TIN CỘNG ĐỒNG
Từ Sài Gòn đến Tiểu Sài Gòn *
Lần đầu tiên tôi nghe đến địa danh “Tiểu Sài Gòn” (Little Saigon) là từ Sam, một nhà báo Mỹ nói sõi tiếng Việt, làm việc cho tờ Vietnam Economic Times tại Hà Nội. Sam có vẻ rất thích nơi đây, nói rằng đã đến California
Lần đầu tiên tôi nghe đến địa danh “Tiểu Sài Gòn” (Little Saigon) là từ Sam, một nhà báo Mỹ nói sõi tiếng Việt, làm việc cho tờ Vietnam Economic Times tại Hà Nội. Sam có vẻ rất thích nơi đây, nói rằng đã đến California thì không thể không thăm Little Saigon, một khu vực khoảng 4 dặm vuông, thuộc Quận Cam (Orange County), nơi có nhiều người Việt sống nhất ngoài nước Việt Nam.
Nhờ có khí hậu ôn hòa và điều kiện sống tốt, California rất sớm đã trở thành một trong những nơi sống ưa thích nhất của người Việt hải ngoại. Tiểu Sài Gòn được người Việt di cư từ Việt Nam sang Mỹ bắt đầu tạo nên từ sau 1975 tại vùng đất dọc Đại lộ Bolsa. Khu trung tâm lịch sử của Tiểu Sài Gòn, do đó, là khu vực gồm những công trình nằm trên Đại lộ Bolsa, bao quanh khu chợ Phước Lộc Thọ, có giá trị như khu phố dọc đại lộ Lê lợi và quanh chợ Bến Thành của Sài Gòn.
Mặc dù đất ở khu vực này đa số do người Hoa hoặc người Việt gốc Hoa làm chủ, họ vẫn phải tôn trọng ý nghĩa tinh thần và bản sắc của khu vực này đối với người Việt hải ngoại. Do vậy mà cho dù kiến trúc ban đầu của khu Phước Lộc Thọ và khu lân cận mang nhiều ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa, ngày nay đa số người dân Little Saigon đều mong muốn mọi chỉnh trang sau này của khu vực lịch sử này phải mang bản sắc Việt. Từng có dự án cải tạo cao tầng hóa khu Phước Lộc Thọ và khu thương mại đối diện bên kia đường, nối với nhau bằng một cầu nổi đi bộ, nhưng dự án gặp phải sự phản đối mãnh liệt của người dân, vì kiến trúc mới mang nặng dấu ấn Trung Hoa, nên sau đó đã phải thay đổi theo yêu cầu của cộng đồng.
Muốn hiểu những sinh hoạt đặc biệt của Tiểu Sài Gòn, bạn cần có sự hướng dẫn của người dân địa phương. Nhờ có chú Xiêm, tôi biết được nơi có thể vừa thưởng thức tách cà phê thơm nóng với bánh sừng trâu đúng kiểu Pháp tại quán Croissant Doré, vừa đọc báo vừa nghe người xung quanh sôi nổi bàn chuyện thời sự, giống như thường thấy tại Brodard trên đường Tự Do ngày xưa. Sau đó, có thể thoải mái sang chơi một ván cờ với một người bạn mê cờ không quen tại khu vực sân trước Phước Lộc Thọ, vừa nhâm nhi trà vừa ngắm người xung quanh đi mua sắm, giống như tôi từng ngồi quán cóc ở Chợ Lớn chơi cờ thế với một ông bạn người Hoa. Người không biết tiếng Anh từ Việt Nam sang sẽ có thể an tâm dạo quanh, vì luôn có thể hỏi thông tin từ một người nào đó trên đường bằng tiếng Việt.
Tuấn, em họ của tôi, lại cho tôi biết được cuộc sống năng động khác của giới trẻ. Như nhiều người bạn cần cù khác, Tuấn nhận một lúc nhiều việc để giúp trang trải cuộc sống gia đình, và dành dụm mua nhà cho cha mẹ và vợ con. Ban ngày Tuấn làm quản lý phòng vi tính cho một trường đại học cộng đồng, chiều đi làm chuyên viên cho một công ty máy tính, còn tối về nhà làm thêm trên mạng cho một công ty khác. Điều thú vị là người đàn ông Huế, nổi tiếng gia trưởng ở miền Trung, khi đến Mỹ, đa số trở thành những người chồng biết nấu ăn và biết đỡ đần vợ trong công việc nhà, trong khi vẫn làm việc vất vả hàng ngày.
Tuy người ta mặc nhiên xem khu Phước Lộc Thọ và lân cận là khu trung tâm của Tiểu Sài Gòn, nhưng không nhiều người dân chọn khu vực này để sống, mà chỉ chủ yếu đến mua sắm và ăn uống vào cuối tuần. Đa số người Mỹ gốc Việt của Tiểu Sài Gòn chọn sống quần cư ở những khu dân cư xung quanh tại Westminster, Santa Ana, Garden Grove... Một bộ phận không nhỏ người Việt khá giả và hội nhập tốt với cuộc sống Mỹ, lại chọn sống ở những khu dân cư cao cấp nơi đa số dân là người Mỹ trắng, như Huntington Beach, New Port Coast, hoặc khu trung tâm Los Angeles.
Khi thầy Nghiêm Phú Phi còn sống, mỗi lần đến Tiểu Sài Gòn, tôi đều đến thăm vợ chồng thầy tại trường nhạc của thầy tại khu ABC trên Đại lộ Bolsa, cạnh trường dạy hát của cô Thái Thanh. Chúng tôi thường cùng uống trà, hỏi thăm những người quen cũ thời tôi còn học đàn với thầy tại nhà và tại nhà thờ Huyện Sỹ ở Việt Nam, và nghe thầy kể về cuộc sống yên bình của thầy với con cháu. Yến, con gái thầy, nay đã là một giáo sư dương cầm nổi tiếng, tiếp tục truyền thống dạy nhạc của gia đình.
Ở TP.HCM, trước vấn nạn kẹt xe và ngập lụt, nhiều chuyên gia nhận định hai trong số những nguyên nhân chính, là do phát triển đô thị thiếu kiểm soát không tương ứng với hạ tầng đô thị hiện hữu, và do người dân xây dựng trái phép, thiếu ý thức giao thông, xả rác, và lấn chiếm kênh rạch. Nhưng cũng chính những người dân đó, khi di cư sang Tiểu Sài Gòn, bằng cách vượt biên hoặc theo các chương trình HO và ODP, lại có cuộc sống tuân thủ pháp luật và có ý thức cao. Như vậy, vấn đề nằm ở cách quản lý đô thị và phương pháp giáo dục, chứ không nằm ở bản chất con người Việt Nam. Tiểu Sài Gòn cho chúng ta nhiều bài học trực quan có giá trị có thể tham khảo, về những gì chúng ta nên làm để cải tổ quản lý đô thị và về giáo dục tại TP.HCM ngày nay.
Hiện nay, ngày càng có nhiều lãnh đạo dân cử gốc Việt nắm các chức vụ quan trọng trong chính quyền địa phương và chính quyền liên bang. Người Mỹ gốc Việt như người ta thường nói, giống như trái chuối vỏ vàng ruột trắng, dù song tịch hoặc gốc Việt, vẫn là người Mỹ dưới ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa Việt-Mỹ. Chức vụ càng cao, cơ hội càng nhiều, nhưng thử thách lại càng nhiều hơn, họ được kỳ vọng phải ý thức và hài hòa được trách nhiệm đa tầng, trước hết là bổn phận công dân đối với nước Mỹ, kế đến là trách nhiệm đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, là đối với Việt Nam, quê cha đất tổ.
Tiểu Sài Gòn cho chúng ta nhiều bài học trực quan có giá trị có thể tham khảo, về những gì chúng ta nên làm để cải tổ quản lý đô thị và về giáo dục tại TP.HCM ngày nay.
Ngày xưa, cái tên “Tiểu Sài Gòn” chỉ dành cho khu đô thị của người Mỹ gốc Việt tại quận Cam, nhưng dần dần nó trở thành danh từ chung, giống như Chinatown, dùng để gọi tên cho nhiều khu đô thị của người Mỹ gốc Việt tại các thành phố khác, như Seattle, San Francisco, San Jose, Houston... Điều này nói lên ý nghĩa tuy sống xa quê hương, xa Sài Gòn, nhưng họ không bao giờ quên nguồn cội của mình.
Các Tiểu Sài Gòn tại đất Mỹ đang có xu hướng kết nối lại với nhau về mặt không gian và về hoạt động kinh tế xã hội. Thấy rõ nhất là giữa Tiểu Sài Gòn của quận Cam và Tiểu Sài Gòn của San Jose. Nhiều người làm việc như con thoi giữa hai vùng đô thị, phát triển nhiều doanh nghiệp ngày càng thành công. Điển hình có hệ thống xe đò Hoàng đủ tiện nghi với nhiều chuyến trong ngày, nối liền khu Phước Lộc Thọ ở quận Cam với khu Lion Plaza ở San Jose, ngày càng phát triển như một phương tiện giao thông ưa thích để đi lại thăm viếng nhau, đặc biệt là cho những người lớn tuổi sống ở hai đầu bang California.
Cuộc sống cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại đây rất đa dạng phong phú, đặc biệt là vào thời điểm Tết Nguyên Đán. Các chợ đêm cuối tuần tại khu Phước Lộc Thọ trở nên nhộn nhịp hơn. Các khu siêu thị chật cứng xe ra vào mua sắm Tết. Những buổi diễu hành, hội chợ, hoặc lễ mừng xuân, đón giao thừa được tổ chức thường xuyên tại Đại lộ Bolsa, các khu trung tâm dịch vụ thương mại, các chùa Việt, nhà thờ Việt, các trung tâm cộng đồng... trong đó nam thanh nữ tú trong các trang phục truyền thống, gợi nhớ không khí nhộn nhịp đón xuân của phố hoa Nguyễn Huệ và khu trung tâm Sài Gòn ngày xưa, TP.HCM ngày nay.
Sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, từng nếm trải đủ vị ngọt đắng của hòa bình và chiến tranh, của sung túc và túng thiếu trong thời kỳ trước và sau chiến tranh tại Việt Nam, tôi rất cảm thông với tâm tư của nhiều người Mỹ gốc Việt tại đây. Một mặt, họ tự hào với những thành tựu mà bản thân và con cháu đã và sẽ đạt được tại Mỹ, nơi ngày xưa chỉ có những gia đình rất khá giả mới có thể gửi con em đi du học. Mặt khác, họ không quên nỗi niềm khi phải bỏ đất nước ra đi, dù là vì chiến tranh, vì kinh tế, hay những lý do khác. Cho dù phải làm việc vất vả để hội nhập với cuộc sống Mỹ, họ vẫn không quên dành dụm giúp đỡ cho thân nhân bạn bè ở Việt Nam, thường xuyên theo dõi tin tức quê nhà, và luôn mong mỏi đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Tết Việt trên đất Mỹ với nhiều phong tục dân gian quen thuộc.
Nhìn Tiểu Sài Gòn, tôi cảm nhận được sức sống vươn lên và tiềm năng một ngày không xa, khu vực này có thể trở nên một “Đại Sài Gòn” của thế kỷ XXI tại đất Mỹ, sầm uất như các khu Koreantown tại Los Angeles, Chinatown tại San Francisco hoặc New York, với các trung tâm cao tầng kinh tế tài chính, dịch vụ thương mại, y tế, và văn hóa xã hội.
Ngày nay, có lẽ đa số người Việt hải ngoại và người Việt trong nước đều hy vọng rằng một ngày nào đó rất gần, các bên có thể cùng đối thoại, cùng nhau tạo sự cảm thông, và cùng nhau thực hiện những dự án, những chương trình hành động tích cực, đáp ứng nguyện vọng và tâm tư của mọi người dân cả trong lẫn ngoài nước.
Lúc đó, tương lai có thể mở ra những viễn cảnh tươi sáng, trong đó có một nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, đoàn kết với mạng lưới các đô thị của người Việt hải ngoại trên toàn thế giới, để sánh vai với các cường quốc ở châu Á.
Ngô Viết Nam Sơn - Ảnh Minh Cường
Lần đầu tiên tôi nghe đến địa danh “Tiểu Sài Gòn” (Little Saigon) là từ Sam, một nhà báo Mỹ nói sõi tiếng Việt, làm việc cho tờ Vietnam Economic Times tại Hà Nội. Sam có vẻ rất thích nơi đây, nói rằng đã đến California thì không thể không thăm Little Saigon, một khu vực khoảng 4 dặm vuông, thuộc Quận Cam (Orange County), nơi có nhiều người Việt sống nhất ngoài nước Việt Nam.
Quầy hàng Tết của người Việt trước khu chợ Phước Lộc Thọ.
Ấn
tượng đầu tiên của tôi khi đến Tiểu Sài Gòn là sự cảm phục những người
tiên phong, đa số đến Mỹ với hai bàn tay trắng, chỉ sau vài chục năm đã
cùng nhau xây dựng một vùng đất hoang sơ thành khu đô thị sầm uất, được
chính thức mang tên Little Saigon trên bản đồ tiểu bang California từ
năm 1988.Nhờ có khí hậu ôn hòa và điều kiện sống tốt, California rất sớm đã trở thành một trong những nơi sống ưa thích nhất của người Việt hải ngoại. Tiểu Sài Gòn được người Việt di cư từ Việt Nam sang Mỹ bắt đầu tạo nên từ sau 1975 tại vùng đất dọc Đại lộ Bolsa. Khu trung tâm lịch sử của Tiểu Sài Gòn, do đó, là khu vực gồm những công trình nằm trên Đại lộ Bolsa, bao quanh khu chợ Phước Lộc Thọ, có giá trị như khu phố dọc đại lộ Lê lợi và quanh chợ Bến Thành của Sài Gòn.
