nhằm đạt được ưu thế như vậy trong nhiều ngành kinh tế này, vào trước năm 2025.
Là tác giả của cuốn sách “Xung đột thương mại: Lịch sử chính sách thương mại của Mỹ”, nhà kinh tế học Douglas Irwin của Đại học Dartmouth cho biết: “Trung Quốc đang làm suy yếu hoặc lấy đi một phần trong số lợi nhuận của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi đang ngày càng tồi đi, còn họ ngày càng tốt hơn”.
Vì không ủng hộ chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump nhắm vào thép và nhôm của Trung Quốc, nên “rất nhiều nhà kinh tế đã không ngừng tấn công ông Trump sau động thái này. Tôi không nghĩ rằng có ai đó thực sự muốn bảo vệ Trung Quốc về những gì mà nước này đã làm trong vài năm qua, như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và ép các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ”, ông Irwin nhận định.
Thứ hai: WTO là không đủ để giải quyết được vấn đề Trung Quốc
Theo WSJ, vào thời điểm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, nhiều người ủng hộ Trung Quốc nghĩ rằng nước này sẽ tuân thủ các quy tắc thương mại toàn cầu, đặt lợi ích của các công ty trong nước sang một bên, và không làm tổn hại đến các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đi ngược lại những mong đợi này, trong khi WTO cũng không có cách nào giải quyết được vấn đề này.
Chủ tịch Quỹ Công nghệ Thông tin và Đổi mới (ITIF) Rob Atkinson lưu ý rằng mỗi vụ kiện thương mại nộp lên WTO, thường yêu cầu bằng chứng từ một công ty bị thiệt hại. Nhưng rất nhiều công ty nước ngoài không sẵn lòng khiếu nại về tình trạng họ bị đối xử không công bằng ở Trung Quốc, vì lo sợ bị trả đũa; chẳng hạn họ có thể bị Trung Quốc đưa vào tầm ngắm điều tra chống độc quyền, lạm dụng người tiêu dùng, lừa đảo hoặc làm gián điệp, hoặc vì lo sợ mất cơ hội làm ăn về tay các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
Một năm trước đây, ông Atkinson và hai đồng tác giả, đã viết một bài xã luận chuyên sâu về Trung Quốc, nói rằng trong hoàn cảnh không có sự cân bằng quyền lực hay các toà án độc lập ở Trung Quốc, thì “không có nền pháp trị, để hạn chế việc các quan chức Trung Quốc thực thi các chính sách thương mại tùy tiện và phi lý”.
Cũng rất khó để Trung Quốc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ đối với các nghĩa vụ của WTO vì hệ thống quản lý thương mại của nước này không minh bạch. Ông Atkinson cho hay có quá nhiều biện pháp phân biệt đối xử ở thị trường Trung Quốc mà không được công bố, hoặc chỉ được xuất bản bằng tiếng Trung.
Cũng theo ông Atkinson, dưới áp lực bên ngoài, khi chính quyền trung ương Trung Quốc hủy bỏ một số biện pháp phân biệt đối xử, thì chúng lại xuất hiện ở cấp tỉnh hoặc địa phương.
Thứ 3: Mỹ không đơn độc trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
Mức thuế mới của ông Trump nhắm vào thép và nhôm, là được áp dụng cho cả Trung Quốc và các nước đồng minh tuân thủ luật pháp của Mỹ như Canada và Tây Âu.
Tuy nhiên trên thực tế, sự giận giữ của ông Trump đối với Trung Quốc nhận được sự đồng tình rộng rãi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi một chính sách Liên minh châu Âu thống nhất, chống lại sự thâu tóm của các công ty Trung Quốc.
Là cố vấn thương mại của ông Trump, ông Peter Navarro đã phát biểu với các phóng viên hôm thứ Năm (22/3) rằng: “Tất cả các công ty đang làm ăn với Trung Quốc đều phải đối mặt với vấn đề này. Một phần của quá trình mà chúng tôi đã trải qua … là phải có một sự tiếp cận rộng rãi với các đồng minh và các đối tác thương mại có cùng quan điểm với chúng tôi”.
