Đoạn Đường Chiến Binh

Trường Hận - Nguyễn Tấn Tài

Tuổi lính của tôi không nhiều, chưa bằng cái lẻ của người khác; ba tháng quân trường cộng với bốn tháng hành quân thì chỉ mới được bảy tháng - từ ngày vô
 
Bởi Nguyễn Tấn Tài
Nước mắt vào Hạ 72 - trường hận” Đó là vết xâm trên tay của tôi tại miền Bắc.

Tuổi lính của tôi không nhiều, chưa bằng cái lẻ của người khác; ba tháng quân trường cộng với bốn tháng hành quân thì chỉ mới được bảy tháng - từ ngày vô trường cho tới ngày bị bắt tù binh. Tôi viết ra đây là những gì tôi được nghe và thấy. Tất cả đều là sự thật không thêm, không bớt, và với cái nhìn của một binh nhì mà thôi.

Tôi tên Nguyễn Tấn Tài. Sinh ngày 27, tháng 4, năm 1955. Số quân 75/103522, KBC 3341. Vì nhỏ tuổi nên tôi được lọt vào “mắt xanh” của Thiếu Úy Văn. Anh rất thương tôi, anh hứa với tôi là chuyến hành quân này về, có dịp anh sẽ giới thiệu cô em vợ cũng xinh lắm cho tôi. Anh còn nói khi nào về phép mà muốn đi chơi nữa, thì cứ nói cho anh biết, anh sẽ cho đi.

Những người trong pháo đội B có mặt trên căn cứ Carroll lúc ấy khoảng 50 người. Đây là tên của những người tôi còn nhớ :

Đ/Ú Nguyễn Văn Tâm, Tr/Ú Vũ Như Liêu, Th/Ú Văn, Th/Ú hay Ch/Ú Thành, Th/Ú Ân, Th/ Ú đi đề lô tôi không biết tên, “Cò” Mi, Bùi Của, Bửu - Tài Xế phụ của của Đ/Ú Nguyễn Văn Tâm, Châu HồngTấn, Chén, Cư “Ba Bi Lắc”, Cường, Đụng - Khẩu Trưởng khẩu 2, Giám - Khẩu Trưởng khẩu 6, Hải *, Hải *, Hải - Truyền Tin *, Hiệp đi đề lô, Hòa “Háp”, Hứa Kim Cương, Huynh, Khả, Lan, Lập, Lê Hoang Hoàng – trong ban Tác Xạ, Năm Đức - Thường Vụ, Ngô Quý Hậu - đi đề lô (Tôi không biết anh thuộc PĐ A hay B nhưng thấy anh thường đi chung với toán đề lô của PĐ B), On, Ong Trí – anh họ Ong, Phát - Thường Vụ Phó, Sáng, Sáu “Nhỏ”, Sơn, Sương, Tài, Tâm - Tài Xế, Tâm “Mối”, Thận, Thơm, Thông - Y Tá PĐ, Thuận đi đề lô, Thuyền, Tiếc, Tiên, Tôn, Trần Trọng Tráng, Trung, Một người lái xe chính của Đ/Ú Tâm mà tôi không nhớ tên, và tôi - Nguyễn Tấn Tài

* PĐ B có tới ba người tên Hải

Nếu tôi có quên tên ai, hoặc kể tên ai sai thì làm ơn thứ lỗi; vì đã 37 năm rồi. Còn những người chung PĐ mà ở Hậu Trạm Tiền Phương vì không biết rõ nên không kể ra trong đây.

Tr/Ú Vũ Như Liêu rất hiền. Có lần vào giờ tôi gác; anh cứ đi ra, đi vô, đi qua, đi lại chỗ vọng gác. Mỗi lần anh đi qua, tôi phải đứng lên chào. Anh nói với tôi: “em không cần phải chào anh mỗi lần anh qua lại như thế”.

Tôi thuộc khẩu 2 , khẩu trưởng là Trung Sĩ Đụng, Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Văn. Ở chung một hầm lớn với tôi gồm có Thiếu Úy Văn, Trung Sĩ Đụng, Trung, Cương, Cường, Hòa “Háp”, “Cò” Mi và tôi. Ngoài súng lớn là khẩu 105 ly, chúng tôi mỗi người đều có một cây M16.

Nơi chúng tôi PĐB TQLC đóng quân nhìn ra cổng chính của căn cứ. Còn BCH của Trung Đoàn 56 BB nằm sâu phía trong và ở phía đằng sau chúng tôi. Nơi vòng đai chỗ hàng rào kẽm gai chung quanh căn cứ phần lớn là của BB.

Sáng ngày 28, tháng Ba, năm 1972:
Trời sương mù mờ mịt. Pháo của VC vẫn pháo lẻ tẻ ngoài vòng đai; chúng tôi cứ tưởng là chúng pháo phá rối như thường ngày, nhưng sau này mới biết thì chúng đang điều chỉnh tọa độ, và tọa độ là căn cứ Camp Carroll.

Cũng ngày này pháo đội có chuyến xe chợ đi Đồng Hà. Đội của tôi cử tôi đi trong chuyến này nhưng tôi không muốn đi. Lý do tôi không đi theo xe chợ, vì mấy tuần trước khi chúng tôi đi giữ súng cho PĐ C; trên đường trở về căn cứ Carroll, pháo rớt dọc đường rất nhiều và đường rất là vắng vẻ không thấy có thiết giáp đậu dọc đường. Thường thường có khoảng 5-6 chiếc thiết giáp; mỗi chiếc đậu cách khoảng nhau dọc theo đường quốc lộ 9. Vì “lo xa” như vậy nên anh Hứa Kim Cương đi thế chỗ tôi. Trong chuyến này có khoảng mười mấy người.

Chuyến xe này đi không thấy về, vì không trở lên được. Khoảng ngày 30 hay 31 thì nghe tin từ Hậu Trạm Tiền Phương gọi về cho biết là có một người bị chết mất đầu, chỉ còn thân thể mang bộ đồ TQLC, TĐ1/PB, và bảng tên là Tiên. Nghe nói anh Tiên ra tới Đồng Hà gặp lại bồ cũ, anh liền giao thức ăn cho anh Tiếc mang về trước và anh nói sẽ về sau. Nhưng anh đã bị chết vì mỹ nhân kế. Như vậy những anh đi trong chuyến xe chợ này, ngoài anh Tiên bị chết, đều thoát nạn; không bị bắt tù binh ra Bắc vào tháng 4, 1972. Tôi nghĩ là như vậy nên trong thâm tâm, đôi khi cũng ích kỷ, hối tiếc. Tôi nhủ thầm: “Giá mà ngày ấy mình đi theo xe chợ thì không bị tụi VC bắt, đọa đầy như vậy!.”

Ngày 29 tháng Ba, năm 1972:
Sương mù rất dày đặc. Pháo của tụi VC vẫn rớt lẻ tẻ ngoài vòng đai. Tụi chúng vẫn đang điều chỉnh tọa độ mà chúng tôi vẫn không hay biết.

Ngày 30, tháng Ba, năm 1972:
Bầu trời vẫn không thay đổi. Sương mù vẫn dày đặc như hôm qua. Hôm nay thi chúng pháo dữ dội và vẫn rớt ngoài vòng đai. Lúc này chúng pháo những loại đạn khoan hầm. Khi đạn mới rớt xuống, chúng tôi tưởng là đạn lép vì không thấy nổ, nhưng thực ra đó là loại đạn khoan hầm. Vì khi rớt xuống, đạn không nổ liền, nó đi xuống lòng đất rồi mới xì khói và phụt lên. Như vậy chủ yếu của VC lúc này là muốn tiêu diệt các hầm lớn và hầm cá nhân trên căn cứ.

Sau này khi chúng đã điều chỉnh chính xác, căn cứ bị bắn trúng và thiệt hại rất nhiều. Bên phía ông Đính bị trúng pháo nặng hơn phía chúng tôi. Tiếng pháo nổ nghe rợn người.

Trong lúc đó các TĐ TQLC vẫn xin chúng tôi bắn yểm trợ. Khi pháo của địch rớt dữ dội trên đầu chúng tôi, Thiếu Úy Văn ra lịnh cho khẩu chúng tôi: Khi bắn yểm trợ cho các TĐ bạn, chúng tôi phải thay phiên nhau; chỉ một người ra nhắm tọa độ, lấy góc thăng bằng, rồi chạy vào hầm cá nhân; kế đó chỉ một người ra nạp đạn và giật cò, rồi chạy vào hầm cá nhân. Như vậy nếu có mất mát thì chỉ hy sinh có một người mà thôi.

Ban đêm chúng tôi vẫn được lịnh bắn phá rối. Như thế cũng đủ thấy chúng tôi pháo đội B TQLC luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao phó.

Ngày 31, tháng Ba, năm 1972:
Sương mù vẫn dày đặc như mọi ngày, pháo vẫn nổ dữ dội.

Khoảng 9-10 giờ sáng, chúng tôi đang xúm nhau làm đạn để bắn phá rối cho ban đêm. thì anh Cư “Ba Bi Lắc” bên hầm Đ/Ú Tâm chạy qua bảo là có lệnh phá đường máu. TĐ7 TQLC sẽ lên rước chúng tôi. Binh sĩ chỉ mang theo súng và đạn còn tất cả đồ đạc cá nhân phải bỏ lại. Súng lớn phải quay nòng về phía Cam Lộ bắn dọn đường để tràn ra.

Trong ngày này, một người bạn ở xóm Cây Bàng,Thủ Thiêm gần xóm tôi là anh Lan bị thương nặng. Truyền tin gọi máy xin tải thương nhưng không được vì máy bay không thể xuống được. Trán anh bị lủng một lỗ sâu. Nghe anh Bùi Của bảo là lỗ sâu khoảng chừng hai đốt ngón tay. Khi được lịnh phá đường máu; không thể nào mang anh theo; Đ/Ú Tâm ra lệnh cho chúng tôi khiêng anh ra câu lạc bộ; lúc này anh cũng đã hôn mê không biết gì; nếu không được tải thương chắc anh không sống được vì mất máu nhiều quá; tuy nhiên chúng tôi chất đầy mì gói chung quanh chỗ anh nằm, phòng khi anh có… đói. Từ lúc đó trở đi, tôi không nhìn thấy anh nữa! Sau này khi được thả ra năm 1975, không thấy anh; như vậy là anh đã chết trên căn cứ Carroll. Tôi đã báo tin buồn này cho gia đình anh.

Thú thật khi nghe lệnh phá đường máu, chân tay tôi run lập cập vì sợ; nhưng vẫn theo lịnh quay nòng súng về hướng Cam Lộ. Khi quay nòng súng xong thì lại có lịnh không phá đường máu nữa mà phải tử thủ. Lúc đó tôi cũng không biết là tại sao, đến khi bị bắt ra Bắc được tiếp xúc với các anh TĐ7 TQLC thì mới hay. Ban đầu họ được lịnh đi cứu chúng tôi, nhưng trên đường đi lại được lịnh đổi đi cứu Lữ Đoàn. Sau khi cứu được Lữ Đoàn, TĐ7 có một số ít bị bắt tù binh.

Nếu tôi nhớ không lầm thi cũng tối ngày này, căn cứ Ba Hô bị địch tràn ngập, TĐ4 xin chúng tôi bắn dập lên đầu họ. Tôi còn nhớ rất rõ : “Băng Châu, đây Bạch Yến gọi. Xin bắn dập lên đầu”. Khi ở tù chung với các anh Yến, Tiền - TĐ4 TQLC, hai anh kể là ông Hoà được Cố Vấn Mỹ kè đi xuống núi trong lúc các anh ở lại bắn chận đường cho ông. Một số đã hy sinh, một số bị bắt tù binh: đó là Yến, Tiền, Anh, Hưởng, Lưu, Hậu, Lập, Kiểu, Mác - Truyền Tin, hai Y Tá Ngọc, Dũng… Sau này các anh Yến, Tiền, Hưởng bị bắn chết tại Thanh Phong khi tìm cách trốn trại. Còn anh Anh thì bị chết chìm tại Thanh Chương; khi anh đi chặt cây qua sông, vì đói quá không đủ sức lội qua sông nên bị chết đuối.

Ngày 1, tháng Tư, năm 1972:
Trong tháng 3, trước ngày 28, toán Trinh Sát Hai thuộc SĐ1 đóng tuyến ngoài vòng đai bên cạnh chúng tôi được dời đi, thì có một toán BB, không biết thuộc SĐ hoặc TĐ nào trấn thế chỗ đó. Khoảng chiều ngày 1, tháng 4 họ rút đi từ hồi nào không ai hay cho nên tuyến trước mặt chúng tôi lại bị bỏ trống. Khi anh Bùi Của phát giác ra là tuyến bị bỏ trống, la lên; chúng tôi liền chạy ra trám tuyến. Lúc này tôi nghe tiếng súng nhỏ nổ rất nhiều phía hướng ông Đính có nghĩa là lúc này VC đã tràn vô được phía đó.

Ngày này, pháo VC phá ghê hồn vì chúng đã chỉnh đúng tọa độ.

Ngày 2, tháng Tư, năm 1972:
Đồi Fuller bị mất; từ Fuller, VC đặt hỏa tiễn bắn trực xạ lên căn cứ Carroll. Mỗi lần bắn, chúng bắn khoảng mười mấy tới hai chục trái. Vì căn cứ Carroll thấp hơn căn cứ Fuller nên căn cứ Carroll bị lãnh đủ. Hơn nữa, nguyên trung đoàn Bông Lau VC tập trung vào một mục tiêu. Mục tiêu của chúng là Carroll bất động một chỗ, còn chúng thì pháo kích chúng tôi từ trong rừng di động. Thêm vào đó sương mù dày đặc, cho dù máy bay của ta có trợ lực cũng không thấy đường. Nếu lúc đó trời trong sáng, không có sương mù; tôi dám quả quyết VC không có tài nào mà chiếm được Carroll vì khi chúng bò lên căn cứ là đã bị phát hiện. Hơn nữa, các binh sĩ của Trung Đoàn 56 BB phần nhiều xuất thân từ SĐ1 BB. SĐ1 BB là những thành phần ưu tú, gan dạ của quân đội VNCH.

Khoảng 1-2 giờ trưa, tôi không nhớ rõ vì khói lửa mù mịt. Lúc này chúng tôi đang ở ngoài ụ súng. Tôi nghe nói BCH Trung Đoàn 56 đã đầu hàng, nhưng tôi không nghĩ những người lính của Trung Đoàn 56 đầu hàng, vì lúc này tôi vẫn nghe tiếng súng nổ vòng vòng căn cứ; và vẫn thấy họ chạy vòng vòng ngoài vòng đai. Rất nhiều binh lính BB bị mang ra Bắc. Ai ai cũng căm phẩn trước hành động đầu hàng của ông Đính.

Khi Thiếy Úy Văn biết được tin này anh rất tức và chửi thề: “ĐM, Tôn mày lấy súng kiếm ông Đính bắn bỏ cho tao”. Anh Tôn cũng xách súng chạy đi nhưng trở lại bảo là không thể đi được vì VC đã có mặt bên đó rồi.

Khi nghe tin BCH Trung Đoàn 56 đầu hàng, thì lúc đó tôi nghe tiếng máy bay ở mặt phía sau lưng; có lẽ họ đáp để bốc Cố Vấn Mỹ. Khi đó súng nhỏ, súng lớn nổ dữ dội. Nào là trên máy bay bắn xuống, dưới bắn lên.

Lúc này pháo rớt dữ dội. Thực sự mà nói tôi không thể phân biệt được là pháo phá của địch hay pháo yểm trợ của đơn vị bạn. Tôi chạy xuống hố cá nhân. Khi dứt pháo, tôi nhảy ra khỏi hầm nhưng không còn nhìn thấy ai trong PĐ tôi nữa ngoài anh Trung, vì hố của anh gần hố của tôi. Tôi nghe tiếng VC ngay đằng sau lưng ra lệnh cho chúng tôi đầu hàng. Quay đầu lại thì tôi thấy ba tên VC đứng sau lưng tôi cách khoảng 100 thước. Tụi chúng dùng thùng lương thực của Trung Quốc làm loa kêu rằng: “Lính Thủy đánh bộ, hàng sống chống chết!”. Tôi và anh Trung vội bỏ chạy xuống đồi băng qua đường trước mặt tuyến. Kẽm gai bị pháo đã đứt hết và mìn cũng bị pháo nổ bớt nên tôi an toàn xuống núi. Khi chạy xuống đường đất đỏ ngoài vòng đai, VC đã đợi sẵn ở đây. Thế là tôi bị bắt. Tôi bị bắt trước anh Trung.

Khi ngồi xuống, tôi mới biết cằm, tay, chân bị trúng miểng và hai cánh tay áo của tôi bị mất tự hồi nào.

Chúng dẫn tôi xuống đường Quốc Lộ 9, gần Khe Gió thì tôi mới gặp được các người chung pháo đội. Trong đó có Đ/Ú Tâm, Tr/Ú Liêu, Th/Ú Văn…

Cũng vào lúc này, chúng dẫn một số sĩ quan BB từ căn cứ đi xuống. Khi chúng tôi đi ngang qua nhóm sĩ quan BB này, có một vị sĩ quan trong nhóm, tướng người cao lớn, tôi không biết ông là ai. Ông khóc và nói với chúng tôi: “Các em ráng lo giữ gìn sức khỏe để có ngày trở về với gia đình.”

Tôi không biết là chúng tôi có được pháo yểm trợ của đơn vị bạn hay không vì thực sự mà nói lúc ấy tôi không thể phân biệt được tiếng pháo nổ trên đầu là pháo phá của địch hay pháo yểm trợ của đơn vị bạn; nhưng sau này khi về lại Thủ Thiêm anh Ân TĐ1 PĐ C có nói là khi được tin Carroll bị mất, PĐ của anh bắn lên đó rất nhiều. Rất tiếc là anh đã mất tại tiểu bang TX.

Cờ trắng đầu hàng ở đâu thì tôi không nhìn thấy. Nhưng chắc chắn 100% là không có ở PĐB TQLC. Tôi luôn luôn tự hào quả quyết rằng Pháo Đội B TQLC chiến đấu tới giờ phút cuối cùng, không bao giờ đầu hàng VC. Lý do như sau:

1. Tôi luôn luôn được lệnh của cấp trên là phải tử thủ.
2. Thiếu Úy Văn rất giận dữ sai anh Tôn tìm bắn ông Đính khi nghe tin ông Đính đầu hàng.
3. Tình hình nguy ngập nhưng chúng tôi vẫn làm tròn bổn phận - vừa bảo vệ tuyến của mình, ngăn chận địch quân tràn vào căn cứ, và cũng vừa phải bắn yểm trợ cho các TĐ bạn. Khoảng ngày 1 hay 2, tháng 4; khẩu 5 hoặc 6 đã bắn lật một chiếc tăng của địch làm chúng không dám tràn lên căn cứ bằng cổng chính.
4. VC không tràn vào căn cứ Carroll ở trước mặt chúng tôi bằng cổng chính. Chúng tràn vào căn cứ Carroll đằng sau lưng chúng tôi. Như vậy cũng đủ thấy tinh thần chiến đấu của anh em PĐB rất hăng say, không quên nhiệm vụ .
5. Khi VC tràn tới sau lưng chúng tôi và ra lệnh cho chúng tôi “Lính Thủy đánh bộ, hàng sống chống chết”; chúng tôi cũng không giơ tay đầu hàng mà bỏ chạy cho đến khi bị bắt.

Chúng tôi, những binh lính TQLC PĐ B, mặc dù không phải là sĩ quan, cũng đã kiên cường chiến đấu cho đến phút cuối cùng, không ai bỏ chạy. Ngoài những người đi theo xe chợ ngày 28, tháng Ba; một số ít đã hy sinh; phần lớn chúng tôi bị bắt tù binh ra Bắc.

Danh sách những người đi chợ ngày 28, tháng 3, 1972:
Hải, Hải - Truyền Tin, Hứa Kim Cương, On, Phát - Thường Vụ Phó, Sáng, Sơn, Tâm - Tài Xế, Thận, Thông - Y Tá PĐ, Thuyền, Tiếc, Tiên - chết ở Đồng Hà, Một người lái xe chính của Đ/Ú Tâm mà tôi không nhớ tên.

Danh sách những người đã anh dũng hy sinh:
Lan, Thuận đi Đề Lô *, Hiệp đi Đề Lô *, Th/Ú đi Đề Lô không biết tên *

* Nghe Ngô Quý Hậu bảo là những người này chạy thoát ra khỏi hầm khi họ đi đề lô cho TĐ 8; nhưng sau năm 1975 khi tôi được thả về, mẹ tôi cho tôi xem danh sách của những người tử trận và mất tích; tên các anh trong danh sách tử trận.

Danh sách những người bị tù binh:

Đ/Ú Nguyễn Văn Tâm, Tr/Ú Vũ Như Liêu, Th/Ú Văn, Th/Ú hay Ch/Ú Thành, Th/Ú Ân, Thường Vụ Năm Đức, Giám - khẩu trưởng khẩu 6, Đụng khẩu trưởng khẩu 2, Ngô Quý Hậu - không bị bắt tại Carroll vì anh đi đề lô. Sau này ra Bắc, anh bị đánh rất dã man bởi vì tấm bản đồ trong người anh. Việt Cộng nghi anh là sĩ quan, Bùi Của, “Cò” Mi, Ong Trí, Tài, Tôn, Sương, Thơm, Huynh, Sáu “Nhỏ”, Hải, Trung, Cường, Hòa “Háp”, Bửu - Tài Xế phụ của của Đ/Ú Nguyễn Văn Tâm, Lê Hoang Hoàng - Khi ở tù chung, chúng tôi gọi là bác Hoàng vì chúng tôi coi bác như là bậc chỉ huy trong đám tù của PĐ chúng tôi, Tâm “Mối”, Chén, Trần Trọng Tráng, Lập, Châu HồngTấn, Khả, Cư “Ba Bi Lắc”, Tôi - Nguyễn Tấn Tài

Chúng bắt chúng tôi đi bộ khoảng 2-3 ngày. Th/Ú Văn luôn luôn nhắc tôi phải đi sát theo anh. Tới ngày 4-5 tây thì anh trốn mất. Cùng trốn với anh có Hoà “Háp”, Cường, Châu Hồng Tấn, Khả.

Khi biết tin này tôi khóc quá chừng. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi khóc một cách ngon lành như vậy. Thì ra anh muốn cứu tôi cho nên anh cứ nhắc nhở tôi đi sát bên anh; nhưng tôi lại cứ bám sát theo BCH PĐ B vì nghĩ là nếu BCH được cứu thì tôi cũng được hưởng “sái”.

Khi đi sâu tới rừng Trường Sơn khoảng ngày 5, tháng Tư thì chúng dẫn các cấp sĩ quan đi chỗ khác, và từ đó tôi không thấy cấp chỉ huy của PĐB nữa.

Sau này khi ra tới Bắc thì các anh Hoà “Háp”, Cường, Châu Hồng Tấn, Khả trốn cùng với Thiếu Úy Văn lại bị bắt đưa vô ở chung trại với tôi. Các anh cho biết Thiếu Úy Văn cũng bị bắt nhưng bị mang đi nơi khác.

Chúng tôi, những binh sĩ, không được trao trả vào năm 1973, được thả ra vào khoảng tháng 9, 1975. Như vậy chúng tôi bị tù khoảng 3 năm rưỡi.
 
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trường Hận - Nguyễn Tấn Tài

Tuổi lính của tôi không nhiều, chưa bằng cái lẻ của người khác; ba tháng quân trường cộng với bốn tháng hành quân thì chỉ mới được bảy tháng - từ ngày vô
 
Bởi Nguyễn Tấn Tài
Nước mắt vào Hạ 72 - trường hận” Đó là vết xâm trên tay của tôi tại miền Bắc.

Tuổi lính của tôi không nhiều, chưa bằng cái lẻ của người khác; ba tháng quân trường cộng với bốn tháng hành quân thì chỉ mới được bảy tháng - từ ngày vô trường cho tới ngày bị bắt tù binh. Tôi viết ra đây là những gì tôi được nghe và thấy. Tất cả đều là sự thật không thêm, không bớt, và với cái nhìn của một binh nhì mà thôi.

Tôi tên Nguyễn Tấn Tài. Sinh ngày 27, tháng 4, năm 1955. Số quân 75/103522, KBC 3341. Vì nhỏ tuổi nên tôi được lọt vào “mắt xanh” của Thiếu Úy Văn. Anh rất thương tôi, anh hứa với tôi là chuyến hành quân này về, có dịp anh sẽ giới thiệu cô em vợ cũng xinh lắm cho tôi. Anh còn nói khi nào về phép mà muốn đi chơi nữa, thì cứ nói cho anh biết, anh sẽ cho đi.

Những người trong pháo đội B có mặt trên căn cứ Carroll lúc ấy khoảng 50 người. Đây là tên của những người tôi còn nhớ :

Đ/Ú Nguyễn Văn Tâm, Tr/Ú Vũ Như Liêu, Th/Ú Văn, Th/Ú hay Ch/Ú Thành, Th/Ú Ân, Th/ Ú đi đề lô tôi không biết tên, “Cò” Mi, Bùi Của, Bửu - Tài Xế phụ của của Đ/Ú Nguyễn Văn Tâm, Châu HồngTấn, Chén, Cư “Ba Bi Lắc”, Cường, Đụng - Khẩu Trưởng khẩu 2, Giám - Khẩu Trưởng khẩu 6, Hải *, Hải *, Hải - Truyền Tin *, Hiệp đi đề lô, Hòa “Háp”, Hứa Kim Cương, Huynh, Khả, Lan, Lập, Lê Hoang Hoàng – trong ban Tác Xạ, Năm Đức - Thường Vụ, Ngô Quý Hậu - đi đề lô (Tôi không biết anh thuộc PĐ A hay B nhưng thấy anh thường đi chung với toán đề lô của PĐ B), On, Ong Trí – anh họ Ong, Phát - Thường Vụ Phó, Sáng, Sáu “Nhỏ”, Sơn, Sương, Tài, Tâm - Tài Xế, Tâm “Mối”, Thận, Thơm, Thông - Y Tá PĐ, Thuận đi đề lô, Thuyền, Tiếc, Tiên, Tôn, Trần Trọng Tráng, Trung, Một người lái xe chính của Đ/Ú Tâm mà tôi không nhớ tên, và tôi - Nguyễn Tấn Tài

* PĐ B có tới ba người tên Hải

Nếu tôi có quên tên ai, hoặc kể tên ai sai thì làm ơn thứ lỗi; vì đã 37 năm rồi. Còn những người chung PĐ mà ở Hậu Trạm Tiền Phương vì không biết rõ nên không kể ra trong đây.

Tr/Ú Vũ Như Liêu rất hiền. Có lần vào giờ tôi gác; anh cứ đi ra, đi vô, đi qua, đi lại chỗ vọng gác. Mỗi lần anh đi qua, tôi phải đứng lên chào. Anh nói với tôi: “em không cần phải chào anh mỗi lần anh qua lại như thế”.

Tôi thuộc khẩu 2 , khẩu trưởng là Trung Sĩ Đụng, Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Văn. Ở chung một hầm lớn với tôi gồm có Thiếu Úy Văn, Trung Sĩ Đụng, Trung, Cương, Cường, Hòa “Háp”, “Cò” Mi và tôi. Ngoài súng lớn là khẩu 105 ly, chúng tôi mỗi người đều có một cây M16.

Nơi chúng tôi PĐB TQLC đóng quân nhìn ra cổng chính của căn cứ. Còn BCH của Trung Đoàn 56 BB nằm sâu phía trong và ở phía đằng sau chúng tôi. Nơi vòng đai chỗ hàng rào kẽm gai chung quanh căn cứ phần lớn là của BB.

Sáng ngày 28, tháng Ba, năm 1972:
Trời sương mù mờ mịt. Pháo của VC vẫn pháo lẻ tẻ ngoài vòng đai; chúng tôi cứ tưởng là chúng pháo phá rối như thường ngày, nhưng sau này mới biết thì chúng đang điều chỉnh tọa độ, và tọa độ là căn cứ Camp Carroll.

Cũng ngày này pháo đội có chuyến xe chợ đi Đồng Hà. Đội của tôi cử tôi đi trong chuyến này nhưng tôi không muốn đi. Lý do tôi không đi theo xe chợ, vì mấy tuần trước khi chúng tôi đi giữ súng cho PĐ C; trên đường trở về căn cứ Carroll, pháo rớt dọc đường rất nhiều và đường rất là vắng vẻ không thấy có thiết giáp đậu dọc đường. Thường thường có khoảng 5-6 chiếc thiết giáp; mỗi chiếc đậu cách khoảng nhau dọc theo đường quốc lộ 9. Vì “lo xa” như vậy nên anh Hứa Kim Cương đi thế chỗ tôi. Trong chuyến này có khoảng mười mấy người.

Chuyến xe này đi không thấy về, vì không trở lên được. Khoảng ngày 30 hay 31 thì nghe tin từ Hậu Trạm Tiền Phương gọi về cho biết là có một người bị chết mất đầu, chỉ còn thân thể mang bộ đồ TQLC, TĐ1/PB, và bảng tên là Tiên. Nghe nói anh Tiên ra tới Đồng Hà gặp lại bồ cũ, anh liền giao thức ăn cho anh Tiếc mang về trước và anh nói sẽ về sau. Nhưng anh đã bị chết vì mỹ nhân kế. Như vậy những anh đi trong chuyến xe chợ này, ngoài anh Tiên bị chết, đều thoát nạn; không bị bắt tù binh ra Bắc vào tháng 4, 1972. Tôi nghĩ là như vậy nên trong thâm tâm, đôi khi cũng ích kỷ, hối tiếc. Tôi nhủ thầm: “Giá mà ngày ấy mình đi theo xe chợ thì không bị tụi VC bắt, đọa đầy như vậy!.”

Ngày 29 tháng Ba, năm 1972:
Sương mù rất dày đặc. Pháo của tụi VC vẫn rớt lẻ tẻ ngoài vòng đai. Tụi chúng vẫn đang điều chỉnh tọa độ mà chúng tôi vẫn không hay biết.

Ngày 30, tháng Ba, năm 1972:
Bầu trời vẫn không thay đổi. Sương mù vẫn dày đặc như hôm qua. Hôm nay thi chúng pháo dữ dội và vẫn rớt ngoài vòng đai. Lúc này chúng pháo những loại đạn khoan hầm. Khi đạn mới rớt xuống, chúng tôi tưởng là đạn lép vì không thấy nổ, nhưng thực ra đó là loại đạn khoan hầm. Vì khi rớt xuống, đạn không nổ liền, nó đi xuống lòng đất rồi mới xì khói và phụt lên. Như vậy chủ yếu của VC lúc này là muốn tiêu diệt các hầm lớn và hầm cá nhân trên căn cứ.

Sau này khi chúng đã điều chỉnh chính xác, căn cứ bị bắn trúng và thiệt hại rất nhiều. Bên phía ông Đính bị trúng pháo nặng hơn phía chúng tôi. Tiếng pháo nổ nghe rợn người.

Trong lúc đó các TĐ TQLC vẫn xin chúng tôi bắn yểm trợ. Khi pháo của địch rớt dữ dội trên đầu chúng tôi, Thiếu Úy Văn ra lịnh cho khẩu chúng tôi: Khi bắn yểm trợ cho các TĐ bạn, chúng tôi phải thay phiên nhau; chỉ một người ra nhắm tọa độ, lấy góc thăng bằng, rồi chạy vào hầm cá nhân; kế đó chỉ một người ra nạp đạn và giật cò, rồi chạy vào hầm cá nhân. Như vậy nếu có mất mát thì chỉ hy sinh có một người mà thôi.

Ban đêm chúng tôi vẫn được lịnh bắn phá rối. Như thế cũng đủ thấy chúng tôi pháo đội B TQLC luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao phó.

Ngày 31, tháng Ba, năm 1972:
Sương mù vẫn dày đặc như mọi ngày, pháo vẫn nổ dữ dội.

Khoảng 9-10 giờ sáng, chúng tôi đang xúm nhau làm đạn để bắn phá rối cho ban đêm. thì anh Cư “Ba Bi Lắc” bên hầm Đ/Ú Tâm chạy qua bảo là có lệnh phá đường máu. TĐ7 TQLC sẽ lên rước chúng tôi. Binh sĩ chỉ mang theo súng và đạn còn tất cả đồ đạc cá nhân phải bỏ lại. Súng lớn phải quay nòng về phía Cam Lộ bắn dọn đường để tràn ra.

Trong ngày này, một người bạn ở xóm Cây Bàng,Thủ Thiêm gần xóm tôi là anh Lan bị thương nặng. Truyền tin gọi máy xin tải thương nhưng không được vì máy bay không thể xuống được. Trán anh bị lủng một lỗ sâu. Nghe anh Bùi Của bảo là lỗ sâu khoảng chừng hai đốt ngón tay. Khi được lịnh phá đường máu; không thể nào mang anh theo; Đ/Ú Tâm ra lệnh cho chúng tôi khiêng anh ra câu lạc bộ; lúc này anh cũng đã hôn mê không biết gì; nếu không được tải thương chắc anh không sống được vì mất máu nhiều quá; tuy nhiên chúng tôi chất đầy mì gói chung quanh chỗ anh nằm, phòng khi anh có… đói. Từ lúc đó trở đi, tôi không nhìn thấy anh nữa! Sau này khi được thả ra năm 1975, không thấy anh; như vậy là anh đã chết trên căn cứ Carroll. Tôi đã báo tin buồn này cho gia đình anh.

Thú thật khi nghe lệnh phá đường máu, chân tay tôi run lập cập vì sợ; nhưng vẫn theo lịnh quay nòng súng về hướng Cam Lộ. Khi quay nòng súng xong thì lại có lịnh không phá đường máu nữa mà phải tử thủ. Lúc đó tôi cũng không biết là tại sao, đến khi bị bắt ra Bắc được tiếp xúc với các anh TĐ7 TQLC thì mới hay. Ban đầu họ được lịnh đi cứu chúng tôi, nhưng trên đường đi lại được lịnh đổi đi cứu Lữ Đoàn. Sau khi cứu được Lữ Đoàn, TĐ7 có một số ít bị bắt tù binh.

Nếu tôi nhớ không lầm thi cũng tối ngày này, căn cứ Ba Hô bị địch tràn ngập, TĐ4 xin chúng tôi bắn dập lên đầu họ. Tôi còn nhớ rất rõ : “Băng Châu, đây Bạch Yến gọi. Xin bắn dập lên đầu”. Khi ở tù chung với các anh Yến, Tiền - TĐ4 TQLC, hai anh kể là ông Hoà được Cố Vấn Mỹ kè đi xuống núi trong lúc các anh ở lại bắn chận đường cho ông. Một số đã hy sinh, một số bị bắt tù binh: đó là Yến, Tiền, Anh, Hưởng, Lưu, Hậu, Lập, Kiểu, Mác - Truyền Tin, hai Y Tá Ngọc, Dũng… Sau này các anh Yến, Tiền, Hưởng bị bắn chết tại Thanh Phong khi tìm cách trốn trại. Còn anh Anh thì bị chết chìm tại Thanh Chương; khi anh đi chặt cây qua sông, vì đói quá không đủ sức lội qua sông nên bị chết đuối.

Ngày 1, tháng Tư, năm 1972:
Trong tháng 3, trước ngày 28, toán Trinh Sát Hai thuộc SĐ1 đóng tuyến ngoài vòng đai bên cạnh chúng tôi được dời đi, thì có một toán BB, không biết thuộc SĐ hoặc TĐ nào trấn thế chỗ đó. Khoảng chiều ngày 1, tháng 4 họ rút đi từ hồi nào không ai hay cho nên tuyến trước mặt chúng tôi lại bị bỏ trống. Khi anh Bùi Của phát giác ra là tuyến bị bỏ trống, la lên; chúng tôi liền chạy ra trám tuyến. Lúc này tôi nghe tiếng súng nhỏ nổ rất nhiều phía hướng ông Đính có nghĩa là lúc này VC đã tràn vô được phía đó.

Ngày này, pháo VC phá ghê hồn vì chúng đã chỉnh đúng tọa độ.

Ngày 2, tháng Tư, năm 1972:
Đồi Fuller bị mất; từ Fuller, VC đặt hỏa tiễn bắn trực xạ lên căn cứ Carroll. Mỗi lần bắn, chúng bắn khoảng mười mấy tới hai chục trái. Vì căn cứ Carroll thấp hơn căn cứ Fuller nên căn cứ Carroll bị lãnh đủ. Hơn nữa, nguyên trung đoàn Bông Lau VC tập trung vào một mục tiêu. Mục tiêu của chúng là Carroll bất động một chỗ, còn chúng thì pháo kích chúng tôi từ trong rừng di động. Thêm vào đó sương mù dày đặc, cho dù máy bay của ta có trợ lực cũng không thấy đường. Nếu lúc đó trời trong sáng, không có sương mù; tôi dám quả quyết VC không có tài nào mà chiếm được Carroll vì khi chúng bò lên căn cứ là đã bị phát hiện. Hơn nữa, các binh sĩ của Trung Đoàn 56 BB phần nhiều xuất thân từ SĐ1 BB. SĐ1 BB là những thành phần ưu tú, gan dạ của quân đội VNCH.

Khoảng 1-2 giờ trưa, tôi không nhớ rõ vì khói lửa mù mịt. Lúc này chúng tôi đang ở ngoài ụ súng. Tôi nghe nói BCH Trung Đoàn 56 đã đầu hàng, nhưng tôi không nghĩ những người lính của Trung Đoàn 56 đầu hàng, vì lúc này tôi vẫn nghe tiếng súng nổ vòng vòng căn cứ; và vẫn thấy họ chạy vòng vòng ngoài vòng đai. Rất nhiều binh lính BB bị mang ra Bắc. Ai ai cũng căm phẩn trước hành động đầu hàng của ông Đính.

Khi Thiếy Úy Văn biết được tin này anh rất tức và chửi thề: “ĐM, Tôn mày lấy súng kiếm ông Đính bắn bỏ cho tao”. Anh Tôn cũng xách súng chạy đi nhưng trở lại bảo là không thể đi được vì VC đã có mặt bên đó rồi.

Khi nghe tin BCH Trung Đoàn 56 đầu hàng, thì lúc đó tôi nghe tiếng máy bay ở mặt phía sau lưng; có lẽ họ đáp để bốc Cố Vấn Mỹ. Khi đó súng nhỏ, súng lớn nổ dữ dội. Nào là trên máy bay bắn xuống, dưới bắn lên.

Lúc này pháo rớt dữ dội. Thực sự mà nói tôi không thể phân biệt được là pháo phá của địch hay pháo yểm trợ của đơn vị bạn. Tôi chạy xuống hố cá nhân. Khi dứt pháo, tôi nhảy ra khỏi hầm nhưng không còn nhìn thấy ai trong PĐ tôi nữa ngoài anh Trung, vì hố của anh gần hố của tôi. Tôi nghe tiếng VC ngay đằng sau lưng ra lệnh cho chúng tôi đầu hàng. Quay đầu lại thì tôi thấy ba tên VC đứng sau lưng tôi cách khoảng 100 thước. Tụi chúng dùng thùng lương thực của Trung Quốc làm loa kêu rằng: “Lính Thủy đánh bộ, hàng sống chống chết!”. Tôi và anh Trung vội bỏ chạy xuống đồi băng qua đường trước mặt tuyến. Kẽm gai bị pháo đã đứt hết và mìn cũng bị pháo nổ bớt nên tôi an toàn xuống núi. Khi chạy xuống đường đất đỏ ngoài vòng đai, VC đã đợi sẵn ở đây. Thế là tôi bị bắt. Tôi bị bắt trước anh Trung.

Khi ngồi xuống, tôi mới biết cằm, tay, chân bị trúng miểng và hai cánh tay áo của tôi bị mất tự hồi nào.

Chúng dẫn tôi xuống đường Quốc Lộ 9, gần Khe Gió thì tôi mới gặp được các người chung pháo đội. Trong đó có Đ/Ú Tâm, Tr/Ú Liêu, Th/Ú Văn…

Cũng vào lúc này, chúng dẫn một số sĩ quan BB từ căn cứ đi xuống. Khi chúng tôi đi ngang qua nhóm sĩ quan BB này, có một vị sĩ quan trong nhóm, tướng người cao lớn, tôi không biết ông là ai. Ông khóc và nói với chúng tôi: “Các em ráng lo giữ gìn sức khỏe để có ngày trở về với gia đình.”

Tôi không biết là chúng tôi có được pháo yểm trợ của đơn vị bạn hay không vì thực sự mà nói lúc ấy tôi không thể phân biệt được tiếng pháo nổ trên đầu là pháo phá của địch hay pháo yểm trợ của đơn vị bạn; nhưng sau này khi về lại Thủ Thiêm anh Ân TĐ1 PĐ C có nói là khi được tin Carroll bị mất, PĐ của anh bắn lên đó rất nhiều. Rất tiếc là anh đã mất tại tiểu bang TX.

Cờ trắng đầu hàng ở đâu thì tôi không nhìn thấy. Nhưng chắc chắn 100% là không có ở PĐB TQLC. Tôi luôn luôn tự hào quả quyết rằng Pháo Đội B TQLC chiến đấu tới giờ phút cuối cùng, không bao giờ đầu hàng VC. Lý do như sau:

1. Tôi luôn luôn được lệnh của cấp trên là phải tử thủ.
2. Thiếu Úy Văn rất giận dữ sai anh Tôn tìm bắn ông Đính khi nghe tin ông Đính đầu hàng.
3. Tình hình nguy ngập nhưng chúng tôi vẫn làm tròn bổn phận - vừa bảo vệ tuyến của mình, ngăn chận địch quân tràn vào căn cứ, và cũng vừa phải bắn yểm trợ cho các TĐ bạn. Khoảng ngày 1 hay 2, tháng 4; khẩu 5 hoặc 6 đã bắn lật một chiếc tăng của địch làm chúng không dám tràn lên căn cứ bằng cổng chính.
4. VC không tràn vào căn cứ Carroll ở trước mặt chúng tôi bằng cổng chính. Chúng tràn vào căn cứ Carroll đằng sau lưng chúng tôi. Như vậy cũng đủ thấy tinh thần chiến đấu của anh em PĐB rất hăng say, không quên nhiệm vụ .
5. Khi VC tràn tới sau lưng chúng tôi và ra lệnh cho chúng tôi “Lính Thủy đánh bộ, hàng sống chống chết”; chúng tôi cũng không giơ tay đầu hàng mà bỏ chạy cho đến khi bị bắt.

Chúng tôi, những binh lính TQLC PĐ B, mặc dù không phải là sĩ quan, cũng đã kiên cường chiến đấu cho đến phút cuối cùng, không ai bỏ chạy. Ngoài những người đi theo xe chợ ngày 28, tháng Ba; một số ít đã hy sinh; phần lớn chúng tôi bị bắt tù binh ra Bắc.

Danh sách những người đi chợ ngày 28, tháng 3, 1972:
Hải, Hải - Truyền Tin, Hứa Kim Cương, On, Phát - Thường Vụ Phó, Sáng, Sơn, Tâm - Tài Xế, Thận, Thông - Y Tá PĐ, Thuyền, Tiếc, Tiên - chết ở Đồng Hà, Một người lái xe chính của Đ/Ú Tâm mà tôi không nhớ tên.

Danh sách những người đã anh dũng hy sinh:
Lan, Thuận đi Đề Lô *, Hiệp đi Đề Lô *, Th/Ú đi Đề Lô không biết tên *

* Nghe Ngô Quý Hậu bảo là những người này chạy thoát ra khỏi hầm khi họ đi đề lô cho TĐ 8; nhưng sau năm 1975 khi tôi được thả về, mẹ tôi cho tôi xem danh sách của những người tử trận và mất tích; tên các anh trong danh sách tử trận.

Danh sách những người bị tù binh:

Đ/Ú Nguyễn Văn Tâm, Tr/Ú Vũ Như Liêu, Th/Ú Văn, Th/Ú hay Ch/Ú Thành, Th/Ú Ân, Thường Vụ Năm Đức, Giám - khẩu trưởng khẩu 6, Đụng khẩu trưởng khẩu 2, Ngô Quý Hậu - không bị bắt tại Carroll vì anh đi đề lô. Sau này ra Bắc, anh bị đánh rất dã man bởi vì tấm bản đồ trong người anh. Việt Cộng nghi anh là sĩ quan, Bùi Của, “Cò” Mi, Ong Trí, Tài, Tôn, Sương, Thơm, Huynh, Sáu “Nhỏ”, Hải, Trung, Cường, Hòa “Háp”, Bửu - Tài Xế phụ của của Đ/Ú Nguyễn Văn Tâm, Lê Hoang Hoàng - Khi ở tù chung, chúng tôi gọi là bác Hoàng vì chúng tôi coi bác như là bậc chỉ huy trong đám tù của PĐ chúng tôi, Tâm “Mối”, Chén, Trần Trọng Tráng, Lập, Châu HồngTấn, Khả, Cư “Ba Bi Lắc”, Tôi - Nguyễn Tấn Tài

Chúng bắt chúng tôi đi bộ khoảng 2-3 ngày. Th/Ú Văn luôn luôn nhắc tôi phải đi sát theo anh. Tới ngày 4-5 tây thì anh trốn mất. Cùng trốn với anh có Hoà “Háp”, Cường, Châu Hồng Tấn, Khả.

Khi biết tin này tôi khóc quá chừng. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi khóc một cách ngon lành như vậy. Thì ra anh muốn cứu tôi cho nên anh cứ nhắc nhở tôi đi sát bên anh; nhưng tôi lại cứ bám sát theo BCH PĐ B vì nghĩ là nếu BCH được cứu thì tôi cũng được hưởng “sái”.

Khi đi sâu tới rừng Trường Sơn khoảng ngày 5, tháng Tư thì chúng dẫn các cấp sĩ quan đi chỗ khác, và từ đó tôi không thấy cấp chỉ huy của PĐB nữa.

Sau này khi ra tới Bắc thì các anh Hoà “Háp”, Cường, Châu Hồng Tấn, Khả trốn cùng với Thiếu Úy Văn lại bị bắt đưa vô ở chung trại với tôi. Các anh cho biết Thiếu Úy Văn cũng bị bắt nhưng bị mang đi nơi khác.

Chúng tôi, những binh sĩ, không được trao trả vào năm 1973, được thả ra vào khoảng tháng 9, 1975. Như vậy chúng tôi bị tù khoảng 3 năm rưỡi.
 
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm