Di Sản Hồ Chí Minh
Trương Nhân Tuấn - Theo tôi thì không có cái gọi là "văn hóa bạo động"
Theo tôi thì không có cái gọi là « văn hóa bạo động » hay người VN có « gene » bạo lực. Không thể nói Quang Trung hay Nguyễn Ánh hung bạo thì người Việt cũng hung bạo. Thử nhìn thế giới trong cùng thời
Sự vinh danh các chiến tướng lấn át những trí thức có đóng góp nâng cao trí tuệ của dân tộc, phải chăng đó là biểu hiện của "văn hóa bạo động"?
Theo tôi thì không có cái gọi là « văn hóa bạo động » hay người VN có « gene » bạo lực. Không thể nói Quang Trung hay Nguyễn Ánh hung bạo thì người Việt cũng hung bạo. Thử nhìn thế giới trong cùng thời kỳ, không phải chỉ ở VN mới « hung bạo » như vậy. Cũng thử so sánh các đảng cộng sản khác, sự hung bạo ở đâu cũng ngang như nhau.
Theo tôi vấn đề bạo lực chỉ có ở một xã hội còn trong thời kỳ bán khai, hay trong một xã hội mà thẩm quyền của nhà nước đã không còn hiệu lực.
Trong một xã hội sơ khai bất kỳ, luật pháp chưa có, khái niệm về quyền chủ tể chưa có, mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bằng cách thuợng cẳng chân, hạ cẳng tay. Tức bằng bạo lực. Tranh chấp sẽ không còn khi một phía không còn lên tiếng tranh chấp, vì… chết, hay vì một lý do gì đó không thể lên tiếng đòi hỏi được nữa. Thời kỳ này sức mạnh là công lý. Mạnh được, yếu thua.
Xã hội tiên tiến hơn một chút, khái niệm về « trọng tài » xuất hiện. Việc phân xử là cần thiết để giữ « hòa bình » trong nhóm (hay xã hội). Hòa bình bởi vì người ta không còn lên tiếng tranh chấp chỉ khi nhận thức vấn đề tranh chấp đã được giải quyết một cách « công bằng ». Các khái niệm về (quyền lực) như thần quyền, đế quyền ra đời. Các quyền lực này là « quyền lực chủ tể », (tức quyền lực tối cao trong xã hội), có tính chính đáng. Ý vua là ý trời, nói ra ai cũng phải nghe theo. Vua thay trời hành đạo. Pháp đình là nơi (thể hiện quyền lực của vua) phân xử tranh chấp. Yếu tố cơ bản để xã hội hòa bình là sự « công bằng ». Công bằng ở đây không phải là « đồng đều » như nhau, mà là công bằng do « phúc phận » cho mọi thành tố trong xã hội.
Xã hội càng văn minh hơn, tranh chấp giữa những thành tố trong xã hội phức tạp hơn. Vì vậy xuất hiện nhà nước gọi là « nhà nước pháp trị ». Ý nghĩa của nó là mọi cá nhân trong xã hội, kể cả người cầm quyền, đều bình đẳng như nhau trước pháp luật. Kết quả là cách đối xử (giải quyết tranh chấp) giữa cá nhân (hay tổ chức) trong các xã hội này đều dựa trên pháp luật.
Xã hội VN khuynh hướng sử dụng bạo lực ngày càng tăng. Không chỉ nơi hành vi mà còn ở ngôn ngữ. Xe cộ cọ quẹt nhau, như ở các xứ đang giẫy chết, hai bên xuống xe, hợp tác với nhau cùng viết biên bản. Mọi việc đều do « bảo hiểm » lo liệu. Bằng không thì kêu cảnh sát đến giải quyết.
Ở miền nam VN trước, các vụ cọ quẹt như thế phần lớn giải quyết do sự thuơng lượng giữa hai bên. Đôi khi chỉ bằng tiếng xin lỗi. Nếu không giải quyết được thì kêu cảnh sát. Ít khi nào chưởi mắng, ấu đả lẫn nhau để giải quyết như hôm nay.
Vấn đề là người ta không còn tin tưởng vào nhân viên công lực, không tin tưởng vào pháp luật quốc gia. Khi tai nạn cọ quẹt xe, gọi công an tới là việc ngu. Vì cả hai bên là nạn nhân của công an (do hạch sách tiền bạc).
Không phải chỉ trong vấn đề cọ quẹt xe cộ, mà trong tất cả mọi tranh chấp hàng ngày vẫn vậy. Vô phúc đáo tụng đình. Đáo tụng đình là đem tài sản cúng cho nhân viên công lực để lo lót, chạy tội.
Pháp luật, nhân viên công lực… chỉ để truy bức, hành hạ người dân.
Khi người dân không tin tưởng vào pháp luật quốc gia, giải quyết mọi tranh chấp sẽ là bạo lực.
Ta thấy hiện tượng « chém heo » ở làng Ném Thuợng là một thách thức luật lệ quốc gia. Thẩm quyền quốc gia không có. Nhà nước đã từ nhiệm.
Trong các vụ « khai ấn đền Trần » hay « cầu sao giải oan » gì đó, ta thấy người dân tụ tập đen kịt. Nguyên nhân là người ta mất niềm tin vào tương lai, mất niềm tin vào khả năng của chính mình. Mất niềm tin ở thực tại người ta có khuynh hướng đi tìm những trợ giúp ở những đáng siêu hình.
