Di Sản Hồ Chí Minh
Từ phường, xã đến tòa án, nơi nào cũng biết móc túi dân
Chuyện tham nhũng ở Việt Nam ngày nào cũng có, ngày nào tòa án cũng xử, nhưng xử mỗi nơi một kiểu, không có khuôn phép nào, đó là “luật rừng”. Thứ luật đó dung dưỡng cho các quan tham nên ngày càng “phát triển” mạnh hơn
Văn Quang viết từ Sài Gòn - 11.4.2017
Chuyện tham nhũng ở Việt Nam ngày nào cũng có, ngày nào tòa án cũng
xử, nhưng xử mỗi nơi một kiểu, không có khuôn phép nào, đó là “luật
rừng”. Thứ luật đó dung dưỡng cho các quan tham nên ngày càng “phát
triển” mạnh hơn. Cho đến ngày nay từ quan cấp phường cướp trắng
tiền của dân đến các ông bà quan ở tòa án cũng “noi gương sáng” này
lừa tiền của dân. Đó là “nạn dịch hạch mới” đang bần cùng hóa người
dân, tàn phá đất nước này. Nạn dịch hạch này ở đâu cũng có, ở đây
tôi chỉ dẫn chứng vài việc xảy ra gần nhất đang gây phẫn nộ cho
người dân cả nước.
Bà Lũy cũng như nhiều người dân khác sau khi nhận tiền đền bù bị
cán bộ thu lại hơn một nửa.
Ông cán bộ phường bắt ép dân chia lại tiền đền bù đút túi
Nhiều người dân khu phố 7 và 8 phường Đông Cương, chủ trương thu
hồi đất sản xuất nông nghiệp của TP Thanh Hóa cho công ty CP xây
dựng thương mại Tuấn Minh xây dựng khu thương mại và văn phòng.
Tuy nhiên, nhiều người dân cho biết sau khi họ nhận tiền đền bù,
bất ngờ bị cán bộ phường này bớt xén lại không nói lý do.
Bà Lê Thị Lũy (73 tuổi, ở khu phố 7) cho biết, tiền đền bù vài
thước ruộng được đền bù 21 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nhận tiền
xong thì cán bộ phường thu lại 11 triệu với lý do nộp lại vào ủy
ban. Đồng thời, yêu cầu phải ký vào một loạt giấy tờ gì đó mà tôi
không biết nội dung.
Cũng như nhà bà Lũy, gia đình ông Nguyễn Quan Trung (63 tuổi, thôn
8), cũng được nhận tiền đền bù số tiền hơn 30 triệu. Ông Trung kể,
khi ông nhận tiền xong ở tầng 3 của UBND phường, thì xuống đến tầng
1 cán bộ thu lại 20 triệu đồng. Khi thắc mắc tại sao lại như vậy,
thì cán bộ chỉ trả lại thu để làm giấy tờ.
Bà Nguyễn Thị Phượng (giáo viên đã nghỉ hưu, trú tại phố 8) là hộ
dân “may mắn” nhất trong số các hộ dân nhận đền bù, được cán bộ
phường trả lại số tiền 65 triệu đồng từng bị “cắt” trước đó.
Bà Phượng kể, sau khi nhận đền bù hơn 100 triệu đồng cho hai sào
ruộng, bà bị cán bộ thu lại 65 triệu đồng và không nói lý do thu,
cũng không có quyết định hay biên lai thu tiền. Thấy việc làm của
cán bộ phường có dấu hiệu bất thường, bà Phương làm đơn khiếu nại
tới chính quyền thì được trả lại.
Khi được hỏi, tại sao lại thu đóng góp xây dựng của dân với một
khoản tiền lớn như vậy? Ông Mão cho biết, sẽ chỉ đạo rà soát, trả
lại tiền cho dân.
Ông Đào Trọng Quy, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa cho biết, cũng mới
nắm bắt được thông tin và sẽ cho xác minh, kiểm tra cụ thể. Đồng
thời sẽ yêu cầu lãnh đạo phường Đông Cương báo cáo rõ sự việc.
