Hình Ảnh & Sự Kiện
Tưng bừng lễ hội Katê tại Ninh Thuận
Lễ hội Katê diễn ra vào tháng 7 lịch Chăm nhằm tưởng nhớ các vị nam thần như: Pô Klong Garai, Pô Rômê... và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.
Sáng 30.9, tại Tháp Pô Klong Garai (TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) đã diễn ra Lễ hội Katê 2016, thu hút hàng nghìn người Chăm khắp nơi hành hương đến các đền tháp để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu sức khỏe, bình an cho bản thân, gia đình, làng xóm.
Lễ hội Katê diễn ra vào tháng 7 lịch Chăm nhằm tưởng nhớ các vị nam thần như: Pô Klong Garai, Pô Rômê... và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Lễ hội Katê diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đền tháp lan tỏa về làng thôn và đến mỗi gia đình của cộng đồng người Chăm, đặc biệt là người Chăm Bàlamôn.
Đông nghịt người dân về với lễ hội.
Đông nghịt người dân về với lễ hội.
Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc và độc đáo, được bắt đầu bằng Lễ hội rước y trang của các vị thần: Pô Inư Nưgar, Pô Klong Garai, Pô Rômê… Lễ rước y trang lên Tháp Pô Klong Garai bắt đầu từ sáng sớm ngày mùng 1 tháng 7 lịch Chăm.
Các điệu múa mừng ngày hội trên tháp được bắt đầu từ múa quạt của thiếu nữ Chăm hòa cùng thiếu nữ múa đội thôn hala (mâm cao đựng trầu cau) - điệu múa mừng để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người được an khang và hạnh phúc, đồng thời cũng là sự hiến dâng cho các vị thần linh tối cao.
Đặc sắc lễ rước y trang tại lễ hội.
Các lễ vật chuẩn bị dâng lên các vị thần.
Trong không gian linh thiêng của các đền tháp, âm nhạc hòa quyện với các điệu múa truyền thống, trang phục đặc sắc, hàng nghìn người Chăm khắp nơi hành hương đến các đền tháp để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu sức khỏe, bình an cho bản thân, gia đình, làng xóm. Lễ hội cũng thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào Chăm, làm cho không khí thêm sôi động tăng thêm màu sắc rực rỡ cho ngày hội.
Màn biểu diễn cồng chiêng đặc sắc của người Chăm.
Cả sư Tháp Pô Klong Garai cho biết, Lễ hội Katê là dịp để nhắc nhở đồng bào Chăm luôn luôn tôn trọng đạo lý “Mưnhum ia dar halau, băng pauth Kayau dar urang pala phun” (tạm dịch là “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”)
"Chúng ta cũng nên nhớ rằng, lòng tôn kính, sự biết ơn bậc tiền bối, tổ tiên không chỉ dâng cúng lễ vật là tốt mà còn phải nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn các văn hóa truyền thống của các dân tộc, kết hợp với lối sống lành mạnh, văn minh, không nặng về phô trương, trình diễn lại không làm tinh giảm lấy lệ trong việc thực hiện các nghi lễ phong tục và tín ngưỡng tôn giáo" - cả sư Tháp Pô Klong Garai nhấn mạnh.
Sau khi kết thúc hội Katê tại các đền tháp, dòng người lan tỏa về các làng Chăm để chuẩn bị lễ hội Katê làng vào ngày hôm sau.
Nhiệt Băng
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Tưng bừng lễ hội Katê tại Ninh Thuận
Lễ hội Katê diễn ra vào tháng 7 lịch Chăm nhằm tưởng nhớ các vị nam thần như: Pô Klong Garai, Pô Rômê... và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.
Sáng 30.9, tại Tháp Pô Klong Garai (TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) đã diễn ra Lễ hội Katê 2016, thu hút hàng nghìn người Chăm khắp nơi hành hương đến các đền tháp để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu sức khỏe, bình an cho bản thân, gia đình, làng xóm.
Lễ hội Katê diễn ra vào tháng 7 lịch Chăm nhằm tưởng nhớ các vị nam thần như: Pô Klong Garai, Pô Rômê... và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Lễ hội Katê diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đền tháp lan tỏa về làng thôn và đến mỗi gia đình của cộng đồng người Chăm, đặc biệt là người Chăm Bàlamôn.
Đông nghịt người dân về với lễ hội.
Đông nghịt người dân về với lễ hội.
Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc và độc đáo, được bắt đầu bằng Lễ hội rước y trang của các vị thần: Pô Inư Nưgar, Pô Klong Garai, Pô Rômê… Lễ rước y trang lên Tháp Pô Klong Garai bắt đầu từ sáng sớm ngày mùng 1 tháng 7 lịch Chăm.
Các điệu múa mừng ngày hội trên tháp được bắt đầu từ múa quạt của thiếu nữ Chăm hòa cùng thiếu nữ múa đội thôn hala (mâm cao đựng trầu cau) - điệu múa mừng để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người được an khang và hạnh phúc, đồng thời cũng là sự hiến dâng cho các vị thần linh tối cao.
Đặc sắc lễ rước y trang tại lễ hội.
Các lễ vật chuẩn bị dâng lên các vị thần.
Trong không gian linh thiêng của các đền tháp, âm nhạc hòa quyện với các điệu múa truyền thống, trang phục đặc sắc, hàng nghìn người Chăm khắp nơi hành hương đến các đền tháp để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu sức khỏe, bình an cho bản thân, gia đình, làng xóm. Lễ hội cũng thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào Chăm, làm cho không khí thêm sôi động tăng thêm màu sắc rực rỡ cho ngày hội.
Màn biểu diễn cồng chiêng đặc sắc của người Chăm.
Cả sư Tháp Pô Klong Garai cho biết, Lễ hội Katê là dịp để nhắc nhở đồng bào Chăm luôn luôn tôn trọng đạo lý “Mưnhum ia dar halau, băng pauth Kayau dar urang pala phun” (tạm dịch là “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”)
"Chúng ta cũng nên nhớ rằng, lòng tôn kính, sự biết ơn bậc tiền bối, tổ tiên không chỉ dâng cúng lễ vật là tốt mà còn phải nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn các văn hóa truyền thống của các dân tộc, kết hợp với lối sống lành mạnh, văn minh, không nặng về phô trương, trình diễn lại không làm tinh giảm lấy lệ trong việc thực hiện các nghi lễ phong tục và tín ngưỡng tôn giáo" - cả sư Tháp Pô Klong Garai nhấn mạnh.
Sau khi kết thúc hội Katê tại các đền tháp, dòng người lan tỏa về các làng Chăm để chuẩn bị lễ hội Katê làng vào ngày hôm sau.
Nhiệt Băng
Hoang Pham chuyen