Mặc dù đất ở khu vực này đa số do người Hoa hoặc người Việt gốc Hoa làm chủ, họ vẫn phải tôn trọng ý nghĩa tinh thần và bản sắc của khu vực này đối với người Việt hải ngoại. Do vậy mà cho dù kiến trúc ban đầu của khu Phước Lộc Thọ và khu lân cận mang nhiều ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa, ngày nay đa số người dân Little Saigon đều mong muốn mọi chỉnh trang sau này của khu vực lịch sử này phải mang bản sắc Việt. Từng có dự án cải tạo cao tầng hóa khu Phước Lộc Thọ và khu thương mại đối diện bên kia đường, nối với nhau bằng một cầu nổi đi bộ, nhưng dự án gặp phải sự phản đối mãnh liệt của người dân, vì kiến trúc mới mang nặng dấu ấn Trung Hoa, nên sau đó đã phải thay đổi theo yêu cầu của cộng đồng.
Muốn hiểu những sinh hoạt đặc biệt của Tiểu Sài Gòn, bạn cần có sự hướng dẫn của người dân địa phương. Nhờ có chú Xiêm, tôi biết được nơi có thể vừa thưởng thức tách cà phê thơm nóng với bánh sừng trâu đúng kiểu Pháp tại quán Croissant Doré, vừa đọc báo vừa nghe người xung quanh sôi nổi bàn chuyện thời sự, giống như thường thấy tại Brodard trên đường Tự Do ngày xưa. Sau đó, có thể thoải mái sang chơi một ván cờ với một người bạn mê cờ không quen tại khu vực sân trước Phước Lộc Thọ, vừa nhâm nhi trà vừa ngắm người xung quanh đi mua sắm, giống như tôi từng ngồi quán cóc ở Chợ Lớn chơi cờ thế với một ông bạn người Hoa. Người không biết tiếng Anh từ Việt Nam sang sẽ có thể an tâm dạo quanh, vì luôn có thể hỏi thông tin từ một người nào đó trên đường bằng tiếng Việt.
Tuấn, em họ của tôi, lại cho tôi biết được cuộc sống năng động khác của giới trẻ. Như nhiều người bạn cần cù khác, Tuấn nhận một lúc nhiều việc để giúp trang trải cuộc sống gia đình, và dành dụm mua nhà cho cha mẹ và vợ con. Ban ngày Tuấn làm quản lý phòng vi tính cho một trường đại học cộng đồng, chiều đi làm chuyên viên cho một công ty máy tính, còn tối về nhà làm thêm trên mạng cho một công ty khác. Điều thú vị là người đàn ông Huế, nổi tiếng gia trưởng ở miền Trung, khi đến Mỹ, đa số trở thành những người chồng biết nấu ăn và biết đỡ đần vợ trong công việc nhà, trong khi vẫn làm việc vất vả hàng ngày.
Tuy người ta mặc nhiên xem khu Phước Lộc Thọ và lân cận là khu trung tâm của Tiểu Sài Gòn, nhưng không nhiều người dân chọn khu vực này để sống, mà chỉ chủ yếu đến mua sắm và ăn uống vào cuối tuần. Đa số người Mỹ gốc Việt của Tiểu Sài Gòn chọn sống quần cư ở những khu dân cư xung quanh tại Westminster, Santa Ana, Garden Grove... Một bộ phận không nhỏ người Việt khá giả và hội nhập tốt với cuộc sống Mỹ, lại chọn sống ở những khu dân cư cao cấp nơi đa số dân là người Mỹ trắng, như Huntington Beach, New Port Coast, hoặc khu trung tâm Los Angeles.
Khi thầy Nghiêm Phú Phi còn sống, mỗi lần đến Tiểu Sài Gòn, tôi đều đến thăm vợ chồng thầy tại trường nhạc của thầy tại khu ABC trên Đại lộ Bolsa, cạnh trường dạy hát của cô Thái Thanh. Chúng tôi thường cùng uống trà, hỏi thăm những người quen cũ thời tôi còn học đàn với thầy tại nhà và tại nhà thờ Huyện Sỹ ở Việt Nam, và nghe thầy kể về cuộc sống yên bình của thầy với con cháu. Yến, con gái thầy, nay đã là một giáo sư dương cầm nổi tiếng, tiếp tục truyền thống dạy nhạc của gia đình.
Ở TP.HCM, trước vấn nạn kẹt xe và ngập lụt, nhiều chuyên gia nhận định hai trong số những nguyên nhân chính, là do phát triển đô thị thiếu kiểm soát không tương ứng với hạ tầng đô thị hiện hữu, và do người dân xây dựng trái phép, thiếu ý thức giao thông, xả rác, và lấn chiếm kênh rạch. Nhưng cũng chính những người dân đó, khi di cư sang Tiểu Sài Gòn, bằng cách vượt biên hoặc theo các chương trình HO và ODP, lại có cuộc sống tuân thủ pháp luật và có ý thức cao. Như vậy, vấn đề nằm ở cách quản lý đô thị và phương pháp giáo dục, chứ không nằm ở bản chất con người Việt Nam. Tiểu Sài Gòn cho chúng ta nhiều bài học trực quan có giá trị có thể tham khảo, về những gì chúng ta nên làm để cải tổ quản lý đô thị và về giáo dục tại TP.HCM ngày nay.
Hiện nay, ngày càng có nhiều lãnh đạo dân cử gốc Việt nắm các chức vụ quan trọng trong chính quyền địa phương và chính quyền liên bang. Người Mỹ gốc Việt như người ta thường nói, giống như trái chuối vỏ vàng ruột trắng, dù song tịch hoặc gốc Việt, vẫn là người Mỹ dưới ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa Việt-Mỹ. Chức vụ càng cao, cơ hội càng nhiều, nhưng thử thách lại càng nhiều hơn, họ được kỳ vọng phải ý thức và hài hòa được trách nhiệm đa tầng, trước hết là bổn phận công dân đối với nước Mỹ, kế đến là trách nhiệm đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, là đối với Việt Nam, quê cha đất tổ.
Tiểu Sài Gòn cho chúng ta nhiều bài học trực quan có giá trị có thể tham khảo, về những gì chúng ta nên làm để cải tổ quản lý đô thị và về giáo dục tại TP.HCM ngày nay.
Ngày xưa, cái tên “Tiểu Sài Gòn” chỉ dành cho khu đô thị của người Mỹ gốc Việt tại quận Cam, nhưng dần dần nó trở thành danh từ chung, giống như Chinatown, dùng để gọi tên cho nhiều khu đô thị của người Mỹ gốc Việt tại các thành phố khác, như Seattle, San Francisco, San Jose, Houston... Điều này nói lên ý nghĩa tuy sống xa quê hương, xa Sài Gòn, nhưng họ không bao giờ quên nguồn cội của mình.
Các Tiểu Sài Gòn tại đất Mỹ đang có xu hướng kết nối lại với nhau về mặt không gian và về hoạt động kinh tế xã hội. Thấy rõ nhất là giữa Tiểu Sài Gòn của quận Cam và Tiểu Sài Gòn của San Jose. Nhiều người làm việc như con thoi giữa hai vùng đô thị, phát triển nhiều doanh nghiệp ngày càng thành công. Điển hình có hệ thống xe đò Hoàng đủ tiện nghi với nhiều chuyến trong ngày, nối liền khu Phước Lộc Thọ ở quận Cam với khu Lion Plaza ở San Jose, ngày càng phát triển như một phương tiện giao thông ưa thích để đi lại thăm viếng nhau, đặc biệt là cho những người lớn tuổi sống ở hai đầu bang California.
Cuộc sống cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại đây rất đa dạng phong phú, đặc biệt là vào thời điểm Tết Nguyên Đán. Các chợ đêm cuối tuần tại khu Phước Lộc Thọ trở nên nhộn nhịp hơn. Các khu siêu thị chật cứng xe ra vào mua sắm Tết. Những buổi diễu hành, hội chợ, hoặc lễ mừng xuân, đón giao thừa được tổ chức thường xuyên tại Đại lộ Bolsa, các khu trung tâm dịch vụ thương mại, các chùa Việt, nhà thờ Việt, các trung tâm cộng đồng... trong đó nam thanh nữ tú trong các trang phục truyền thống, gợi nhớ không khí nhộn nhịp đón xuân của phố hoa Nguyễn Huệ và khu trung tâm Sài Gòn ngày xưa, TP.HCM ngày nay.
Sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, từng nếm trải đủ vị ngọt đắng của hòa bình và chiến tranh, của sung túc và túng thiếu trong thời kỳ trước và sau chiến tranh tại Việt Nam, tôi rất cảm thông với tâm tư của nhiều người Mỹ gốc Việt tại đây. Một mặt, họ tự hào với những thành tựu mà bản thân và con cháu đã và sẽ đạt được tại Mỹ, nơi ngày xưa chỉ có những gia đình rất khá giả mới có thể gửi con em đi du học. Mặt khác, họ không quên nỗi niềm khi phải bỏ đất nước ra đi, dù là vì chiến tranh, vì kinh tế, hay những lý do khác. Cho dù phải làm việc vất vả để hội nhập với cuộc sống Mỹ, họ vẫn không quên dành dụm giúp đỡ cho thân nhân bạn bè ở Việt Nam, thường xuyên theo dõi tin tức quê nhà, và luôn mong mỏi đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Tết Việt trên đất Mỹ với nhiều phong tục dân gian quen thuộc.
