Xe cán chó
Tủi phận nghệ sĩ hải ngoại về quê biểu diễn ( Nhục, nhục quá, chó tìm phân không thảm như thế )
Nhìn ở góc độ nghệ sĩ hải ngoại chắc hẳn sẽ bị chạnh lòng khi tự so sánh tư cách công dân Việt Nam của mình với tư cách công dân của nghệ sĩ trong nước. Câu hỏi có thể gieo rắc trong lòng nghệ sĩ hải ngoại trong câu chuyện này là liệu có cần giữ quốc tịch Việt Nam nữa hay không?
Giấy phép và hạnh kiểm tốt!
Nghệ sĩ hải ngoại không những không nhận được sự đối xử ngang bằng với nghệ sĩ trong nước mà còn thua thiệt hơn nghệ sĩ nước ngoài được mời đến Việt Nam biểu diễn.
Thứ nhất, nghệ sĩ hải ngoại chỉ được biểu diễn khi đã có giấy phép cấp cho nghệ sĩ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước biểu diễn với thời hạn tối đa sáu tháng (2). Loại giấy phép này do cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật là Cục Biểu diễn Nghệ thuật (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp, trong khi nghệ sĩ trong nước không cần phải có loại giấy phép này.
Theo quy định hiện nay, tất cả các chương trình có sự tham gia của nghệ sĩ hải ngoại đều phải xin Cục Biểu diễn Nghệ thuật (tức cơ quan có thẩm quyền của trung ương) cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang dù phạm vi tổ chức biểu diễn là tại một tỉnh hay nhiều tỉnh thành. Trong khi đó đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật khác - mà người biểu diễn là những nghệ sĩ trong nước hoặc những nghệ sĩ nước ngoài - được tổ chức trong phạm vi một tỉnh thành thì chỉ cần xin cấp phép biểu diễn tại sở văn hóa - thể thao và du lịch hoặc sở văn hóa - thể thao (tức cơ quan có thẩm quyền của địa phương).
Thứ hai, nghệ sĩ hải ngoại phải có được “hạnh kiểm tốt” trong văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại. Đây có thể được xem là một loại giấy phép con mà nghệ sĩ hải ngoại cùng một lúc vừa phải vừa lòng cả cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước. Và chuẩn mực nào để một nghệ sĩ hải ngoại được cơ quan ngoại giao của Việt Nam cấp cho một giấy chứng nhận “hạnh kiểm tốt”(?!). Thực tế quy định này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan ngoại giao Việt Nam trong công tác kiểm tra, xác minh trước khi đưa ra nhận xét. Ở góc độ nghệ sĩ thì văn bản nhận xét này đang đụng chạm đến lòng tự trọng của bản thân họ.
Thứ ba, nghệ sĩ hải ngoại được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam thì khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giải thích là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Ở khái niệm này chia người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là công dân Việt Nam tức là người đang có quốc tịch Việt Nam và nhóm thứ hai là người gốc Việt Nam (người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của người đó được xác định theo nguyên tắc huyết thống). Cả hai nhóm này đều nằm trong tình trạng cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong khi đó luật Việt Nam hiện hành chỉ giải thích về khái niệm cư trú, còn hiểu thế nào là “sinh sống lâu dài ở nước ngoài” thì không có một văn bản pháp luật nào lượng hóa thời gian bao lâu là “lâu dài”.
Như vậy, việc xác định một nghệ sĩ hải ngoại nào đó đang có quốc tịch Việt Nam hay đang là công dân Việt Nam được xem là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để áp dụng thủ tục trong việc cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật sẽ dựa hoàn toàn vào ý chí, quan điểm chủ quan của người quản lý nhà nước. Điều này thường được xem là sự thiếu minh bạch trong xây dựng pháp luật.
Nhìn ở góc độ nghệ sĩ hải ngoại chắc hẳn sẽ bị chạnh lòng khi tự so sánh tư cách công dân Việt Nam của mình với tư cách công dân của nghệ sĩ trong nước. Câu hỏi có thể gieo rắc trong lòng nghệ sĩ hải ngoại trong câu chuyện này là liệu có cần giữ quốc tịch Việt Nam nữa hay không?
Để ấm lòng người nghệ sĩ tha hương?
Thiết nghĩ, nếu chỉ dựa vào lý do xuất phát từ việc ngăn chặn một vài cá nhân nghệ sĩ hải ngoại nào đó có những thái độ chính trị không phù hợp với Nhà nước Việt Nam thì giải pháp cấp phép cho nghệ sĩ hải ngoại xem ra không đạt được hiệu quả cao. Bởi vì nếu một nghệ sĩ nào đó có tư tưởng “chống đối” Nhà nước Việt Nam thì họ vẫn có thể có những hành động qua Internet chứ không cần phải nhập cảnh về Việt Nam để biểu diễn. Hơn nữa, với thời đại công nghệ thông tin, truyền thông như hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước không quá khó khăn để tìm hiểu thông tin về một người nghệ sĩ cụ thể. Việc không cho phép hay cấm nghệ sĩ hải ngoại biểu diễn tại Việt Nam luật pháp cần phải quy định cụ thể trường hợp nào bị cấm và nếu không rơi vào các trường hợp đó thì đương nhiên được phép biểu diễn mà không cần phải xin phép. Luật pháp không thể và không được có một quy định chung chung, thiếu minh bạch với câu “vì chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương do đó chưa cho phép...”?!
Xin được trích điều 18 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam... Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.
Với một nguyên tắc hiến định như vậy, nếu Chính phủ vẫn giữ nguyên các quan điểm quản lý nhà nước về quản lý biểu diễn nghệ thuật đối với nghệ sĩ hải ngoại như hiện nay thì e rằng chưa biết đến khi nào điều 18 của Hiến pháp mới có thể được thi hành trên thực tế.
Sửa đổi luật để những công dân Việt Nam là những nghệ sĩ hải ngoại không bị phân biệt đối xử ngay chính trên quê hương xứ sở của mình là một việc làm không những phù hợp với Hiến pháp mà đó còn là một tình cảm thiêng liêng của người mẹ Việt Nam dành cho những người con xa xứ trở về. Hy vọng lắm thay một
Chính phủ kiến tạo sẽ không bỏ sót một lĩnh vực cũng đang cần kiến tạo này.
(1) Công ty Luật Phuoc & Partners
(2) 10.2.(c) Nghị định 79/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 15/2016/NĐ-CP
Tủi phận nghệ sĩ hải ngoại về quê biểu diễn
Ls. Lê Quang Vy - Ls. Lê Trọng Thêm (1) Chủ Nhật, 30/4/2017
(TBKTSG) - Hàng năm cộng đồng nghệ sĩ hải
ngoại vẫn thường xuyên có các hoạt động đóng góp cho quê hương không chỉ
trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật mà còn cung cấp tài chính cho các
hoạt động từ thiện, đầu tư thương mại... Có thể nói trong sức mạnh của
cộng đồng người Việt ở nước ngoài, có một phần đóng góp không nhỏ của
giới nghệ sĩ hải ngoại. Tuy nhiên, một
thực tế đáng buồn, trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, pháp luật hiện
hành có những quy định bất cập đối với nghệ sĩ hải ngoại mà theo Luật
Quốc tịch họ vẫn được xem là công dân Việt Nam.
Nghệ sĩ hải ngoại không những không nhận được sự đối xử ngang bằng với nghệ sĩ trong nước mà còn thua thiệt hơn nghệ sĩ nước ngoài được mời đến Việt Nam biểu diễn.
Thứ nhất, nghệ sĩ hải ngoại chỉ được biểu diễn khi đã có giấy phép cấp cho nghệ sĩ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước biểu diễn với thời hạn tối đa sáu tháng (2). Loại giấy phép này do cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật là Cục Biểu diễn Nghệ thuật (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp, trong khi nghệ sĩ trong nước không cần phải có loại giấy phép này.
Theo quy định hiện nay, tất cả các chương trình có sự tham gia của nghệ sĩ hải ngoại đều phải xin Cục Biểu diễn Nghệ thuật (tức cơ quan có thẩm quyền của trung ương) cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang dù phạm vi tổ chức biểu diễn là tại một tỉnh hay nhiều tỉnh thành. Trong khi đó đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật khác - mà người biểu diễn là những nghệ sĩ trong nước hoặc những nghệ sĩ nước ngoài - được tổ chức trong phạm vi một tỉnh thành thì chỉ cần xin cấp phép biểu diễn tại sở văn hóa - thể thao và du lịch hoặc sở văn hóa - thể thao (tức cơ quan có thẩm quyền của địa phương).
Thứ hai, nghệ sĩ hải ngoại phải có được “hạnh kiểm tốt” trong văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại. Đây có thể được xem là một loại giấy phép con mà nghệ sĩ hải ngoại cùng một lúc vừa phải vừa lòng cả cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước. Và chuẩn mực nào để một nghệ sĩ hải ngoại được cơ quan ngoại giao của Việt Nam cấp cho một giấy chứng nhận “hạnh kiểm tốt”(?!). Thực tế quy định này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan ngoại giao Việt Nam trong công tác kiểm tra, xác minh trước khi đưa ra nhận xét. Ở góc độ nghệ sĩ thì văn bản nhận xét này đang đụng chạm đến lòng tự trọng của bản thân họ.
Thứ ba, nghệ sĩ hải ngoại được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam thì khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giải thích là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Ở khái niệm này chia người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là công dân Việt Nam tức là người đang có quốc tịch Việt Nam và nhóm thứ hai là người gốc Việt Nam (người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của người đó được xác định theo nguyên tắc huyết thống). Cả hai nhóm này đều nằm trong tình trạng cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong khi đó luật Việt Nam hiện hành chỉ giải thích về khái niệm cư trú, còn hiểu thế nào là “sinh sống lâu dài ở nước ngoài” thì không có một văn bản pháp luật nào lượng hóa thời gian bao lâu là “lâu dài”.
Như vậy, việc xác định một nghệ sĩ hải ngoại nào đó đang có quốc tịch Việt Nam hay đang là công dân Việt Nam được xem là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để áp dụng thủ tục trong việc cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật sẽ dựa hoàn toàn vào ý chí, quan điểm chủ quan của người quản lý nhà nước. Điều này thường được xem là sự thiếu minh bạch trong xây dựng pháp luật.
Nhìn ở góc độ nghệ sĩ hải ngoại chắc hẳn sẽ bị chạnh lòng khi tự so sánh tư cách công dân Việt Nam của mình với tư cách công dân của nghệ sĩ trong nước. Câu hỏi có thể gieo rắc trong lòng nghệ sĩ hải ngoại trong câu chuyện này là liệu có cần giữ quốc tịch Việt Nam nữa hay không?
Để ấm lòng người nghệ sĩ tha hương?
Thiết nghĩ, nếu chỉ dựa vào lý do xuất phát từ việc ngăn chặn một vài cá nhân nghệ sĩ hải ngoại nào đó có những thái độ chính trị không phù hợp với Nhà nước Việt Nam thì giải pháp cấp phép cho nghệ sĩ hải ngoại xem ra không đạt được hiệu quả cao. Bởi vì nếu một nghệ sĩ nào đó có tư tưởng “chống đối” Nhà nước Việt Nam thì họ vẫn có thể có những hành động qua Internet chứ không cần phải nhập cảnh về Việt Nam để biểu diễn. Hơn nữa, với thời đại công nghệ thông tin, truyền thông như hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước không quá khó khăn để tìm hiểu thông tin về một người nghệ sĩ cụ thể. Việc không cho phép hay cấm nghệ sĩ hải ngoại biểu diễn tại Việt Nam luật pháp cần phải quy định cụ thể trường hợp nào bị cấm và nếu không rơi vào các trường hợp đó thì đương nhiên được phép biểu diễn mà không cần phải xin phép. Luật pháp không thể và không được có một quy định chung chung, thiếu minh bạch với câu “vì chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương do đó chưa cho phép...”?!
Xin được trích điều 18 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam... Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.
Với một nguyên tắc hiến định như vậy, nếu Chính phủ vẫn giữ nguyên các quan điểm quản lý nhà nước về quản lý biểu diễn nghệ thuật đối với nghệ sĩ hải ngoại như hiện nay thì e rằng chưa biết đến khi nào điều 18 của Hiến pháp mới có thể được thi hành trên thực tế.
Sửa đổi luật để những công dân Việt Nam là những nghệ sĩ hải ngoại không bị phân biệt đối xử ngay chính trên quê hương xứ sở của mình là một việc làm không những phù hợp với Hiến pháp mà đó còn là một tình cảm thiêng liêng của người mẹ Việt Nam dành cho những người con xa xứ trở về. Hy vọng lắm thay một
Chính phủ kiến tạo sẽ không bỏ sót một lĩnh vực cũng đang cần kiến tạo này.
(1) Công ty Luật Phuoc & Partners
(2) 10.2.(c) Nghị định 79/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 15/2016/NĐ-CP
http://www.thesaigontimes.vn/159445/Tui-phan-nghe-si-hai-ngoai-ve-que-bieu-dien.html
Bàn ra tán vào (1)
doan Vu
Doc xong nhung dieu le cua Viet cong,moi tham thia cau ngan ngu:XUONG CA VO LOAI(xin loi mot thieu so cac ca nhac si da giu vung lap truong chong cong san)TIEN-TIEN-va TIEN,khong con nhan pham va tu cach,bi xach me,mang mo DI DIEM-MA CO...,van guc mat che dau giot le ma tuoi cuoi voi nhung ke chui cha mang me minh.Doi voi ca nhan minh da vay,khi benh hoan lai tro trao chay ve MY chua benh!Khong biet khi di hat hong o VN,ho co khai thue,dong thue loi tuc cho MY,noi ho dinh cu va the song chet la khi tro ve se bi tu toi,the ma bay gio,di di ve ve nhu com bua,KHONG CON QUY CHE TY NAN CONG SAN voi nhung hang nguoi nay va ca nhung nguoi gian lan khac nua.Nhung nguoi tiep tay vo tinh hay gian tiep tro giup,leo lai lach luat de bon ho huong tro cap,huong nhung dich vu y te ma khong he bo mot xu tien thue nao,HANH VI AN CAP-GIAN LAN va TRAI CONG BANG RO RANG ma TT.TRUMP da nhac den.Nhung nguoi nay,ho lai rat hang hai chong doi bieu tinh chong chinh phu hop hien-hop phap noi minh da den NAN NI XIN DUOC NHAN VAO dat nuoc nay.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Tủi phận nghệ sĩ hải ngoại về quê biểu diễn ( Nhục, nhục quá, chó tìm phân không thảm như thế )
Nhìn ở góc độ nghệ sĩ hải ngoại chắc hẳn sẽ bị chạnh lòng khi tự so sánh tư cách công dân Việt Nam của mình với tư cách công dân của nghệ sĩ trong nước. Câu hỏi có thể gieo rắc trong lòng nghệ sĩ hải ngoại trong câu chuyện này là liệu có cần giữ quốc tịch Việt Nam nữa hay không?
Tủi phận nghệ sĩ hải ngoại về quê biểu diễn
Ls. Lê Quang Vy - Ls. Lê Trọng Thêm (1) Chủ Nhật, 30/4/2017
(TBKTSG) - Hàng năm cộng đồng nghệ sĩ hải
ngoại vẫn thường xuyên có các hoạt động đóng góp cho quê hương không chỉ
trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật mà còn cung cấp tài chính cho các
hoạt động từ thiện, đầu tư thương mại... Có thể nói trong sức mạnh của
cộng đồng người Việt ở nước ngoài, có một phần đóng góp không nhỏ của
giới nghệ sĩ hải ngoại. Tuy nhiên, một
thực tế đáng buồn, trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, pháp luật hiện
hành có những quy định bất cập đối với nghệ sĩ hải ngoại mà theo Luật
Quốc tịch họ vẫn được xem là công dân Việt Nam.
Nghệ sĩ hải ngoại không những không nhận được sự đối xử ngang bằng với nghệ sĩ trong nước mà còn thua thiệt hơn nghệ sĩ nước ngoài được mời đến Việt Nam biểu diễn.
Thứ nhất, nghệ sĩ hải ngoại chỉ được biểu diễn khi đã có giấy phép cấp cho nghệ sĩ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước biểu diễn với thời hạn tối đa sáu tháng (2). Loại giấy phép này do cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật là Cục Biểu diễn Nghệ thuật (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cấp, trong khi nghệ sĩ trong nước không cần phải có loại giấy phép này.
Theo quy định hiện nay, tất cả các chương trình có sự tham gia của nghệ sĩ hải ngoại đều phải xin Cục Biểu diễn Nghệ thuật (tức cơ quan có thẩm quyền của trung ương) cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang dù phạm vi tổ chức biểu diễn là tại một tỉnh hay nhiều tỉnh thành. Trong khi đó đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật khác - mà người biểu diễn là những nghệ sĩ trong nước hoặc những nghệ sĩ nước ngoài - được tổ chức trong phạm vi một tỉnh thành thì chỉ cần xin cấp phép biểu diễn tại sở văn hóa - thể thao và du lịch hoặc sở văn hóa - thể thao (tức cơ quan có thẩm quyền của địa phương).
Thứ hai, nghệ sĩ hải ngoại phải có được “hạnh kiểm tốt” trong văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại. Đây có thể được xem là một loại giấy phép con mà nghệ sĩ hải ngoại cùng một lúc vừa phải vừa lòng cả cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước. Và chuẩn mực nào để một nghệ sĩ hải ngoại được cơ quan ngoại giao của Việt Nam cấp cho một giấy chứng nhận “hạnh kiểm tốt”(?!). Thực tế quy định này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan ngoại giao Việt Nam trong công tác kiểm tra, xác minh trước khi đưa ra nhận xét. Ở góc độ nghệ sĩ thì văn bản nhận xét này đang đụng chạm đến lòng tự trọng của bản thân họ.
Thứ ba, nghệ sĩ hải ngoại được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam thì khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giải thích là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Ở khái niệm này chia người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là công dân Việt Nam tức là người đang có quốc tịch Việt Nam và nhóm thứ hai là người gốc Việt Nam (người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của người đó được xác định theo nguyên tắc huyết thống). Cả hai nhóm này đều nằm trong tình trạng cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong khi đó luật Việt Nam hiện hành chỉ giải thích về khái niệm cư trú, còn hiểu thế nào là “sinh sống lâu dài ở nước ngoài” thì không có một văn bản pháp luật nào lượng hóa thời gian bao lâu là “lâu dài”.
Như vậy, việc xác định một nghệ sĩ hải ngoại nào đó đang có quốc tịch Việt Nam hay đang là công dân Việt Nam được xem là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để áp dụng thủ tục trong việc cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật sẽ dựa hoàn toàn vào ý chí, quan điểm chủ quan của người quản lý nhà nước. Điều này thường được xem là sự thiếu minh bạch trong xây dựng pháp luật.
Nhìn ở góc độ nghệ sĩ hải ngoại chắc hẳn sẽ bị chạnh lòng khi tự so sánh tư cách công dân Việt Nam của mình với tư cách công dân của nghệ sĩ trong nước. Câu hỏi có thể gieo rắc trong lòng nghệ sĩ hải ngoại trong câu chuyện này là liệu có cần giữ quốc tịch Việt Nam nữa hay không?
Để ấm lòng người nghệ sĩ tha hương?
Thiết nghĩ, nếu chỉ dựa vào lý do xuất phát từ việc ngăn chặn một vài cá nhân nghệ sĩ hải ngoại nào đó có những thái độ chính trị không phù hợp với Nhà nước Việt Nam thì giải pháp cấp phép cho nghệ sĩ hải ngoại xem ra không đạt được hiệu quả cao. Bởi vì nếu một nghệ sĩ nào đó có tư tưởng “chống đối” Nhà nước Việt Nam thì họ vẫn có thể có những hành động qua Internet chứ không cần phải nhập cảnh về Việt Nam để biểu diễn. Hơn nữa, với thời đại công nghệ thông tin, truyền thông như hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước không quá khó khăn để tìm hiểu thông tin về một người nghệ sĩ cụ thể. Việc không cho phép hay cấm nghệ sĩ hải ngoại biểu diễn tại Việt Nam luật pháp cần phải quy định cụ thể trường hợp nào bị cấm và nếu không rơi vào các trường hợp đó thì đương nhiên được phép biểu diễn mà không cần phải xin phép. Luật pháp không thể và không được có một quy định chung chung, thiếu minh bạch với câu “vì chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương do đó chưa cho phép...”?!
Xin được trích điều 18 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam... Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.
Với một nguyên tắc hiến định như vậy, nếu Chính phủ vẫn giữ nguyên các quan điểm quản lý nhà nước về quản lý biểu diễn nghệ thuật đối với nghệ sĩ hải ngoại như hiện nay thì e rằng chưa biết đến khi nào điều 18 của Hiến pháp mới có thể được thi hành trên thực tế.
Sửa đổi luật để những công dân Việt Nam là những nghệ sĩ hải ngoại không bị phân biệt đối xử ngay chính trên quê hương xứ sở của mình là một việc làm không những phù hợp với Hiến pháp mà đó còn là một tình cảm thiêng liêng của người mẹ Việt Nam dành cho những người con xa xứ trở về. Hy vọng lắm thay một
Chính phủ kiến tạo sẽ không bỏ sót một lĩnh vực cũng đang cần kiến tạo này.
(1) Công ty Luật Phuoc & Partners
(2) 10.2.(c) Nghị định 79/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 15/2016/NĐ-CP
http://www.thesaigontimes.vn/159445/Tui-phan-nghe-si-hai-ngoai-ve-que-bieu-dien.html