Nhân Vật
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức ‘khẳng định không đi nước ngoài’
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Phái đoàn quan tâm và hỏi về nguyện vọng của anh Thức. Anh Thức khẳng định không đi nước ngoài mà ở lại Việt Nam để đem sức lực của mình cống hiến, phục vụ đất nước.”
“Anh Thức muốn vụ án của mình được giải quyết theo pháp luật, và pháp luật phải được tôn trọng, công bằng đối với mọi người. Phái đoàn Liên Minh Châu Âu và Sứ Quán Đức nói rằng họ hiểu và nể phục tinh thần của anh Thức. Họ hứa sẽ theo dõi sát sao và trợ giúp hết lòng,” ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, viết trên trang Facebook cá nhân hôm 30 Tháng Sáu, 2018.Cũng trên Facebook cá nhân, ông Tân thông báo rằng ông Thức gọi điện cho vợ từ nhà tù. Trong cuộc điện đàm, ông Thức cho biết đại diện phái đoàn Liên Minh Châu Âu và Đại Sứ Quán Đức tại Việt Nam đã đến thăm ông tại trại tù ở tỉnh Nghệ An hôm 25 Tháng Sáu.
Ông Thức, 52 tuổi, bị bắt vào ngày 24 Tháng Năm, 2009, với tội danh ban đầu là “Trộm cắp cước điện thoại,” sau đó đổi thành “Hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Ông bị Tòa Án Nhân Dân ở Sài Gòn đưa ra xét xử cùng các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long vào ngày 20 Tháng Giêng, 2010. Ba người này hiện đã ra tù trong lúc ông Thức vẫn đang thọ án 16 năm tù giam.
Thời gian qua, Luật Sư Ngô Ngọc Trai cùng gia đình ông Thức đã nhiều lần gửi đơn đến Chủ Tịch Nước CSVN Trần Đại Quang “đề nghị xem xét lại” trường hợp ông Thức theo Bộ Luật Hình Sự mới có hiệu lực từ năm 2018. Theo lập luận của Luật Sư Trai, hành vi của ông Thức nếu có sai phạm thì chỉ là hành vi “Chuẩn bị phạm tội” trong việc lập ra “Nhóm Nghiên Cứu Chấn” để tiến tới thành lập một tổ chức chính trị trong tương lai.”
“Căn cứ theo quy định mới của luật về hành vi ‘Chuẩn bị phạm tội’ thì hình phạt của ông Thức nhẹ hơn rất nhiều. Nay ông đã thụ án hơn 9 năm tù trong khi theo luật mới hành vi chuẩn bị chỉ chịu mức án 5 năm,” ông Trai viết trong đơn gửi ông Quang.
Đến nay, gia đình ông Thức cho hay họ không nhận được phản hồi từ ông Quang. Dường như chính quyền chỉ muốn tạo sức ép để ông Thức phải làm đơn xin khoan hồng và chịu đi tị nạn nước ngoài, tương tự như trường hợp Luật Sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà đi tị nạn Đức gần đây.
Trong lúc bị cầm tù, ông Thức vẫn tiếp tục viết thư tay bình luận về các vấn đề thời sự Việt Nam và quốc tế, nhờ gia đình công bố trên mạng xã hội.
Trong các năm qua, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty) cùng các cơ quan nhân quyền khác liên tục gửi kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho ông Duy Thức cùng các tù nhân lương khác nhưng không thành công.
Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA Việt Ngữ hồi năm 2017, ông Trần Huỳnh Duy Tân cho biết ông Thức “không được nhà chức trách xem xét giảm án vì ông vẫn khẳng định mình không có tội để phải nhận tội.”
Trước đó, năm 2016, ông Thức từng từ chối sang Hoa Kỳ tị nạn. Khi đó, theo lời em trai ông Thức, ông không muốn gia đình đề cập đến chuyện “đổi lưu vong lấy tự do” vì Việt Nam sẽ sớm thay đổi và không gì có thể cản được điều đó.
Ông Thức là một kỹ sư về công nghệ thông tin. Năm 1993 là người sáng lập thương hiệu máy tính EIS. Nhờ phẩm chất tốt, giá rẻ, máy tính EIS trở thành một thương hiệu được người tiêu dùng ở Việt Nam tín nhiệm.
Năm 1994, ông Thức cùng ông Lê Thăng Long thành lập công ty tin học Duy Việt. Khi Internet bắt đầu phổ biến tại Việt Nam, công ty này giới thiệu công nghệ truy cập digital thay cho công nghệ truy cập analog qua đường dây diện thoại nên thắng nhiều gói thầu mở rộng hạ tầng Internet tại Việt Nam.
Năm 2000, công ty tin học Duy Việt đổi tên thành công ty EIS, chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu với dịch vụ mang tên One Connection, gồm ba chi nhánh, một ở Việt Nam, một ở San Jose (Hoa Kỳ), một ở Singapore và đặc biệt thành công tại Singapore.
Tuy là một trong những công ty công nghệ thông tin hiếm hoi của Việt Nam đầu tư ra ngoại quốc và rất thành công nhưng tại Việt Nam, EIS liên tục bị chính quyền Việt Nam gây khó dễ. Tháng Ba, 2009, Sở Thông Tin-Truyền Thông ở Sài Gòn ra lệnh cho EIS ngưng cung cấp dịch vụ One Connection. EIS loan báo sẽ kiện cơ quan này ra tòa hành chính ở Sài Gòn và tại Singapore.
Ngày 24 Tháng Năm, 2009, ông Thức bị bắt. Sau khi ông bị bắt, người ta mới biết ông là blogger Trần Ðông Chấn với blog mang tên “Change We Need.”
Xuất hiện trên Internet vào khoảng cuối năm 2008, chỉ trong vòng một vài tháng, blog “Change We Need” gây rúng động dư luận Việt Nam vì những phân tích sắc sảo về hiện tình chính trị, những cảnh báo được nhiều người đồng tình về việc phải nhanh chóng thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, những dự báo về các nguy cơ đủ mặt từ chính trị đến kinh tế, xã hội và đặc biệt là hiểm họa tiềm ẩn trong quan hệ Việt-Trung.
Không chỉ dân chúng, trí thức mà ngay cả cán bộ, đảng viên, viên chức trong chính quyền cũng bày tỏ sự tán thành những phân tích, nhận định và dự báo này của blogger Trần Ðông Chấn trên blog “Change We Need.”
Ðó cũng là lý do ông Thức chính thức bị truy tố và bị phạt tù vì “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân!” (T.K.)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức ‘khẳng định không đi nước ngoài’
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Phái đoàn quan tâm và hỏi về nguyện vọng của anh Thức. Anh Thức khẳng định không đi nước ngoài mà ở lại Việt Nam để đem sức lực của mình cống hiến, phục vụ đất nước.”
“Anh Thức muốn vụ án của mình được giải quyết theo pháp luật, và pháp luật phải được tôn trọng, công bằng đối với mọi người. Phái đoàn Liên Minh Châu Âu và Sứ Quán Đức nói rằng họ hiểu và nể phục tinh thần của anh Thức. Họ hứa sẽ theo dõi sát sao và trợ giúp hết lòng,” ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, viết trên trang Facebook cá nhân hôm 30 Tháng Sáu, 2018.Cũng trên Facebook cá nhân, ông Tân thông báo rằng ông Thức gọi điện cho vợ từ nhà tù. Trong cuộc điện đàm, ông Thức cho biết đại diện phái đoàn Liên Minh Châu Âu và Đại Sứ Quán Đức tại Việt Nam đã đến thăm ông tại trại tù ở tỉnh Nghệ An hôm 25 Tháng Sáu.
Ông Thức, 52 tuổi, bị bắt vào ngày 24 Tháng Năm, 2009, với tội danh ban đầu là “Trộm cắp cước điện thoại,” sau đó đổi thành “Hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Ông bị Tòa Án Nhân Dân ở Sài Gòn đưa ra xét xử cùng các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long vào ngày 20 Tháng Giêng, 2010. Ba người này hiện đã ra tù trong lúc ông Thức vẫn đang thọ án 16 năm tù giam.
Thời gian qua, Luật Sư Ngô Ngọc Trai cùng gia đình ông Thức đã nhiều lần gửi đơn đến Chủ Tịch Nước CSVN Trần Đại Quang “đề nghị xem xét lại” trường hợp ông Thức theo Bộ Luật Hình Sự mới có hiệu lực từ năm 2018. Theo lập luận của Luật Sư Trai, hành vi của ông Thức nếu có sai phạm thì chỉ là hành vi “Chuẩn bị phạm tội” trong việc lập ra “Nhóm Nghiên Cứu Chấn” để tiến tới thành lập một tổ chức chính trị trong tương lai.”
