Nhân Vật

Tuổi thơ sóng gió của người phụ nữ quyền lực Sonia Sotomayor

Vào ngày thứ Hai, 21/1/2013, lễ tuyên thệ nhậm chức lần thứ 57 trong lịch sử Hoa Kỳ đã diễn ra trước sự chứng kiến của hơn 800.000 người có mặt ở khu vực Quảng trường
 
 
Bà Sotomayor là Thẩm phán gốc Mỹ Latinh đầu tiên và là người phụ nữ thứ ba được bổ nhiệm làm Phó Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. REUTERS/Luis Galdamez
 
 

Vào ngày thứ Hai, 21/1/2013, lễ tuyên thệ nhậm chức lần thứ 57 trong lịch sử Hoa Kỳ đã diễn ra trước sự chứng kiến của hơn 800.000 người có mặt ở khu vực Quảng trường Quốc gia và Điện Capitol. Trong những ngày vừa qua, tất cả tin tức liên quan tới Tổng thống Obama và gia đình ông xuất hiện khắp các mặt báo.  Cũng liên quan tới sự kiện này, mặc dù tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông ít hơn Tổng thống Obama, nhưng Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, bà Sonia Sotomayor, cũng là một nhân vật mà giới truyền thông liên tục nhắc tới, không chỉ bởi vì bà là người thực hiện lễ tuyên thệ cho Phó Tổng thống Joe Biden, mà còn vì bà là Thẩm phán thứ ba của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong những năm gần đây viết hồi ký về tuổi thơ của mình.

Chỉ ngay sau ngày lễ nhậm chức của Tổng thống, vào ngày thứ Ba, 22/1/2013, bà Sotomayor đã bắt đầu chuyến đi khắp nước Mỹ để quảng bá cho cuốn sách vừa mới lên kệ của mình, cuốn hồi kí mang tên, “My Beloved World.”

 
Phó Thẩm phán Sonia Sotomayor (hàng sau, ngoài cùng bên trái)
Bà Sotomayor là Thẩm phán gốc Mỹ Latinh đầu tiên và là người phụ nữ thứ ba được bổ nhiệm làm Phó Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Trước khi làm việc tại Tòa án Tối cao, bà đã làm thẩm phán sáu năm tại Tòa án Quận Nam New York, và sau đó bà tiếp tục trở thành thẩm phán tại Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ bậc hai trong 11 năm. Nhưng trước khi trở thành một người phụ nữ thành công và đầy quyền lực như hiện giờ, bà đã phải trải qua một tuổi thơ không mấy êm đẹp. Chính tuổi thơ đầy sóng gió của bà đã tôi luyện bà trở thành một con người đầy bản lĩnh và độc lập ngay từ bé.

Tuy là một đứa trẻ thông minh, có tố chất, nhưng cô bé Sonia khi đó đã không nhận được sự quan tâm chăm sóc cẩn thận từ gia đình. Cô bé có một người cha nghiện rượu và thường xuyên có những hành vi không thể đoán trước. Còn mẹ cô bé, là một y tá, vì sợ những cơn say của chồng mà luôn tránh về nhà và thường xuyên làm việc vào ban đêm, thậm chí cả cuối tuần. Không chỉ có vậy, mới 7 tuổi, nhưng Sonia đã mắc bệnh tiểu đường loại 1, phải dựa vào
insulin hàng ngày, và một cô bé mới 7 tuổi khi đó đã phải tự mình bắc ghế trèo lên bếp đun nước để khử trùng ống tiêm và tự mình chích insulin.

Lớn lên ở khu phố Bronx, New York, nhưng vì gia đình cô là những di dân từ Puerto Rico, cho nên khi ở nhà, Sonia nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha. Nhưng cũng vì thế mà cô bé đã phải rất chật vật khi theo học ở một trường Thiên chúa giáo và khi đó, cô bé đã cảm thấy những bà sơ ở đó rất lạnh lùng và dữ tợn. Còn khi đi trên phố, cô bé đã phải thường xuyên nghe những lời châm chọc nhắm thẳng vào những di dân Puerto Rico như cô. Không chỉ có vậy, khu vực Bronx nơi cô bé sinh sống vào những năm 60, 70 của thế kỉ 20 đầy rẫy tệ nạn trộm cắp, nghiện hút, và trên đường thì ngập đầy những miếng gạc băng y tế và giấy bạc gói heroin. Nhưng bù lại, nhờ chính tình thương và sự bảo bọc mà người bà Abuelita dành cho mình, cô bé Sonia vẫn tìm thấy cho mình một lối thoát trong hoàn cảnh gia đình hỗn loạn, và cô thậm chí có thể tưởng tượng được những điều gần như không thể nào dành cho cô.

Khi ấy, người bạn thân nhất của Sonia là người anh họ Nelson của cô. Hai người thân với nhau như hình với bóng và trông như sinh đôi vậy. Nelson khác Sonia ở chỗ Nelson sáng dạ hơn Sonia và Nelson có một người cha mà Sonia mong ước. Nhưng Nelson sau đó đã trở thành một con nghiện heroin và chết vì bệnh AIDS trước sinh nhật lần thứ 30. Cho tới bây giờ, nữ Thẩm phán Sotomayor vẫn băn khoăn không hiểu tại sao cùng sống trong hoàn cảnh đầy rẫy những nguy hiểm, nhưng bà có thể cố gắng hết mình để tồn tại, để sống sót, còn Nelson thì không.

Nhưng có lẽ chính căn bệnh tiểu đường và việc phải tự mình chích insulin hàng ngày đã khiến cô bé Sonia khi đó trở thành một người rất độc lập, đầy bản lĩnh, và luôn tự dựa vào chính mình. Sau khi cô tốt nghiệp thủ khoa cấp ba, mặc dù rất nghèo không đủ tiền để theo học đại học, nhưng nhờ vào chính sách chống kì thị chủng tộc khi đó, Sonia Sotomayor đã có thể theo học tại trường đại học danh giá Princeton và sau đó đã lấy được bằng Luật tại đại học Yale.

Một điều thú vị đằng sau việc chọn luật trở thành sự nghiệp của bà Sotomayor đó là bà rất thích show truyền hình Perry Mason, và ý niệm trở thành một luật sư hoặc thẩm phán của bà đã nhen nhóm từ đó. Nhưng thực chất, giấc mơ thuở bé của bà lại trở thành một thám tử, giống như nhân vật người hùng của bà, Nancy Drew.

 
Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Biden vỗ tay khi bà Sotomayor phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Washington, 26/5/2009

Sau khi tốt nghiệp, mặc dù có tấm bằng Luật từ trường Yale trong tay, nhưng vào thời điểm đó, vì xuất thân là một di dân Mỹ Latinh, bà đã bị không ít các công ty luật tư nhân từ chối. Một người bạn của bà tại công ty Luật Washington đã cho rằng chính sách chống phân biệt chủng tộc là một hành động chơi khăm những người không phải da trắng. Tuy nhiên, sau khi vượt qua những cảm giác thất vọng, giận dữ, bà Sotomayor đã nhận ra chắc chắn một điều rằng chính sách chống phân biệt chủng tộc ở hai trường Princeton và Yale đã mở ra cánh cửa cho bà. Mục đích của chính sách đó là tạo điều kiện cho những sinh viên có xuất thân bất lợi như bà đều có thể có một cuộc sống mới. Bà nói rằng, một khi nắm trong tay được cơ hội, bà đã tự dựa vào bản thân mà luôn cố gắng hết mình, để rồi sau đó có thể tốt nghiệp trường Princeton danh giá với hạng danh dự Summa Cum Laude hay Ưu Ban Khen, hạng danh dự cao nhất và sau đó là trường Yale.

Tuy nhiên, trong cuốn sách của mình, bà đã miêu tả rất nhiều về gia đình lớn của bà, bao gồm các anh chị em họ, cô dì chú bác, ông bà. Tất cả mọi người thường tập trung lại với nhau để cùng ăn uống, chơi bài, tán chuyện. Và đối với bà, sự gắn kết của gia đình và cộng đồng còn quan trọng hơn là việc tự dựa vào bản thân.

Lúc còn học cấp ba, khi được gọi lên để diễn thuyết, bà đã chọn nói về câu chuyện cái chết đầy bi kịch của cô Kitty Genovese, một người đã cầu cứu sự giúp đỡ của hàng xóm khi bị một nhóm người tấn công bên ngoài căn hộ ở khu Queens của thành phố New York vào tháng Ba, 1964 nhưng sau đó bị đánh đến chết mà không nhận được sự giúp đỡ nào từ gần 40 người hàng xóm. Bà kể lại rằng, tại sao điều này lại xảy ra? Nó xảy ra bởi vì khi chúng ta quên mất rằng chúng ta là một cộng đồng, rằng tất cả chúng ta gắn kết với nhau, và đều có một nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau. Bài diễn thuyết đó của bà đã giúp bà giành được chiến thắng trong một cuộc thi, nhưng có lẽ việc đoạt giải không quan trọng bằng niềm tin của bà vào việc giúp đỡ cộng đồng. Có lẽ, cũng chính nhờ niềm tin ấy, cộng thêm tính cách mạnh mẽ của bản thân, mà bà Sotomayor thành công trong giới luật và trở thành Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ như hiện giờ.

Nguồn: New York Times, LA times.

VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tuổi thơ sóng gió của người phụ nữ quyền lực Sonia Sotomayor

Vào ngày thứ Hai, 21/1/2013, lễ tuyên thệ nhậm chức lần thứ 57 trong lịch sử Hoa Kỳ đã diễn ra trước sự chứng kiến của hơn 800.000 người có mặt ở khu vực Quảng trường
 
 
Bà Sotomayor là Thẩm phán gốc Mỹ Latinh đầu tiên và là người phụ nữ thứ ba được bổ nhiệm làm Phó Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. REUTERS/Luis Galdamez
 
 

Vào ngày thứ Hai, 21/1/2013, lễ tuyên thệ nhậm chức lần thứ 57 trong lịch sử Hoa Kỳ đã diễn ra trước sự chứng kiến của hơn 800.000 người có mặt ở khu vực Quảng trường Quốc gia và Điện Capitol. Trong những ngày vừa qua, tất cả tin tức liên quan tới Tổng thống Obama và gia đình ông xuất hiện khắp các mặt báo.  Cũng liên quan tới sự kiện này, mặc dù tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông ít hơn Tổng thống Obama, nhưng Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, bà Sonia Sotomayor, cũng là một nhân vật mà giới truyền thông liên tục nhắc tới, không chỉ bởi vì bà là người thực hiện lễ tuyên thệ cho Phó Tổng thống Joe Biden, mà còn vì bà là Thẩm phán thứ ba của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong những năm gần đây viết hồi ký về tuổi thơ của mình.

Chỉ ngay sau ngày lễ nhậm chức của Tổng thống, vào ngày thứ Ba, 22/1/2013, bà Sotomayor đã bắt đầu chuyến đi khắp nước Mỹ để quảng bá cho cuốn sách vừa mới lên kệ của mình, cuốn hồi kí mang tên, “My Beloved World.”

 
Phó Thẩm phán Sonia Sotomayor (hàng sau, ngoài cùng bên trái)
Bà Sotomayor là Thẩm phán gốc Mỹ Latinh đầu tiên và là người phụ nữ thứ ba được bổ nhiệm làm Phó Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Trước khi làm việc tại Tòa án Tối cao, bà đã làm thẩm phán sáu năm tại Tòa án Quận Nam New York, và sau đó bà tiếp tục trở thành thẩm phán tại Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ bậc hai trong 11 năm. Nhưng trước khi trở thành một người phụ nữ thành công và đầy quyền lực như hiện giờ, bà đã phải trải qua một tuổi thơ không mấy êm đẹp. Chính tuổi thơ đầy sóng gió của bà đã tôi luyện bà trở thành một con người đầy bản lĩnh và độc lập ngay từ bé.

Tuy là một đứa trẻ thông minh, có tố chất, nhưng cô bé Sonia khi đó đã không nhận được sự quan tâm chăm sóc cẩn thận từ gia đình. Cô bé có một người cha nghiện rượu và thường xuyên có những hành vi không thể đoán trước. Còn mẹ cô bé, là một y tá, vì sợ những cơn say của chồng mà luôn tránh về nhà và thường xuyên làm việc vào ban đêm, thậm chí cả cuối tuần. Không chỉ có vậy, mới 7 tuổi, nhưng Sonia đã mắc bệnh tiểu đường loại 1, phải dựa vào
insulin hàng ngày, và một cô bé mới 7 tuổi khi đó đã phải tự mình bắc ghế trèo lên bếp đun nước để khử trùng ống tiêm và tự mình chích insulin.

Lớn lên ở khu phố Bronx, New York, nhưng vì gia đình cô là những di dân từ Puerto Rico, cho nên khi ở nhà, Sonia nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha. Nhưng cũng vì thế mà cô bé đã phải rất chật vật khi theo học ở một trường Thiên chúa giáo và khi đó, cô bé đã cảm thấy những bà sơ ở đó rất lạnh lùng và dữ tợn. Còn khi đi trên phố, cô bé đã phải thường xuyên nghe những lời châm chọc nhắm thẳng vào những di dân Puerto Rico như cô. Không chỉ có vậy, khu vực Bronx nơi cô bé sinh sống vào những năm 60, 70 của thế kỉ 20 đầy rẫy tệ nạn trộm cắp, nghiện hút, và trên đường thì ngập đầy những miếng gạc băng y tế và giấy bạc gói heroin. Nhưng bù lại, nhờ chính tình thương và sự bảo bọc mà người bà Abuelita dành cho mình, cô bé Sonia vẫn tìm thấy cho mình một lối thoát trong hoàn cảnh gia đình hỗn loạn, và cô thậm chí có thể tưởng tượng được những điều gần như không thể nào dành cho cô.

Khi ấy, người bạn thân nhất của Sonia là người anh họ Nelson của cô. Hai người thân với nhau như hình với bóng và trông như sinh đôi vậy. Nelson khác Sonia ở chỗ Nelson sáng dạ hơn Sonia và Nelson có một người cha mà Sonia mong ước. Nhưng Nelson sau đó đã trở thành một con nghiện heroin và chết vì bệnh AIDS trước sinh nhật lần thứ 30. Cho tới bây giờ, nữ Thẩm phán Sotomayor vẫn băn khoăn không hiểu tại sao cùng sống trong hoàn cảnh đầy rẫy những nguy hiểm, nhưng bà có thể cố gắng hết mình để tồn tại, để sống sót, còn Nelson thì không.

Nhưng có lẽ chính căn bệnh tiểu đường và việc phải tự mình chích insulin hàng ngày đã khiến cô bé Sonia khi đó trở thành một người rất độc lập, đầy bản lĩnh, và luôn tự dựa vào chính mình. Sau khi cô tốt nghiệp thủ khoa cấp ba, mặc dù rất nghèo không đủ tiền để theo học đại học, nhưng nhờ vào chính sách chống kì thị chủng tộc khi đó, Sonia Sotomayor đã có thể theo học tại trường đại học danh giá Princeton và sau đó đã lấy được bằng Luật tại đại học Yale.

Một điều thú vị đằng sau việc chọn luật trở thành sự nghiệp của bà Sotomayor đó là bà rất thích show truyền hình Perry Mason, và ý niệm trở thành một luật sư hoặc thẩm phán của bà đã nhen nhóm từ đó. Nhưng thực chất, giấc mơ thuở bé của bà lại trở thành một thám tử, giống như nhân vật người hùng của bà, Nancy Drew.

 
Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Biden vỗ tay khi bà Sotomayor phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Washington, 26/5/2009

Sau khi tốt nghiệp, mặc dù có tấm bằng Luật từ trường Yale trong tay, nhưng vào thời điểm đó, vì xuất thân là một di dân Mỹ Latinh, bà đã bị không ít các công ty luật tư nhân từ chối. Một người bạn của bà tại công ty Luật Washington đã cho rằng chính sách chống phân biệt chủng tộc là một hành động chơi khăm những người không phải da trắng. Tuy nhiên, sau khi vượt qua những cảm giác thất vọng, giận dữ, bà Sotomayor đã nhận ra chắc chắn một điều rằng chính sách chống phân biệt chủng tộc ở hai trường Princeton và Yale đã mở ra cánh cửa cho bà. Mục đích của chính sách đó là tạo điều kiện cho những sinh viên có xuất thân bất lợi như bà đều có thể có một cuộc sống mới. Bà nói rằng, một khi nắm trong tay được cơ hội, bà đã tự dựa vào bản thân mà luôn cố gắng hết mình, để rồi sau đó có thể tốt nghiệp trường Princeton danh giá với hạng danh dự Summa Cum Laude hay Ưu Ban Khen, hạng danh dự cao nhất và sau đó là trường Yale.

Tuy nhiên, trong cuốn sách của mình, bà đã miêu tả rất nhiều về gia đình lớn của bà, bao gồm các anh chị em họ, cô dì chú bác, ông bà. Tất cả mọi người thường tập trung lại với nhau để cùng ăn uống, chơi bài, tán chuyện. Và đối với bà, sự gắn kết của gia đình và cộng đồng còn quan trọng hơn là việc tự dựa vào bản thân.

Lúc còn học cấp ba, khi được gọi lên để diễn thuyết, bà đã chọn nói về câu chuyện cái chết đầy bi kịch của cô Kitty Genovese, một người đã cầu cứu sự giúp đỡ của hàng xóm khi bị một nhóm người tấn công bên ngoài căn hộ ở khu Queens của thành phố New York vào tháng Ba, 1964 nhưng sau đó bị đánh đến chết mà không nhận được sự giúp đỡ nào từ gần 40 người hàng xóm. Bà kể lại rằng, tại sao điều này lại xảy ra? Nó xảy ra bởi vì khi chúng ta quên mất rằng chúng ta là một cộng đồng, rằng tất cả chúng ta gắn kết với nhau, và đều có một nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau. Bài diễn thuyết đó của bà đã giúp bà giành được chiến thắng trong một cuộc thi, nhưng có lẽ việc đoạt giải không quan trọng bằng niềm tin của bà vào việc giúp đỡ cộng đồng. Có lẽ, cũng chính nhờ niềm tin ấy, cộng thêm tính cách mạnh mẽ của bản thân, mà bà Sotomayor thành công trong giới luật và trở thành Thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ như hiện giờ.

Nguồn: New York Times, LA times.

VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm