Văn Học & Nghệ Thuật

Từ kẻ ám sát cánh đồng đến chuyện làng nhô: Một sự lưu manh tột cùng của những kẻ bồi bút văn nô

Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu h

Đỗ Trường

Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu hu, làm mọi người phải dừng đũa. Lúc sau, có lẽ hết cơn xúc động, hắn hỏi lại tôi: Ông đã xem phim Chuyện Làng Nhô chưa? Tôi lắc đầu: Nhưng phim đó thì liên quan gì đến quê hương, bản quán của ông. Hắn nhếch mép, với tiếng cười méo mó: Có đấy, cái làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam quê tôi chính là Làng Nhô. Nhưng bản chất sự việc, con người hoàn toàn khác trong phim. Cái khốn nạn là ở chỗ đó. Làng ông được lên phim là tốt chứ sao lại khốn nạn, tôi ngoặc lại hắn như vậy. Hắn cao giọng: Tốt, tốt cái con khỉ ấy. Ông chuồn ra khỏi nước đã từ lâu, không xem, không chứng kiến, làm sao biết được, bao nhiêu người dân lương thiện phải chết, và ngồi tù oan, còn đám cường hào ác bá vẫn sống phè phỡn ở đó. Tôi ngớ cả người, và tính tò mò trỗi dậy, nên xuống giọng ngay: Nghĩa là như thế nào, ông có thể nói rõ hơn được không? Hắn thủ thỉ: Tuy đỉnh điểm sự việc xảy ra năm 1992, nhưng nguyên nhân từ nhiều năm trước đó…

Ông Trịnh Văn Khải xuất thân từ gia đình được đảng, chế độ tin yêu, và là người thông minh, học giỏi, nên được du học ở Nga Xô. Về nước, ông làm giảng viên chính của trường Đại học Hàng hải Hải Phòng. Khi hưu trí, ông trở về quê và tham gia làm công việc địa chính của xã Đồng Hóa. Từ đó, ông phát hiện ra chính quyền xã, huyện giấu dân, giấu cấp trên đấu thầu, chiếm đoạt đất đai chia nhau đã nhiều năm. Ông cùng người dân đấu tranh, yêu cầu chính quyền là rõ sự trộm cắp, tham nhũng đó. Vì vậy, ông cũng như dân làng bị trả thù một cách dã man, đê tiện của đám quan tham. Để có kinh phí lên trung ương kiện cáo, ông cùng dân làng lập ra đội tự quản 447, bán vé, thu tiền chợ. Tuy nhiên, những lời kêu cứu, sự chờ đợi ấy của dân làng vẫn không có lời hồi đáp. Trước sự trả thù ngày càng điên cuồng không chỉ bằng lực lượng công an, mà còn cả bọn côn đồ của chính quyền, buộc ông Khải và người dân làng Lạc Nhuế lập lũy chống trả, một cách sinh tử. Sự trả thù một cách đê hèn lên đến đỉnh điểm, khi bọn quan tham thuê hai tên côn đồ lẻn vào làng định giết ông Trịnh Văn Khải bằng thuốc độc. Nhưng chưa kịp hành động cả hai đã bị bắt. Dân làng căm phẫn và hành quyết hai tên côn đồ tại chỗ, trước sự can ngăn của ông Khải. Và đó cũng chính là cái cớ để chính quyền quan tham huy động hàng trăm cảnh sát cơ động tinh nhuệ nhất tấn công vào làng. Ông Trịnh Văn Khải và hàng chục người dân bị bắt đi. Sau đó, ông Khải bị tử hình, và hai người dân bị đánh chết trong tù. Rồi đến con trai ông Khải cũng bị bọn quan tham thuê côn đồ giết, bằng cách gây tai nạn giao thông.

Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Để che lấp tội lỗi, bọn quan tham đã thuê những tên đồ tể truyền thông truyền hình và cả nhưng tên bồi bút như Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến… bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận dân chúng…

Ực liền tù tì mấy ly, rồi dừng lại giây lát, hắn quay sang tôi bảo, nếu không tin, ông có thể tìm cuốn Kẻ Ám Sát Cánh Đồng của tên an ninh Nguyễn Quang Thiều, và kịch bản phim Chuyện Làng Nhô do văn nô Phạm Ngọc Tiến chuyển thể, đọc sẽ rõ.

Chờ cho sự xúc động của hắn dịu xuống, tôi hỏi: Ông chứng kiến những việc đó? Hắn bảo, không chỉ chứng kiến, mà còn là một trong những thanh niên cùng dân làng lập lũy chiến đấu chống lại bọn quan tham từ đầu đến cuối. Không hiểu sao lúc đó tôi thoát được, trốn vào Nam, vay mượn tiền bạc, đổi tên thay họ tìm đường sang Nga, rồi Balan, để lúc này cùng uống rượu với ông đây.

Có lẽ, chưa tin hẳn lời cái gã Balan này, nên hôm rồi, tôi gọi điện hỏi người bạn thời trung học, ở Sở công an Hà Nam. Dù làm bộ phận hành chính và đã về hưu, nhưng hắn vẫn nhớ khá rành rọt về vụ việc ở Lạc Nhuế (Làng Nhô). Tuy một vài chi tiết nhỏ hơi khác với lời kể của gã Balan, nhưng nhìn chung diễn biến và bản chất sự việc, con người hoàn toàn trùng khớp nhau.

Và lời kể thêm của ông bạn cựu cảnh sát này, đã cho tôi động lực đi tìm cuốn Kẻ Ám Sát Cánh Đồng, cũng như kịch bản Chuyện Làng Nhô để đọc. Tuy nhiên, tôi chỉ tìm thấy kịch bản Chuyện Làng Nhô của Phạm Ngọc Tiến. Và bìa cuốn kịch bản này in chung tên tác giả Nguyễn Quang Thiều và Phạm Ngọc Tiến.

Có thể nói, Chuyện Làng Nhô là kịch bản mang nặng tính chính trị tuyên truyền. Vụ việc và con người hoàn toàn trái ngược với sự thật những gì đã diễn ra ở làng Lạc Nhuế. Nếu người thủ lĩnh nông dân Trịnh Văn Khải ngoài đời trí thức, hiền lành hết lòng vì vợ con gia đình, làng xóm bao nhiêu, thì Trịnh Khả của Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến hiện lên như một lục lâm thảo khấu, ranh ma lừa lọc, đầm đĩ, đểu cáng bấy nhiêu. Và sự lưu manh, bỉ ổi đê hèn của của những quan tham, với đám tay sai, côn đồ trong Chuyện Làng Nhô đã được hai ông văn nô, bồi bút này miêu tả hiền lương, xả thân cứu người, giúp dân một cách vô cùng dũng cảm.

Đã hơn một lần, nhà văn Võ Thị Hảo nói với tôi: Phim, truyện của những kẻ văn nô thiếu nhân cách này, không đáng để bình luận, phân tích. Tuy không cực đoan như chị, nhưng tôi cũng không đi vào cái hay dở nghệ thuật viết truyện, hay kịch bản phim của Nguyễn Quang Thiều, và Phạm Ngọc Tiến. Mà tôi chỉ đi sâu tìm hiểu mục đích, nguyên nhân nào họ phải úp mặt, xoay bút đứng về phía cường hào thống trị, đẩy những người nông dân cùng khổ đến đường cùng như vậy.

Theo nhà sách Phương Nam, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã về tận nơi, (tức làng Nhô) tìm hiểu sự việc, lấy tài liệu, gặp gỡ trò chuyện với những người thực trong biến cố đó, và anh soi chiếu nó bằng cái nhìn văn học.

Như vậy, có nghĩa Nguyễn Quang Thiều đã biết được sự thật những gì đã xảy ra ở Làng Nhô. Nhưng cái kính chiếu yêu của văn học này, làm ngòi bút Nguyễn Quang Thiều đảo ngược lại chăng?

Vâng! Dù có che đậy bằng những tiểu thuyết, sáng tạo văn học hay gì gì đi chăng nữa, trước sau nó cũng lộ nguyên hình sự dối trá, lưu manh trắng trợn nhất của kẻ cầm bút, dưới lăng kính méo mó dẫn dắt chỉ đường của Ban tuyên giáo, an ninh mật vụ và cả tiền bạc của những đám quan tham. Là một nhà văn còn một chút tự trọng có lẽ, không ai bán nhân phẩm, lương tâm của mình như vậy. Nhưng Nguyễn Quang Thiều xuất thân từ gia đình cảnh sát, và bản thân cũng là một an ninh được đào tạo cơ bản ở trong cũng như ngoài nước. Do vậy, Nguyễn Quang Thiều phải bảo vệ chế độ, bảo vệ con đường công danh cũng như miếng cơm manh áo của mình là lẽ đương nhiên thôi.

Phải nói thẳng, Chuyện Làng Nhô (Lạc Nhuế) xảy ra đã trên hai chục năm, khi chưa có FB, dân trí và internet chưa phát triển, sự lưu manh dối trá này ít nhiều mang lại hiệu quả. Còn vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội hiện nay có cho ăn mật gấu, các thêm cái ghế Chủ tịch hội nhà văn, Nguyễn Quang Thiều và Phạm NgọcTiến cũng không dám viết Chuyện Làng Nhô thứ hai.

Trước đây, đôi khi tôi có đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều, nhưng dường như ít có bài đọc trọn vẹn. Thơ Thiều thường rối rắm, tối thui về ngữ nghĩa. Một thứ thơ méo mó, đọc không để hiểu. Hôm rồi được mời đến dự buổi âm nhạc và thi ca ở gần thành phố tôi cư ngụ, thấy có bác nhà thơ cộng đồng khá quen, lên đọc bài thơ “Lịch sử tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ” của Nguyễn Quang Thiều rất hùng hồn. Chẳng biết, có ai hiểu gì hay không, nhưng khán phòng cứ vỗ tay ầm ầm, khi bài thơ kết thúc. Lát sau, nhìn thấy tôi, bác đến chào. Tôi hỏi, sao bác không đọc thơ của mình, mà đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều vậy. Bác cười bảo, đọc thơ của mình nhiều rồi, hôm nay thay đổi không khí chút. Tôi rút tờ giấy in bài thơ còn găm trên túi áo của bác ấy, hỏi, thế bác có hiểu bài thơ này không. Bác nhà thơ này lắc đầu: Thấy mọi người khen hay thì đọc vậy thôi.

Thành thật mà nói, Nguyễn Quang Thiều có tài năng viết báo, viết văn thông tấn như đàn anh Trung tướng an ninh Nguyễn Hữu Ước, hoặc những tản văn trải thật lòng mình về đất và con người. Còn những cuốn sách tuyên truyền dạng Kẻ Ám Sát Cánh đồng dù có được công kênh, nhưng nó chỉ là những trang viết chết.

Và cũng như Phạm Ngọc Tiến đã bán linh hồn bằng thứ danh hão, Nguyễn Quang Thiều dù có ngoi lên giám đốc nhà xuất bản, hay Chủ tịch hội nhà văn đi chăng nữa, thì vết ô nhục Chuyện Làng Nhô không bao giờ rửa sạch.

Leipzig ngày 24-4-2017
Đỗ Trường

( Dân Luận )

Bàn ra tán vào (2)

quang dinh
CUỘC CỜ CÒN TIẾP * Sầu riêng một khối mối con Chung Liên Hoành không kết nối hợp tung Thanh trừng nội bộ Tòng Thị Phóng Kim Ngân Phú Trọng tướng thạch sùng * Cũng cùng dòng dõi bọ hung Củ Chi cũng đớp rục tùng phân đảng viên Củ nâu cũng đổi ra tiền Củ nần Kim Tiến không kiêng tử cấm thành Củ trùy chắc Trịnh Xuân Thanh Ba Đình củ đậu Trấn Thành Hari Won * Mượn súng đạn đảng côn an Bên Thắng cuộc Trả cần lao nhân vị Ngô Đình Diệm vết lăn trầm Mấy đời Mỹ Đức Đồng Tâm mấy đời hậu sản hôn lầm Nguyễn Thị Doan Trần Đại Quang Tạ Bích Loan Võ Kim Cự phú khách choang ngoan mấy đời * Bên thua cuộc không dễ gì bỏ được Phục quốc quân thấm thuốc bốn hai năm Gai đâm mật đắng ăn nằm Khe Sanh sống lại cây lành trái ngọt ngon Trả cho khủng bố Sài Gòn sát nhân quả tạ sét hòn Đinh La Thăng * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Việt
Cũng như hai thằng cùng " hợp đồng " ăn cắp nhạc phẩm " nỗi lòng người đi " của cố nhạc sỹ Anh Bằng . Dùng ngòi bủt để ăn cắp

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Từ kẻ ám sát cánh đồng đến chuyện làng nhô: Một sự lưu manh tột cùng của những kẻ bồi bút văn nô

Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu h

Đỗ Trường

Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu hu, làm mọi người phải dừng đũa. Lúc sau, có lẽ hết cơn xúc động, hắn hỏi lại tôi: Ông đã xem phim Chuyện Làng Nhô chưa? Tôi lắc đầu: Nhưng phim đó thì liên quan gì đến quê hương, bản quán của ông. Hắn nhếch mép, với tiếng cười méo mó: Có đấy, cái làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam quê tôi chính là Làng Nhô. Nhưng bản chất sự việc, con người hoàn toàn khác trong phim. Cái khốn nạn là ở chỗ đó. Làng ông được lên phim là tốt chứ sao lại khốn nạn, tôi ngoặc lại hắn như vậy. Hắn cao giọng: Tốt, tốt cái con khỉ ấy. Ông chuồn ra khỏi nước đã từ lâu, không xem, không chứng kiến, làm sao biết được, bao nhiêu người dân lương thiện phải chết, và ngồi tù oan, còn đám cường hào ác bá vẫn sống phè phỡn ở đó. Tôi ngớ cả người, và tính tò mò trỗi dậy, nên xuống giọng ngay: Nghĩa là như thế nào, ông có thể nói rõ hơn được không? Hắn thủ thỉ: Tuy đỉnh điểm sự việc xảy ra năm 1992, nhưng nguyên nhân từ nhiều năm trước đó…

Ông Trịnh Văn Khải xuất thân từ gia đình được đảng, chế độ tin yêu, và là người thông minh, học giỏi, nên được du học ở Nga Xô. Về nước, ông làm giảng viên chính của trường Đại học Hàng hải Hải Phòng. Khi hưu trí, ông trở về quê và tham gia làm công việc địa chính của xã Đồng Hóa. Từ đó, ông phát hiện ra chính quyền xã, huyện giấu dân, giấu cấp trên đấu thầu, chiếm đoạt đất đai chia nhau đã nhiều năm. Ông cùng người dân đấu tranh, yêu cầu chính quyền là rõ sự trộm cắp, tham nhũng đó. Vì vậy, ông cũng như dân làng bị trả thù một cách dã man, đê tiện của đám quan tham. Để có kinh phí lên trung ương kiện cáo, ông cùng dân làng lập ra đội tự quản 447, bán vé, thu tiền chợ. Tuy nhiên, những lời kêu cứu, sự chờ đợi ấy của dân làng vẫn không có lời hồi đáp. Trước sự trả thù ngày càng điên cuồng không chỉ bằng lực lượng công an, mà còn cả bọn côn đồ của chính quyền, buộc ông Khải và người dân làng Lạc Nhuế lập lũy chống trả, một cách sinh tử. Sự trả thù một cách đê hèn lên đến đỉnh điểm, khi bọn quan tham thuê hai tên côn đồ lẻn vào làng định giết ông Trịnh Văn Khải bằng thuốc độc. Nhưng chưa kịp hành động cả hai đã bị bắt. Dân làng căm phẫn và hành quyết hai tên côn đồ tại chỗ, trước sự can ngăn của ông Khải. Và đó cũng chính là cái cớ để chính quyền quan tham huy động hàng trăm cảnh sát cơ động tinh nhuệ nhất tấn công vào làng. Ông Trịnh Văn Khải và hàng chục người dân bị bắt đi. Sau đó, ông Khải bị tử hình, và hai người dân bị đánh chết trong tù. Rồi đến con trai ông Khải cũng bị bọn quan tham thuê côn đồ giết, bằng cách gây tai nạn giao thông.

Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Để che lấp tội lỗi, bọn quan tham đã thuê những tên đồ tể truyền thông truyền hình và cả nhưng tên bồi bút như Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến… bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận dân chúng…

Ực liền tù tì mấy ly, rồi dừng lại giây lát, hắn quay sang tôi bảo, nếu không tin, ông có thể tìm cuốn Kẻ Ám Sát Cánh Đồng của tên an ninh Nguyễn Quang Thiều, và kịch bản phim Chuyện Làng Nhô do văn nô Phạm Ngọc Tiến chuyển thể, đọc sẽ rõ.

Chờ cho sự xúc động của hắn dịu xuống, tôi hỏi: Ông chứng kiến những việc đó? Hắn bảo, không chỉ chứng kiến, mà còn là một trong những thanh niên cùng dân làng lập lũy chiến đấu chống lại bọn quan tham từ đầu đến cuối. Không hiểu sao lúc đó tôi thoát được, trốn vào Nam, vay mượn tiền bạc, đổi tên thay họ tìm đường sang Nga, rồi Balan, để lúc này cùng uống rượu với ông đây.

Có lẽ, chưa tin hẳn lời cái gã Balan này, nên hôm rồi, tôi gọi điện hỏi người bạn thời trung học, ở Sở công an Hà Nam. Dù làm bộ phận hành chính và đã về hưu, nhưng hắn vẫn nhớ khá rành rọt về vụ việc ở Lạc Nhuế (Làng Nhô). Tuy một vài chi tiết nhỏ hơi khác với lời kể của gã Balan, nhưng nhìn chung diễn biến và bản chất sự việc, con người hoàn toàn trùng khớp nhau.

Và lời kể thêm của ông bạn cựu cảnh sát này, đã cho tôi động lực đi tìm cuốn Kẻ Ám Sát Cánh Đồng, cũng như kịch bản Chuyện Làng Nhô để đọc. Tuy nhiên, tôi chỉ tìm thấy kịch bản Chuyện Làng Nhô của Phạm Ngọc Tiến. Và bìa cuốn kịch bản này in chung tên tác giả Nguyễn Quang Thiều và Phạm Ngọc Tiến.

Có thể nói, Chuyện Làng Nhô là kịch bản mang nặng tính chính trị tuyên truyền. Vụ việc và con người hoàn toàn trái ngược với sự thật những gì đã diễn ra ở làng Lạc Nhuế. Nếu người thủ lĩnh nông dân Trịnh Văn Khải ngoài đời trí thức, hiền lành hết lòng vì vợ con gia đình, làng xóm bao nhiêu, thì Trịnh Khả của Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến hiện lên như một lục lâm thảo khấu, ranh ma lừa lọc, đầm đĩ, đểu cáng bấy nhiêu. Và sự lưu manh, bỉ ổi đê hèn của của những quan tham, với đám tay sai, côn đồ trong Chuyện Làng Nhô đã được hai ông văn nô, bồi bút này miêu tả hiền lương, xả thân cứu người, giúp dân một cách vô cùng dũng cảm.

Đã hơn một lần, nhà văn Võ Thị Hảo nói với tôi: Phim, truyện của những kẻ văn nô thiếu nhân cách này, không đáng để bình luận, phân tích. Tuy không cực đoan như chị, nhưng tôi cũng không đi vào cái hay dở nghệ thuật viết truyện, hay kịch bản phim của Nguyễn Quang Thiều, và Phạm Ngọc Tiến. Mà tôi chỉ đi sâu tìm hiểu mục đích, nguyên nhân nào họ phải úp mặt, xoay bút đứng về phía cường hào thống trị, đẩy những người nông dân cùng khổ đến đường cùng như vậy.