“Căn cứ theo quy định mới của luật về hành vi ‘Chuẩn bị phạm tội’ thì hình phạt của ông Thức nhẹ hơn rất nhiều. Nay ông đã thụ án hơn 9 năm tù trong khi theo luật mới hành vi chuẩn bị chỉ chịu mức án 5 năm,” ông Trai viết trong đơn gửi ông Quang.
Đến nay, gia đình ông Thức cho hay họ không nhận được phản hồi từ ông Quang. Dường như chính quyền chỉ muốn tạo sức ép để ông Thức phải làm đơn xin khoan hồng và chịu đi tị nạn nước ngoài, tương tự như trường hợp Luật Sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà đi tị nạn Đức gần đây.
Trong lúc bị cầm tù, ông Thức vẫn tiếp tục viết thư tay bình luận về các vấn đề thời sự Việt Nam và quốc tế, nhờ gia đình công bố trên mạng xã hội.
Trong các năm qua, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty) cùng các cơ quan nhân quyền khác liên tục gửi kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho ông Duy Thức cùng các tù nhân lương khác nhưng không thành công.
Trong cuộc phỏng vấn với đài VOA Việt Ngữ hồi năm 2017, ông Trần Huỳnh Duy Tân cho biết ông Thức “không được nhà chức trách xem xét giảm án vì ông vẫn khẳng định mình không có tội để phải nhận tội.”
Trước đó, năm 2016, ông Thức từng từ chối sang Hoa Kỳ tị nạn. Khi đó, theo lời em trai ông Thức, ông không muốn gia đình đề cập đến chuyện “đổi lưu vong lấy tự do” vì Việt Nam sẽ sớm thay đổi và không gì có thể cản được điều đó.
Ông Thức là một kỹ sư về công nghệ thông tin. Năm 1993 là người sáng lập thương hiệu máy tính EIS. Nhờ phẩm chất tốt, giá rẻ, máy tính EIS trở thành một thương hiệu được người tiêu dùng ở Việt Nam tín nhiệm.
Năm 1994, ông Thức cùng ông Lê Thăng Long thành lập công ty tin học Duy Việt. Khi Internet bắt đầu phổ biến tại Việt Nam, công ty này giới thiệu công nghệ truy cập digital thay cho công nghệ truy cập analog qua đường dây diện thoại nên thắng nhiều gói thầu mở rộng hạ tầng Internet tại Việt Nam.
Năm 2000, công ty tin học Duy Việt đổi tên thành công ty EIS, chuyên cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu với dịch vụ mang tên One Connection, gồm ba chi nhánh, một ở Việt Nam, một ở San Jose (Hoa Kỳ), một ở Singapore và đặc biệt thành công tại Singapore.
Tuy là một trong những công ty công nghệ thông tin hiếm hoi của Việt Nam đầu tư ra ngoại quốc và rất thành công nhưng tại Việt Nam, EIS liên tục bị chính quyền Việt Nam gây khó dễ. Tháng Ba, 2009, Sở Thông Tin-Truyền Thông ở Sài Gòn ra lệnh cho EIS ngưng cung cấp dịch vụ One Connection. EIS loan báo sẽ kiện cơ quan này ra tòa hành chính ở Sài Gòn và tại Singapore.
Ngày 24 Tháng Năm, 2009, ông Thức bị bắt. Sau khi ông bị bắt, người ta mới biết ông là blogger Trần Ðông Chấn với blog mang tên “Change We Need.”
Xuất hiện trên Internet vào khoảng cuối năm 2008, chỉ trong vòng một vài tháng, blog “Change We Need” gây rúng động dư luận Việt Nam vì những phân tích sắc sảo về hiện tình chính trị, những cảnh báo được nhiều người đồng tình về việc phải nhanh chóng thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, những dự báo về các nguy cơ đủ mặt từ chính trị đến kinh tế, xã hội và đặc biệt là hiểm họa tiềm ẩn trong quan hệ Việt-Trung.
Không chỉ dân chúng, trí thức mà ngay cả cán bộ, đảng viên, viên chức trong chính quyền cũng bày tỏ sự tán thành những phân tích, nhận định và dự báo này của blogger Trần Ðông Chấn trên blog “Change We Need.”
Ðó cũng là lý do ông Thức chính thức bị truy tố và bị phạt tù vì “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân!” (T.K.)