Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Tu viện Labrang Tây Tạng ẩn chứa thiên cơ về Cứu thế chủ

Tu viện Labrang được xây vào năm 1709 bởi một trong lục đại tông chủ của Hoàng Giáo trong Phật Giáo Tây Tạng. Vì đời thứ nhất và đời thứ hai chủ xây chùa này đều là các Phật sống

Tây Tạng là vùng đất chứa nhiều bí ẩn chưa được khám phá, nơi đây có 16.000 tu viện lớn nhỏ. Bên cạnh Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất, nằm ở trung tâm thủ đô Lhasa, thì Tu viện Labrang thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc suốt 300 năm tồn tại ẩn chứa thiên cơ huyền bí.

Với bầu trời xanh ngắt và những dãi đất bao la, những chỏm núi băng tuyết sừng sững, những dãy núi chập chùng trắng xoá, những mặt hồ bóng láng trải dài, những ruộng đồng chạy dài xa tít đến chân trời, người ta đến xứ Tây Tạng cũng giống như đang đi vào một bức tranh diễm tuyệt.

Tây Tạng vẫn luôn được xem như một vùng đất kỳ ảo của phương Đông huyền bí, là cao nguyên cao nhất thế giới thuộc dãy Hymalaya, là cái nôi của Phật giáo Tây Tạng, vốn mang rất nhiều điểm khác biệt với Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa ở những miền đất khác.

Thung lũng Larung Gar, nơi ở của hàng chục nghìn tăng nhân Tây Tạng.

Xứ Tây Tạng nổi tiếng với những ngôi chùa và tu viện linh thiêng. Đặc biệt có những ngôi chùa mà người Tạng “tam bộ nhất bái” (đi ba bước bái một lần) hay “nhất bộ nhất bái” (đi một bước bái một lần) cả chặng đường dài dằng dặc lên chùa.

Bên cạnh Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất Tây Tạng, nằm ở trung tâm thủ đô Lhasa, thì Tu viện Labrang thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc cũng là một điểm đến ẩn chứa thiên cơ huyền bí.

Tu viện Labrang Tây Tạng ẩn chứa thiên cơ huyền diệu về Cứu thế chủ
Labrang nằm cạnh con sông Đại Hạ, một nhánh của sông Hoàng Hà, quanh năm nước chảy miên man

Tu viện Labrang được xây vào năm 1709 bởi một trong lục đại tông chủ của Hoàng Giáo trong Phật Giáo Tây Tạng. Vì đời thứ nhất và đời thứ hai chủ xây chùa này đều là các Phật sống thâm hiểu thiên cơ, nên cách tạo tượng của chùa Labrang cũng ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu.

Tại hậu điện phía Tây, bên cạnh đại sảnh đường trong tự viện thờ cúng một tượng đồng Đại Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực. Theo lời giải đáp của vị Lạt Ma hướng dẫn khách du lịch về tư thế của tượng thì: “Đây là Di Lặc Phật đang hướng về thế gian chuyển Pháp Luân! Ngài nửa đứng nửa ngồi, ám chỉ Di Lặc Phật sắp đem Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân”. Chính vì thế, chùa Labrang còn được gọi là chùa Trát Tây Kỳ, hàm nghĩa là Pháp Luân chuyển động hiện Cát Tường.

Tu viện Labrang Tây Tạng ẩn chứa thiên cơ huyền diệu về Cứu thế chủ
Tượng Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực.

Ở chính giữa Đại Kim Ngõa Điện là một tượng đồng mạ vàng thờ cúng Phật Di Lặc từ hơn 200 năm trước, do hai đời chủ chùa này đặc biệt mời thợ thủ công từ Nepal đúc thành, tượng Phật cao 10 mét. Ngay bên dưới, phía trước mặt tượng Phật Di Lặc là một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni.

Cách bài trí tượng hai vị tôn Phật ở Đại Kim Ngõa Điện, một trước một sau, một lớn một nhỏ, một cao một thấp trong cùng một tế đàn này quả thực là hiếm thấy. Các vị Lạt Ma nơi đây giải thích rằng: “Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân. Ngài là vị Như Lai có thần thông tối quảng đại, với năng lực lớn nhất trong vũ trụ; Ngài mang Pháp Luân tới cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, tức Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng sinh toàn vũ trụ”.

Tu viện Labrang Tây Tạng ẩn chứa thiên cơ huyền diệu về Cứu thế chủ
Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân.

Trong đạo Phật, Đức Phật Di Lặc (hay còn gọi là Maitreya trong tiếng Phạn) được tôn sùng là vị Phật của tương lai. Tương truyền rằng khi đạo đức thế gian trở nên băng hoại và thế giới đứng trước nguy cơ diệt vong thì Ngài sẽ tới phục hồi lại tín ngưỡng chân chính đối với Thần Phật cho nhân loại.

Cũng có một số học giả cho rằng, hình tượng Đức Phật Di Lặc thực chất còn bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ xưa trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà, Ai Cập và thậm chí còn xa hơn thế. Đó là niềm tin về một vị Cứu thế chủ sẽ xuất hiện và cứu vớt nhân loại tại thời khắc cuối cùng của vũ trụ. Chính vì thế, có thể nhiều người sẽ thấy sự liên hệ giữa cái tên Maitreya của Phật Di Lặc trong tiếng Phạn, và cái tên Messiah của Cứu thế chủ trong Cơ đốc giáo hay Do thái giáo.

Vũ trụ trong Thần Khúc của Dante - Kỳ VIII: Hỏa ngục - Thế nào là dị giáo?
Hình ảnh Cứu thế chủ của Cơ đốc giáo đang phán xét các linh hồn trong sự kiện Đại thẩm phán (Ảnh: Wikipedia)

Có lẽ chính vì mang theo thiên cơ về Cứu thế chủ mà tu viện Labrang trở thành một nơi đặc biệt linh thiêng của Phật giáo Tây Tạng. Trải qua hơn 300 năm, tu viện này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Phật giáo nơi đây. Và những bí ẩn truyền kiếp của một nền văn minh cổ xưa vẫn đang ẩn hiện trong tiếng nước chảy của sông Đại Hạ và tiếng tụng kinh trùng điệp chùa Labrang.

Trần Hưng

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tu viện Labrang Tây Tạng ẩn chứa thiên cơ về Cứu thế chủ

Tu viện Labrang được xây vào năm 1709 bởi một trong lục đại tông chủ của Hoàng Giáo trong Phật Giáo Tây Tạng. Vì đời thứ nhất và đời thứ hai chủ xây chùa này đều là các Phật sống

Tây Tạng là vùng đất chứa nhiều bí ẩn chưa được khám phá, nơi đây có 16.000 tu viện lớn nhỏ. Bên cạnh Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất, nằm ở trung tâm thủ đô Lhasa, thì Tu viện Labrang thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc suốt 300 năm tồn tại ẩn chứa thiên cơ huyền bí.

Với bầu trời xanh ngắt và những dãi đất bao la, những chỏm núi băng tuyết sừng sững, những dãy núi chập chùng trắng xoá, những mặt hồ bóng láng trải dài, những ruộng đồng chạy dài xa tít đến chân trời, người ta đến xứ Tây Tạng cũng giống như đang đi vào một bức tranh diễm tuyệt.

Tây Tạng vẫn luôn được xem như một vùng đất kỳ ảo của phương Đông huyền bí, là cao nguyên cao nhất thế giới thuộc dãy Hymalaya, là cái nôi của Phật giáo Tây Tạng, vốn mang rất nhiều điểm khác biệt với Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa ở những miền đất khác.

Thung lũng Larung Gar, nơi ở của hàng chục nghìn tăng nhân Tây Tạng.

Xứ Tây Tạng nổi tiếng với những ngôi chùa và tu viện linh thiêng. Đặc biệt có những ngôi chùa mà người Tạng “tam bộ nhất bái” (đi ba bước bái một lần) hay “nhất bộ nhất bái” (đi một bước bái một lần) cả chặng đường dài dằng dặc lên chùa.

Bên cạnh Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất Tây Tạng, nằm ở trung tâm thủ đô Lhasa, thì Tu viện Labrang thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc cũng là một điểm đến ẩn chứa thiên cơ huyền bí.

Tu viện Labrang Tây Tạng ẩn chứa thiên cơ huyền diệu về Cứu thế chủ
Labrang nằm cạnh con sông Đại Hạ, một nhánh của sông Hoàng Hà, quanh năm nước chảy miên man

Tu viện Labrang được xây vào năm 1709 bởi một trong lục đại tông chủ của Hoàng Giáo trong Phật Giáo Tây Tạng. Vì đời thứ nhất và đời thứ hai chủ xây chùa này đều là các Phật sống thâm hiểu thiên cơ, nên cách tạo tượng của chùa Labrang cũng ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu.

Tại hậu điện phía Tây, bên cạnh đại sảnh đường trong tự viện thờ cúng một tượng đồng Đại Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực. Theo lời giải đáp của vị Lạt Ma hướng dẫn khách du lịch về tư thế của tượng thì: “Đây là Di Lặc Phật đang hướng về thế gian chuyển Pháp Luân! Ngài nửa đứng nửa ngồi, ám chỉ Di Lặc Phật sắp đem Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân”. Chính vì thế, chùa Labrang còn được gọi là chùa Trát Tây Kỳ, hàm nghĩa là Pháp Luân chuyển động hiện Cát Tường.

Tu viện Labrang Tây Tạng ẩn chứa thiên cơ huyền diệu về Cứu thế chủ
Tượng Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực.

Ở chính giữa Đại Kim Ngõa Điện là một tượng đồng mạ vàng thờ cúng Phật Di Lặc từ hơn 200 năm trước, do hai đời chủ chùa này đặc biệt mời thợ thủ công từ Nepal đúc thành, tượng Phật cao 10 mét. Ngay bên dưới, phía trước mặt tượng Phật Di Lặc là một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni.

Cách bài trí tượng hai vị tôn Phật ở Đại Kim Ngõa Điện, một trước một sau, một lớn một nhỏ, một cao một thấp trong cùng một tế đàn này quả thực là hiếm thấy. Các vị Lạt Ma nơi đây giải thích rằng: “Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân. Ngài là vị Như Lai có thần thông tối quảng đại, với năng lực lớn nhất trong vũ trụ; Ngài mang Pháp Luân tới cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, tức Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng sinh toàn vũ trụ”.

Tu viện Labrang Tây Tạng ẩn chứa thiên cơ huyền diệu về Cứu thế chủ
Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân.

Trong đạo Phật, Đức Phật Di Lặc (hay còn gọi là Maitreya trong tiếng Phạn) được tôn sùng là vị Phật của tương lai. Tương truyền rằng khi đạo đức thế gian trở nên băng hoại và thế giới đứng trước nguy cơ diệt vong thì Ngài sẽ tới phục hồi lại tín ngưỡng chân chính đối với Thần Phật cho nhân loại.

Cũng có một số học giả cho rằng, hình tượng Đức Phật Di Lặc thực chất còn bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ xưa trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà, Ai Cập và thậm chí còn xa hơn thế. Đó là niềm tin về một vị Cứu thế chủ sẽ xuất hiện và cứu vớt nhân loại tại thời khắc cuối cùng của vũ trụ. Chính vì thế, có thể nhiều người sẽ thấy sự liên hệ giữa cái tên Maitreya của Phật Di Lặc trong tiếng Phạn, và cái tên Messiah của Cứu thế chủ trong Cơ đốc giáo hay Do thái giáo.

Vũ trụ trong Thần Khúc của Dante - Kỳ VIII: Hỏa ngục - Thế nào là dị giáo?
Hình ảnh Cứu thế chủ của Cơ đốc giáo đang phán xét các linh hồn trong sự kiện Đại thẩm phán (Ảnh: Wikipedia)

Có lẽ chính vì mang theo thiên cơ về Cứu thế chủ mà tu viện Labrang trở thành một nơi đặc biệt linh thiêng của Phật giáo Tây Tạng. Trải qua hơn 300 năm, tu viện này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Phật giáo nơi đây. Và những bí ẩn truyền kiếp của một nền văn minh cổ xưa vẫn đang ẩn hiện trong tiếng nước chảy của sông Đại Hạ và tiếng tụng kinh trùng điệp chùa Labrang.

Trần Hưng

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm