Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc đàn áp đẫm máu người biểu tình ở Hàng Châu
NTD Television 15 Tháng Năm, 2014: Tối ngày 10 tháng 5, dân làng ở Quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu đã bị thẳng tay đàn áp khi họ phản đối kế hoạch xây dựng lò đốt rác thải ở đây.
NTD Television 15 Tháng Năm, 2014: Tối
ngày 10 tháng 5, dân làng ở Quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu đã bị
thẳng tay đàn áp khi họ phản đối kế hoạch xây dựng lò đốt rác thải ở
đây. Trên 30.000 người biểu tình đã bị 5.000 cảnh sát trấn áp. Theo một
nguồn tin không chính thức, có nhiều người bị chết và hàng trăm người bị
thương. Chính quyền Trung Cộng chặn đứng mọi nguồn tin và tất cả các
kênh truyền thông Trung Quốc đều không được đưa tin về sự việc này. Các
bức ảnh chụp những người biểu tình bị thương được đăng tải trên mạng
cũng bị chính quyền dỡ bỏ.
Trung Quốc bắt 60 người liên quan đến vụ đụng độ ở Hàng Châu. Hiện trường vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình tại Hàng Châu ngày 10 tháng 5. Ảnh internet
Tháng 4 vừa qua, chính quyền thành phố Hàng Châu thông báo một loạt các dự án xây dựng quan trọng trong năm 2014, trong đó có nhà máy chất thải ở làng Trung Thái, thuộc quận Dư Hàng, phía tây thành phố. Theo kế hoạch, nhà máy có tên “Cửu Phong” sẽ tiêu hủy 3.200 tấn rác thải mỗi ngày sau khi giai đoạn xây dựng đầu hoàn thành, và sẽ tiêu hủy 5.600 tấn rác thải mỗi ngày trong giai đoạn kế tiếp. Vì vậy nó sẽ là nhà máy rác thải lớn nhất của châu Á.
Tuy nhiên, người dân địa phương cho rằng kế hoạch trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của 500.000 người dân sống trong bán kính 12km của nhà máy, do nó phát tán các chất gây ô nhiễm độc hại như dioxin. Gần nhà máy cũng có một số nguồn nước quan trọng của Hàng Châu, sẽ bị ô nhiễm. Kể từ cuối tháng 4, nhiều người dân Dư Hàng bắt đầu ra đường biểu tình phản đối kế hoạch này. Mặc dù cảnh sát đã đàn áp những người biểu tình, thậm chí gây thương tích hoặc bắt giữ một số người, nhưng ngày càng có thêm người tham gia phản đối.
Ngày 9 tháng 5, chính quyền Dư Hàng đăng lên trang mạng của họ, cam kết sẽ không xây dựng nhà máy “nếu dư luận không ủng hộ và nếu chưa thực hiện quy trình pháp lý”, tất cả hoạt động xây dựng nhà máy sẽ bị dừng lại.
Nhưng các cư dân mạng ở đây cho biết Chủ tịch Lí Cường của tỉnh Chiết Giang đã đến Dư Hàng vào ngày 10 tháng 5, tuyên bố nhà máy phải được xây dựng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tức giận với quan điểm cứng rắn trên, người dân địa phương bắt đầu biểu tình phản đối trên quy mô lớn vào ngày 10tháng 5. Hàng chục ngàn người tuần hành trên đường phố, yêu cầu dừng xây dựng lò đốt rác. Chính quyền Trung Cộng địa phương đã cử hàng ngàn cảnh sát đến đàn áp dã man người biểu tình.
Một dân làng ở quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu nói: “Thật không công bằng. Quan chức địa phương không có một lời giải thích về vấn đề này. Nếu họ nói rõ, mọi việc đã không ra nông nỗi này. Tình hình hiện giờ cực kỳ tồi tệ. Một số người đã thiệt mạng trong vụ việc này”.
Dân địa phương nói rằng có số lượng lớn cư dân và cảnh sát đã tập trung tại hiện trường vào ngày 10 tháng 5. Một số người dân bị thương nặng. Vì vậy những người biểu tình đã tức giận lật đổ xe cảnh sát.
Một người dân nói: “Họ nói 2 người đã thiệt mạng. Họ bị thương nặng và được đưa vào bệnh viện. Có tin đồn rằng họ đã chết. Đêm đó tình hình giữa dân và cảnh sát rất hỗn loạn. Khắp nơi toàn người và người, khiến bạn khó có thể tìm được đường vào hoặc ra”.
Bên cạnh việc cảnh sát đàn áp ồ ạt người biểu tình, đêm hôm đó chính quyền Dư Hàng cũng bị tố cáo đã quấy rối những người dân phản đối kế hoạch xây dựng. Họ cũng đe dọa các giáo viên và sinh viên địa phương bằng tin nhắn, nhằm ngăn họ không ký tên phản đối nhà máy.
Trần Thụ Khánh, một cây viết bất đồng chính kiến ở Chiết Giang nói: “Đảng chưa bao giờ bàn bạc với nhân dân về các quyết định quan trọng. Lãnh đạo đảng chỉ đơn giản là tự ra quyết định. Vì không biết bất cứ chi tiết nào, nên những người dân sẽ phản đối nếu họ tin rằng họ bị đặt vào tình huống nguy hiểm. Cách giải quyết duy nhất của Đảng Cộng Sản trong tình huống đó là đàn áp dã man những người phản đối”.
Ông Trần Thụ Khánh bình luận rằng mặc dù Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn luôn tự ca ngợi mình khi nói rằng họ sẽ đập tan các vụ khủng bố, nhưng chính chính quyền lại hành động không khác gì khủng bố khi họ luôn đàn áp dã man và tàn bạo dân thường.”
Ông Trần nói: “Nói về khủng bố ở Trung Quốc, chính quyền Đảng Cộng Sản là kẻ khủng bố tồi tệ nhất mà nhân dân phải đối mặt”.
Để đàn áp người biểu tình vào ngày 10 tháng 5, chính quyền Hàng Châu đã cử đội cảnh sát đặc nhiệm, dùng lá chắn và súng hơi cay. Tất cả sóng điện thoại quanh khu vực đều bị phá. Chính quyền Cộng sản cũng chặn nguồn tin bằng cách xóa tất cả bản tin và hình ảnh trên Internet và buộc tất cả báo chí im lặng. Mặc dù vậy, một số cư dân mạng vẫn cố đăng lên trang mạng các hình ảnh và tin tức vụ việc. Một số người nói đã có nhiều người chết và hàng chục người đang cấp cứu trong bệnh viện.
Sáng ngày 11 tháng 5, chính quyền Dư Hàng đưa ra thông báo chung của tòa án quận, kiểm sát trưởng, Sở an ninh và Sở Tư pháp trên tài khoản Weibo chính thức của họ. Chính quyền tuyên bố rằng: “một số” người đã kích động dân địa phương chiếm đường cao tốc và đánh cảnh sát. Trong thông báo, họ kêu gọi những người dân tham gia phải “thú nhận tội” với cảnh sát.
Người dân địa phương nói bản thông báo đó bóp méo sự thật và có những ngôn từ đe dọa. Họ đặt câu hỏi: “Tại sao không bắt giữ những kẻ gây thương tích hoặc thậm chí sát hại những người biểu tình? Tại sao không triệu tập những kẻ dùng hơi cay phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ”.
Trung Quốc bắt 60 người liên quan đến vụ đụng độ ở Hàng Châu. Hiện trường vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình tại Hàng Châu ngày 10 tháng 5. Ảnh internet
Tháng 4 vừa qua, chính quyền thành phố Hàng Châu thông báo một loạt các dự án xây dựng quan trọng trong năm 2014, trong đó có nhà máy chất thải ở làng Trung Thái, thuộc quận Dư Hàng, phía tây thành phố. Theo kế hoạch, nhà máy có tên “Cửu Phong” sẽ tiêu hủy 3.200 tấn rác thải mỗi ngày sau khi giai đoạn xây dựng đầu hoàn thành, và sẽ tiêu hủy 5.600 tấn rác thải mỗi ngày trong giai đoạn kế tiếp. Vì vậy nó sẽ là nhà máy rác thải lớn nhất của châu Á.
Tuy nhiên, người dân địa phương cho rằng kế hoạch trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của 500.000 người dân sống trong bán kính 12km của nhà máy, do nó phát tán các chất gây ô nhiễm độc hại như dioxin. Gần nhà máy cũng có một số nguồn nước quan trọng của Hàng Châu, sẽ bị ô nhiễm. Kể từ cuối tháng 4, nhiều người dân Dư Hàng bắt đầu ra đường biểu tình phản đối kế hoạch này. Mặc dù cảnh sát đã đàn áp những người biểu tình, thậm chí gây thương tích hoặc bắt giữ một số người, nhưng ngày càng có thêm người tham gia phản đối.
Ngày 9 tháng 5, chính quyền Dư Hàng đăng lên trang mạng của họ, cam kết sẽ không xây dựng nhà máy “nếu dư luận không ủng hộ và nếu chưa thực hiện quy trình pháp lý”, tất cả hoạt động xây dựng nhà máy sẽ bị dừng lại.
Nhưng các cư dân mạng ở đây cho biết Chủ tịch Lí Cường của tỉnh Chiết Giang đã đến Dư Hàng vào ngày 10 tháng 5, tuyên bố nhà máy phải được xây dựng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tức giận với quan điểm cứng rắn trên, người dân địa phương bắt đầu biểu tình phản đối trên quy mô lớn vào ngày 10tháng 5. Hàng chục ngàn người tuần hành trên đường phố, yêu cầu dừng xây dựng lò đốt rác. Chính quyền Trung Cộng địa phương đã cử hàng ngàn cảnh sát đến đàn áp dã man người biểu tình.
Một dân làng ở quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu nói: “Thật không công bằng. Quan chức địa phương không có một lời giải thích về vấn đề này. Nếu họ nói rõ, mọi việc đã không ra nông nỗi này. Tình hình hiện giờ cực kỳ tồi tệ. Một số người đã thiệt mạng trong vụ việc này”.
Dân địa phương nói rằng có số lượng lớn cư dân và cảnh sát đã tập trung tại hiện trường vào ngày 10 tháng 5. Một số người dân bị thương nặng. Vì vậy những người biểu tình đã tức giận lật đổ xe cảnh sát.
Một người dân nói: “Họ nói 2 người đã thiệt mạng. Họ bị thương nặng và được đưa vào bệnh viện. Có tin đồn rằng họ đã chết. Đêm đó tình hình giữa dân và cảnh sát rất hỗn loạn. Khắp nơi toàn người và người, khiến bạn khó có thể tìm được đường vào hoặc ra”.
Bên cạnh việc cảnh sát đàn áp ồ ạt người biểu tình, đêm hôm đó chính quyền Dư Hàng cũng bị tố cáo đã quấy rối những người dân phản đối kế hoạch xây dựng. Họ cũng đe dọa các giáo viên và sinh viên địa phương bằng tin nhắn, nhằm ngăn họ không ký tên phản đối nhà máy.
Trần Thụ Khánh, một cây viết bất đồng chính kiến ở Chiết Giang nói: “Đảng chưa bao giờ bàn bạc với nhân dân về các quyết định quan trọng. Lãnh đạo đảng chỉ đơn giản là tự ra quyết định. Vì không biết bất cứ chi tiết nào, nên những người dân sẽ phản đối nếu họ tin rằng họ bị đặt vào tình huống nguy hiểm. Cách giải quyết duy nhất của Đảng Cộng Sản trong tình huống đó là đàn áp dã man những người phản đối”.
Ông Trần Thụ Khánh bình luận rằng mặc dù Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn luôn tự ca ngợi mình khi nói rằng họ sẽ đập tan các vụ khủng bố, nhưng chính chính quyền lại hành động không khác gì khủng bố khi họ luôn đàn áp dã man và tàn bạo dân thường.”
Ông Trần nói: “Nói về khủng bố ở Trung Quốc, chính quyền Đảng Cộng Sản là kẻ khủng bố tồi tệ nhất mà nhân dân phải đối mặt”.
Để đàn áp người biểu tình vào ngày 10 tháng 5, chính quyền Hàng Châu đã cử đội cảnh sát đặc nhiệm, dùng lá chắn và súng hơi cay. Tất cả sóng điện thoại quanh khu vực đều bị phá. Chính quyền Cộng sản cũng chặn nguồn tin bằng cách xóa tất cả bản tin và hình ảnh trên Internet và buộc tất cả báo chí im lặng. Mặc dù vậy, một số cư dân mạng vẫn cố đăng lên trang mạng các hình ảnh và tin tức vụ việc. Một số người nói đã có nhiều người chết và hàng chục người đang cấp cứu trong bệnh viện.
Sáng ngày 11 tháng 5, chính quyền Dư Hàng đưa ra thông báo chung của tòa án quận, kiểm sát trưởng, Sở an ninh và Sở Tư pháp trên tài khoản Weibo chính thức của họ. Chính quyền tuyên bố rằng: “một số” người đã kích động dân địa phương chiếm đường cao tốc và đánh cảnh sát. Trong thông báo, họ kêu gọi những người dân tham gia phải “thú nhận tội” với cảnh sát.
Người dân địa phương nói bản thông báo đó bóp méo sự thật và có những ngôn từ đe dọa. Họ đặt câu hỏi: “Tại sao không bắt giữ những kẻ gây thương tích hoặc thậm chí sát hại những người biểu tình? Tại sao không triệu tập những kẻ dùng hơi cay phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc đàn áp đẫm máu người biểu tình ở Hàng Châu
NTD Television 15 Tháng Năm, 2014: Tối ngày 10 tháng 5, dân làng ở Quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu đã bị thẳng tay đàn áp khi họ phản đối kế hoạch xây dựng lò đốt rác thải ở đây.
Trung Quốc bắt 60 người liên quan đến vụ đụng độ ở Hàng Châu. Hiện trường vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình tại Hàng Châu ngày 10 tháng 5. Ảnh internet
Tháng 4 vừa qua, chính quyền thành phố Hàng Châu thông báo một loạt các dự án xây dựng quan trọng trong năm 2014, trong đó có nhà máy chất thải ở làng Trung Thái, thuộc quận Dư Hàng, phía tây thành phố. Theo kế hoạch, nhà máy có tên “Cửu Phong” sẽ tiêu hủy 3.200 tấn rác thải mỗi ngày sau khi giai đoạn xây dựng đầu hoàn thành, và sẽ tiêu hủy 5.600 tấn rác thải mỗi ngày trong giai đoạn kế tiếp. Vì vậy nó sẽ là nhà máy rác thải lớn nhất của châu Á.
Tuy nhiên, người dân địa phương cho rằng kế hoạch trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của 500.000 người dân sống trong bán kính 12km của nhà máy, do nó phát tán các chất gây ô nhiễm độc hại như dioxin. Gần nhà máy cũng có một số nguồn nước quan trọng của Hàng Châu, sẽ bị ô nhiễm. Kể từ cuối tháng 4, nhiều người dân Dư Hàng bắt đầu ra đường biểu tình phản đối kế hoạch này. Mặc dù cảnh sát đã đàn áp những người biểu tình, thậm chí gây thương tích hoặc bắt giữ một số người, nhưng ngày càng có thêm người tham gia phản đối.
Ngày 9 tháng 5, chính quyền Dư Hàng đăng lên trang mạng của họ, cam kết sẽ không xây dựng nhà máy “nếu dư luận không ủng hộ và nếu chưa thực hiện quy trình pháp lý”, tất cả hoạt động xây dựng nhà máy sẽ bị dừng lại.
Nhưng các cư dân mạng ở đây cho biết Chủ tịch Lí Cường của tỉnh Chiết Giang đã đến Dư Hàng vào ngày 10 tháng 5, tuyên bố nhà máy phải được xây dựng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tức giận với quan điểm cứng rắn trên, người dân địa phương bắt đầu biểu tình phản đối trên quy mô lớn vào ngày 10tháng 5. Hàng chục ngàn người tuần hành trên đường phố, yêu cầu dừng xây dựng lò đốt rác. Chính quyền Trung Cộng địa phương đã cử hàng ngàn cảnh sát đến đàn áp dã man người biểu tình.
Một dân làng ở quận Dư Hàng, thành phố Hàng Châu nói: “Thật không công bằng. Quan chức địa phương không có một lời giải thích về vấn đề này. Nếu họ nói rõ, mọi việc đã không ra nông nỗi này. Tình hình hiện giờ cực kỳ tồi tệ. Một số người đã thiệt mạng trong vụ việc này”.
Dân địa phương nói rằng có số lượng lớn cư dân và cảnh sát đã tập trung tại hiện trường vào ngày 10 tháng 5. Một số người dân bị thương nặng. Vì vậy những người biểu tình đã tức giận lật đổ xe cảnh sát.
Một người dân nói: “Họ nói 2 người đã thiệt mạng. Họ bị thương nặng và được đưa vào bệnh viện. Có tin đồn rằng họ đã chết. Đêm đó tình hình giữa dân và cảnh sát rất hỗn loạn. Khắp nơi toàn người và người, khiến bạn khó có thể tìm được đường vào hoặc ra”.
Bên cạnh việc cảnh sát đàn áp ồ ạt người biểu tình, đêm hôm đó chính quyền Dư Hàng cũng bị tố cáo đã quấy rối những người dân phản đối kế hoạch xây dựng. Họ cũng đe dọa các giáo viên và sinh viên địa phương bằng tin nhắn, nhằm ngăn họ không ký tên phản đối nhà máy.
Trần Thụ Khánh, một cây viết bất đồng chính kiến ở Chiết Giang nói: “Đảng chưa bao giờ bàn bạc với nhân dân về các quyết định quan trọng. Lãnh đạo đảng chỉ đơn giản là tự ra quyết định. Vì không biết bất cứ chi tiết nào, nên những người dân sẽ phản đối nếu họ tin rằng họ bị đặt vào tình huống nguy hiểm. Cách giải quyết duy nhất của Đảng Cộng Sản trong tình huống đó là đàn áp dã man những người phản đối”.
Ông Trần Thụ Khánh bình luận rằng mặc dù Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn luôn tự ca ngợi mình khi nói rằng họ sẽ đập tan các vụ khủng bố, nhưng chính chính quyền lại hành động không khác gì khủng bố khi họ luôn đàn áp dã man và tàn bạo dân thường.”
Ông Trần nói: “Nói về khủng bố ở Trung Quốc, chính quyền Đảng Cộng Sản là kẻ khủng bố tồi tệ nhất mà nhân dân phải đối mặt”.
Để đàn áp người biểu tình vào ngày 10 tháng 5, chính quyền Hàng Châu đã cử đội cảnh sát đặc nhiệm, dùng lá chắn và súng hơi cay. Tất cả sóng điện thoại quanh khu vực đều bị phá. Chính quyền Cộng sản cũng chặn nguồn tin bằng cách xóa tất cả bản tin và hình ảnh trên Internet và buộc tất cả báo chí im lặng. Mặc dù vậy, một số cư dân mạng vẫn cố đăng lên trang mạng các hình ảnh và tin tức vụ việc. Một số người nói đã có nhiều người chết và hàng chục người đang cấp cứu trong bệnh viện.
Sáng ngày 11 tháng 5, chính quyền Dư Hàng đưa ra thông báo chung của tòa án quận, kiểm sát trưởng, Sở an ninh và Sở Tư pháp trên tài khoản Weibo chính thức của họ. Chính quyền tuyên bố rằng: “một số” người đã kích động dân địa phương chiếm đường cao tốc và đánh cảnh sát. Trong thông báo, họ kêu gọi những người dân tham gia phải “thú nhận tội” với cảnh sát.
Người dân địa phương nói bản thông báo đó bóp méo sự thật và có những ngôn từ đe dọa. Họ đặt câu hỏi: “Tại sao không bắt giữ những kẻ gây thương tích hoặc thậm chí sát hại những người biểu tình? Tại sao không triệu tập những kẻ dùng hơi cay phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ”.