Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Trung Quốc phát triển trực thăng tấn công bằng bắt chước
Thực ra từ thập niên 1980, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng quân dụng, họ tìm cách nhập khẩu rất nhiều công nghệ tiên tiến của phương Tây với hình thức che đậy là “nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng dân dụng”.
Sau này, Mỹ đã chỉ ra rằng Z-10 là loại máy bay trực thăng tấn công đầu tiên được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo dựa trên công nghệ của phương Tây.
Quá trình phát triển của Z-10 được bắt đầu từ những năm 1990, với nguyên mẫu đầu tiên cất cánh vào năm 2003, biến thể sản xuất loạt đầu tiên được cho là đã chuyển giao cho quân đội Trung Quốc (PLA) sử dụng vào khoảng giai đoạn 2009-2010.
Z-10 có thiết kế bên ngoài rất giống với trực thăng tấn công A-129 với buồng lái được thiết kế với hai phi công, một trước, một sau tương tự như trực thăng Mi-28, EC-665 Tiger và AH-64D Apache.
Z-10 được trang bị 2 động cơ tuboshaft PT6C-67C Pratt Whitney-Canada, công suất 1531 mã lực/chiếc. Động cơ của Z-10 mạnh hơn động cơ của EC-665 Tiger nhưng vẫn kém xa so với động cơ T700-701D của AH-64D Apache 2000 mã lực/chiếc, động cơ TV3-117VMA của Mi-28 2194 mã lực/chiếc, động cơ TV3-117VK của Ka-52 2200 mã lực/chiếc.
Z-10 có tốc độ tối đa 300km/giờ, tốc độ hành trình 250km/giờ, khả năng cơ động của Z-10 vượt qua trực thăng A-129 của Italy, và EC-665 Tiger với tốc độ tối đa lần lượt là 278km/giờ và 290km/giờ. Z-10 có phạm vi hoạt động chỉ 800km, trần bay tối đa của Z-10 là 6000 mét, khả năng này tương đương với các trực thăng tấn công cùng loại trên thế giới.
Trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc được cho là học mót công nghệ của các nước có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại ở phương Tây
Nguyên mẫu của Z-10 được trang bị một pháo tự động 23mm gắn phía trước mũi do Trung Quốc sản xuất, pháo có khả năng quay 130 độ, biến thể sản xuất loạt đầu tiên được trang bị pháo tự động 30mm, cách bố trí pháo 30mm này rất giống với trực thăng A-129.
Pháo tự động 30 mm được cho là một thiết kế sao chép của pháo 2A72 của Nga, phạm vi tác chiến của pháo 30mm khoảng từ 1.000-2.000 mét. Cánh phụ hai bên hông của Z-10 còn khá sơ khai với 4 điểm treo vũ khí, cánh phụ được thiết kế gần dưới bụng máy bay.
Z-10 chỉ có khả năng mang theo 8 tên lửa chống tăng HJ-9 một thiết kế sao chép của tên lửa chống tăng TOW-2A của Mỹ. HJ-9 là một tên lửa dẫn hướng bám chùm laser với đầu dò radar bán chủ động, tên lửa có tầm bắn hiệu quả từ 100-5.500 mét, khả năng xuyên giáp dày 1.200mm.
Hiện tại, Trung Quốc đang phát triển một biến thể tên lửa chống tăng dẫn bằng laser với đầu dò radar bán chủ động có tên là HJ-10. Loại tên lửa này được cho là tương đương với tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire của Mỹ. Xét về khả năng mang tải trọng vũ khí, Z-10 tương đương với A-129 và EC-665 Tiger.
Z-10 được trang bị một bộ cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu phía trước mũi máy bay, kiểu bố trí các hệ thống cảm biến tương tự như trực thăng A-129. Các hệ thống cảm biến nay bao gồm: Hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu FLIR, một camera ảnh nhiệt.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy rõ ràng rằng Z-10 của Trung Quốc thực ra là sự bắt chước tổng hợp các tính năng của loại trực thăng tấn công của các quốc gia có nền kỹ thuật quân sự hiện đại, đặc biệt là Mỹ.
Một thực tế rõ ràng là khả năng chế tạo các động cơ tiêm kích của Trung Quốc không tốt, do đó các loại trực thăng dù hiện đại đến đâu của Trung Quốc cũng đều phải trông cậy vào các quốc gia khác.
Sau khi phát hiện ra ý đồ của Trung Quốc, Mỹ đã ngăn chặn không cho quốc gia này tiếp tục được nhận động cơ của Pratt Whitney. Vậy nên những chiếc Z-10 sau này của quân đội Trung Quốc đều trang bị động cơ do Trung Quốc tự sản xuất (theo suy đoán có thể được viện trợ công nghệ từ Ukraine và Nga).
Thái Yên (Defencetalk)
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=172518
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Trung Quốc phát triển trực thăng tấn công bằng bắt chước
Thực ra từ thập niên 1980, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng quân dụng, họ tìm cách nhập khẩu rất nhiều công nghệ tiên tiến của phương Tây với hình thức che đậy là “nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng dân dụng”.
Sau này, Mỹ đã chỉ ra rằng Z-10 là loại máy bay trực thăng tấn công đầu tiên được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo dựa trên công nghệ của phương Tây.
Quá trình phát triển của Z-10 được bắt đầu từ những năm 1990, với nguyên mẫu đầu tiên cất cánh vào năm 2003, biến thể sản xuất loạt đầu tiên được cho là đã chuyển giao cho quân đội Trung Quốc (PLA) sử dụng vào khoảng giai đoạn 2009-2010.
Z-10 có thiết kế bên ngoài rất giống với trực thăng tấn công A-129 với buồng lái được thiết kế với hai phi công, một trước, một sau tương tự như trực thăng Mi-28, EC-665 Tiger và AH-64D Apache.
Z-10 được trang bị 2 động cơ tuboshaft PT6C-67C Pratt Whitney-Canada, công suất 1531 mã lực/chiếc. Động cơ của Z-10 mạnh hơn động cơ của EC-665 Tiger nhưng vẫn kém xa so với động cơ T700-701D của AH-64D Apache 2000 mã lực/chiếc, động cơ TV3-117VMA của Mi-28 2194 mã lực/chiếc, động cơ TV3-117VK của Ka-52 2200 mã lực/chiếc.
Z-10 có tốc độ tối đa 300km/giờ, tốc độ hành trình 250km/giờ, khả năng cơ động của Z-10 vượt qua trực thăng A-129 của Italy, và EC-665 Tiger với tốc độ tối đa lần lượt là 278km/giờ và 290km/giờ. Z-10 có phạm vi hoạt động chỉ 800km, trần bay tối đa của Z-10 là 6000 mét, khả năng này tương đương với các trực thăng tấn công cùng loại trên thế giới.
Trực thăng tấn công Z-10 của Trung Quốc được cho là học mót công nghệ của các nước có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại ở phương Tây
Nguyên mẫu của Z-10 được trang bị một pháo tự động 23mm gắn phía trước mũi do Trung Quốc sản xuất, pháo có khả năng quay 130 độ, biến thể sản xuất loạt đầu tiên được trang bị pháo tự động 30mm, cách bố trí pháo 30mm này rất giống với trực thăng A-129.
Pháo tự động 30 mm được cho là một thiết kế sao chép của pháo 2A72 của Nga, phạm vi tác chiến của pháo 30mm khoảng từ 1.000-2.000 mét. Cánh phụ hai bên hông của Z-10 còn khá sơ khai với 4 điểm treo vũ khí, cánh phụ được thiết kế gần dưới bụng máy bay.
Z-10 chỉ có khả năng mang theo 8 tên lửa chống tăng HJ-9 một thiết kế sao chép của tên lửa chống tăng TOW-2A của Mỹ. HJ-9 là một tên lửa dẫn hướng bám chùm laser với đầu dò radar bán chủ động, tên lửa có tầm bắn hiệu quả từ 100-5.500 mét, khả năng xuyên giáp dày 1.200mm.
Hiện tại, Trung Quốc đang phát triển một biến thể tên lửa chống tăng dẫn bằng laser với đầu dò radar bán chủ động có tên là HJ-10. Loại tên lửa này được cho là tương đương với tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire của Mỹ. Xét về khả năng mang tải trọng vũ khí, Z-10 tương đương với A-129 và EC-665 Tiger.
Z-10 được trang bị một bộ cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu phía trước mũi máy bay, kiểu bố trí các hệ thống cảm biến tương tự như trực thăng A-129. Các hệ thống cảm biến nay bao gồm: Hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu FLIR, một camera ảnh nhiệt.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy rõ ràng rằng Z-10 của Trung Quốc thực ra là sự bắt chước tổng hợp các tính năng của loại trực thăng tấn công của các quốc gia có nền kỹ thuật quân sự hiện đại, đặc biệt là Mỹ.
Một thực tế rõ ràng là khả năng chế tạo các động cơ tiêm kích của Trung Quốc không tốt, do đó các loại trực thăng dù hiện đại đến đâu của Trung Quốc cũng đều phải trông cậy vào các quốc gia khác.
Sau khi phát hiện ra ý đồ của Trung Quốc, Mỹ đã ngăn chặn không cho quốc gia này tiếp tục được nhận động cơ của Pratt Whitney. Vậy nên những chiếc Z-10 sau này của quân đội Trung Quốc đều trang bị động cơ do Trung Quốc tự sản xuất (theo suy đoán có thể được viện trợ công nghệ từ Ukraine và Nga).
Thái Yên (Defencetalk)
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=172518