Cõi Người Ta
Tuấn Khanh - Những cuộc cách mạng từ số phận
Giải Nobel Hoà Bình năm nay, vinh danh những cái tên vươn lên từ thế giới nhục nhằn thống khổ. Một bên là chủ nghĩa dã man nhân danh lý tưởng, nơi vùng đất của Pakistan đang chịu sự hành hạ và cưỡng bức từ Taliban
Trong buổi sáng ngày 10/10, khi tin tức phát đi cho biết giải Nobel
hoà bình 2014 thuộc về về 2 con người cao quý của Ấn Độ và Pakistan,
chắc hẳn không ít người dân của 2 quốc gia này đã rơi nước mắt sẻ chia
vui mừng cho niềm kiêu hãnh từ khổ đau của họ, cho một niềm hy vọng ấp ủ
của họ.
Giải Nobel Hoà Bình năm nay, vinh danh những cái tên vươn lên từ thế
giới nhục nhằn thống khổ. Một bên là chủ nghĩa dã man nhân danh lý
tưởng, nơi vùng đất của Pakistan đang chịu sự hành hạ và cưỡng bức từ
Taliban. Và một bên khác là chủ nghĩa dã man nhân danh phát triển đã đày
đoạ và lạm dụng sức lao động trẻ em ở Ấn Độ. Nobel Hoà Bình 2014 đã
hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình khi nhắc nhở rằng giữa những điều
tàn tệ mà con người buộc phải chấp nhận trong thế kỷ 21, vẫn có những
niềm hy vọng trỗi dậy, vượt qua cái chết và số phận, toả sáng như những
tượng đài của lương tâm.
Điểm chung của cả hai nhân vật được giải Nobel Hoà Bình 2014 năm nay,
ông Kailash Satyarthi (60 tuổi) và cô Malala Yousafzai (17 tuổi) rằng
họ chỉ là những con người bình thường, cuộc sống bình thường nhưng bị xô
đẩy phải trở thành những người làm cách mạng cho đời mình, cách mạng
cho dân tộc mình.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó chứng kiến cha mẹ mình quá cực
khổ để kiếm ra tiền cho con đến trường, ông Kailash lớn lên với giấc mơ
đem học vấn và cuộc đời an lành đến cho mọi đứa trẻ. Câu chuyện đời của
ông Kailash trở thành một huyền thoại sống của đất nước Ấn Độ khi suốt
những năm qua, tổ chức Bachpan Bachao Andolan của ông đã cứu giúp được
hàng chục ngàn đứa trẻ. Ở tuổi 26, ông Kailash Satyarthi từ bỏ công việc
kỹ sư điện đầy hứa hẹn của mình và quyết dấn thân vào con đường cứu
giúp những trẻ em ở Ấn Độ đang trở thành nô lệ lao động, tố cáo sự bóc
lột trẻ em. Đó là một hành động hiểm nguy vì ông có thể bị trả thù và
giết chết bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nhờ sự ủng hộ của dân chúng mà tổ
chức của Kailash Satyarthi dần dần lớn mạnh. Cho tới hôm nay, ý tưởng về
một tổ chức toàn cầu mang tên Global March Against Child Labor của ông,
đã có hơn 2000 thành viên từ 140 quốc gia.
Với Malala Yousafzai, cuộc đời của cô cũng là một bước ngoặt bất ngờ
khi cô lên tiếng về quyền được đi học của phụ nữ, và bị Taliban, nhóm
Hồi giáo cực đoan bắn vào đầu, do cho là cô đã chống lại kinh thánh Hồi
Giáo của họ. Sự khác biệt của Malala là sau khi tỉnh dậy, trên đầu phải
vá bằng một miếng thép, thay cho phần sọ đã vỡ, cô lại tiếp tục lên
tiếng và tranh đấu cho hàng triệu trẻ em đạo Hồi đã chết hoặc đang sống
trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Sức mạnh và lẽ phải trên nền tảng bất bạo
động của Malala đã khiến ngay cả giới Taliban cũng phải rúng động. Chính
thủ lãnh Adnan Rasheed ở vùng thung lũng Swat, Pakistan đã gửi thư cho
Malala, thú nhận rằng ông ta cũng bị sốc khi nghe cô bị bắn. Tuy nhiên
Adnan Rasheed cố biện minh rằng Malala bị trừng phạt vì đã thách thức
lưỡi gươm đạo Hồi và tuyên truyền cho phương Tây.
Malala Yousafzai là một trong những người sống sót và rất hiếm hoi
quyết lên tiếng. Trong bài viết của tờ Daily Times, Ấn Độ, nhà báo Omer
Zaheer Meer có viết rằng đã có vô số những cái chết như vậy xảy ra bởi
một chế độ độc tài nhân danh lý tưởng. Sự tồi tệ bạo hành trên con người
luôn bị cả thế giới khinh ghét. Tay sai của chế độ chặn trước cửa nhà,
hành hung trên đường đi, tấn công quyền sinh tồn và học hành hợp pháp
của con người. Thậm chí bọn chúng xông vào nhà hành hung và giết chết.
Nếu Malala Yousafzai không lên tiếng, cô chỉ là một linh hồn tức tưởi
như bao cái chết khác. Bất chấp việc bị hãm hại ở quê nhà, xua đuổi khỏi
tổ quốc do chống lại cái ác, cô gái nhỏ Malala đứng lên và trở thành
niềm hy vọng vào ngày mai, của bình an và lương tâm của con người.
Khi Malala Yousafzai nhận giải Nobel Hoà bình ở tuổi 17, rất nhiều
người đã nghĩ đến Josua Wong (Hoàng Chi Phong) của Hồng Kông. Cuộc Cách
mạng Dù đầy lãng mạn và quả cảm của những sinh viên Hồng Kông trong việc
đòi quyền bầu cử minh bạch cũng đã giới thiệu một chàng trai 17 tuổi
nhận thức sắc bén với thế giới sống của mình và không chịu chấp nhận bị
lừa phỉnh, bị biến thành một con rối chính trị cho bất cứ ai. Việc lên
tiếng mạnh mẽ của Josua Wong cũng biến cuộc sống bình thường của anh ta
thành một nhà cách mạng. Bị chính quyền khủng bố bằng cách cho côn đồ
giả danh hành hung, sỉ nhục, gửi vòng hoa phúng điếu đến tận nhà, Josua
Wong càng rực sáng để soi rõ bộ mặt nhớp nhúa chính quyền độc tài.
Giữa một thế giới như đang vào buổi hoàng hôn của văn minh nhân loại,
hỗn loạn khắp nơi bởi những chính quyền nhân danh lý tưởng, độc tài và
đạo đức giả, tuổi trẻ của một thế hệ mới đang làm bừng lên một niềm hy
vọng. Những cuộc cách mạng cần thiết bằng lương tâm và lòng dũng cảm,
như những nốt nhạc bất ngờ làm rúng động, thức tỉnh lòng người giữa một
bài trường ca thế gian tối tăm và tuyệt vọng.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
Bàn ra tán vào (0)
Tuấn Khanh - Những cuộc cách mạng từ số phận
Giải Nobel Hoà Bình năm nay, vinh danh những cái tên vươn lên từ thế giới nhục nhằn thống khổ. Một bên là chủ nghĩa dã man nhân danh lý tưởng, nơi vùng đất của Pakistan đang chịu sự hành hạ và cưỡng bức từ Taliban
Giải Nobel Hoà Bình năm nay, vinh danh những cái tên vươn lên từ thế
giới nhục nhằn thống khổ. Một bên là chủ nghĩa dã man nhân danh lý
tưởng, nơi vùng đất của Pakistan đang chịu sự hành hạ và cưỡng bức từ
Taliban. Và một bên khác là chủ nghĩa dã man nhân danh phát triển đã đày
đoạ và lạm dụng sức lao động trẻ em ở Ấn Độ. Nobel Hoà Bình 2014 đã
hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình khi nhắc nhở rằng giữa những điều
tàn tệ mà con người buộc phải chấp nhận trong thế kỷ 21, vẫn có những
niềm hy vọng trỗi dậy, vượt qua cái chết và số phận, toả sáng như những
tượng đài của lương tâm.
Điểm chung của cả hai nhân vật được giải Nobel Hoà Bình 2014 năm nay,
ông Kailash Satyarthi (60 tuổi) và cô Malala Yousafzai (17 tuổi) rằng
họ chỉ là những con người bình thường, cuộc sống bình thường nhưng bị xô
đẩy phải trở thành những người làm cách mạng cho đời mình, cách mạng
cho dân tộc mình.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó chứng kiến cha mẹ mình quá cực
khổ để kiếm ra tiền cho con đến trường, ông Kailash lớn lên với giấc mơ
đem học vấn và cuộc đời an lành đến cho mọi đứa trẻ. Câu chuyện đời của
ông Kailash trở thành một huyền thoại sống của đất nước Ấn Độ khi suốt
những năm qua, tổ chức Bachpan Bachao Andolan của ông đã cứu giúp được
hàng chục ngàn đứa trẻ. Ở tuổi 26, ông Kailash Satyarthi từ bỏ công việc
kỹ sư điện đầy hứa hẹn của mình và quyết dấn thân vào con đường cứu
giúp những trẻ em ở Ấn Độ đang trở thành nô lệ lao động, tố cáo sự bóc
lột trẻ em. Đó là một hành động hiểm nguy vì ông có thể bị trả thù và
giết chết bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nhờ sự ủng hộ của dân chúng mà tổ
chức của Kailash Satyarthi dần dần lớn mạnh. Cho tới hôm nay, ý tưởng về
một tổ chức toàn cầu mang tên Global March Against Child Labor của ông,
đã có hơn 2000 thành viên từ 140 quốc gia.
