Cõi Người Ta
Truyện cười cho bà
Trong ký ức trẻ thơ, ông nội không phải nhà văn nhưng đã trở thành người viết truyện cười cần mẫn nhất. Cảm hứng của ông chính nhờ sự động viên của người vợ mang đến.
Trong trí tưởng tượng trẻ con của tôi, nhà văn hay những người viết ra những cuốn sách, những vở kịch, những bài thơ nói chung đều có tướng nho nhã. Ông nội tôi là một thợ hàn. Đôi bờ vai bè rộng, dáng người lắc lư như con gấu, mắt lúc nào cũng nheo nheo vì ánh sáng chói chang của tia lửa hàn, những chiếc móng tay đầy cáu ghét và rỉ sắt của ông tôi xem ra không ăn nhập với cây bút. Thế nhưng suốt một đời, hễ rảnh lúc nào là ông tôi viết lúc đó. Ông không thích viết chuyện tình, không ham trở thành một Alexans Dumas thứ ba và cũng không ưa Stephen King. Ông tôi chỉ ước muốn trở thành người viết tiểu phẩm hài cho Bob Hope trình diễn.
Đó là vì bà nội tôi. Cô gái sau này trở thành bà nội tôi rất thích danh hài Bob Hope. Chuyện thời trẻ của ông bà tôi không có dịp chứng kiến, nhưng nghe nói ông bà gặp nhau trong một buổi trình diễn của Bob Hope. Hồi nhỏ tôi tận mắt thấy ông nội tôi mặc áo thun ngồi đánh vật với những con chữ trên chiếc bàn bếp. Ông viết, ông đọc, ông xóa, ông cười, ông háo hức gọi bà để khoe, rồi ông nhăn nhó lắc đầu, ông xé những tờ giấy đã đã viết ra quăng vào sọt, và rồi ông lại ôm đầu đăm chiêu, lại viết.
Bà nội tôi, tay vặn ngọn lửa cho vừa với món bò hâm, miệng nếm nước xốt nhưng mắt ngóng nhìn ông chờ đợi . Có một lần bà bị bỏng vì lơ đãng đút nguyên một củ khoai tây nóng bỏng vào miệng. Bà bưng cho ông ly cà-phê, và trong lúc chồng thong thả nhấp từng ngụm cà-phê, bà chăm chú đọc "tác phẩm" của ông. "Ối tôi chết mất. Buồn cười quá", bà tôi ôm bụng cười ngặt nghẽo.
Tôi không biết ông tôi có gởi những mẩu hài ông viết cho Bob Hope hay không, nhưng tôi dám cá là nếu quả ông tôi có gởi và Bob Hope có nhận được, thì ông ta sẽ lâm vào tình thế vô cùng khó xử. Mỗi khi cảm thấy hài lòng với một thành quả nhỏ nhoi của "nghiệp cầm bút", ông tôi rối rít gọi bà cháu tôi lại để ông đọc cho nghe. Dĩ nhiên là bà tôi lăn ra cười, cười chảy nước mắt, cười đau cả bụng. Còn tôi? Tôi cười là vì ông nội tôi cho rằng câu chuyện đó buồn cười!
Tôi lớn lên, những câu chuyện cười của ông nội không còn được tôi chú ý. Nhưng ông bà tôi vẫn như xưa. Ông viết, bà bưng nước, lau mồ hôi. Bà bình phẩm, bà khuyến khích, thúc giục, bà giận dữ nếu ông nội tôi chán nản. Tôi đi học xa, thỉnh thoảng mới về thăm ông bà. Ôm hôn đón tôi ở cửa, ông thì thầm khoe ông mới viết xong một tập truyện cười nữa: "Bà cứ đòi nghe nhưng ông bảo đợi cháu về". Những lúc như thế, ánh mắt ông trẻ hẳn lại tới nửa thế kỷ, sôi động, đầy vẻ tinh nghịch thường thấy ở những chàng trai tuổi đôi mươi.
Bàn ra tán vào (0)
Truyện cười cho bà
Trong ký ức trẻ thơ, ông nội không phải nhà văn nhưng đã trở thành người viết truyện cười cần mẫn nhất. Cảm hứng của ông chính nhờ sự động viên của người vợ mang đến.
Trong trí tưởng tượng trẻ con của tôi, nhà văn hay những người viết ra những cuốn sách, những vở kịch, những bài thơ nói chung đều có tướng nho nhã. Ông nội tôi là một thợ hàn. Đôi bờ vai bè rộng, dáng người lắc lư như con gấu, mắt lúc nào cũng nheo nheo vì ánh sáng chói chang của tia lửa hàn, những chiếc móng tay đầy cáu ghét và rỉ sắt của ông tôi xem ra không ăn nhập với cây bút. Thế nhưng suốt một đời, hễ rảnh lúc nào là ông tôi viết lúc đó. Ông không thích viết chuyện tình, không ham trở thành một Alexans Dumas thứ ba và cũng không ưa Stephen King. Ông tôi chỉ ước muốn trở thành người viết tiểu phẩm hài cho Bob Hope trình diễn.
Đó là vì bà nội tôi. Cô gái sau này trở thành bà nội tôi rất thích danh hài Bob Hope. Chuyện thời trẻ của ông bà tôi không có dịp chứng kiến, nhưng nghe nói ông bà gặp nhau trong một buổi trình diễn của Bob Hope. Hồi nhỏ tôi tận mắt thấy ông nội tôi mặc áo thun ngồi đánh vật với những con chữ trên chiếc bàn bếp. Ông viết, ông đọc, ông xóa, ông cười, ông háo hức gọi bà để khoe, rồi ông nhăn nhó lắc đầu, ông xé những tờ giấy đã đã viết ra quăng vào sọt, và rồi ông lại ôm đầu đăm chiêu, lại viết.
Bà nội tôi, tay vặn ngọn lửa cho vừa với món bò hâm, miệng nếm nước xốt nhưng mắt ngóng nhìn ông chờ đợi . Có một lần bà bị bỏng vì lơ đãng đút nguyên một củ khoai tây nóng bỏng vào miệng. Bà bưng cho ông ly cà-phê, và trong lúc chồng thong thả nhấp từng ngụm cà-phê, bà chăm chú đọc "tác phẩm" của ông. "Ối tôi chết mất. Buồn cười quá", bà tôi ôm bụng cười ngặt nghẽo.
Tôi không biết ông tôi có gởi những mẩu hài ông viết cho Bob Hope hay không, nhưng tôi dám cá là nếu quả ông tôi có gởi và Bob Hope có nhận được, thì ông ta sẽ lâm vào tình thế vô cùng khó xử. Mỗi khi cảm thấy hài lòng với một thành quả nhỏ nhoi của "nghiệp cầm bút", ông tôi rối rít gọi bà cháu tôi lại để ông đọc cho nghe. Dĩ nhiên là bà tôi lăn ra cười, cười chảy nước mắt, cười đau cả bụng. Còn tôi? Tôi cười là vì ông nội tôi cho rằng câu chuyện đó buồn cười!
Tôi lớn lên, những câu chuyện cười của ông nội không còn được tôi chú ý. Nhưng ông bà tôi vẫn như xưa. Ông viết, bà bưng nước, lau mồ hôi. Bà bình phẩm, bà khuyến khích, thúc giục, bà giận dữ nếu ông nội tôi chán nản. Tôi đi học xa, thỉnh thoảng mới về thăm ông bà. Ôm hôn đón tôi ở cửa, ông thì thầm khoe ông mới viết xong một tập truyện cười nữa: "Bà cứ đòi nghe nhưng ông bảo đợi cháu về". Những lúc như thế, ánh mắt ông trẻ hẳn lại tới nửa thế kỷ, sôi động, đầy vẻ tinh nghịch thường thấy ở những chàng trai tuổi đôi mươi.