Nhìn Tiểu Sài Gòn, tôi cảm nhận được sức sống vươn lên và tiềm năng một ngày không xa, khu vực này có thể trở nên một “Đại Sài Gòn” của thế kỷ XXI tại đất Mỹ, sầm uất như các khu Koreantown tại Los Angeles, Chinatown tại San Francisco hoặc New York, với các trung tâm cao tầng kinh tế tài chính, dịch vụ thương mại, y tế, và văn hóa xã hội.
Ngày nay, có lẽ đa số người Việt hải ngoại và người Việt trong nước đều hy vọng rằng một ngày nào đó rất gần, các bên có thể cùng đối thoại, cùng nhau tạo sự cảm thông, và cùng nhau thực hiện những dự án, những chương trình hành động tích cực, đáp ứng nguyện vọng và tâm tư của mọi người dân cả trong lẫn ngoài nước.
Lúc đó, tương lai có thể mở ra những viễn cảnh tươi sáng, trong đó có một nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, đoàn kết với mạng lưới các đô thị của người Việt hải ngoại trên toàn thế giới, để sánh vai với các cường quốc ở châu Á.
Ngô Viết Nam Sơn - Ảnh Minh Cường
http://nguoidothi.vn/vn/news/nguoi-tre/cong-dan-toan-cau/6789/tu-sai-gon-den-tieu-sai-gon.ndt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Từ Sài Gòn đến Tiểu Sài Gòn *
Lần đầu tiên tôi nghe đến địa danh “Tiểu Sài Gòn” (Little Saigon) là từ Sam, một nhà báo Mỹ nói sõi tiếng Việt, làm việc cho tờ Vietnam Economic Times tại Hà Nội. Sam có vẻ rất thích nơi đây, nói rằng đã đến California
Lần đầu tiên tôi nghe đến địa danh “Tiểu Sài Gòn” (Little Saigon) là từ Sam, một nhà báo Mỹ nói sõi tiếng Việt, làm việc cho tờ Vietnam Economic Times tại Hà Nội. Sam có vẻ rất thích nơi đây, nói rằng đã đến California thì không thể không thăm Little Saigon, một khu vực khoảng 4 dặm vuông, thuộc Quận Cam (Orange County), nơi có nhiều người Việt sống nhất ngoài nước Việt Nam.
Quầy hàng Tết của người Việt trước khu chợ Phước Lộc Thọ.
Ấn
tượng đầu tiên của tôi khi đến Tiểu Sài Gòn là sự cảm phục những người
tiên phong, đa số đến Mỹ với hai bàn tay trắng, chỉ sau vài chục năm đã
cùng nhau xây dựng một vùng đất hoang sơ thành khu đô thị sầm uất, được
chính thức mang tên Little Saigon trên bản đồ tiểu bang California từ
năm 1988.Nhờ có khí hậu ôn hòa và điều kiện sống tốt, California rất sớm đã trở thành một trong những nơi sống ưa thích nhất của người Việt hải ngoại. Tiểu Sài Gòn được người Việt di cư từ Việt Nam sang Mỹ bắt đầu tạo nên từ sau 1975 tại vùng đất dọc Đại lộ Bolsa. Khu trung tâm lịch sử của Tiểu Sài Gòn, do đó, là khu vực gồm những công trình nằm trên Đại lộ Bolsa, bao quanh khu chợ Phước Lộc Thọ, có giá trị như khu phố dọc đại lộ Lê lợi và quanh chợ Bến Thành của Sài Gòn.
Mặc dù đất ở khu vực này đa số do người Hoa hoặc người Việt gốc Hoa làm chủ, họ vẫn phải tôn trọng ý nghĩa tinh thần và bản sắc của khu vực này đối với người Việt hải ngoại. Do vậy mà cho dù kiến trúc ban đầu của khu Phước Lộc Thọ và khu lân cận mang nhiều ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa, ngày nay đa số người dân Little Saigon đều mong muốn mọi chỉnh trang sau này của khu vực lịch sử này phải mang bản sắc Việt. Từng có dự án cải tạo cao tầng hóa khu Phước Lộc Thọ và khu thương mại đối diện bên kia đường, nối với nhau bằng một cầu nổi đi bộ, nhưng dự án gặp phải sự phản đối mãnh liệt của người dân, vì kiến trúc mới mang nặng dấu ấn Trung Hoa, nên sau đó đã phải thay đổi theo yêu cầu của cộng đồng.