“Quan điểm của thành phố ai sai đến đâu xử lý đến đó, cương quyết
không bao che cho những sai phạm”.
Lại cái võ cũ mèm “sai đến đâu xử lý đến đó”. Người dân kêu la như
thế mà cái gọi là “Ủy Ban Nhân Dân” không biết thì trước hết cai
sai là ở các ông trong cái Ủy Ban Nhân Dân đó, hãy xử các ông này
trước đi. Mũ ni che tai hay có sự đồng lõa nào mới để sự việc xảy
ra như thế?
Dân đành câm miệng hến bởi họ biết có đưa ra tòa thì mình cũng
thua, họ đã từng biết các ông bà quan tòa cũng đòi tiền hội lộ xử
cho anh nào có tiền thì thắng, anh không tiền chẳng mong gì
đòi lại được một xu nào đâu. Anh nông dân đói dài lấy đâu ra tiền
đút lót cho các quan tòa.
Tôi xin kể một thí dụ cụ thể:
Nữ phó chánh án được giao xét xử tìm cách “vòi tiền” chạy án
Ngày 2/3, TAND huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã tuyên phạt bị cáo Nông Văn
Thụt (SN 1969, trú xã Cư Yang, huyện Ea Kar) 18 tháng tù về tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Đây là vụ án từng gây nhiều dư luận tại địa phương, khi bà Trương
Thị Hoa (nguyên phó chánh án, thẩm phán Tòa án Nhân Dân (TAND)
huyện Ea Kar), người được giao thụ lý, xét xử vụ án này.
Nguyên nhân vụ án được đưa ra tòa vì ngày 30/6/2016, ông Nông Văn
Thụt điều khiển xe ô tô BKS 47C-063.16 lưu thông từ thôn 7 qua thôn
8 xã Cư Yang thì xảy ra va chạm giao thông khiến bà Trần Thị Giới
(SN 1959, trú xã Cư Yang) tử vong.
Thẩm phán, Phó chánh án Trương Thị Hoa bị khởi tố về tội nhận hối
lộ.
Ông già tội nghiệp giãi bày nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do
nạn nhân đeo giỏ trứng quá nặng trên tay cầm xe đạp nên loạng
choạng va chạm vào xe của bà Giới. Sau vụ tai nạn, gia đình ông
Thụt đã vay mượn, bồi thường số tiền 110 triệu đồng cho gia đình
nạn nhân và được làm đơn bãi nại.
Ông Nông Văn Thụt cùng vợ tại TAND huyện Ea Kar.
Tuy nhiên ông Nông Văn Thụt vẫn nhận được Quyết định đưa vụ án ra
xét xử của TAND huyện Ea Kar do bà Trương Thị Hoa, thẩm phán, Phó
chánh án TAND huyện Ea Kar ký.
Bà Hoa sau đó nhiều lần gọi điện thoại cho ông Thút gợi ý đưa 120
triệu đồng để được xử án treo, nếu không sẽ bị tuyên từ 5 đến 15
năm tù giam.
Sau nhiều lần thương lượng, bà Hoa hạ xuống còn 80 triệu. Ngày
5/12/2016, vợ chồng ông Thụt mang số tiền trên đưa cho bà Hoa.
Trước khi đưa tiền, ông Thụt chụp lại số seri, làm đơn tố cáo gửi
cơ quan chức năng qua đường bưu điện cùng các bằng chứng. Sau đó bà
thẩm phán cũng bị bắt đưa ra tòa. Viện Kiểm sát Nhân Dân Tối cao đã
quyết định khởi tố bị can đối với bà Hoa về tội nhận hối lộ. Thế là
quan tòa trên lại xử quan tòa dưới, không biết vụ án sẽ được xử như
thế nào. Nhưng chuyện đã ầm ỹ lên rồi chắc bà Hoa sẽ là con thiêu
thân phải “hy sinh cho công lý” che mắt người dân. Còn biết
bao nhiêu vụ án nữa đã và đang được chìm xuồng.
Chồng thư ký tòa bị bắt quả tang nhận tiền chạy án
Các bà làm ở tòa án với nhiều kinh nghiệm sống nên không ra mặt
nhận tiền hối lộ, cử ông chồng đi nhận tiền cho chắc ăn.
Người nhà thư ký tòa bị bắt quả tang nhận tiền "chạy án"
Vụ việc được cho là xuất phát từ tố cáo của bà V (tạm gọi là bà
Vân) về việc được gợi ý chung chi chạy án. Bà Vân là bị cáo trong 1
vụ án “cố ý gây thương tích”.
Tháng 4/2016, vụ án được TAND Q.Tân Bình đưa ra xét xử, riêng bà
Vân bị tuyên buộc mức án 9 tháng tù giam cho tội danh nói trên.
Gần 2 tháng sau bà Vân là nữ thư ký của Tòa Án Nhân Dân TP.HCM, có
liên hệ đề cập giúp bà “chạy án”. Người này nói, có thể giúp bà Vân
“chạy” từ án tù giam thành tù treo và tất nhiên là có gợi ý chung
chi.
2 bên thương lượng, cuối cùng cùng đồng ý giả cả để giúp việc
chuyển đổi hình phạt của bà Vân từ tù giam thành tù treo là 85
triệu đồng. Người phụ nữ liên hệ với bà Vân cho biết, sẽ có 1 người
đàn ông gặp bà để nhận tiền. Người đàn ông bị bắt quả tang chính là
ông chồng bà Vân.
Thanh tra giao thông nhận hối lộ tiền tỉ
Các quan cán bộ và lãnh đạo Thanh tra giao thông (TTGT) TP Cần Thơ
đã nhận tiền hối lộ của hàng trăm doanh nghiệp, cá nhân ở nhiều
tỉnh thành với số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Bọn Thanh tra giao thông này nhận hối lộ lớn nhất miền Tây là một bầy
sâu có tổ chức gồm có 9 ông kể cả quan thanh tra và “lãnh đạo”.
Lãnh đạo TTGT này đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải để không kiểm tra hoặc có kiểm tra, nhưng không lập biên bản; lập biên bản xử với lỗi nhẹ hơn lỗi thực tế vi phạm quy định của pháp luật. Các thanh tra giao thông đã nhận hối lộ của 135 tổ chức, cá nhân với số tiền gần 4 tỉ đồng.
Lãnh đạo TTGT này đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải để không kiểm tra hoặc có kiểm tra, nhưng không lập biên bản; lập biên bản xử với lỗi nhẹ hơn lỗi thực tế vi phạm quy định của pháp luật. Các thanh tra giao thông đã nhận hối lộ của 135 tổ chức, cá nhân với số tiền gần 4 tỉ đồng.
- Điểm mặt chỉ tên những ông lớn này là ai?
Dương Minh Tâm khai nhận hối lộ để chạy chức
Đó là Dương Minh Tâm: nguyên Phó chánh TTGT đã nhận hối lộ hơn 410
triệu đồng của 13 tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, Tâm còn chỉ đạo và
cho phép cấp dưới nhận hối lộ của nhiều doanh nghiệp.
Võ Hoàng Anh: nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều đã nhận
hơn 536 triệu đồng của 32 tổ chức, cá nhân.
Đoàn Vũ Duy, người ăn hối lộ nhiều nhất
Đoàn Vũ Duy – nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy là người nhận
hối lộ nhiều nhất với số tiền hơn 2,79 tỷ đồng từ 57 tổ chức, cá
nhân.
Lý Hoàng Minh – Đội phó Đội TTGT Ninh Kiều nhận hối lộ hơn 239
triệu đồng, trong đó nhận 123 triệu đồng của 31 doanh nghiệp, cá
nhân. Nhận giúp cho Tâm và Duy hơn 116 triệu đồng của 5 doanh
nghiệp.
Còn các tên Nguyễn Trần Lưu – nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy,
Hồ Công Thiện - nguyên Đội phó Đội TTGT huyện Phong Điền và Trần
Lập Pháp - nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng đã nhận 98 triệu
đồng từ nhiều tổ chức, cá nhân.