Với Malala Yousafzai, cuộc đời của cô cũng là một bước ngoặt bất ngờ
khi cô lên tiếng về quyền được đi học của phụ nữ, và bị Taliban, nhóm
Hồi giáo cực đoan bắn vào đầu, do cho là cô đã chống lại kinh thánh Hồi
Giáo của họ. Sự khác biệt của Malala là sau khi tỉnh dậy, trên đầu phải
vá bằng một miếng thép, thay cho phần sọ đã vỡ, cô lại tiếp tục lên
tiếng và tranh đấu cho hàng triệu trẻ em đạo Hồi đã chết hoặc đang sống
trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Sức mạnh và lẽ phải trên nền tảng bất bạo
động của Malala đã khiến ngay cả giới Taliban cũng phải rúng động. Chính
thủ lãnh Adnan Rasheed ở vùng thung lũng Swat, Pakistan đã gửi thư cho
Malala, thú nhận rằng ông ta cũng bị sốc khi nghe cô bị bắn. Tuy nhiên
Adnan Rasheed cố biện minh rằng Malala bị trừng phạt vì đã thách thức
lưỡi gươm đạo Hồi và tuyên truyền cho phương Tây.
Malala Yousafzai là một trong những người sống sót và rất hiếm hoi
quyết lên tiếng. Trong bài viết của tờ Daily Times, Ấn Độ, nhà báo Omer
Zaheer Meer có viết rằng đã có vô số những cái chết như vậy xảy ra bởi
một chế độ độc tài nhân danh lý tưởng. Sự tồi tệ bạo hành trên con người
luôn bị cả thế giới khinh ghét. Tay sai của chế độ chặn trước cửa nhà,
hành hung trên đường đi, tấn công quyền sinh tồn và học hành hợp pháp
của con người. Thậm chí bọn chúng xông vào nhà hành hung và giết chết.
Nếu Malala Yousafzai không lên tiếng, cô chỉ là một linh hồn tức tưởi
như bao cái chết khác. Bất chấp việc bị hãm hại ở quê nhà, xua đuổi khỏi
tổ quốc do chống lại cái ác, cô gái nhỏ Malala đứng lên và trở thành
niềm hy vọng vào ngày mai, của bình an và lương tâm của con người.
Khi Malala Yousafzai nhận giải Nobel Hoà bình ở tuổi 17, rất nhiều
người đã nghĩ đến Josua Wong (Hoàng Chi Phong) của Hồng Kông. Cuộc Cách
mạng Dù đầy lãng mạn và quả cảm của những sinh viên Hồng Kông trong việc
đòi quyền bầu cử minh bạch cũng đã giới thiệu một chàng trai 17 tuổi
nhận thức sắc bén với thế giới sống của mình và không chịu chấp nhận bị
lừa phỉnh, bị biến thành một con rối chính trị cho bất cứ ai. Việc lên
tiếng mạnh mẽ của Josua Wong cũng biến cuộc sống bình thường của anh ta
thành một nhà cách mạng. Bị chính quyền khủng bố bằng cách cho côn đồ
giả danh hành hung, sỉ nhục, gửi vòng hoa phúng điếu đến tận nhà, Josua
Wong càng rực sáng để soi rõ bộ mặt nhớp nhúa chính quyền độc tài.
Giữa một thế giới như đang vào buổi hoàng hôn của văn minh nhân loại,
hỗn loạn khắp nơi bởi những chính quyền nhân danh lý tưởng, độc tài và
đạo đức giả, tuổi trẻ của một thế hệ mới đang làm bừng lên một niềm hy
vọng. Những cuộc cách mạng cần thiết bằng lương tâm và lòng dũng cảm,
như những nốt nhạc bất ngờ làm rúng động, thức tỉnh lòng người giữa một
bài trường ca thế gian tối tăm và tuyệt vọng.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)