Sức khỏe và đời sống
Tuổi già-Bệnh hoạn- Bi kịch - Chu Nguyễn
Wettlaufer bị truy tố về tám tội cố sát tại hai trung tâm săn sóc cao niên và bệnh cao niên tại Ontario
Nếu tuổi trẻ và tráng niên thường nuôi mộng bay nhảy thì tuổi già chỉ muốn cuộc sống bình yên như các cụ ta xưa thường nói: “lão giả an chi, thiếu giả hoài.”
Có người mẫn cảm cảm thấy tuổi già sớm tới và tiếc nuối ngày xuân như nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1916-1976) từng viết:
Xuân đời chưa kịp hưởng,
Mây mùa thu đã sang!
Lúc viết hai câu thơ trên nhà thơ mới ở tuổi 30 nên chưa cảm nhận được bi kịch tuổi già khi ông sắp qua đời vào tháng 9, 1976 ở Saigon.
Trần Tế Xương(1870-1907) già trước tuổi, đã từng cảm thấy bất hạnh vì bệnh hoạn trong cảnh nghèo:
Gọi vợ, vợ còn đương chạy gạo
Hỏi con, con còn mải chơi đình
Muốn mù, trời chẳng cho mù nhỉ
Giương mắt xem chi buổi bạc tình.
Tuổi già là mùa đông của cuộc đời, chẳng phải chỉ vì bệnh hoạn khiến tự do bản thân bị hạn chế, mà vì hoàn cảnh cô đơn, tiếc nuối dĩ vãng, tù túng, và thường cùng túng.
Người ta thường ao ước, “lá rụng về cội” và được nhắm mắt ở nơi quê hương. Hoàn toàn là ảo vọng vì đến tuổi già mà hy vọng về Sài gòn, Hà nội “hưởng phước” sẽ hoàn toàn thất vọng. Chỉ nguyên một việc tìm người săn sóc cao niên bệnh hoạn ở Saigon mỗi tháng cũng phải trả giá từ 8 triệu tới 10 triệu, lại còn chi phí nhà ở, ăn uống và thuốc men (vô bệnh viện phải đóng trước từ 50 tới 100 triệu)! Khó có ai trừ tỷ phú mới trang trải nổi!
Đành chấp nhận:
Thôi con, còn nói chi con,
Sống nhờ đất khách, thách chôn quê người!
Tuy vậy, mặc dù ở một đất nước thanh bình và trù phú như Canada, cao niên phần đông khó tìm nơi nương tựa và thỏa chút ước vọng sống yên lành
Cuối tháng ba, 2017, bi kịch tuổi già lại được diễn trên sân khấu một tỉnh bang được xếp vào loại yên lành nhất, đáng sống nhất hành tinh khi vụ án Elizabeth Wettlaufer bị tố là hành hạ và sát hại tới tám vị cao niên tại một viện dưỡng lão ở Ontario được báo chí đăng tải.
Elizabeth Wettlaufer, nữ y tá có khuôn mặt tròn trặn, dáng mập mạp dễ thương nhờ có nụ cười tươi tỉnh, khó có ai ngờ lại là một sát thủ cực kỷ nguy hiểm đối với các vị cao niên chân yếu tay mềm, bệnh hoạn triền miên, sống chuỗi ngày hoàng hôn của cuộc đời, hoàn toàn trông cậy vào sự săn sóc của xã hội.
Elizabeth Wettlaufer là nhân vật thay mặt xã hội săn sóc những mảnh hồn suy nhược trên. Họ được trông coi với tấm lòng lương y như từ mẫu chăng?
Không, họ bị đẩy dần vào tử môn quan hoặc vì cho lầm thuốc (medication error) quá liều hoặc bằng một liều đoạt mạng dược.
Tài liệu trước phiên tòa cuối tháng ba, 2017 cho thấy, nếu Elizabeth Wettlaufer phạm tội sát nhân thì trách nhiệm của cơ quan quản trị viện dưỡng lão và y tế thực là sơ hở vì không kịp thời ngăn ngừa một tâm hồn bệnh hoạn phạm tội ác khó dung tha đối với các bậc cao niên không có khả năng tự vệ.
Tờ Star ngày 24 tháng 3, 2017 đã dùng nhan đề Con đường lầm lỗi của một nữ y tá (Nurse left trail of Errors” để chỉ lỗi lầm của Elisabeth Wettlaufer vào dịp bị cáo tái đáo pháp đình vào 23 tháng 3, 2017.