Theo nhà sách Phương Nam, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã về tận nơi, (tức làng Nhô) tìm hiểu sự việc, lấy tài liệu, gặp gỡ trò chuyện với những người thực trong biến cố đó, và anh soi chiếu nó bằng cái nhìn văn học.

Như vậy, có nghĩa Nguyễn Quang Thiều đã biết được sự thật những gì đã xảy ra ở Làng Nhô. Nhưng cái kính chiếu yêu của văn học này, làm ngòi bút Nguyễn Quang Thiều đảo ngược lại chăng?

Vâng! Dù có che đậy bằng những tiểu thuyết, sáng tạo văn học hay gì gì đi chăng nữa, trước sau nó cũng lộ nguyên hình sự dối trá, lưu manh trắng trợn nhất của kẻ cầm bút, dưới lăng kính méo mó dẫn dắt chỉ đường của Ban tuyên giáo, an ninh mật vụ và cả tiền bạc của những đám quan tham. Là một nhà văn còn một chút tự trọng có lẽ, không ai bán nhân phẩm, lương tâm của mình như vậy. Nhưng Nguyễn Quang Thiều xuất thân từ gia đình cảnh sát, và bản thân cũng là một an ninh được đào tạo cơ bản ở trong cũng như ngoài nước. Do vậy, Nguyễn Quang Thiều phải bảo vệ chế độ, bảo vệ con đường công danh cũng như miếng cơm manh áo của mình là lẽ đương nhiên thôi.

Phải nói thẳng, Chuyện Làng Nhô (Lạc Nhuế) xảy ra đã trên hai chục năm, khi chưa có FB, dân trí và internet chưa phát triển, sự lưu manh dối trá này ít nhiều mang lại hiệu quả. Còn vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội hiện nay có cho ăn mật gấu, các thêm cái ghế Chủ tịch hội nhà văn, Nguyễn Quang Thiều và Phạm NgọcTiến cũng không dám viết Chuyện Làng Nhô thứ hai.

Trước đây, đôi khi tôi có đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều, nhưng dường như ít có bài đọc trọn vẹn. Thơ Thiều thường rối rắm, tối thui về ngữ nghĩa. Một thứ thơ méo mó, đọc không để hiểu. Hôm rồi được mời đến dự buổi âm nhạc và thi ca ở gần thành phố tôi cư ngụ, thấy có bác nhà thơ cộng đồng khá quen, lên đọc bài thơ “Lịch sử tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ” của Nguyễn Quang Thiều rất hùng hồn. Chẳng biết, có ai hiểu gì hay không, nhưng khán phòng cứ vỗ tay ầm ầm, khi bài thơ kết thúc. Lát sau, nhìn thấy tôi, bác đến chào. Tôi hỏi, sao bác không đọc thơ của mình, mà đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều vậy. Bác cười bảo, đọc thơ của mình nhiều rồi, hôm nay thay đổi không khí chút. Tôi rút tờ giấy in bài thơ còn găm trên túi áo của bác ấy, hỏi, thế bác có hiểu bài thơ này không. Bác nhà thơ này lắc đầu: Thấy mọi người khen hay thì đọc vậy thôi.

Thành thật mà nói, Nguyễn Quang Thiều có tài năng viết báo, viết văn thông tấn như đàn anh Trung tướng an ninh Nguyễn Hữu Ước, hoặc những tản văn trải thật lòng mình về đất và con người. Còn những cuốn sách tuyên truyền dạng Kẻ Ám Sát Cánh đồng dù có được công kênh, nhưng nó chỉ là những trang viết chết.

Và cũng như Phạm Ngọc Tiến đã bán linh hồn bằng thứ danh hão, Nguyễn Quang Thiều dù có ngoi lên giám đốc nhà xuất bản, hay Chủ tịch hội nhà văn đi chăng nữa, thì vết ô nhục Chuyện Làng Nhô không bao giờ rửa sạch.

Leipzig ngày 24-4-2017
Đỗ Trường

( Dân Luận )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm