Nhân Vật
Tưởng Năng Tiến - Một ông Hồ nhỏ
Hai câu chuyện nhỏ kể sau, dù tôi được đọc đã khá lâu nhưng lần nào xem lại cũng thấy lòng (thoáng) có chút gì ái ngại:
Khoảng cuối 1970, nhà văn Nguyễn Khải có dịp cùng với Tô Hoài qua New Delhi, dự hội nghị nhà văn Á Phi, trước và sau đó đều có ghé qua Moskva. Trong câu chuyện kể lại với chúng tôi ở Văn nghệ Quân đội, Nguyễn Khải dành cho Tô Hoài một vai khá đẹp:
- Đến New Delhi, ông ấy cũng chỉ có bộ vét-tông tài chính cũ kỹ. Ấy thế nhưng tây nó lại thích, có mấy tay nhà văn Ấn Độ nổi tiếng, sách toàn được nhà Gallimard ở Pháp cho in mà trông cũng xuềnh xoàng như lão bán vải.
- Đi họp thời nay thể nào cũng phải có chuyện đấu đá một chút. Được cái Tô Hoài nói khôn lắm. Trước lúc thông qua cái văn kiện, ông ấy chỉ vừa cười vừa bảo với mấy tay Nga: “Làm thế nào để tôi có thể đi nữa thì làm”. Thế là tự họ thu xếp với nhau, khiến cho sứ quán mình cũng nghe được.
(Vương Trí Nhàn. Cây Bút, Ðời Người: Tô Hoài và Những Nghiêm Chỉnh Của Kiếp Phù Du. Sài Gòn: Phương Nam, 2002).
Khoảng năm 1982, Xuân Diệu vừa đi Pháp về, đang nói chuyện trên phòng họp, thì ở nhà ngang, Nguyễn Tuân rỉ tai tôi :
- Đang nói rằng chuyến đi thành công lắm, có nói thế bận sau người ta mới cho đi nữa! (sđd, tr. 321 -322).
“Người ta” quả là có khó khăn trong việc đi/lại của dân chúng, kể cả những cán bộ văn nghệ cao cấp như Tô Hoài, hay “danh nhân văn hoá” – cỡ như Xuân Diệu. Thảo nào, trong dân gian thường (nghe) có tiếng than van và giễu cợt:
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Ðào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Ðen đủi như An – Go -La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào…
Mãi cho đến “thời kỳ hội nhập” thì chuyện vào/ ra (ở nước ta) mới trở nên thông thoáng hơn thấy rõ, nếu so với Bắc Hàn! Bởi vậy, hễ ai có dịp “đi ra” là y như rằng khi “đi vào” thế nào cũng có chuyện làm quà – dù thường chỉ là chuyện nhạt.
Riêng câu chuyện sau đây, của ông Nghiêm Tiến Quang – giám đốc công ty in báo Hà Nội – lại hơi bị mặn (chắc) tại thêm thắt và mắm muối quá tay:
Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: “Sao bác mua nhiều thế?”. Ông cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn cùng làm ở chỗ tôi”. Tôi hỏi tiếp: “Ở Đức có nhiều người đọc ANTG không?”. Ông gật đầu: “Nhiều đấy. Đọc xong lại cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại. Bởi báo có nhiều bài cần đọc”.
Nếu đang rảnh tưởng cũng nên đọc chơi một bài (“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh”) của báo An Ninh Thế Giới – số ra ngày 02 tháng 2 năm 2013 – cho nó mở mang đầu óc:
Đêm 9/9/1966, có một chàng trai chưa tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ, ông nội và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh ‘xuất quỷ nhập thần’ làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…
Kẻ thù từng xem anh là “tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm” và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh (Theo hồ sơ của Cảnh sát đặc biệt chế độ Sài Gòn để lại – NV).
Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn – một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả giấy chứng nhận danh hiệu “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường“.
Sau này, trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu AHLLVTND
cho ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh:
“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” còn đang loay hoay chưa tìm ra được một chỗ (đắc ý) để chưng danh hiệu anh hùng thì đã có chuyện đáng tiếc xẩy ra – theo như tin loan của báo Dân Trí, đọc được và ngày 4 tháng 3 năm 2013:
17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Mọi người cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người khiếu nại bức xúc.
Nói nào ngay: đây không phải là lần đầu tiên ông Hồ Xuân Mãn đã khiến “đồng chí đồng đội và người dân địa phương bức xúc.” Trước đó, “Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” cũng đã từng làm cho nhiều người “chết lặng” – theo tin loan của báo Lao Động, số ra ngày 26 tháng 11 năm 2005:
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng…
Về sự kiện này, blogger Haihien đã có lời bàn rằng “… mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa.” Suy đoán như vậy (sợ) hơi chủ quan và (e) cũng rất xa với sự thực. Sự thực, nếu còn sống (không chừng) Cụ Hồ sẽ cho ông bí thư này vài tràng pháo tay – chứ không phải là vài cái tát.
Đồng bệnh tương lân mà, cha nội!
Cách hành xử của ông Hồ Xuân Mãn có rất nhiều nét giống (hao hao) như ông Hồ Chí Minh. Nói cách khác, hơi cường điệu chút xíu, ông Mãn có thể xem như là hình ảnh của ông Hồ thu nhỏ.
Coi:
Ông Mãn bị đồng chí và đồng đội tố cáo là có “hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân.” Đồng bào của Hồ Chí Minh cũng đã có người đã bầy tỏ sự quan ngại tương tự:
“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh” (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2012).
Ông Lê Sáu, nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền, cho biết chi tiết về một trong những những thành tích “xuất qủi nhập thần của ông Hồ Xuân Mãn” như sau:
Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo…không lẽ người con “ưu tú” ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu “ưu tú” ư? Mãn đã “giết nhầm hơn bỏ sót” để khử 01 tên ác ôn mà 9 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương… Vì cái danh hảo “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ…
Với đường lối xuyên suốt là “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” thì để trừ khử một viên trưởng ấp mà có thêm 17 thường dân vừa chết vừa bị thương, kể ra, cũng vẫn đáng được tuyên dương. Trong Cải Cách Ruộng Đất, con số những kẻ thương vong nhiều hơn cả chục ngàn lần. Tuy thế, Hồ Chủ Tịch cũng vẫn coi đây như là thành tích:
“Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ.”
Và điều mà các đồng đội của ông Hồ Xuân Mãn than phiền nhiều nhất là ông Mãn viết báo tự xưng tụng mình, hay “hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên.” Hồ sơ của ông Hồ Chí Minh cũng vậy, cũng chính ổng tự làm ra và “đưa từ trên xuống” chớ đâu. Bác tự viết tiểu sử rồi bắt cả nước học tập và xưng tụng còn được thì nhằm nhò gì cái chuyện lẻ tẻ – như bài tạp bút của ông Hồ Xuân Mãn (“Nhớ Đêm Về Xóm Bồ”) trên tạp chí Sông Hương.
Tương tự, cái tát của cô tiếp viên nhà hàng – hồi năm 2005 – mới chỉ làm thực khách của một quán ăn “chết lặng” chứ còn cái xác của bà Nông Thị Xuân (nằm trước Phủ Chủ Tịch, vào sáng hôm 12 tháng 2 năm 1957) bộ không làm cho cả nước sững sờ sao?
Dù vậy, theo ghi nhận của Wikipedia:
“Tại Việt Nam, hình ảnh Hồ Chí Minh phổ biến khắp nơi như là một ‘tấm gương sáng ngời về đạo đức’, một ‘nhân cách cao thượng’, được coi là một ‘thần tượng.’ Những tác phẩm nói về Hồ Chí Minh thường ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ông. Các cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh.”
Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh – Ủy Viên Trung Ương Hồ Xuân Mãn (rõ ràng) chỉ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh” và đã trở thành ông Hồ nho nhỏ – thế thôi. Chế độ hiện hành được hình thành, bảo vệ và tô điểm bởi vô số những ông Hồ tương tự. Kích thước, tuổi tác của họ tuy có khác nhưng bản chất thì không
T.N.T
https://danluan.org/tin-tuc/20130517/tuong-nang-tien-mot-ong-ho-nho
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tưởng Năng Tiến - Một ông Hồ nhỏ
Hai câu chuyện nhỏ kể sau, dù tôi được đọc đã khá lâu nhưng lần nào xem lại cũng thấy lòng (thoáng) có chút gì ái ngại:
Khoảng cuối 1970, nhà văn Nguyễn Khải có dịp cùng với Tô Hoài qua New Delhi, dự hội nghị nhà văn Á Phi, trước và sau đó đều có ghé qua Moskva. Trong câu chuyện kể lại với chúng tôi ở Văn nghệ Quân đội, Nguyễn Khải dành cho Tô Hoài một vai khá đẹp:
- Đến New Delhi, ông ấy cũng chỉ có bộ vét-tông tài chính cũ kỹ. Ấy thế nhưng tây nó lại thích, có mấy tay nhà văn Ấn Độ nổi tiếng, sách toàn được nhà Gallimard ở Pháp cho in mà trông cũng xuềnh xoàng như lão bán vải.
- Đi họp thời nay thể nào cũng phải có chuyện đấu đá một chút. Được cái Tô Hoài nói khôn lắm. Trước lúc thông qua cái văn kiện, ông ấy chỉ vừa cười vừa bảo với mấy tay Nga: “Làm thế nào để tôi có thể đi nữa thì làm”. Thế là tự họ thu xếp với nhau, khiến cho sứ quán mình cũng nghe được.
(Vương Trí Nhàn. Cây Bút, Ðời Người: Tô Hoài và Những Nghiêm Chỉnh Của Kiếp Phù Du. Sài Gòn: Phương Nam, 2002).
Khoảng năm 1982, Xuân Diệu vừa đi Pháp về, đang nói chuyện trên phòng họp, thì ở nhà ngang, Nguyễn Tuân rỉ tai tôi :
- Đang nói rằng chuyến đi thành công lắm, có nói thế bận sau người ta mới cho đi nữa! (sđd, tr. 321 -322).
“Người ta” quả là có khó khăn trong việc đi/lại của dân chúng, kể cả những cán bộ văn nghệ cao cấp như Tô Hoài, hay “danh nhân văn hoá” – cỡ như Xuân Diệu. Thảo nào, trong dân gian thường (nghe) có tiếng than van và giễu cợt:
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Ðào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Ðen đủi như An – Go -La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào…
Mãi cho đến “thời kỳ hội nhập” thì chuyện vào/ ra (ở nước ta) mới trở nên thông thoáng hơn thấy rõ, nếu so với Bắc Hàn! Bởi vậy, hễ ai có dịp “đi ra” là y như rằng khi “đi vào” thế nào cũng có chuyện làm quà – dù thường chỉ là chuyện nhạt.
Riêng câu chuyện sau đây, của ông Nghiêm Tiến Quang – giám đốc công ty in báo Hà Nội – lại hơi bị mặn (chắc) tại thêm thắt và mắm muối quá tay:
Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: “Sao bác mua nhiều thế?”. Ông cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn cùng làm ở chỗ tôi”. Tôi hỏi tiếp: “Ở Đức có nhiều người đọc ANTG không?”. Ông gật đầu: “Nhiều đấy. Đọc xong lại cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại. Bởi báo có nhiều bài cần đọc”.
Nếu đang rảnh tưởng cũng nên đọc chơi một bài (“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh”) của báo An Ninh Thế Giới – số ra ngày 02 tháng 2 năm 2013 – cho nó mở mang đầu óc:
Đêm 9/9/1966, có một chàng trai chưa tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ, ông nội và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh ‘xuất quỷ nhập thần’ làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…
Kẻ thù từng xem anh là “tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm” và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh (Theo hồ sơ của Cảnh sát đặc biệt chế độ Sài Gòn để lại – NV).
Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn – một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả giấy chứng nhận danh hiệu “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường“.
Sau này, trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu AHLLVTND
cho ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh:
“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” còn đang loay hoay chưa tìm ra được một chỗ (đắc ý) để chưng danh hiệu anh hùng thì đã có chuyện đáng tiếc xẩy ra – theo như tin loan của báo Dân Trí, đọc được và ngày 4 tháng 3 năm 2013:
17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Mọi người cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người khiếu nại bức xúc.
Nói nào ngay: đây không phải là lần đầu tiên ông Hồ Xuân Mãn đã khiến “đồng chí đồng đội và người dân địa phương bức xúc.” Trước đó, “Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” cũng đã từng làm cho nhiều người “chết lặng” – theo tin loan của báo Lao Động, số ra ngày 26 tháng 11 năm 2005:
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng…
Về sự kiện này, blogger Haihien đã có lời bàn rằng “… mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa.” Suy đoán như vậy (sợ) hơi chủ quan và (e) cũng rất xa với sự thực. Sự thực, nếu còn sống (không chừng) Cụ Hồ sẽ cho ông bí thư này vài tràng pháo tay – chứ không phải là vài cái tát.
Đồng bệnh tương lân mà, cha nội!
Cách hành xử của ông Hồ Xuân Mãn có rất nhiều nét giống (hao hao) như ông Hồ Chí Minh. Nói cách khác, hơi cường điệu chút xíu, ông Mãn có thể xem như là hình ảnh của ông Hồ thu nhỏ.
Coi:
Ông Mãn bị đồng chí và đồng đội tố cáo là có “hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân.” Đồng bào của Hồ Chí Minh cũng đã có người đã bầy tỏ sự quan ngại tương tự:
“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh” (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2012).
Ông Lê Sáu, nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền, cho biết chi tiết về một trong những những thành tích “xuất qủi nhập thần của ông Hồ Xuân Mãn” như sau:
Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo…không lẽ người con “ưu tú” ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu “ưu tú” ư? Mãn đã “giết nhầm hơn bỏ sót” để khử 01 tên ác ôn mà 9 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương… Vì cái danh hảo “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ…
Với đường lối xuyên suốt là “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” thì để trừ khử một viên trưởng ấp mà có thêm 17 thường dân vừa chết vừa bị thương, kể ra, cũng vẫn đáng được tuyên dương. Trong Cải Cách Ruộng Đất, con số những kẻ thương vong nhiều hơn cả chục ngàn lần. Tuy thế, Hồ Chủ Tịch cũng vẫn coi đây như là thành tích:
“Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ.”
Và điều mà các đồng đội của ông Hồ Xuân Mãn than phiền nhiều nhất là ông Mãn viết báo tự xưng tụng mình, hay “hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên.” Hồ sơ của ông Hồ Chí Minh cũng vậy, cũng chính ổng tự làm ra và “đưa từ trên xuống” chớ đâu. Bác tự viết tiểu sử rồi bắt cả nước học tập và xưng tụng còn được thì nhằm nhò gì cái chuyện lẻ tẻ – như bài tạp bút của ông Hồ Xuân Mãn (“Nhớ Đêm Về Xóm Bồ”) trên tạp chí Sông Hương.
Tương tự, cái tát của cô tiếp viên nhà hàng – hồi năm 2005 – mới chỉ làm thực khách của một quán ăn “chết lặng” chứ còn cái xác của bà Nông Thị Xuân (nằm trước Phủ Chủ Tịch, vào sáng hôm 12 tháng 2 năm 1957) bộ không làm cho cả nước sững sờ sao?
Dù vậy, theo ghi nhận của Wikipedia:
“Tại Việt Nam, hình ảnh Hồ Chí Minh phổ biến khắp nơi như là một ‘tấm gương sáng ngời về đạo đức’, một ‘nhân cách cao thượng’, được coi là một ‘thần tượng.’ Những tác phẩm nói về Hồ Chí Minh thường ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ông. Các cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh.”
Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh – Ủy Viên Trung Ương Hồ Xuân Mãn (rõ ràng) chỉ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh” và đã trở thành ông Hồ nho nhỏ – thế thôi. Chế độ hiện hành được hình thành, bảo vệ và tô điểm bởi vô số những ông Hồ tương tự. Kích thước, tuổi tác của họ tuy có khác nhưng bản chất thì không
T.N.T
https://danluan.org/tin-tuc/20130517/tuong-nang-tien-mot-ong-ho-nho