Elizabeth Wettlaufer là ai?
Người phụ nữ bỗng nhiên nổi danh là sát thủ có tâm địa độc ác, mới bước vào tuổi 50, nửa chừng xuân của cuộc đời, hành nghề y tá săn sóc người già và bệnh nan y từ 2007. Bà ta tốt nghiệp Baptist Bible College, London vào năm 1991 với chuyên nghành săn sóc tinh thần bệnh nhân và tiếp đó là chứng nhận hành nghề y tá tại Connestoga College vào năm 1995.
Từ 2007 tới 2014, nữ sát thủ này làm việc săn sóc cao niên và bệnh già tại trung tâm Caressant ở Woodstock (Woodstock Long Term Care Home). Công việc của Wettlaufer như được chỉ định gồm: “coi sóc thuốc men cho bệnh nhân, thực hiện huấn lệnh của bác sĩ điều trị, kiện toàn cách chăm lo cho cao niên và bệnh cao niên và giúp họ và gia đình họ yên tâm về mặt tinh thần.”
Tuy nhiên, trong bảy tám năm dưới quyền giám sát và săn sóc các vị cao niên của nhà già Woodstock, bị cáo đã làm gì? Phụ nữ bị cáo đã để lại nhiều tai hại cho đối tượng được săn sóc hơn là lợi ích cho họ. Bị cáo, thay vì săn sóc bệnh nhân, đã bị truy tố về tội, đã bằng cách này hay cách khác giúp họ về bên kia thế giới bằng insulin.
Ban đầu tội trạng của Elizabeth Wettlaufer chỉ bị coi là sơ ý, cho lầm thuốc, cho lầm liều lượng thuốc dù đã được nhắc nhở. Sau nhiều lần vi phạm, gây nên những cái chết đáng ngờ của sáu bệnh nhân, nên ban giám đốc nhà già Caressant đã đình chỉ công việc với bị cáo vào cuối tháng ba năm 2014 vì “không chấp hành đúng việc sử dụng dùng chất kích thích insulin” (for falling to follow insulin protocol.)
Phải chăng do quản lý lỏng lẻo của ngành y tế tỉnh bang, nên bị cáo vẫn giữ nhiệm vụ y tá ở vài trung tâm săn sóc người cao tuổi khác như ở Meadow Park, London và gây thêm dấu hỏi khi có bệnh nhân tử vong “được” bị cáo săn sóc và hai người khác suýt nữa rơi vào tay nữ tử thần.
Cho tới 2016, dấu vết “tội ác” của bị cáo đã buộc cảnh sát mở cuộc điều tra hành vi của bị cáo tác hại như thế nào đối với bệnh nhân. Lúc đó, bị cáo mới bị tước chứng chỉ hành nghề và bị truy tố về tội sát hại tám bệnh nhân. Cho đến nay bị cáo nhìn nhận sai lầm của mình trong trị liệu nhưng vẫn cho là do vô ý lầm lỗi chứ không cố tình sát nhân.
Sự thực ra sao?
Hành vi của Wettlauder bị nghi ngờ cố ý. Mới xét, xem ra chỉ là sự sơ sót của y tá như trường hợp đối với bệnh nhân là bà Doidge.
Tài liệu cho biết vào 26 tháng ba, 2014, nữ cao niên được Wettlaufer săn sóc và chích insulin liều cao không biết do sơ ý hay có mục tiêu nào khác.
Hậu quả tai hại không phải chỉ đối với một người bệnh mà có ít nhất gần một chục người bệnh đã bị chích loại thuốc chuyên trị tiểu đường dạng I. Insulin chẳng phải là thuốc bổ hay một loại thuốc giảm đau nào đó mà là thứ kích thích tố (hormone). Nó có tác hạ thấp “mức đường huyết” (blood-sugar level). Một số người bị bệnh tiểu đường cần chích insulin nếu đường huyết lên cao, còn không mắc bệnh này mà bị chích insulin thì lượng đường ở máu sẽ giảm rất mau và có thể khiến bệnh nhân bất tỉnh và tử vong vì đường huyết giảm quá mức (hypoglycemia).
Hơn nữa, Wettlaufer có khuynh hướng tái phạm “tiêm lầm thuốc”. Chỉ trong vòng năm ngày sau khi bị tố là tiêm lầm thuốc cho bà Doidge và rồi bị sa thải, Wettlaufer lại bị tố chích bậy khiến Maureen Pickering, 79 tuổi, một bệnh nhân của Caressant thiệt mạng vào ngày 28 tháng ba.
Từ đó hồ sơ được mở ra và việc điều tra đi sâu vào các trường hợp tử vong bất thường khác ở Caressant mà cái chết của các nạn nhân ở tuổi từ 75 tới 96, chỉ xảy ra khi Wettlaufer nhúng tay trực tiếp vào chữa trị hoặc trước đó vài ngày tử thần đến với họ. Các bệnh nhân này gồm James Silcox, Maurice Granat, Gladys Millard, Helen Matheson, Mary Zurawinski và Helen Young.
Wettlaufer cũng bị cáo toan sát hại hai cao niên khác ở Caressant là Wayne Hedges và Michael Priddle, và gây thương tổn trầm trọng cho hai bệnh nhân khác là Clotilde Adriano và Albina Demedeiros.
Còn nữa, chuyển sang làm việc ở trung tâm săn sóc dài hạn Meadow Park được khoảng năm tháng sau khi rời Caressant, thì một bệnh nhân tại nơi làm mới là Arpard Horvath lăn ra chết ở tuổi 75 sau khi được Wettlaufer chăm nom.
Bi kịch kể lại, vào mùa hè 2014, sau khi Wettlaufer lãnh trách nhiệm săn sóc Horvath thì giới hữu trách tại nhà già phát giác ông này bị huyết đường xuống thấp đột ngột và mặc dù cho dùng glucagon cũng chỉ tạm nâng mức đường huyết lên. Lần cuối vào 24 tháng 8 bệnh nhân ngất xỉu, mồ hôi ướt đầm toàn thân, hơi thở đứt quãng, nhịp tim thất thường… nên được đưa vào bệnh viện Victoria và một tuần sau thì qua đời tại bệnh viện ngày 30 tháng 8.
“Cái nết đánh chết không chừa”, Wettlaufer làm việc tại Telfer Place Long Term Care ở Paris, Ont., lại toan giở trò “thế thiên hành đạo” với bệnh nhân Sandra Towler vào tháng 9, 2015. Towler dưới sự chăm sóc của Wettlaufer được đưa vào bệnh viện với tình trạng đường huyết hạ thấp.
Cho tới lúc đó, chưa ai phát giác trò chơi quỷ quái hay sai lầm chết chóc của Wettlaufer nhưng vì cách cư xử của bà ta với các nhân viên trong trung tâm Telfer Place nên vào tháng tư, 2016 bị sa thải.
Còn nữa, tháng 8, 2016 Wettlaufer lại bị nghi ngờ toan sát hại Beverly Bertram ở một nơi dưỡng già tư nhân tại Oxford County.
Cuối cùng, Wettlaufer bị truy tố về 8 vụ cố sát. Tại sao? Những cái chết của bệnh nhân ngờ là dưới tay của Wettlaufer đều có hiện tượng mức đường trong máu xuống thấp, bệnh nhân toát mồ hôi, đồng tử giãn ra, co giật, mê sảng…Tất cả đều là triệu chứng của hạ đường huyết quá mức do mức insulin xâm nhập vào cơ thể tăng cao.
Trước kết quả điều tra, Wettlaufer vẫn cho rằng do vô ý gây tội lỗi nhưng giới hữu trách cho rằng, hành vi của Wettlaufer là cố tình gây thảm án và dư luận đã gán cho bị cáo một hỗn danh là “nữ sát thủ insulin.”
Phải chăng Wettlaufer bỗng nhiên nảy sinh niềm tin mình có quyền thay thượng đế định đoạt số mạng người khác? Nếu như thế thì Wettlaufer quả là con bệnh thần kinh dạng nặng.
Một nguồn tin điều tra cho thấy bị cáo có thể nhận ra mình mắc bệnh điên nên vào mùa thu vừa qua đã nhiều lần tới Centre for Addiction and Mental Health để điều trị. Việc làm quá muộn màng. Nhưng có còn hơn không!
Wettlaufer sẽ ra tòa trong phiên xử kế tiếp sẽ diễn ra vào 7 tháng 4, 2017.
Hoàng Phạm chuyển
Tuổi già-Bệnh hoạn- Bi kịch - Chu Nguyễn
Wettlaufer bị truy tố về tám tội cố sát tại hai trung tâm săn sóc cao niên và bệnh cao niên tại Ontario
Nếu tuổi trẻ và tráng niên thường nuôi mộng bay nhảy thì tuổi già chỉ muốn cuộc sống bình yên như các cụ ta xưa thường nói: “lão giả an chi, thiếu giả hoài.”
Có người mẫn cảm cảm thấy tuổi già sớm tới và tiếc nuối ngày xuân như nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1916-1976) từng viết:
Xuân đời chưa kịp hưởng,
Mây mùa thu đã sang!
Lúc viết hai câu thơ trên nhà thơ mới ở tuổi 30 nên chưa cảm nhận được bi kịch tuổi già khi ông sắp qua đời vào tháng 9, 1976 ở Saigon.
Trần Tế Xương(1870-1907) già trước tuổi, đã từng cảm thấy bất hạnh vì bệnh hoạn trong cảnh nghèo:
Gọi vợ, vợ còn đương chạy gạo
Hỏi con, con còn mải chơi đình
Muốn mù, trời chẳng cho mù nhỉ
Giương mắt xem chi buổi bạc tình.
Tuổi già là mùa đông của cuộc đời, chẳng phải chỉ vì bệnh hoạn khiến tự do bản thân bị hạn chế, mà vì hoàn cảnh cô đơn, tiếc nuối dĩ vãng, tù túng, và thường cùng túng.
Người ta thường ao ước, “lá rụng về cội” và được nhắm mắt ở nơi quê hương. Hoàn toàn là ảo vọng vì đến tuổi già mà hy vọng về Sài gòn, Hà nội “hưởng phước” sẽ hoàn toàn thất vọng. Chỉ nguyên một việc tìm người săn sóc cao niên bệnh hoạn ở Saigon mỗi tháng cũng phải trả giá từ 8 triệu tới 10 triệu, lại còn chi phí nhà ở, ăn uống và thuốc men (vô bệnh viện phải đóng trước từ 50 tới 100 triệu)! Khó có ai trừ tỷ phú mới trang trải nổi!
Đành chấp nhận:
Thôi con, còn nói chi con,
Sống nhờ đất khách, thách chôn quê người!
Tuy vậy, mặc dù ở một đất nước thanh bình và trù phú như Canada, cao niên phần đông khó tìm nơi nương tựa và thỏa chút ước vọng sống yên lành
Cuối tháng ba, 2017, bi kịch tuổi già lại được diễn trên sân khấu một tỉnh bang được xếp vào loại yên lành nhất, đáng sống nhất hành tinh khi vụ án Elizabeth Wettlaufer bị tố là hành hạ và sát hại tới tám vị cao niên tại một viện dưỡng lão ở Ontario được báo chí đăng tải.
Elizabeth Wettlaufer, nữ y tá có khuôn mặt tròn trặn, dáng mập mạp dễ thương nhờ có nụ cười tươi tỉnh, khó có ai ngờ lại là một sát thủ cực kỷ nguy hiểm đối với các vị cao niên chân yếu tay mềm, bệnh hoạn triền miên, sống chuỗi ngày hoàng hôn của cuộc đời, hoàn toàn trông cậy vào sự săn sóc của xã hội.
Elizabeth Wettlaufer là nhân vật thay mặt xã hội săn sóc những mảnh hồn suy nhược trên. Họ được trông coi với tấm lòng lương y như từ mẫu chăng?
Không, họ bị đẩy dần vào tử môn quan hoặc vì cho lầm thuốc (medication error) quá liều hoặc bằng một liều đoạt mạng dược.
Tài liệu trước phiên tòa cuối tháng ba, 2017 cho thấy, nếu Elizabeth Wettlaufer phạm tội sát nhân thì trách nhiệm của cơ quan quản trị viện dưỡng lão và y tế thực là sơ hở vì không kịp thời ngăn ngừa một tâm hồn bệnh hoạn phạm tội ác khó dung tha đối với các bậc cao niên không có khả năng tự vệ.
Tờ Star ngày 24 tháng 3, 2017 đã dùng nhan đề Con đường lầm lỗi của một nữ y tá (Nurse left trail of Errors” để chỉ lỗi lầm của Elisabeth Wettlaufer vào dịp bị cáo tái đáo pháp đình vào 23 tháng 3, 2017.
Elizabeth Wettlaufer là ai?
Người phụ nữ bỗng nhiên nổi danh là sát thủ có tâm địa độc ác, mới bước vào tuổi 50, nửa chừng xuân của cuộc đời, hành nghề y tá săn sóc người già và bệnh nan y từ 2007. Bà ta tốt nghiệp Baptist Bible College, London vào năm 1991 với chuyên nghành săn sóc tinh thần bệnh nhân và tiếp đó là chứng nhận hành nghề y tá tại Connestoga College vào năm 1995.
Từ 2007 tới 2014, nữ sát thủ này làm việc săn sóc cao niên và bệnh già tại trung tâm Caressant ở Woodstock (Woodstock Long Term Care Home). Công việc của Wettlaufer như được chỉ định gồm: “coi sóc thuốc men cho bệnh nhân, thực hiện huấn lệnh của bác sĩ điều trị, kiện toàn cách chăm lo cho cao niên và bệnh cao niên và giúp họ và gia đình họ yên tâm về mặt tinh thần.”
Tuy nhiên, trong bảy tám năm dưới quyền giám sát và săn sóc các vị cao niên của nhà già Woodstock, bị cáo đã làm gì? Phụ nữ bị cáo đã để lại nhiều tai hại cho đối tượng được săn sóc hơn là lợi ích cho họ. Bị cáo, thay vì săn sóc bệnh nhân, đã bị truy tố về tội, đã bằng cách này hay cách khác giúp họ về bên kia thế giới bằng insulin.
Ban đầu tội trạng của Elizabeth Wettlaufer chỉ bị coi là sơ ý, cho lầm thuốc, cho lầm liều lượng thuốc dù đã được nhắc nhở. Sau nhiều lần vi phạm, gây nên những cái chết đáng ngờ của sáu bệnh nhân, nên ban giám đốc nhà già Caressant đã đình chỉ công việc với bị cáo vào cuối tháng ba năm 2014 vì “không chấp hành đúng việc sử dụng dùng chất kích thích insulin” (for falling to follow insulin protocol.)
Phải chăng do quản lý lỏng lẻo của ngành y tế tỉnh bang, nên bị cáo vẫn giữ nhiệm vụ y tá ở vài trung tâm săn sóc người cao tuổi khác như ở Meadow Park, London và gây thêm dấu hỏi khi có bệnh nhân tử vong “được” bị cáo săn sóc và hai người khác suýt nữa rơi vào tay nữ tử thần.
Cho tới 2016, dấu vết “tội ác” của bị cáo đã buộc cảnh sát mở cuộc điều tra hành vi của bị cáo tác hại như thế nào đối với bệnh nhân. Lúc đó, bị cáo mới bị tước chứng chỉ hành nghề và bị truy tố về tội sát hại tám bệnh nhân. Cho đến nay bị cáo nhìn nhận sai lầm của mình trong trị liệu nhưng vẫn cho là do vô ý lầm lỗi chứ không cố tình sát nhân.
Sự thực ra sao?
Hành vi của Wettlauder bị nghi ngờ cố ý. Mới xét, xem ra chỉ là sự sơ sót của y tá như trường hợp đối với bệnh nhân là bà Doidge.
Tài liệu cho biết vào 26 tháng ba, 2014, nữ cao niên được Wettlaufer săn sóc và chích insulin liều cao không biết do sơ ý hay có mục tiêu nào khác.
Hậu quả tai hại không phải chỉ đối với một người bệnh mà có ít nhất gần một chục người bệnh đã bị chích loại thuốc chuyên trị tiểu đường dạng I. Insulin chẳng phải là thuốc bổ hay một loại thuốc giảm đau nào đó mà là thứ kích thích tố (hormone). Nó có tác hạ thấp “mức đường huyết” (blood-sugar level). Một số người bị bệnh tiểu đường cần chích insulin nếu đường huyết lên cao, còn không mắc bệnh này mà bị chích insulin thì lượng đường ở máu sẽ giảm rất mau và có thể khiến bệnh nhân bất tỉnh và tử vong vì đường huyết giảm quá mức (hypoglycemia).
Hơn nữa, Wettlaufer có khuynh hướng tái phạm “tiêm lầm thuốc”. Chỉ trong vòng năm ngày sau khi bị tố là tiêm lầm thuốc cho bà Doidge và rồi bị sa thải, Wettlaufer lại bị tố chích bậy khiến Maureen Pickering, 79 tuổi, một bệnh nhân của Caressant thiệt mạng vào ngày 28 tháng ba.
Từ đó hồ sơ được mở ra và việc điều tra đi sâu vào các trường hợp tử vong bất thường khác ở Caressant mà cái chết của các nạn nhân ở tuổi từ 75 tới 96, chỉ xảy ra khi Wettlaufer nhúng tay trực tiếp vào chữa trị hoặc trước đó vài ngày tử thần đến với họ. Các bệnh nhân này gồm James Silcox, Maurice Granat, Gladys Millard, Helen Matheson, Mary Zurawinski và Helen Young.
Wettlaufer cũng bị cáo toan sát hại hai cao niên khác ở Caressant là Wayne Hedges và Michael Priddle, và gây thương tổn trầm trọng cho hai bệnh nhân khác là Clotilde Adriano và Albina Demedeiros.
Còn nữa, chuyển sang làm việc ở trung tâm săn sóc dài hạn Meadow Park được khoảng năm tháng sau khi rời Caressant, thì một bệnh nhân tại nơi làm mới là Arpard Horvath lăn ra chết ở tuổi 75 sau khi được Wettlaufer chăm nom.
Bi kịch kể lại, vào mùa hè 2014, sau khi Wettlaufer lãnh trách nhiệm săn sóc Horvath thì giới hữu trách tại nhà già phát giác ông này bị huyết đường xuống thấp đột ngột và mặc dù cho dùng glucagon cũng chỉ tạm nâng mức đường huyết lên. Lần cuối vào 24 tháng 8 bệnh nhân ngất xỉu, mồ hôi ướt đầm toàn thân, hơi thở đứt quãng, nhịp tim thất thường… nên được đưa vào bệnh viện Victoria và một tuần sau thì qua đời tại bệnh viện ngày 30 tháng 8.
“Cái nết đánh chết không chừa”, Wettlaufer làm việc tại Telfer Place Long Term Care ở Paris, Ont., lại toan giở trò “thế thiên hành đạo” với bệnh nhân Sandra Towler vào tháng 9, 2015. Towler dưới sự chăm sóc của Wettlaufer được đưa vào bệnh viện với tình trạng đường huyết hạ thấp.
Cho tới lúc đó, chưa ai phát giác trò chơi quỷ quái hay sai lầm chết chóc của Wettlaufer nhưng vì cách cư xử của bà ta với các nhân viên trong trung tâm Telfer Place nên vào tháng tư, 2016 bị sa thải.
Còn nữa, tháng 8, 2016 Wettlaufer lại bị nghi ngờ toan sát hại Beverly Bertram ở một nơi dưỡng già tư nhân tại Oxford County.
Cuối cùng, Wettlaufer bị truy tố về 8 vụ cố sát. Tại sao? Những cái chết của bệnh nhân ngờ là dưới tay của Wettlaufer đều có hiện tượng mức đường trong máu xuống thấp, bệnh nhân toát mồ hôi, đồng tử giãn ra, co giật, mê sảng…Tất cả đều là triệu chứng của hạ đường huyết quá mức do mức insulin xâm nhập vào cơ thể tăng cao.
Trước kết quả điều tra, Wettlaufer vẫn cho rằng do vô ý gây tội lỗi nhưng giới hữu trách cho rằng, hành vi của Wettlaufer là cố tình gây thảm án và dư luận đã gán cho bị cáo một hỗn danh là “nữ sát thủ insulin.”
Phải chăng Wettlaufer bỗng nhiên nảy sinh niềm tin mình có quyền thay thượng đế định đoạt số mạng người khác? Nếu như thế thì Wettlaufer quả là con bệnh thần kinh dạng nặng.
Một nguồn tin điều tra cho thấy bị cáo có thể nhận ra mình mắc bệnh điên nên vào mùa thu vừa qua đã nhiều lần tới Centre for Addiction and Mental Health để điều trị. Việc làm quá muộn màng. Nhưng có còn hơn không!
Wettlaufer sẽ ra tòa trong phiên xử kế tiếp sẽ diễn ra vào 7 tháng 4, 2017.
Hoàng Phạm chuyển