Các bị can Lưu, Pháp, An, Thiện (từ trái qua)
Nguyễn Văn Cần nhận hối lộ số tiền 2,7 tỷ đồng của 50 tổ chức, cá
nhân. Trần Tường An nhận giúp cho Duy 349 triệu đồng. Cần và An đã
cấu kết với các cán bộ TTGT, rồi móc nối, ép buộc các doanh nghiệp,
cá nhân đưa tiền cho mình, sau đó chuyển lại cho các quan Thanh Tra
Giao Thông. Ngoài ra, các cán bộ TTGT như Tâm, Duy, Anh, Minh còn
đứng ra “bảo kê riêng” cho một số doanh nghiệp, cá nhân để nhận
tiền tiêu xài riêng.
Các bị can: Anh, Minh, Duy và Cần
- Một xã hội mục nát tất nhiên đạo đức phải xuống cấp, thằng nào ăn
được cứ ăn. Ăn cướp của dân có tổ chức từ trên xuống dưới. Người
dân đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được ra miếng cơm manh áo và
các doanh nghiệp làm è cổ ra để nuôi một bọn quan tham xây nhà lầu,
ăn chơi xa xỉ, nuôi bồ nhí. Không thiếu gì những bằng chứng cho
rằng bọn quan to chuyển tiền ra nước ngoài, đó là con đường đã dọn
sẵn cho các quan khi về hưu hoặc bị đe dọa thì phóng ra nước ngoài,
kể như người vô tội!
Khi mà các anh cán nhỏ ở Phường xã cướp trắng tiền của dân, các
quan to chỉ chăm lo vơ vét cho thật nhiều tiền và các quan tòa cũng
cùng một duộc thì người dân trông cậy vào đâu?
Chỉ còn chờ một cuộc đổi thay hay chờ Ông Trời?
Văn Quang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Từ phường, xã đến tòa án, nơi nào cũng biết móc túi dân
Chuyện tham nhũng ở Việt Nam ngày nào cũng có, ngày nào tòa án cũng xử, nhưng xử mỗi nơi một kiểu, không có khuôn phép nào, đó là “luật rừng”. Thứ luật đó dung dưỡng cho các quan tham nên ngày càng “phát triển” mạnh hơn
Văn Quang viết từ Sài Gòn - 11.4.2017
Chuyện tham nhũng ở Việt Nam ngày nào cũng có, ngày nào tòa án cũng
xử, nhưng xử mỗi nơi một kiểu, không có khuôn phép nào, đó là “luật
rừng”. Thứ luật đó dung dưỡng cho các quan tham nên ngày càng “phát
triển” mạnh hơn. Cho đến ngày nay từ quan cấp phường cướp trắng
tiền của dân đến các ông bà quan ở tòa án cũng “noi gương sáng” này
lừa tiền của dân. Đó là “nạn dịch hạch mới” đang bần cùng hóa người
dân, tàn phá đất nước này. Nạn dịch hạch này ở đâu cũng có, ở đây
tôi chỉ dẫn chứng vài việc xảy ra gần nhất đang gây phẫn nộ cho
người dân cả nước.
Bà Lũy cũng như nhiều người dân khác sau khi nhận tiền đền bù bị
cán bộ thu lại hơn một nửa.
Ông cán bộ phường bắt ép dân chia lại tiền đền bù đút túi
Nhiều người dân khu phố 7 và 8 phường Đông Cương, chủ trương thu
hồi đất sản xuất nông nghiệp của TP Thanh Hóa cho công ty CP xây
dựng thương mại Tuấn Minh xây dựng khu thương mại và văn phòng.
Tuy nhiên, nhiều người dân cho biết sau khi họ nhận tiền đền bù,
bất ngờ bị cán bộ phường này bớt xén lại không nói lý do.
Bà Lê Thị Lũy (73 tuổi, ở khu phố 7) cho biết, tiền đền bù vài
thước ruộng được đền bù 21 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nhận tiền
xong thì cán bộ phường thu lại 11 triệu với lý do nộp lại vào ủy
ban. Đồng thời, yêu cầu phải ký vào một loạt giấy tờ gì đó mà tôi
không biết nội dung.
Cũng như nhà bà Lũy, gia đình ông Nguyễn Quan Trung (63 tuổi, thôn
8), cũng được nhận tiền đền bù số tiền hơn 30 triệu. Ông Trung kể,
khi ông nhận tiền xong ở tầng 3 của UBND phường, thì xuống đến tầng
1 cán bộ thu lại 20 triệu đồng. Khi thắc mắc tại sao lại như vậy,
thì cán bộ chỉ trả lại thu để làm giấy tờ.
Bà Nguyễn Thị Phượng (giáo viên đã nghỉ hưu, trú tại phố 8) là hộ
dân “may mắn” nhất trong số các hộ dân nhận đền bù, được cán bộ
phường trả lại số tiền 65 triệu đồng từng bị “cắt” trước đó.
Bà Phượng kể, sau khi nhận đền bù hơn 100 triệu đồng cho hai sào
ruộng, bà bị cán bộ thu lại 65 triệu đồng và không nói lý do thu,
cũng không có quyết định hay biên lai thu tiền. Thấy việc làm của
cán bộ phường có dấu hiệu bất thường, bà Phương làm đơn khiếu nại
tới chính quyền thì được trả lại.
Khi được hỏi, tại sao lại thu đóng góp xây dựng của dân với một
khoản tiền lớn như vậy? Ông Mão cho biết, sẽ chỉ đạo rà soát, trả
lại tiền cho dân.
Ông Đào Trọng Quy, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa cho biết, cũng mới
nắm bắt được thông tin và sẽ cho xác minh, kiểm tra cụ thể. Đồng
thời sẽ yêu cầu lãnh đạo phường Đông Cương báo cáo rõ sự việc.
“Quan điểm của thành phố ai sai đến đâu xử lý đến đó, cương quyết
không bao che cho những sai phạm”.
Lại cái võ cũ mèm “sai đến đâu xử lý đến đó”. Người dân kêu la như
thế mà cái gọi là “Ủy Ban Nhân Dân” không biết thì trước hết cai
sai là ở các ông trong cái Ủy Ban Nhân Dân đó, hãy xử các ông này
trước đi. Mũ ni che tai hay có sự đồng lõa nào mới để sự việc xảy
ra như thế?
Dân đành câm miệng hến bởi họ biết có đưa ra tòa thì mình cũng
thua, họ đã từng biết các ông bà quan tòa cũng đòi tiền hội lộ xử
cho anh nào có tiền thì thắng, anh không tiền chẳng mong gì
đòi lại được một xu nào đâu. Anh nông dân đói dài lấy đâu ra tiền
đút lót cho các quan tòa.
Tôi xin kể một thí dụ cụ thể:
Nữ phó chánh án được giao xét xử tìm cách “vòi tiền” chạy án
Ngày 2/3, TAND huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã tuyên phạt bị cáo Nông Văn
Thụt (SN 1969, trú xã Cư Yang, huyện Ea Kar) 18 tháng tù về tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Đây là vụ án từng gây nhiều dư luận tại địa phương, khi bà Trương
Thị Hoa (nguyên phó chánh án, thẩm phán Tòa án Nhân Dân (TAND)
huyện Ea Kar), người được giao thụ lý, xét xử vụ án này.
Nguyên nhân vụ án được đưa ra tòa vì ngày 30/6/2016, ông Nông Văn
Thụt điều khiển xe ô tô BKS 47C-063.16 lưu thông từ thôn 7 qua thôn
8 xã Cư Yang thì xảy ra va chạm giao thông khiến bà Trần Thị Giới
(SN 1959, trú xã Cư Yang) tử vong.
Thẩm phán, Phó chánh án Trương Thị Hoa bị khởi tố về tội nhận hối
lộ.
Ông già tội nghiệp giãi bày nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do
nạn nhân đeo giỏ trứng quá nặng trên tay cầm xe đạp nên loạng
choạng va chạm vào xe của bà Giới. Sau vụ tai nạn, gia đình ông
Thụt đã vay mượn, bồi thường số tiền 110 triệu đồng cho gia đình
nạn nhân và được làm đơn bãi nại.
Ông Nông Văn Thụt cùng vợ tại TAND huyện Ea Kar.
Tuy nhiên ông Nông Văn Thụt vẫn nhận được Quyết định đưa vụ án ra
xét xử của TAND huyện Ea Kar do bà Trương Thị Hoa, thẩm phán, Phó
chánh án TAND huyện Ea Kar ký.
Bà Hoa sau đó nhiều lần gọi điện thoại cho ông Thút gợi ý đưa 120
triệu đồng để được xử án treo, nếu không sẽ bị tuyên từ 5 đến 15
năm tù giam.
Sau nhiều lần thương lượng, bà Hoa hạ xuống còn 80 triệu. Ngày
5/12/2016, vợ chồng ông Thụt mang số tiền trên đưa cho bà Hoa.
Trước khi đưa tiền, ông Thụt chụp lại số seri, làm đơn tố cáo gửi
cơ quan chức năng qua đường bưu điện cùng các bằng chứng. Sau đó bà
thẩm phán cũng bị bắt đưa ra tòa. Viện Kiểm sát Nhân Dân Tối cao đã
quyết định khởi tố bị can đối với bà Hoa về tội nhận hối lộ. Thế là
quan tòa trên lại xử quan tòa dưới, không biết vụ án sẽ được xử như
thế nào. Nhưng chuyện đã ầm ỹ lên rồi chắc bà Hoa sẽ là con thiêu
thân phải “hy sinh cho công lý” che mắt người dân. Còn biết
bao nhiêu vụ án nữa đã và đang được chìm xuồng.
Chồng thư ký tòa bị bắt quả tang nhận tiền chạy án
Các bà làm ở tòa án với nhiều kinh nghiệm sống nên không ra mặt
nhận tiền hối lộ, cử ông chồng đi nhận tiền cho chắc ăn.
Người nhà thư ký tòa bị bắt quả tang nhận tiền "chạy án"
Vụ việc được cho là xuất phát từ tố cáo của bà V (tạm gọi là bà
Vân) về việc được gợi ý chung chi chạy án. Bà Vân là bị cáo trong 1
vụ án “cố ý gây thương tích”.
Tháng 4/2016, vụ án được TAND Q.Tân Bình đưa ra xét xử, riêng bà
Vân bị tuyên buộc mức án 9 tháng tù giam cho tội danh nói trên.
Gần 2 tháng sau bà Vân là nữ thư ký của Tòa Án Nhân Dân TP.HCM, có
liên hệ đề cập giúp bà “chạy án”. Người này nói, có thể giúp bà Vân
“chạy” từ án tù giam thành tù treo và tất nhiên là có gợi ý chung
chi.
2 bên thương lượng, cuối cùng cùng đồng ý giả cả để giúp việc
chuyển đổi hình phạt của bà Vân từ tù giam thành tù treo là 85
triệu đồng. Người phụ nữ liên hệ với bà Vân cho biết, sẽ có 1 người
đàn ông gặp bà để nhận tiền. Người đàn ông bị bắt quả tang chính là
ông chồng bà Vân.
Thanh tra giao thông nhận hối lộ tiền tỉ
Các quan cán bộ và lãnh đạo Thanh tra giao thông (TTGT) TP Cần Thơ
đã nhận tiền hối lộ của hàng trăm doanh nghiệp, cá nhân ở nhiều
tỉnh thành với số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Bọn Thanh tra giao thông này nhận hối lộ lớn nhất miền Tây là một bầy
sâu có tổ chức gồm có 9 ông kể cả quan thanh tra và “lãnh đạo”.
