Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc phá vỡ “cấm kỵ” về tranh hoạt họa nguyên thủ
Bộ tranh hoạt họa mô phỏng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bộ tranh đầu tiên như vậy về ông được truyền thông nhà nước đăng tải, đã gây ra các cuộc thảo luận về quan điểm mới đối với việc đăng tải hình ảnh của ban lãnh đạo tối cao nước này.
Một bức ảnh cho biết ông Tập đã dành 39 ngày để thực hiện 12 cuộc kiểm tra tại 11 tỉnh thành và 39 ngày khác để tới thăm 14 quốc gia tại 5 lục địa.
Một bức ảnh cũng kể ra các sở thích cá nhân của ông Tập như đọc sách, chơi bóng đá, bơi lội và tập võ.
Các nhà quan sát xem bộ ảnh hoạt hoạt là bước tiến hơn nữa so với video trên nhằm cho thấy một hình ảnh chính trị mới, hiện đại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Điều đó góp phần xây dựng hình ảnh cá nhân của một nhà lãnh đạo và sự tương tác với công chúng theo cách thức dễ hiểu nhưng ấn tượng.
Mặc dù ảnh hoạt họa là chuyện phổ biến ở nước ngoài nhưng rất hiếm khi nhìn thấy ảnh hoạt họa của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, vì hình thức nghệ thuật này thường gắn với sự châm biếm, chỉ trích, hoặc để phơi bày các vấn đề xã hội.
Vào năm 1986, ba bức ảnh hoạt họa về các lãnh đạo Trung Quốc đã thu hút sự chú ý chưa từng thấy tại một cuộc triển lãm ở Thượng Hải. Chúng mô phỏng Đặng Tiểu Bình đang chơi trên cầu, Hồ Diệu Bang, khi đó là tổng bí thư, đang chỉ đạo một dàn hợp xướng, và Giang Trạch Dân, khi đó là bí thư Thượng Hải, đang đọc sách.
“Tôi vẽ bức tranh ông Đặng bằng thái độ chân thành”, Zhang Weiping, một trong những họa sĩ thực hiện các bức họa, cho biết.
Zhang cho hay 3 bức hoạt họa đã nhận được những lời khen ngợi từ công chúng, đặc biệt là từ các công nhân nhà máy, những người nói rằng họ cảm thấy “các nhà lãnh đạo cũng đời thường như họ”.
Tuy nhiên, các tác phẩm như vậy vẫn rất hiếm khi xuất hiện trong hơn 2 thập niên qua, khi giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng cần “đặc biệt thận trọng” đối với tranh hoạt họa các nhà lãnh đạo.
Điều cấm kỵ không bị phá vỡ cho tới tận tháng 9/2006, khi một bức hoạt họa của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đảo đang viết thư xuất hiện trên tờ báo New Express ở Quảng Châu.
“Một bức hoạt họa có thể lột tả một câu chuyện hoặc thậm chí làm tôn lên chủ đề. Nó có chức năng rộng hơn là chỉ châm biếm hay gây cười đơn thuần, vì nó lột tả được bản chất của vấn đề”, nhà báo nói.
Trước đó, ông Tập Cận Bình cũng nhận được nhiều lời ca ngợi là “người của nhân dân” sau khi tới thăm một tiệm bánh bao bình dân ở Bắc Kinh hồi tháng 12 năm ngoái, khi ông ngồi xuống và ăn với các thực khách bình thường.
An Bình
Theo Thời báo Hoàn cầu
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc phá vỡ “cấm kỵ” về tranh hoạt họa nguyên thủ
Bộ tranh hoạt họa mô phỏng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bộ tranh đầu tiên như vậy về ông được truyền thông nhà nước đăng tải, đã gây ra các cuộc thảo luận về quan điểm mới đối với việc đăng tải hình ảnh của ban lãnh đạo tối cao nước này.
Một bức ảnh cho biết ông Tập đã dành 39 ngày để thực hiện 12 cuộc kiểm tra tại 11 tỉnh thành và 39 ngày khác để tới thăm 14 quốc gia tại 5 lục địa.
Một bức ảnh cũng kể ra các sở thích cá nhân của ông Tập như đọc sách, chơi bóng đá, bơi lội và tập võ.
Các nhà quan sát xem bộ ảnh hoạt hoạt là bước tiến hơn nữa so với video trên nhằm cho thấy một hình ảnh chính trị mới, hiện đại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Điều đó góp phần xây dựng hình ảnh cá nhân của một nhà lãnh đạo và sự tương tác với công chúng theo cách thức dễ hiểu nhưng ấn tượng.
Mặc dù ảnh hoạt họa là chuyện phổ biến ở nước ngoài nhưng rất hiếm khi nhìn thấy ảnh hoạt họa của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, vì hình thức nghệ thuật này thường gắn với sự châm biếm, chỉ trích, hoặc để phơi bày các vấn đề xã hội.
Vào năm 1986, ba bức ảnh hoạt họa về các lãnh đạo Trung Quốc đã thu hút sự chú ý chưa từng thấy tại một cuộc triển lãm ở Thượng Hải. Chúng mô phỏng Đặng Tiểu Bình đang chơi trên cầu, Hồ Diệu Bang, khi đó là tổng bí thư, đang chỉ đạo một dàn hợp xướng, và Giang Trạch Dân, khi đó là bí thư Thượng Hải, đang đọc sách.
“Tôi vẽ bức tranh ông Đặng bằng thái độ chân thành”, Zhang Weiping, một trong những họa sĩ thực hiện các bức họa, cho biết.
Zhang cho hay 3 bức hoạt họa đã nhận được những lời khen ngợi từ công chúng, đặc biệt là từ các công nhân nhà máy, những người nói rằng họ cảm thấy “các nhà lãnh đạo cũng đời thường như họ”.
Tuy nhiên, các tác phẩm như vậy vẫn rất hiếm khi xuất hiện trong hơn 2 thập niên qua, khi giới lãnh đạo Trung Quốc cho rằng cần “đặc biệt thận trọng” đối với tranh hoạt họa các nhà lãnh đạo.
Điều cấm kỵ không bị phá vỡ cho tới tận tháng 9/2006, khi một bức hoạt họa của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đảo đang viết thư xuất hiện trên tờ báo New Express ở Quảng Châu.
“Một bức hoạt họa có thể lột tả một câu chuyện hoặc thậm chí làm tôn lên chủ đề. Nó có chức năng rộng hơn là chỉ châm biếm hay gây cười đơn thuần, vì nó lột tả được bản chất của vấn đề”, nhà báo nói.
Trước đó, ông Tập Cận Bình cũng nhận được nhiều lời ca ngợi là “người của nhân dân” sau khi tới thăm một tiệm bánh bao bình dân ở Bắc Kinh hồi tháng 12 năm ngoái, khi ông ngồi xuống và ăn với các thực khách bình thường.
An Bình
Theo Thời báo Hoàn cầu
Song Phương chuyển