Muốn hiểu những sinh hoạt đặc biệt của Tiểu Sài Gòn, bạn cần có sự hướng dẫn của người dân địa phương. Nhờ có chú Xiêm, tôi biết được nơi có thể vừa thưởng thức tách cà phê thơm nóng với bánh sừng trâu đúng kiểu Pháp tại quán Croissant Doré, vừa đọc báo vừa nghe người xung quanh sôi nổi bàn chuyện thời sự, giống như thường thấy tại Brodard trên đường Tự Do ngày xưa. Sau đó, có thể thoải mái sang chơi một ván cờ với một người bạn mê cờ không quen tại khu vực sân trước Phước Lộc Thọ, vừa nhâm nhi trà vừa ngắm người xung quanh đi mua sắm, giống như tôi từng ngồi quán cóc ở Chợ Lớn chơi cờ thế với một ông bạn người Hoa. Người không biết tiếng Anh từ Việt Nam sang sẽ có thể an tâm dạo quanh, vì luôn có thể hỏi thông tin từ một người nào đó trên đường bằng tiếng Việt.
Tuấn, em họ của tôi, lại cho tôi biết được cuộc sống năng động khác của giới trẻ. Như nhiều người bạn cần cù khác, Tuấn nhận một lúc nhiều việc để giúp trang trải cuộc sống gia đình, và dành dụm mua nhà cho cha mẹ và vợ con. Ban ngày Tuấn làm quản lý phòng vi tính cho một trường đại học cộng đồng, chiều đi làm chuyên viên cho một công ty máy tính, còn tối về nhà làm thêm trên mạng cho một công ty khác. Điều thú vị là người đàn ông Huế, nổi tiếng gia trưởng ở miền Trung, khi đến Mỹ, đa số trở thành những người chồng biết nấu ăn và biết đỡ đần vợ trong công việc nhà, trong khi vẫn làm việc vất vả hàng ngày.
Tuy người ta mặc nhiên xem khu Phước Lộc Thọ và lân cận là khu trung tâm của Tiểu Sài Gòn, nhưng không nhiều người dân chọn khu vực này để sống, mà chỉ chủ yếu đến mua sắm và ăn uống vào cuối tuần. Đa số người Mỹ gốc Việt của Tiểu Sài Gòn chọn sống quần cư ở những khu dân cư xung quanh tại Westminster, Santa Ana, Garden Grove... Một bộ phận không nhỏ người Việt khá giả và hội nhập tốt với cuộc sống Mỹ, lại chọn sống ở những khu dân cư cao cấp nơi đa số dân là người Mỹ trắng, như Huntington Beach, New Port Coast, hoặc khu trung tâm Los Angeles.
Khi thầy Nghiêm Phú Phi còn sống, mỗi lần đến Tiểu Sài Gòn, tôi đều đến thăm vợ chồng thầy tại trường nhạc của thầy tại khu ABC trên Đại lộ Bolsa, cạnh trường dạy hát của cô Thái Thanh. Chúng tôi thường cùng uống trà, hỏi thăm những người quen cũ thời tôi còn học đàn với thầy tại nhà và tại nhà thờ Huyện Sỹ ở Việt Nam, và nghe thầy kể về cuộc sống yên bình của thầy với con cháu. Yến, con gái thầy, nay đã là một giáo sư dương cầm nổi tiếng, tiếp tục truyền thống dạy nhạc của gia đình.
Ở TP.HCM, trước vấn nạn kẹt xe và ngập lụt, nhiều chuyên gia nhận định hai trong số những nguyên nhân chính, là do phát triển đô thị thiếu kiểm soát không tương ứng với hạ tầng đô thị hiện hữu, và do người dân xây dựng trái phép, thiếu ý thức giao thông, xả rác, và lấn chiếm kênh rạch. Nhưng cũng chính những người dân đó, khi di cư sang Tiểu Sài Gòn, bằng cách vượt biên hoặc theo các chương trình HO và ODP, lại có cuộc sống tuân thủ pháp luật và có ý thức cao. Như vậy, vấn đề nằm ở cách quản lý đô thị và phương pháp giáo dục, chứ không nằm ở bản chất con người Việt Nam. Tiểu Sài Gòn cho chúng ta nhiều bài học trực quan có giá trị có thể tham khảo, về những gì chúng ta nên làm để cải tổ quản lý đô thị và về giáo dục tại TP.HCM ngày nay.
Hiện nay, ngày càng có nhiều lãnh đạo dân cử gốc Việt nắm các chức vụ quan trọng trong chính quyền địa phương và chính quyền liên bang. Người Mỹ gốc Việt như người ta thường nói, giống như trái chuối vỏ vàng ruột trắng, dù song tịch hoặc gốc Việt, vẫn là người Mỹ dưới ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa Việt-Mỹ. Chức vụ càng cao, cơ hội càng nhiều, nhưng thử thách lại càng nhiều hơn, họ được kỳ vọng phải ý thức và hài hòa được trách nhiệm đa tầng, trước hết là bổn phận công dân đối với nước Mỹ, kế đến là trách nhiệm đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, là đối với Việt Nam, quê cha đất tổ.
Tiểu Sài Gòn cho chúng ta nhiều bài học trực quan có giá trị có thể tham khảo, về những gì chúng ta nên làm để cải tổ quản lý đô thị và về giáo dục tại TP.HCM ngày nay.
Ngày xưa, cái tên “Tiểu Sài Gòn” chỉ dành cho khu đô thị của người Mỹ gốc Việt tại quận Cam, nhưng dần dần nó trở thành danh từ chung, giống như Chinatown, dùng để gọi tên cho nhiều khu đô thị của người Mỹ gốc Việt tại các thành phố khác, như Seattle, San Francisco, San Jose, Houston... Điều này nói lên ý nghĩa tuy sống xa quê hương, xa Sài Gòn, nhưng họ không bao giờ quên nguồn cội của mình.
Các Tiểu Sài Gòn tại đất Mỹ đang có xu hướng kết nối lại với nhau về mặt không gian và về hoạt động kinh tế xã hội. Thấy rõ nhất là giữa Tiểu Sài Gòn của quận Cam và Tiểu Sài Gòn của San Jose. Nhiều người làm việc như con thoi giữa hai vùng đô thị, phát triển nhiều doanh nghiệp ngày càng thành công. Điển hình có hệ thống xe đò Hoàng đủ tiện nghi với nhiều chuyến trong ngày, nối liền khu Phước Lộc Thọ ở quận Cam với khu Lion Plaza ở San Jose, ngày càng phát triển như một phương tiện giao thông ưa thích để đi lại thăm viếng nhau, đặc biệt là cho những người lớn tuổi sống ở hai đầu bang California.
Cuộc sống cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại đây rất đa dạng phong phú, đặc biệt là vào thời điểm Tết Nguyên Đán. Các chợ đêm cuối tuần tại khu Phước Lộc Thọ trở nên nhộn nhịp hơn. Các khu siêu thị chật cứng xe ra vào mua sắm Tết. Những buổi diễu hành, hội chợ, hoặc lễ mừng xuân, đón giao thừa được tổ chức thường xuyên tại Đại lộ Bolsa, các khu trung tâm dịch vụ thương mại, các chùa Việt, nhà thờ Việt, các trung tâm cộng đồng... trong đó nam thanh nữ tú trong các trang phục truyền thống, gợi nhớ không khí nhộn nhịp đón xuân của phố hoa Nguyễn Huệ và khu trung tâm Sài Gòn ngày xưa, TP.HCM ngày nay.
Sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, từng nếm trải đủ vị ngọt đắng của hòa bình và chiến tranh, của sung túc và túng thiếu trong thời kỳ trước và sau chiến tranh tại Việt Nam, tôi rất cảm thông với tâm tư của nhiều người Mỹ gốc Việt tại đây. Một mặt, họ tự hào với những thành tựu mà bản thân và con cháu đã và sẽ đạt được tại Mỹ, nơi ngày xưa chỉ có những gia đình rất khá giả mới có thể gửi con em đi du học. Mặt khác, họ không quên nỗi niềm khi phải bỏ đất nước ra đi, dù là vì chiến tranh, vì kinh tế, hay những lý do khác. Cho dù phải làm việc vất vả để hội nhập với cuộc sống Mỹ, họ vẫn không quên dành dụm giúp đỡ cho thân nhân bạn bè ở Việt Nam, thường xuyên theo dõi tin tức quê nhà, và luôn mong mỏi đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Tết Việt trên đất Mỹ với nhiều phong tục dân gian quen thuộc.
Nhìn Tiểu Sài Gòn, tôi cảm nhận được sức sống vươn lên và tiềm năng một ngày không xa, khu vực này có thể trở nên một “Đại Sài Gòn” của thế kỷ XXI tại đất Mỹ, sầm uất như các khu Koreantown tại Los Angeles, Chinatown tại San Francisco hoặc New York, với các trung tâm cao tầng kinh tế tài chính, dịch vụ thương mại, y tế, và văn hóa xã hội.
Ngày nay, có lẽ đa số người Việt hải ngoại và người Việt trong nước đều hy vọng rằng một ngày nào đó rất gần, các bên có thể cùng đối thoại, cùng nhau tạo sự cảm thông, và cùng nhau thực hiện những dự án, những chương trình hành động tích cực, đáp ứng nguyện vọng và tâm tư của mọi người dân cả trong lẫn ngoài nước.
Lúc đó, tương lai có thể mở ra những viễn cảnh tươi sáng, trong đó có một nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, đoàn kết với mạng lưới các đô thị của người Việt hải ngoại trên toàn thế giới, để sánh vai với các cường quốc ở châu Á.
Ngô Viết Nam Sơn - Ảnh Minh Cường
http://nguoidothi.vn/vn/news/nguoi-tre/cong-dan-toan-cau/6789/tu-sai-gon-den-tieu-sai-gon.ndt