Lãnh đạo TTGT này đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải để không kiểm tra hoặc có kiểm tra, nhưng không lập biên bản; lập biên bản xử với lỗi nhẹ hơn lỗi thực tế vi phạm quy định của pháp luật. Các thanh tra giao thông đã nhận hối lộ của 135 tổ chức, cá nhân với số tiền gần 4 tỉ đồng.
Lãnh đạo TTGT này đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải để không kiểm tra hoặc có kiểm tra, nhưng không lập biên bản; lập biên bản xử với lỗi nhẹ hơn lỗi thực tế vi phạm quy định của pháp luật. Các thanh tra giao thông đã nhận hối lộ của 135 tổ chức, cá nhân với số tiền gần 4 tỉ đồng.
- Điểm mặt chỉ tên những ông lớn này là ai?
Dương Minh Tâm khai nhận hối lộ để chạy chức
Đó là Dương Minh Tâm: nguyên Phó chánh TTGT đã nhận hối lộ hơn 410
triệu đồng của 13 tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, Tâm còn chỉ đạo và
cho phép cấp dưới nhận hối lộ của nhiều doanh nghiệp.
Võ Hoàng Anh: nguyên Đội trưởng Đội TTGT Ninh Kiều đã nhận
hơn 536 triệu đồng của 32 tổ chức, cá nhân.
Đoàn Vũ Duy, người ăn hối lộ nhiều nhất
Đoàn Vũ Duy – nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy là người nhận
hối lộ nhiều nhất với số tiền hơn 2,79 tỷ đồng từ 57 tổ chức, cá
nhân.
Lý Hoàng Minh – Đội phó Đội TTGT Ninh Kiều nhận hối lộ hơn 239
triệu đồng, trong đó nhận 123 triệu đồng của 31 doanh nghiệp, cá
nhân. Nhận giúp cho Tâm và Duy hơn 116 triệu đồng của 5 doanh
nghiệp.
Còn các tên Nguyễn Trần Lưu – nguyên Đội trưởng Đội TTGT Bình Thủy,
Hồ Công Thiện - nguyên Đội phó Đội TTGT huyện Phong Điền và Trần
Lập Pháp - nguyên cán bộ Đội TTGT quận Cái Răng đã nhận 98 triệu
đồng từ nhiều tổ chức, cá nhân.
Các bị can Lưu, Pháp, An, Thiện (từ trái qua)
Nguyễn Văn Cần nhận hối lộ số tiền 2,7 tỷ đồng của 50 tổ chức, cá
nhân. Trần Tường An nhận giúp cho Duy 349 triệu đồng. Cần và An đã
cấu kết với các cán bộ TTGT, rồi móc nối, ép buộc các doanh nghiệp,
cá nhân đưa tiền cho mình, sau đó chuyển lại cho các quan Thanh Tra
Giao Thông. Ngoài ra, các cán bộ TTGT như Tâm, Duy, Anh, Minh còn
đứng ra “bảo kê riêng” cho một số doanh nghiệp, cá nhân để nhận
tiền tiêu xài riêng.
Các bị can: Anh, Minh, Duy và Cần
- Một xã hội mục nát tất nhiên đạo đức phải xuống cấp, thằng nào ăn
được cứ ăn. Ăn cướp của dân có tổ chức từ trên xuống dưới. Người
dân đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được ra miếng cơm manh áo và
các doanh nghiệp làm è cổ ra để nuôi một bọn quan tham xây nhà lầu,
ăn chơi xa xỉ, nuôi bồ nhí. Không thiếu gì những bằng chứng cho
rằng bọn quan to chuyển tiền ra nước ngoài, đó là con đường đã dọn
sẵn cho các quan khi về hưu hoặc bị đe dọa thì phóng ra nước ngoài,
kể như người vô tội!
Khi mà các anh cán nhỏ ở Phường xã cướp trắng tiền của dân, các
quan to chỉ chăm lo vơ vét cho thật nhiều tiền và các quan tòa cũng
cùng một duộc thì người dân trông cậy vào đâu?
Chỉ còn chờ một cuộc đổi thay hay chờ Ông Trời?
Văn Quang