Tin nóng trong ngày
Trung Quốc ra điều kiện đàm phán về giàn khoan HD 981
Các giới chức cao cấp của Trung Quốc bắn tiếng muốn đàm phán với Việt Nam để giải quyết căng thẳng đang diễn ra liên quan tới dàn khoan HD 981, nhưng theo các điều kiện của họ đòi hỏi.
Tàu Trung quốc xịt vòi rồng trong khi một tàu khác đâm thẳng vào hông tàu Việt Nam. Quan chức Bắc Kinh chối không có đụng độ. (Hình: AP) |
Tại Bắc Kinh Ông Trình Quốc Bình, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố với báo giới rằng Trung Quốc và Việt Nam cần phải giải quyết một cách hòa bình các bất đồng. Viên Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên phủ nhận đã có một cuộc đối đầu giữa tàu của cảnh sát biển của Trung Quốc với tàu của cảnh sát biển Việt Nam.
Tuyên bố vừa kể được đưa ra ngay sau khi Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế, đưa ra những hình ảnh video clip cho thấy, tàu của cảnh sát biển Trung Quốc đã lao thẳng vào tàu của cảnh sát biển Việt Nam ở khu vực mà Trung Quốc đang muốn cố định giàn khoan HD 981.
Ngoài chuyện cho tàu lao vào tàu của Việt Nam, các tàu của cảnh sát biển Trung Quốc còn dùng vòi rồng để xịt vào các tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Một chiến đấu cơ của Trung Quốc đã giảm cao độ, lượn sát phía trên các tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Việt Nam loan báo những vụ khiêu khích vừa kể đã làm 8 con tàu của cảnh sát biển Việt Nam bị hư hại và sáu kiểm ngư viên bị thương.
Bên cạnh tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, còn có tuyên bố của ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và Biển đảo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cả quyết Trung Quốc không thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào và không chịu trách nhiệm về những cáo buộc khiêu khích. Ông Lương bảo rằng, từ 3 tháng 5, tàu của Việt Nam đã chủ động tạo ra 171 lần va chạm với tàu Trung Quốc.
Trái với sự tố cáo của phía Việt Nam, Dịch Tiên Lương chối rằng Trung Quốc chỉ có các tàu “dân sự” chứ không có tàu võ trang trong khi phía Việt Nam thì “mang đến nhiều tàu võ trang”. Trong cuộc họp báo tổ chức ở Hà Nội ngày 7/5/2014, ông Ngô Ngọc Thu, Tư lệnh phó Cảnh sát Biển Việt Nam nói rằng 7 tàu chiến gồm cả tàu trang bị hỏa tiễn của Trung Quốc hiện diện ở khu vực, bảo vệ cho đám tàu hải giám và hải cảnh của họ, có khi tổng số từ 40 đến 80 tàu tùy lúc, lao vào tấn công các tàu Cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt nam.
Dịch Tiên Lương nói với hãng thông tấn Reuters rằng Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề với Việt Nam thông qua đàm phán nhưng với điều kiện Hà Nội phải cho rút các tàu về. "Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này một cách thích hợp. Chúng tôi có khả năng, tự tin và sự khôn ngoan để làm điều đó", Reuters thuật lại lời Dịch Tiên Lương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không những đòi Việt Nam phải chấm dứt cản trở các hoạt động thăm dò của giàn khoan 981 của Trung Quốc mà còn đòi Việt Nam chịu trách nhiệm về các “sự cố hàng hải” vừa xảy ra. Mặt khác khẳng định, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển đang có xung đột”.
Bắc Kinh 'dịu giọng'
Có những dấu hiệu cho
thấy, Trung Quốc dịu giọng khi Hoa Kỳ và Nhật cùng lên tiếng mạnh mẽ về
những xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực quanh quần đảo
Hoàng Sa. Hôm 7 tháng 5-2014, bà Jen Psaki, Phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ gọi việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào lô 143 trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “khiêu khích”, “nguy hiểm” và
cố tình “gia tăng sự sách nhiễu của các tàu thuyền hoạt động
trong khu vực này”.
Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật, nhận định, hành động của Trung Quốc là “khai thác bất hợp pháp” và nhấn mạnh, Nhật “vô cùng lo ngại” do căng thẳng gia tăng trong khu vực vì “hành vi đơn phương của Trung Quốc”. Giống như Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đại diện chính phủ Nhật cho rằng, hành động đơn phương của Trung Quốc là “khiêu khích” và kêu gọi Trung Quốc “tránh mọi hành động khiêu khích”.
Cả Hoa Kỳ và Nhật cùng kêu gọi Việt Nam, Trung Quốc “kiềm chế”, tránh làm căng thẳng leo thang.
Ngay khi đến Hà Nội, ông Daniel Russel, Trợ lý chuyên trách về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã dự một cuộc họp báo, tổ chức hôm 8 tháng 5. Ông Russel tiếp tục lập lại quan điểm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, xem hành động của Trung Quốc qua vụ giàn khoan 981 là “khiêu khích và gia tăng căng thẳng”.
Hoa Kỳ mong muốn các tranh chấp trên biển phải được giải quyết “một cách hòa bình, qua con đường ngoại giao, theo luật pháp quốc tế”. Ông Russel nhấn mạnh, “kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế là rất quan trọng”.
Ông Russel nói thêm là Hoa Kỳ “không có lập trường về phải trái trong đòi hỏi của bất kỳ quốc gia nào trên biển Nam Trung Hoa”. Hoa Kỳ cũng không thể xác định “lập trường của bên nào mạnh hơn” trong tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa nhưng khẳng định Hoa Kỳ luôn dành sự ủng hộ “vững chắc” cho Philippines vì “tính ràng buộc thiêng liêng” đối với một đồng minh như Philippines”.
Hôm 7 tháng 5, cảnh sát biển của Philippines đã bắt giữ một tàu
đánh cá của Trung Quốc do con tàu này đánh bắt trái phép trong vùng
biển quanh quần đảo Trường Sa mà Philippines xác nhận là thuộc chủ quyền
của họ. (G.Đ)
( Người Việt )
Bàn ra tán vào (0)
Trung Quốc ra điều kiện đàm phán về giàn khoan HD 981
Các giới chức cao cấp của Trung Quốc bắn tiếng muốn đàm phán với Việt Nam để giải quyết căng thẳng đang diễn ra liên quan tới dàn khoan HD 981, nhưng theo các điều kiện của họ đòi hỏi.
Tàu Trung quốc xịt vòi rồng trong khi một tàu khác đâm thẳng vào hông tàu Việt Nam. Quan chức Bắc Kinh chối không có đụng độ. (Hình: AP) |
Tại Bắc Kinh Ông Trình Quốc Bình, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố với báo giới rằng Trung Quốc và Việt Nam cần phải giải quyết một cách hòa bình các bất đồng. Viên Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên phủ nhận đã có một cuộc đối đầu giữa tàu của cảnh sát biển của Trung Quốc với tàu của cảnh sát biển Việt Nam.
Tuyên bố vừa kể được đưa ra ngay sau khi Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế, đưa ra những hình ảnh video clip cho thấy, tàu của cảnh sát biển Trung Quốc đã lao thẳng vào tàu của cảnh sát biển Việt Nam ở khu vực mà Trung Quốc đang muốn cố định giàn khoan HD 981.
Ngoài chuyện cho tàu lao vào tàu của Việt Nam, các tàu của cảnh sát biển Trung Quốc còn dùng vòi rồng để xịt vào các tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Một chiến đấu cơ của Trung Quốc đã giảm cao độ, lượn sát phía trên các tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Việt Nam loan báo những vụ khiêu khích vừa kể đã làm 8 con tàu của cảnh sát biển Việt Nam bị hư hại và sáu kiểm ngư viên bị thương.
Bên cạnh tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, còn có tuyên bố của ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và Biển đảo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cả quyết Trung Quốc không thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào và không chịu trách nhiệm về những cáo buộc khiêu khích. Ông Lương bảo rằng, từ 3 tháng 5, tàu của Việt Nam đã chủ động tạo ra 171 lần va chạm với tàu Trung Quốc.
Trái với sự tố cáo của phía Việt Nam, Dịch Tiên Lương chối rằng Trung Quốc chỉ có các tàu “dân sự” chứ không có tàu võ trang trong khi phía Việt Nam thì “mang đến nhiều tàu võ trang”. Trong cuộc họp báo tổ chức ở Hà Nội ngày 7/5/2014, ông Ngô Ngọc Thu, Tư lệnh phó Cảnh sát Biển Việt Nam nói rằng 7 tàu chiến gồm cả tàu trang bị hỏa tiễn của Trung Quốc hiện diện ở khu vực, bảo vệ cho đám tàu hải giám và hải cảnh của họ, có khi tổng số từ 40 đến 80 tàu tùy lúc, lao vào tấn công các tàu Cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt nam.
Dịch Tiên Lương nói với hãng thông tấn Reuters rằng Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề với Việt Nam thông qua đàm phán nhưng với điều kiện Hà Nội phải cho rút các tàu về. "Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này một cách thích hợp. Chúng tôi có khả năng, tự tin và sự khôn ngoan để làm điều đó", Reuters thuật lại lời Dịch Tiên Lương.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc không những đòi Việt Nam phải chấm dứt cản trở các hoạt động thăm dò của giàn khoan 981 của Trung Quốc mà còn đòi Việt Nam chịu trách nhiệm về các “sự cố hàng hải” vừa xảy ra. Mặt khác khẳng định, “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển đang có xung đột”.
Bắc Kinh 'dịu giọng'
Có những dấu hiệu cho
thấy, Trung Quốc dịu giọng khi Hoa Kỳ và Nhật cùng lên tiếng mạnh mẽ về
những xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực quanh quần đảo
Hoàng Sa. Hôm 7 tháng 5-2014, bà Jen Psaki, Phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ gọi việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào lô 143 trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “khiêu khích”, “nguy hiểm” và
cố tình “gia tăng sự sách nhiễu của các tàu thuyền hoạt động
trong khu vực này”.
Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật, nhận định, hành động của Trung Quốc là “khai thác bất hợp pháp” và nhấn mạnh, Nhật “vô cùng lo ngại” do căng thẳng gia tăng trong khu vực vì “hành vi đơn phương của Trung Quốc”. Giống như Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đại diện chính phủ Nhật cho rằng, hành động đơn phương của Trung Quốc là “khiêu khích” và kêu gọi Trung Quốc “tránh mọi hành động khiêu khích”.
Cả Hoa Kỳ và Nhật cùng kêu gọi Việt Nam, Trung Quốc “kiềm chế”, tránh làm căng thẳng leo thang.
Ngay khi đến Hà Nội, ông Daniel Russel, Trợ lý chuyên trách về Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã dự một cuộc họp báo, tổ chức hôm 8 tháng 5. Ông Russel tiếp tục lập lại quan điểm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, xem hành động của Trung Quốc qua vụ giàn khoan 981 là “khiêu khích và gia tăng căng thẳng”.
Hoa Kỳ mong muốn các tranh chấp trên biển phải được giải quyết “một cách hòa bình, qua con đường ngoại giao, theo luật pháp quốc tế”. Ông Russel nhấn mạnh, “kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế là rất quan trọng”.
Ông Russel nói thêm là Hoa Kỳ “không có lập trường về phải trái trong đòi hỏi của bất kỳ quốc gia nào trên biển Nam Trung Hoa”. Hoa Kỳ cũng không thể xác định “lập trường của bên nào mạnh hơn” trong tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa nhưng khẳng định Hoa Kỳ luôn dành sự ủng hộ “vững chắc” cho Philippines vì “tính ràng buộc thiêng liêng” đối với một đồng minh như Philippines”.
Hôm 7 tháng 5, cảnh sát biển của Philippines đã bắt giữ một tàu
đánh cá của Trung Quốc do con tàu này đánh bắt trái phép trong vùng
biển quanh quần đảo Trường Sa mà Philippines xác nhận là thuộc chủ quyền
của họ. (G.Đ)
( Người Việt )