Hôm thứ Sáu (23/3), chính quyền của ông Trump đã khởi xướng một vụ kiện lên WTO, cáo buộc Trung Quốc đối xử không công bằng với các công ty nước ngoài, ép buộc các công ty Mỹ li-xăng (chuyển giao) quyền sở hữu công nghệ cho các công ty Trung Quốc, sử dụng các hợp đồng phân biệt đối xử với công nghệ nước ngoài. Mỹ hy vọng các quốc gia khác cùng tham gia vào vụ kiện này.
Thứ tư: Trung Quốc không giống như Nhật Bản
Cũng theo WSJ, Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, cũng giống như Trung Quốc hiện giờ, sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước như: hạn chế sự tiếp cận của các công ty nước ngoài với thị trường Nhật Bản, cung cấp hỗ trợ công nghiệp trực tiếp, và thúc ép các công ty phương Tây chuyển giao quyền sở hữu công nghệ của họ. Các công ty Nhật Bản đã bắt kịp trong các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt như ngành chế tạo ô tô, điện tử và máy tính, nhưng Mỹ lại đi đầu trong các ngành công nghiệp mới như phần mềm và dịch vụ. Nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào cuộc suy thoái kéo dài kể từ năm 1992 và cho đến nay, vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng này. Một số chuyên gia cho rằng hiện tại Trung Quốc cũng đang rơi vào cuộc khủng hoảng tương tự.
Nhưng Nhật Bản thì lại khác. Là một đồng minh quân sự quan trọng của Mỹ, nên việc gây áp lực thương mại lên Nhật Bản là một vấn đề nhạy cảm, trong khi Trung Quốc là một đối thủ địa chiến lược, luôn theo đuổi và thường ăn cắp các bí mật công nghệ của Mỹ, cho cả mục đích dân dụng và quân sự. Ngoài ra, Nhật Bản là một quốc gia dân chủ và minh bạch, trong khi Trung Quốc là một nhà nước độc tài, phi dân chủ.
Quy mô của cuộc chiến thương mại cũng khác nhau. Ông Irwin lưu ý rằng vào năm 1987, chính quyền Tổng thống Ronald Reagan áp thuế 100% lên các mặt hàng nhập khẩu của Nhật Bản [như máy tính, tivi và thiết bị năng lượng], trị giá 300 triệu USD vì Nhật Bản đã không mở cửa thị trường đối với các sản phẩm bán dẫn của Mỹ. Rõ ràng khoản tiền đó hoàn toàn nhỏ bé khi so sánh với khoản thiệt hại 50 tỷ USD do các hoạt động thương mại của Trung Quốc gây ra, theo các quan chức thương mại Mỹ.
Để so sánh sự khác biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản, chủ tịch Viện Chiến lược Kinh tế Clyde Prestowitz đã ví von: “Các vở kịch và nhạc kịch mới thường được diễn thử trước tiên ở Philadelphia hoặc Boston trước khi đến Broadway. Đúng, Nhật Bản là Philadelphia. Còn hiện giờ, với Trung Quốc, chúng tôi đang ở Broadway”.
Tờ WSJ cho rằng chính phủ Nhật Bản đã không sẵn lòng trả đũa lại Mỹ bởi vì họ đánh giá cao mối quan hệ chính trị và chiến lược với Mỹ. Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, theo đuổi chủ nghĩa dân tộc và có tư tưởng chống đối hơn, vì vậy, họ sẵn sàng có các hành động trả đũa lớn hơn những gì mà Nhật Bản đã làm. Điều này có nghĩa là sẽ có những thiệt hại kèm theo trong cuộc chiến thương mại này. Do đó, rủi ro của chiến lược này của ông Trump, cũng lớn hơn nhiều. Phạm vi hoạt động của Tổng thống Trump cũng gia tăng nguy cơ tiềm ẩn đối với người tiêu dùng Mỹ, chuỗi cung ứng và các nhà xuất khẩu.
Theo ông Irwin, chiến lược của ông Trump có thành công hay không vẫn là ‘một ẩn đố’. Để WTO xử lý các vấn đề của Trung Quốc có thể là cách tiếp cận ít nguy hiểm hơn. Nhưng ông Irwin nói thêm: “Không ai nói rằng chúng ta không nên làm bất cứ điều gì”.
Tâm MinhWall (WSJ)
Bàn ra tán vào (0)
Trung Quốc, chứ không phải ông Trump, đã bắt đầu cuộc chiến thương mại
Nếu cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra, thì đừng đổ lỗi cho ông Trump, bởi vì Trung Quốc đã bắt đầu cuộc chiến này từ rất lâu trước khi ông Trump trở thành tổng thống, theo Thời báo Phố Wall (WSJ).
Ngay cả các nhà kinh doanh thương mại tự do và những người theo chủ nghĩa quốc tế đều đồng ý rằng thực tiễn ‘thương mại trấn lột’ của Trung Quốc, như việc ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ có giá trị cho các công ty Trung Quốc, và hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Trung Quốc, đang làm suy yếu những đối tác của họ và cả hệ thống thương mại.
Theo WSJ, việc Tổng thống Donald Trump quyết định áp mức thuế caođối với Trung Quốc là rủi ro, nhưng chính sách này có một cơ sở pháp lý, chính trị và kinh tế vững chắc hơn nhiều so với những lời phàn nàn thương mại trước đây của ông Trump, với một số lý do chính sau đây:
Thứ nhất: Sự khác biệt giữa các sản phẩm
Ví dụ điển hình về tự do thương mại là mỗi quốc gia đều tập trung phát triển ở những nơi có lợi thế so sánh, giảm chi phí và tăng thu nhập cho mọi người.
Về lý thuyết, nếu Trung Quốc trợ cấp xuất khẩu thép sang Mỹ, thì Mỹ vẫn có lợi khi người tiêu dùng và các ngành công nghiệp sử dụng thép sẽ có chi phí thấp hơn, và trong khi ngành thép mất đi một số việc làm, thì những việc làm hiệu quả hơn lại được tạo ra ở những ngành khác.
Nhưng từ những năm 1980, các nhà kinh tế học nhận thấy rằng lợi thế so sánh không thể lý giải được cho sự thành công trong nhiều ngành công nghiệp, ví dụ như: ngành sản xuất máy bay thương mại, vi xử lý và phần mềm. Thông thường, các đối thủ cạnh tranh rất khó gia nhập các ngành công nghiệp này bởi chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) quá cao, các tiêu chuẩn kỹ thuật được thiếp lập trước đó, lợi nhuận tăng dần theo quy mô (chi phí giảm khi sản lượng tăng) và tính hiệu quả của mạng lưới (càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, sản phẩm càng có giá trị). Trong các ngành công nghiệp như vậy, một số ít các doanh nghiệp có thể gặt hái được phần lớn lợi nhuận và thu nhập, nhưng đổi lại các doanh nghiệp khác phải chịu thiệt hại. Những nỗ lực của Trung Quốc là nhằm đạt được ưu thế như vậy trong nhiều ngành kinh tế này, vào trước năm 2025.
Là tác giả của cuốn sách “Xung đột thương mại: Lịch sử chính sách thương mại của Mỹ”, nhà kinh tế học Douglas Irwin của Đại học Dartmouth cho biết: “Trung Quốc đang làm suy yếu hoặc lấy đi một phần trong số lợi nhuận của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi đang ngày càng tồi đi, còn họ ngày càng tốt hơn”.
Vì không ủng hộ chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump nhắm vào thép và nhôm của Trung Quốc, nên “rất nhiều nhà kinh tế đã không ngừng tấn công ông Trump sau động thái này. Tôi không nghĩ rằng có ai đó thực sự muốn bảo vệ Trung Quốc về những gì mà nước này đã làm trong vài năm qua, như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và ép các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ”, ông Irwin nhận định.
Thứ hai: WTO là không đủ để giải quyết được vấn đề Trung Quốc
Theo WSJ, vào thời điểm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, nhiều người ủng hộ Trung Quốc nghĩ rằng nước này sẽ tuân thủ các quy tắc thương mại toàn cầu, đặt lợi ích của các công ty trong nước sang một bên, và không làm tổn hại đến các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đi ngược lại những mong đợi này, trong khi WTO cũng không có cách nào giải quyết được vấn đề này.
Chủ tịch Quỹ Công nghệ Thông tin và Đổi mới (ITIF) Rob Atkinson lưu ý rằng mỗi vụ kiện thương mại nộp lên WTO, thường yêu cầu bằng chứng từ một công ty bị thiệt hại. Nhưng rất nhiều công ty nước ngoài không sẵn lòng khiếu nại về tình trạng họ bị đối xử không công bằng ở Trung Quốc, vì lo sợ bị trả đũa; chẳng hạn họ có thể bị Trung Quốc đưa vào tầm ngắm điều tra chống độc quyền, lạm dụng người tiêu dùng, lừa đảo hoặc làm gián điệp, hoặc vì lo sợ mất cơ hội làm ăn về tay các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.
Một năm trước đây, ông Atkinson và hai đồng tác giả, đã viết một bài xã luận chuyên sâu về Trung Quốc, nói rằng trong hoàn cảnh không có sự cân bằng quyền lực hay các toà án độc lập ở Trung Quốc, thì “không có nền pháp trị, để hạn chế việc các quan chức Trung Quốc thực thi các chính sách thương mại tùy tiện và phi lý”.
Cũng rất khó để Trung Quốc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ đối với các nghĩa vụ của WTO vì hệ thống quản lý thương mại của nước này không minh bạch. Ông Atkinson cho hay có quá nhiều biện pháp phân biệt đối xử ở thị trường Trung Quốc mà không được công bố, hoặc chỉ được xuất bản bằng tiếng Trung.
Cũng theo ông Atkinson, dưới áp lực bên ngoài, khi chính quyền trung ương Trung Quốc hủy bỏ một số biện pháp phân biệt đối xử, thì chúng lại xuất hiện ở cấp tỉnh hoặc địa phương.
Thứ 3: Mỹ không đơn độc trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
Mức thuế mới của ông Trump nhắm vào thép và nhôm, là được áp dụng cho cả Trung Quốc và các nước đồng minh tuân thủ luật pháp của Mỹ như Canada và Tây Âu.
Tuy nhiên trên thực tế, sự giận giữ của ông Trump đối với Trung Quốc nhận được sự đồng tình rộng rãi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi một chính sách Liên minh châu Âu thống nhất, chống lại sự thâu tóm của các công ty Trung Quốc.
Là cố vấn thương mại của ông Trump, ông Peter Navarro đã phát biểu với các phóng viên hôm thứ Năm (22/3) rằng: “Tất cả các công ty đang làm ăn với Trung Quốc đều phải đối mặt với vấn đề này. Một phần của quá trình mà chúng tôi đã trải qua … là phải có một sự tiếp cận rộng rãi với các đồng minh và các đối tác thương mại có cùng quan điểm với chúng tôi”.
Hôm thứ Sáu (23/3), chính quyền của ông Trump đã khởi xướng một vụ kiện lên WTO, cáo buộc Trung Quốc đối xử không công bằng với các công ty nước ngoài, ép buộc các công ty Mỹ li-xăng (chuyển giao) quyền sở hữu công nghệ cho các công ty Trung Quốc, sử dụng các hợp đồng phân biệt đối xử với công nghệ nước ngoài. Mỹ hy vọng các quốc gia khác cùng tham gia vào vụ kiện này.
Thứ tư: Trung Quốc không giống như Nhật Bản
Cũng theo WSJ, Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, cũng giống như Trung Quốc hiện giờ, sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước như: hạn chế sự tiếp cận của các công ty nước ngoài với thị trường Nhật Bản, cung cấp hỗ trợ công nghiệp trực tiếp, và thúc ép các công ty phương Tây chuyển giao quyền sở hữu công nghệ của họ. Các công ty Nhật Bản đã bắt kịp trong các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt như ngành chế tạo ô tô, điện tử và máy tính, nhưng Mỹ lại đi đầu trong các ngành công nghiệp mới như phần mềm và dịch vụ. Nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào cuộc suy thoái kéo dài kể từ năm 1992 và cho đến nay, vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng này. Một số chuyên gia cho rằng hiện tại Trung Quốc cũng đang rơi vào cuộc khủng hoảng tương tự.
Nhưng Nhật Bản thì lại khác. Là một đồng minh quân sự quan trọng của Mỹ, nên việc gây áp lực thương mại lên Nhật Bản là một vấn đề nhạy cảm, trong khi Trung Quốc là một đối thủ địa chiến lược, luôn theo đuổi và thường ăn cắp các bí mật công nghệ của Mỹ, cho cả mục đích dân dụng và quân sự. Ngoài ra, Nhật Bản là một quốc gia dân chủ và minh bạch, trong khi Trung Quốc là một nhà nước độc tài, phi dân chủ.
Quy mô của cuộc chiến thương mại cũng khác nhau. Ông Irwin lưu ý rằng vào năm 1987, chính quyền Tổng thống Ronald Reagan áp thuế 100% lên các mặt hàng nhập khẩu của Nhật Bản [như máy tính, tivi và thiết bị năng lượng], trị giá 300 triệu USD vì Nhật Bản đã không mở cửa thị trường đối với các sản phẩm bán dẫn của Mỹ. Rõ ràng khoản tiền đó hoàn toàn nhỏ bé khi so sánh với khoản thiệt hại 50 tỷ USD do các hoạt động thương mại của Trung Quốc gây ra, theo các quan chức thương mại Mỹ.
Để so sánh sự khác biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản, chủ tịch Viện Chiến lược Kinh tế Clyde Prestowitz đã ví von: “Các vở kịch và nhạc kịch mới thường được diễn thử trước tiên ở Philadelphia hoặc Boston trước khi đến Broadway. Đúng, Nhật Bản là Philadelphia. Còn hiện giờ, với Trung Quốc, chúng tôi đang ở Broadway”.
Tờ WSJ cho rằng chính phủ Nhật Bản đã không sẵn lòng trả đũa lại Mỹ bởi vì họ đánh giá cao mối quan hệ chính trị và chiến lược với Mỹ. Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, theo đuổi chủ nghĩa dân tộc và có tư tưởng chống đối hơn, vì vậy, họ sẵn sàng có các hành động trả đũa lớn hơn những gì mà Nhật Bản đã làm. Điều này có nghĩa là sẽ có những thiệt hại kèm theo trong cuộc chiến thương mại này. Do đó, rủi ro của chiến lược này của ông Trump, cũng lớn hơn nhiều. Phạm vi hoạt động của Tổng thống Trump cũng gia tăng nguy cơ tiềm ẩn đối với người tiêu dùng Mỹ, chuỗi cung ứng và các nhà xuất khẩu.
Theo ông Irwin, chiến lược của ông Trump có thành công hay không vẫn là ‘một ẩn đố’. Để WTO xử lý các vấn đề của Trung Quốc có thể là cách tiếp cận ít nguy hiểm hơn. Nhưng ông Irwin nói thêm: “Không ai nói rằng chúng ta không nên làm bất cứ điều gì”.
Tâm MinhWall (WSJ)