Nguyên nhân của bạo lực ở VN là như vậy : Sự từ nhiệm của nhà nước. Xã hội vô pháp. Đó là dấu hiệu của sự tan rã, sự giải thể của nhà nước.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Trương Nhân Tuấn - Theo tôi thì không có cái gọi là "văn hóa bạo động"
Theo tôi thì không có cái gọi là « văn hóa bạo động » hay người VN có « gene » bạo lực. Không thể nói Quang Trung hay Nguyễn Ánh hung bạo thì người Việt cũng hung bạo. Thử nhìn thế giới trong cùng thời
Sự vinh danh các chiến tướng lấn át những trí thức có đóng góp nâng cao trí tuệ của dân tộc, phải chăng đó là biểu hiện của "văn hóa bạo động"?
Theo tôi thì không có cái gọi là « văn hóa bạo động » hay người VN có « gene » bạo lực. Không thể nói Quang Trung hay Nguyễn Ánh hung bạo thì người Việt cũng hung bạo. Thử nhìn thế giới trong cùng thời kỳ, không phải chỉ ở VN mới « hung bạo » như vậy. Cũng thử so sánh các đảng cộng sản khác, sự hung bạo ở đâu cũng ngang như nhau.
Theo tôi vấn đề bạo lực chỉ có ở một xã hội còn trong thời kỳ bán khai, hay trong một xã hội mà thẩm quyền của nhà nước đã không còn hiệu lực.
Trong một xã hội sơ khai bất kỳ, luật pháp chưa có, khái niệm về quyền chủ tể chưa có, mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bằng cách thuợng cẳng chân, hạ cẳng tay. Tức bằng bạo lực. Tranh chấp sẽ không còn khi một phía không còn lên tiếng tranh chấp, vì… chết, hay vì một lý do gì đó không thể lên tiếng đòi hỏi được nữa. Thời kỳ này sức mạnh là công lý. Mạnh được, yếu thua.
Xã hội tiên tiến hơn một chút, khái niệm về « trọng tài » xuất hiện. Việc phân xử là cần thiết để giữ « hòa bình » trong nhóm (hay xã hội). Hòa bình bởi vì người ta không còn lên tiếng tranh chấp chỉ khi nhận thức vấn đề tranh chấp đã được giải quyết một cách « công bằng ». Các khái niệm về (quyền lực) như thần quyền, đế quyền ra đời. Các quyền lực này là « quyền lực chủ tể », (tức quyền lực tối cao trong xã hội), có tính chính đáng. Ý vua là ý trời, nói ra ai cũng phải nghe theo. Vua thay trời hành đạo. Pháp đình là nơi (thể hiện quyền lực của vua) phân xử tranh chấp. Yếu tố cơ bản để xã hội hòa bình là sự « công bằng ». Công bằng ở đây không phải là « đồng đều » như nhau, mà là công bằng do « phúc phận » cho mọi thành tố trong xã hội.
Xã hội càng văn minh hơn, tranh chấp giữa những thành tố trong xã hội phức tạp hơn. Vì vậy xuất hiện nhà nước gọi là « nhà nước pháp trị ». Ý nghĩa của nó là mọi cá nhân trong xã hội, kể cả người cầm quyền, đều bình đẳng như nhau trước pháp luật. Kết quả là cách đối xử (giải quyết tranh chấp) giữa cá nhân (hay tổ chức) trong các xã hội này đều dựa trên pháp luật.
Xã hội VN khuynh hướng sử dụng bạo lực ngày càng tăng. Không chỉ nơi hành vi mà còn ở ngôn ngữ. Xe cộ cọ quẹt nhau, như ở các xứ đang giẫy chết, hai bên xuống xe, hợp tác với nhau cùng viết biên bản. Mọi việc đều do « bảo hiểm » lo liệu. Bằng không thì kêu cảnh sát đến giải quyết.
Ở miền nam VN trước, các vụ cọ quẹt như thế phần lớn giải quyết do sự thuơng lượng giữa hai bên. Đôi khi chỉ bằng tiếng xin lỗi. Nếu không giải quyết được thì kêu cảnh sát. Ít khi nào chưởi mắng, ấu đả lẫn nhau để giải quyết như hôm nay.
Vấn đề là người ta không còn tin tưởng vào nhân viên công lực, không tin tưởng vào pháp luật quốc gia. Khi tai nạn cọ quẹt xe, gọi công an tới là việc ngu. Vì cả hai bên là nạn nhân của công an (do hạch sách tiền bạc).
Không phải chỉ trong vấn đề cọ quẹt xe cộ, mà trong tất cả mọi tranh chấp hàng ngày vẫn vậy. Vô phúc đáo tụng đình. Đáo tụng đình là đem tài sản cúng cho nhân viên công lực để lo lót, chạy tội.
Pháp luật, nhân viên công lực… chỉ để truy bức, hành hạ người dân.
Khi người dân không tin tưởng vào pháp luật quốc gia, giải quyết mọi tranh chấp sẽ là bạo lực.
Ta thấy hiện tượng « chém heo » ở làng Ném Thuợng là một thách thức luật lệ quốc gia. Thẩm quyền quốc gia không có. Nhà nước đã từ nhiệm.
Trong các vụ « khai ấn đền Trần » hay « cầu sao giải oan » gì đó, ta thấy người dân tụ tập đen kịt. Nguyên nhân là người ta mất niềm tin vào tương lai, mất niềm tin vào khả năng của chính mình. Mất niềm tin ở thực tại người ta có khuynh hướng đi tìm những trợ giúp ở những đáng siêu hình.
Nguyên nhân của bạo lực ở VN là như vậy : Sự từ nhiệm của nhà nước. Xã hội vô pháp. Đó là dấu hiệu của sự tan rã, sự giải thể của nhà nước.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)