Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc tưởng niệm vụ thảm sát Nam Kinh
Vào hôm nay, 13/12/2012, thành phố Nam Kinh Trung Quốc đã tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ được sách sử gọi là « thảm sát Nam Kinh » cách nay đúng 75 năm. Trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh Tokyo chưa hết căng thẳng, việc gợi lại quá khứ thảm khốc này được cho là sẽ làm cho quan hệ Trung – Nhật nguội lạnh thêm.
Thời điểm được ghi nhận là lúc khởi đầu vụ thảm sát là ngày 13 tháng 12 năm 1937, khi quân đội Nhật Hoàng tiến vào thành phố Nam Kinh. Sau đó, và ròng rã trong 6 tuần lễ là các vụ giết chóc, hãm hiếp, cướp phá nhằm vào người dân thành phố này do quân Nhật tiến hành, mà số nạn nhân lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn người.
Điểm đáng nói đầu tiên là tuy vụ việc đã xẩy ra từ cách nay ba phần tư thế kỷ, nhưng số liệu chính xác về nạn nhân vụ thảm sát này vẫn còn gây tranh cãi. Phía Trung Quốc bị tình nghi là thổi phồng số liệu, trong lúc phía Nhật Bản thì cố tình giữ mập mờ.
Đối với với Bắc Kinh, tính ra có đến 300.000 người chết trong vụ thảm sát, trong lúc giới nghiên cứu đại học ngoại quốc thì cho rằng số nạn nhân thật sự thấp hơn rất nhiều. Theo sử gia Mỹ, Jonathan Spence, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, chỉ có 42.000 thường dân và binh lính bị giết chết và 20.000 phụ nữ bị hãm hiếp, trong số này nhiều người đã chết sau đó.
Còn về phía Nhật Bản, cho đến nay, việc công nhận tội lỗi vẫn rất miễn cưỡng. Trang web của bộ Ngoại giao Nhật Bản chẳng hạn, chỉ thừa nhận là « việc giết chết một số lượng lớn những người không phải là chiến binh đã… xẩy ra », và cho rằng « rất khó mà xác định được con số chính xác ».
Dẫu sao, về mặt chính thức, chính quyền Tokyo đã thừa nhận sai lầm, dù miễn cưỡng. Trái hẳn với quan điểm trên, những thành phần cực hữu, dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản đã phủ nhân hoàn toàn lịch sử. Theo hãng tin Pháp AFP, hiện nay, một số chính khách theo xu hướng cực kỳ bảo thủ tại Trung Quốc vẫn cho rằng vụ thảm sát Nam Kinh không hề tồn tại.
Cho dù vậy, dân chúng Nhật được cho là thành khẩn hơn giới chính khách. Hãng AFP ghi nhận là hôm nay, ông Kai Satoru, con trai của một người lính Nhật đến Trung Quốc trong thời kỳ nói trên đã đến Nam Kinh tham gia lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát.
Ông xác định : « Tôi đến đây để công nhận các tội ác. Vào lúc ấy, họ (lính Nhật) đã chơi trò thi đua xem ai giết được nhiều người nhất. »
Theo Trung Quốc, hiện giờ còn không đầy 200 người của thời kỳ đó còn sống sót. Một nhân chứng 87 tuổi, đã cho là ông không bao giờ tha thứ được. Đối với ông : « Chúng ta không nên quên Lịch sử ».
Lễ kỷ niệm lần thứ 75 vụ thảm sát Nam Kinh được tổ chức trong bối cảnh quan hệ Trung - Nhật xấu đi một cách đáng kể vì tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, bùng lên trở lại từ mùa hè vừa qua sau khi Tokyo mua lại các đảo tranh chấp, trước đó thuộc chủ quyền của một tư nhân người Nhật.
Trên phương diện Nhà nước, Trung Quốc trong thời gian gần đây, hầu như ngày nào cũng cho tàu công vụ thâm nhập vùng biển mà Tokyo xác định là thuộc chủ quyền của mình. Và vào hôm nay đã leo thang thêm một mức khi cho phi cơ của lực lượng cảnh sát biển bay trên vùng này.
Chính quyền Trung Quốc cũng bị tình nghi là cho kích động tinh thần bài Nhật trong dân chúng, với những vụ biểu tình, đập phá cơ sở của người Nhật, tẩy chay sản phẩm Nhật. Hậu quả kinh tế khá lớn : Lượng xe hơi của Toyota, Honda bán ra trên thị trường Trung Quốc đã tuột dốc.
Theo một chuyên gia tại Viện Quan hệ Quốc tế Thượng Hải, trong tình hình cơm không lành canh không ngọt hiện nay, lại cộng thêm với sự miễn cướng công nhận sai lầm của giới chính khách Nhật, ngày kỷ niệm vụ thảm sát Nam Kinh hôm nay có thể làm cho quan hệ Trung Nhật lạnh nhạt thêm.
Trước mắt, theo chuyên gia này : Khó thấy được bất kỳ một dấu hiệu cải thiện nào.
Trọng Nghĩa ( RFI )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc tưởng niệm vụ thảm sát Nam Kinh
Vào hôm nay, 13/12/2012, thành phố Nam Kinh Trung Quốc đã tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ được sách sử gọi là « thảm sát Nam Kinh » cách nay đúng 75 năm. Trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh Tokyo chưa hết căng thẳng, việc gợi lại quá khứ thảm khốc này được cho là sẽ làm cho quan hệ Trung – Nhật nguội lạnh thêm.
Thời điểm được ghi nhận là lúc khởi đầu vụ thảm sát là ngày 13 tháng 12 năm 1937, khi quân đội Nhật Hoàng tiến vào thành phố Nam Kinh. Sau đó, và ròng rã trong 6 tuần lễ là các vụ giết chóc, hãm hiếp, cướp phá nhằm vào người dân thành phố này do quân Nhật tiến hành, mà số nạn nhân lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn người.
Điểm đáng nói đầu tiên là tuy vụ việc đã xẩy ra từ cách nay ba phần tư thế kỷ, nhưng số liệu chính xác về nạn nhân vụ thảm sát này vẫn còn gây tranh cãi. Phía Trung Quốc bị tình nghi là thổi phồng số liệu, trong lúc phía Nhật Bản thì cố tình giữ mập mờ.
Đối với với Bắc Kinh, tính ra có đến 300.000 người chết trong vụ thảm sát, trong lúc giới nghiên cứu đại học ngoại quốc thì cho rằng số nạn nhân thật sự thấp hơn rất nhiều. Theo sử gia Mỹ, Jonathan Spence, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, chỉ có 42.000 thường dân và binh lính bị giết chết và 20.000 phụ nữ bị hãm hiếp, trong số này nhiều người đã chết sau đó.
Còn về phía Nhật Bản, cho đến nay, việc công nhận tội lỗi vẫn rất miễn cưỡng. Trang web của bộ Ngoại giao Nhật Bản chẳng hạn, chỉ thừa nhận là « việc giết chết một số lượng lớn những người không phải là chiến binh đã… xẩy ra », và cho rằng « rất khó mà xác định được con số chính xác ».
Dẫu sao, về mặt chính thức, chính quyền Tokyo đã thừa nhận sai lầm, dù miễn cưỡng. Trái hẳn với quan điểm trên, những thành phần cực hữu, dân tộc chủ nghĩa Nhật Bản đã phủ nhân hoàn toàn lịch sử. Theo hãng tin Pháp AFP, hiện nay, một số chính khách theo xu hướng cực kỳ bảo thủ tại Trung Quốc vẫn cho rằng vụ thảm sát Nam Kinh không hề tồn tại.
Cho dù vậy, dân chúng Nhật được cho là thành khẩn hơn giới chính khách. Hãng AFP ghi nhận là hôm nay, ông Kai Satoru, con trai của một người lính Nhật đến Trung Quốc trong thời kỳ nói trên đã đến Nam Kinh tham gia lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát.
Ông xác định : « Tôi đến đây để công nhận các tội ác. Vào lúc ấy, họ (lính Nhật) đã chơi trò thi đua xem ai giết được nhiều người nhất. »
Theo Trung Quốc, hiện giờ còn không đầy 200 người của thời kỳ đó còn sống sót. Một nhân chứng 87 tuổi, đã cho là ông không bao giờ tha thứ được. Đối với ông : « Chúng ta không nên quên Lịch sử ».
Lễ kỷ niệm lần thứ 75 vụ thảm sát Nam Kinh được tổ chức trong bối cảnh quan hệ Trung - Nhật xấu đi một cách đáng kể vì tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, bùng lên trở lại từ mùa hè vừa qua sau khi Tokyo mua lại các đảo tranh chấp, trước đó thuộc chủ quyền của một tư nhân người Nhật.
Trên phương diện Nhà nước, Trung Quốc trong thời gian gần đây, hầu như ngày nào cũng cho tàu công vụ thâm nhập vùng biển mà Tokyo xác định là thuộc chủ quyền của mình. Và vào hôm nay đã leo thang thêm một mức khi cho phi cơ của lực lượng cảnh sát biển bay trên vùng này.
Chính quyền Trung Quốc cũng bị tình nghi là cho kích động tinh thần bài Nhật trong dân chúng, với những vụ biểu tình, đập phá cơ sở của người Nhật, tẩy chay sản phẩm Nhật. Hậu quả kinh tế khá lớn : Lượng xe hơi của Toyota, Honda bán ra trên thị trường Trung Quốc đã tuột dốc.
Theo một chuyên gia tại Viện Quan hệ Quốc tế Thượng Hải, trong tình hình cơm không lành canh không ngọt hiện nay, lại cộng thêm với sự miễn cướng công nhận sai lầm của giới chính khách Nhật, ngày kỷ niệm vụ thảm sát Nam Kinh hôm nay có thể làm cho quan hệ Trung Nhật lạnh nhạt thêm.
Trước mắt, theo chuyên gia này : Khó thấy được bất kỳ một dấu hiệu cải thiện nào.
Trọng Nghĩa ( RFI )