Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Truyền thông mạng: lúc van an toàn, khi nồi áp suất
Nếu sự kiện hồi đầu tháng 7.2009 với hơn một ngàn người Duy Ngô Nhĩ biểu tình sau khi có hai công nhân Duy Ngô Nhĩ chết ở Quảng Đông nổ ra sớm mười năm, chưa chắc có các cuộc phản đối và căng thẳng giữa người Hán và Duy Ngô Nhĩ. Bởi hồi đó không có internet và tin nhắn di động khiến tin tức chậm trễ, không lan truyền nhanh và phân tán rộng. Cùng cơ chế và tốc độ lan truyền thông tin, cuộc phản đối lệnh bắt chó thả rông, không đăng ký của thành phố Bắc Kinh năm 2006 tuy nổ ra nhưng theo chiều hướng ôn hoà? Đây là hai sự kiện mà Hassid dẫn ra nhằm đặt vấn đề: Điều gì khiến truyền thông mạng, với hơn 200 triệu blog theo số liệu năm 2010 của trung tâm Thông tin internet Trung Quốc, lúc giữ vai trò van xả an toàn, lúc lại như một nồi tạo áp suất ngày càng tăng cho xã hội?
Dựa trên phương pháp phân tích định lượng về nội dung 2.198 blog đưa lên mạng từ ngày 30.8 cho tới ngày 7.11.2010, tác giả đối chiếu với 4.363 bài báo đăng tải trên 19 tờ báo đại diện cho các vùng, miền chính ở Trung Quốc.
Kết quả cho thấy, trong lĩnh vực năng lượng thường được xã hội quan tâm, báo chí chính thống đi đầu về đưa tin và được trên mạng bình luận nhiều nhất một ngày sau khi có bài báo xuất hiện và kéo dài tới ngày thứ năm. Đưa tin về chính trị, báo chí chính thống chiếm lĩnh và bình luận trên mạng thường diễn ra sau thời điểm đưa tin bốn ngày. Đáng chú ý, các tin về tham nhũng, vi phạm luật, truyền thông mạng thường chậm hơn, tối đa là sáu ngày. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, tốc độ lan truyền trên mạng thường nhanh hơn khả năng hậu kiểm về tin tức.
Đặc biệt, trong lĩnh vực đối ngoại, cho dù có một vài ảnh hưởng từ truyền thông mạng qua vụ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị Nhật bắt giữ tại hòn đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật gọi là Senkaku năm 2010, kết quả nghiên cứu chỉ rõ, báo chí và các phát biểu chính thức của chính phủ tạo ra các chủ đề thảo luận trên mạng, thay vì ngược lại.
Nghiên cứu của Hassid chỉ ra, thông tin trên mạng đóng vai trò van xả an toàn khi đề tài thảo luận được báo chí chính thống đăng tải. Điều này dẫn tới vài biệt lệ cho truyền thông mạng ở lĩnh vực được cho là nhạy cảm. Chẳng hạn, khi bí thư thành uỷ Thượng Hải Chen Liangyu bị bắt năm 2007 do tội tham nhũng, chỉ có tạp chí Tài Kinh có bài mà không dựa vào bản tin của Tân Hoa Xã, song đề tài này được thảo luận trên mạng hàng tháng sau đó, với các đề tài phụ như tranh giành quyền lực, khuyết tật trong thể chế…
Ngược lại, truyền thông mạng thể hiện vai trò nồi áp suất khi đi đầu phát đi thông tin và tiếp tục thảo luận về các chủ đề như khiếu kiện của nông dân, phản đối của nghệ sĩ…
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Truyền thông mạng: lúc van an toàn, khi nồi áp suất
Nếu sự kiện hồi đầu tháng 7.2009 với hơn một ngàn người Duy Ngô Nhĩ biểu tình sau khi có hai công nhân Duy Ngô Nhĩ chết ở Quảng Đông nổ ra sớm mười năm, chưa chắc có các cuộc phản đối và căng thẳng giữa người Hán và Duy Ngô Nhĩ. Bởi hồi đó không có internet và tin nhắn di động khiến tin tức chậm trễ, không lan truyền nhanh và phân tán rộng. Cùng cơ chế và tốc độ lan truyền thông tin, cuộc phản đối lệnh bắt chó thả rông, không đăng ký của thành phố Bắc Kinh năm 2006 tuy nổ ra nhưng theo chiều hướng ôn hoà? Đây là hai sự kiện mà Hassid dẫn ra nhằm đặt vấn đề: Điều gì khiến truyền thông mạng, với hơn 200 triệu blog theo số liệu năm 2010 của trung tâm Thông tin internet Trung Quốc, lúc giữ vai trò van xả an toàn, lúc lại như một nồi tạo áp suất ngày càng tăng cho xã hội?
Dựa trên phương pháp phân tích định lượng về nội dung 2.198 blog đưa lên mạng từ ngày 30.8 cho tới ngày 7.11.2010, tác giả đối chiếu với 4.363 bài báo đăng tải trên 19 tờ báo đại diện cho các vùng, miền chính ở Trung Quốc.
Kết quả cho thấy, trong lĩnh vực năng lượng thường được xã hội quan tâm, báo chí chính thống đi đầu về đưa tin và được trên mạng bình luận nhiều nhất một ngày sau khi có bài báo xuất hiện và kéo dài tới ngày thứ năm. Đưa tin về chính trị, báo chí chính thống chiếm lĩnh và bình luận trên mạng thường diễn ra sau thời điểm đưa tin bốn ngày. Đáng chú ý, các tin về tham nhũng, vi phạm luật, truyền thông mạng thường chậm hơn, tối đa là sáu ngày. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, tốc độ lan truyền trên mạng thường nhanh hơn khả năng hậu kiểm về tin tức.
Đặc biệt, trong lĩnh vực đối ngoại, cho dù có một vài ảnh hưởng từ truyền thông mạng qua vụ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị Nhật bắt giữ tại hòn đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật gọi là Senkaku năm 2010, kết quả nghiên cứu chỉ rõ, báo chí và các phát biểu chính thức của chính phủ tạo ra các chủ đề thảo luận trên mạng, thay vì ngược lại.
Nghiên cứu của Hassid chỉ ra, thông tin trên mạng đóng vai trò van xả an toàn khi đề tài thảo luận được báo chí chính thống đăng tải. Điều này dẫn tới vài biệt lệ cho truyền thông mạng ở lĩnh vực được cho là nhạy cảm. Chẳng hạn, khi bí thư thành uỷ Thượng Hải Chen Liangyu bị bắt năm 2007 do tội tham nhũng, chỉ có tạp chí Tài Kinh có bài mà không dựa vào bản tin của Tân Hoa Xã, song đề tài này được thảo luận trên mạng hàng tháng sau đó, với các đề tài phụ như tranh giành quyền lực, khuyết tật trong thể chế…
Ngược lại, truyền thông mạng thể hiện vai trò nồi áp suất khi đi đầu phát đi thông tin và tiếp tục thảo luận về các chủ đề như khiếu kiện của nông dân, phản đối của nghệ sĩ…