Tin nóng trong ngày
Ukraine: không có thông tin về việc đầu hàng của TQLC Ukraine ở Mariupol [ CẬP NHẬT NGÀY 13 -4-2022 ]
Tổng thống 4 nước châu Âu cùng đi tàu đến Kiev
Tổng thống Latvia Gitanas Nauseda chia sẻ hình ảnh chuyến tàu đi thăm Kiev, Ukraine, ngày 13-4 - Ảnh: TWITTER
Theo Hãng tin Reuters, 4 nhà lãnh đạo này cùng nhiều chính trị gia châu Âu đã đến thăm thủ đô Ukraine, kể từ khi Nga rút quân khỏi miền bắc nước này hồi đầu tháng 4.
Cả 4 quốc gia Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia đều là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Hướng tới Kiev với một thông điệp mạnh mẽ về sự ủng hộ chính trị và hỗ trợ quân sự", Tổng thống Latvia Gitanas Nauseda chia sẻ trên mạng xã hội Twitter trong ngày 13-4, cùng với hình ảnh các tổng thống còn lại bên cạnh một đoàn tàu.
Ông Pawel Szrot, người đứng đầu văn phòng của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, nói với Đài Polsat News rằng chuyến thăm "mang tính biểu tượng" sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine.
Văn phòng của cả 4 tổng thống từ chối cung cấp thông tin chi tiết về chuyến thăm vì lý do an ninh.
Hôm 12-4, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết đã lên kế hoạch thăm Kiev "để gửi một tín hiệu mạnh mẽ về tình đoàn kết của châu Âu với Ukraine", nhưng không được Ukraine hoan nghênh.
Tờ Bild của Đức đưa tin rằng ông Zelensky đã từ chối kế hoạch đến thăm của ông Steinmeier vì cho rằng tổng thống Đức có mối quan hệ thân thiết với Nga trong những năm gần đây.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đến Ukraine ngày 8-4 để gặp ông Zelensky. Bà là nhà lãnh đạo cấp cao nhất của EU thăm nước này kể từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga diễn ra.
Ngày 15-3, thủ tướng Cộng hòa Czech và Slovenia cùng thủ tướng Ba Lan, phó thủ tướng Ba Lan đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thủ đô Kiev.
Hôm 9-4, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng tới Kiev trong một chuyến thăm không báo trước. Ông Johnson đã tuyên bố sẽ gửi 120 xe bọc thép cùng các hệ thống tên lửa chống hạm mới tới Ukraine************
Tổng thống Đức nói ông không được hoan nghênh tới Kiev
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu trong cuộc họp báo tại Warsaw (Ba Lan) ngày 12-4 - Ảnh: AFP
Trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm Ba Lan ngày 12-4, Tổng thống Đức Steinmeier thừa nhận ông sẽ không thể đến Kiev cùng các nhà lãnh đạo châu Âu khác.
Theo nhà lãnh đạo Đức, chuyến đi của ông cùng các tổng thống Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania trong tuần này nhằm mục đích "gởi một thông điệp mạnh mẽ về sự đoàn kết của châu Âu với Ukraine".
Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện tại, xét đến việc lãnh đạo Liên minh châu Âu và gần đây là Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đến thăm Kiev.
"Tôi đã sẵn sàng cho việc này, nhưng đột ngột tôi nhận ra một điều, đó là chuyến đi này không được hoan nghênh ở Kiev", Hãng thông tấn AFP trích lời ông Steinmeier.
Tờ Bild - một trong những nhật báo phát hành nhiều nhất ở Đức - tiết lộ nguyên nhân khiến Ukraine từ chối là do quan điểm mềm mỏng với Nga của Tổng thống Steinmeier.
"Ai cũng biết mối quan hệ gần gũi với Nga của ông ấy. Chúng tôi không hoan nghênh tổng thống Đức đến Kiev vào lúc này. Để xem liệu có gì thay đổi hay không", tờ Bild trích lời một nhà ngoại giao Ukraine "giấu tên" giải thích thêm.
AFP gọi việc bị khước từ là một sự cố ngoại giao không mấy dễ chịu với giới cầm quyền Đức. Vụ việc xảy ra trong lúc Đức đối mặt với áp lực từ các nước phải tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Trong nước, chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz bị chỉ trích vì không hỗ trợ mạnh mẽ Kiev như các đồng minh khác trong NATO. Ông Scholz cũng bị yêu cầu phải đến thăm Kiev, thể hiện bản lĩnh của một nhà lãnh đạo như những người đồng cấp khác đã làm****************
Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraina, đang chuẩn bị khả năng bị quân Nga tấn công. Thành phố miền đông Ukraina ngày càng hứng chịu nhiều vụ oanh kích, như trong đêm 12 rạng sáng 13/04/2022. Các thành phố nhỏ lân cận Kharkiv cũng bị ném bom, nhiều nơi bị phá hủy, với nhiều thiệt hại nhân mạng.
Từ Merefa, ngoại ô phía nam Kharkiv, ngày 13/04/2022, đặc phái viên RFI Marie Normand và Julien Boileau gửi về bài phóng sự :
« Anh chị thấy đấy, ở đây không có căn cứ quân sự nào hết ». Trên đây là khẳng định của Serhii Yershov. Anh vẫn không thể hiểu nổi tại sao Yakovlivka lại bị đánh phá. Đây là khu vực thuộc về thành phố Merefa nơi anh sống. Giờ đây, Yakovlivka chỉ còn là một đống đổ nát.
Trường học cũng đã bị oanh kích trong lúc đang có các tình nguyện viên chuẩn bị suất ăn cho những binh lính đóng ở trung tâm văn hóa, nơi cũng bị đánh phá. Serhii Yershov nói tiếp : « Tất cả đã bị phá hủy hoàn toàn. Anh chị có thấy bức tường màu vàng kia không ? Đó là một khán phòng có sức chứa 500 người ».
Có 26 binh lính đã thiệt mạng. Thị trưởng Sitov Veniamin giải thích quân đội đồn trú ở đó bởi vì thành phố Merefa là cửa ngõ vào thành phố lớn Kharkiv.
Ông Veniamin nói : « Đúng là chúng tôi sợ đạn pháo, nhưng ưu tiên của tôi là bảo đảm một cuộc sống bình thường cho cư dân thành phố và khoảng 7.000 người từ nơi khác di tản đến đây. Chiến tranh là chiến tranh, nhưng chúng tôi đang làm hết sức mình để giữ cho thành phố sạch sẽ, có nước và có điện ”.
Bệnh viện của thành phố Merefa vẫn được duy trì hoạt động, vẫn tiếp nhận nạn nhân các vụ đánh bom cũng như những binh lính bị thương ngoài mặt trận.
Pomazany Victorovich là bác sĩ trưởng của bệnh viện. Ông cho biết : « Tất cả mọi người đều ở lại. Tất cả! Kể cả bác sĩ nội trú cũng ở đây, họ ngủ luôn tại chỗ ».
Chính bác sĩ trưởng bệnh viện cũng ngủ trên tấm đệm mà ông ấy chỉ cho chúng tôi thấy trong phòng làm việc. Ông ấy không thể trở về làng của mình ở phía bắc, việc này giờ đây đã trở nên quá nguy hiểm.
Về tình hình miền nam Ukraina, chính quyền Mỹ ngày hôm qua, 12/04/2022, loan báo có « thông tin đáng tin cậy » về khả năng Nga sẽ sử dụng « vũ khí hóa học » trong cuộc tấn công đánh chiếm thành phố cảng Mariupol. Theo AFP, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) hôm qua cũng « lo ngại trước những báo cáo chưa được xác nhận gần đây về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Mariupol ».
Về công tác di tản thường dân, Kiev tuyên bố hôm nay 13/04 không mở bất kỳ lành lang nhân đạo nào, bởi vì việc di tản thường dân gặp quá nhiều nguy hiểm. Phó thủ tướng Ukraina Iryna Verechtchouk tố cáo quân đội Nga vi phạm các chuẩn mực quốc tế về giải cứu thường dân, chặn các chuyến xe bus chở người di tản ở vùng Zaporijie, miền nam và vi phạm lệnh ngưng bắn ở Lugansk miền đông.
*************
TT Putin: Nga có thể chuyển hướng xuất khẩu năng lượng sang nơi khác thay vì tới phương Tây
Hôm 13/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga có thể dễ dàng chuyển hướng xuất khẩu các nguồn năng lượng khổng lồ của mình không tới phương Tây nữa mà sang các nước thực sự cần chúng trong khi cũng tăng cường tiêu thụ dầu, khí đốt và than trong nước, theo Reuters.
Ông Putin cũng nói rằng “các quốc gia không thân thiện” đã phá hủy chuỗi cung ứng ở các vùng Bắc Cực của Nga và một số quốc gia không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng của họ.
Phát biểu tại cuộc họp với các quan chức để thảo luận về sự phát triển ở Bắc Cực của Nga, ông Putin nói rằng điều này đã tạo ra nhiều vấn đề cho Nga.
Trong diễn biến liên quan, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 13/4 cho biết tác động của các lệnh trừng phạt và sự ác cảm của người mua đối với dầu Nga sẽ có hiệu lực từ tháng 5 trở đi, vẫn theo Reuters.
Cơ quan này cho biết thêm rằng nhu cầu toàn cầu hiện được kỳ vọng sẽ được cân bằng với nguồn cung dầu trong quý 2 ở mức 98,3 triệu thùng/ngày, với khả năng làm dịu lạm phát giá năng lượng đang tăng vọt.
*************
Mỹ, đồng minh sẽ không làm ngơ về các bên phá hoại các lệnh trừng phạt nước Nga
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói các quốc gia đang tìm cách trục lợi qua việc không lên án “cuộc chiến tranh tàn ác” chống lại Ukraine thật là thiển cận và sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu họ phá hoại các lệnh trừng phạt của phương Tây, theo Reuters.
Hoa Kỳ và các đối tác “sẽ không bàng quan” với các hành động làm suy yếu các lệnh trừng phạt sâu rộng mà họ đã áp dụng đối với Moscow và Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xâm lược này, bà cảnh báo trong bài phát biểu chuẩn bị cho một sự kiện do Atlantic Council tổ chức.
Bà Yellen cho biết cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã vẽ lại triển vọng kinh tế thế giới và chính quyền Biden kiên quyết trong cam kết buộc Nga phải chịu trách nhiệm về “hành vi khủng khiếp” và những vi phạm luật pháp quốc tế.
Bà nói: “Hãy yên tâm, chừng nào ông Putin chưa kết thúc cuộc chiến tranh tự chọn tồi tệ của mình, chính quyền Biden sẽ vẫn làm việc với các đối tác của chúng tôi để trừng phạt Nga hơn nữa về kinh tế, tài chính và cô lập chiến lược”.
Nhưng một số quốc gia vẫn “còn phân vân, có lẽ còn thấy cơ hội thu lơi bằng cách duy trì mối quan hệ của họ với Nga và lấp đầy khoảng trống mà những nước khác để lại”, bà Yellen nói, mà không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Bà nói thêm: “Những chuyển động như vậy thât là thiển cận. Tương lai của trật tự quốc tế của chúng ta, cho cả an ninh hòa bình và thịnh vượng kinh tế, đang bị đe dọa”. Bà nói tiếp: “Và xin nói rõ một điều, liên minh thống nhất ... sẽ không thờ ơ với các hành động làm suy yếu các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi đã đưa ra”.
Phát biểu của bà Yellen được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cảnh báo Ấn Độ, nước chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow, rằng việc mua thêm dầu từ Nga không có lợi cho Ấn Độ và có thể cản trở phản ứng của Mỹ đối với cuộc chiến ở Ukraine.
Washington và các đồng minh đã tìm cách gây áp lực buộc Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia “đi nước đôi” khác phải có lập trường rõ ràng phản đối Nga và điều mà Moscow gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Bà Yellen cho biết cách tiếp cận đa phương của ông Biden đã cho phép Nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến (G-7) buộc Nga phải trả giá đắt, và nói rõ rằng họ đang hành động để ủng hộ một trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ bảo vệ hòa bình và thịnh vượng.
Lời kêu gọi của bà được đưa ra sau khi ông Biden cho biết Nga sẽ bị loại khỏi Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G-20).
************
Bộ Quốc phòng Ukraine: không có thông tin về việc đầu hàng của lính thủy đánh bộ Ukraine ở Mariupol
Bộ Quốc phòng Ukraine: không có thông tin về việc đầu hàng của lính thủy đánh bộ Ukraine ở Mariupol
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksandr Motuzyanyk hôm 13/4 cho biết ông không có thông tin về việc một lữ đoàn thủy quân lục chiến Ukraine ở Mariupol đầu hàng như đã được Bộ Quốc phòng Nga loan báo trước đó.
“Tôi không có thông tin”, ông Motuzyanyk cho biết trong một tin nhắn trả lời yêu cầu bình luận sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết 1.026 binh sĩ thuộc Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine đã đầu hàng tại thành phố cảng phía nam bị bao vây.
(Reuters)
Đức có thể rơi vào suy thoái nếu ngưng ngay lập tức nhập khẩu năng lượng Nga
Việc chấm dứt ngay lập tức nhập khẩu năng lượng của Nga sẽ khiến Đức rơi vào ‘suy thoái mạnh’ vào năm tới, các viện kinh tế hàng đầu của nước này cho biết trong một dự báo được công bố hôm 13/4.
Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga cho nhu cầu năng lượng của mình, cho đến nay đã chống lại lời kêu gọi tẩy chay năng lượng Nga của châu Âu để đáp trả cuộc chiến ở Ukraine.
Nếu Đức ngưng nhập năng lượng Nga vào ‘giữa tháng 4’ này sẽ hạn chế tăng trưởng ở mức 1,9% trong năm 2022 và đẩy Đức vào suy thoái vào năm 2023, khiến nền kinh tế Đức giảm 2,2%, theo dự báo.
Tác động của hành động tẩy chay này sẽ ‘không được khắc phục’ trong hai năm tới, các viện nghiên cứu kinh tế Đức cho biết trong một tuyên bố chung.
(AFP)
Ngoại trưởng Mỹ: ‘Có thông tin đáng tin cậy Nga sử dụng chất độc hóa học’
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington có ‘thông tin đáng tin cậy’ rằng Nga ‘có thể đã sử dụng... chất hóa học’ trong cuộc tấn công ở Mariupol.
Tuy nhiên, ông nói với các phóng viên rằng ông không thể xác nhận tin tức rằng Moscow đã sử dụng vũ khí hóa học ở đó.
Cơ quan giám sát vũ khí hóa học của thế giới, OPCW, cho biết họ ‘quan ngại’ về các tin tức này.
(AFP)
Nga nói hơn 1.000 binh sĩ Ukraine đầu hàng ở Mariupol
Bộ Quốc phòng Nga hôm 13/4 cho biết hơn một ngàn binh sĩ Ukraine đã đầu hàng tại Mariupol vốn đã bị quân đội Moscow bao vây trong hơn một tháng.
“Ở thành phố Mariupol... 1.026 quân nhân Ukraine thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến 36 đã tự nguyện hạ vũ khí và đầu hàng,” Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố cho biết các binh sĩ đã đầu hàng gần ‘một nhà máy luyện kim Mariupol mang tên Illich’, một nhà máy thép lớn.
Trong số các binh sĩ có 162 sĩ quan và 47 người là phụ nữ, bộ này cho biết thêm. Hơn 100 người bị thương.
Nga được cho là đang cố gắng kết nối bán đảo Crimea mà họ chiếm đóng và các vùng lãnh thổ ly khai được Moscow hậu thuẫn là Donetsk và Lugansk ở Donbass và đã bao vây Mariupol từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự.
Hàng ngàn thường dân được cho là đã thiệt mạng trong thành phố, vốn đã chứng kiến giao tranh dữ dội nhất trong cuộc xung đột.
(AFP)
*************
Bàn ra tán vào (0)
Ukraine: không có thông tin về việc đầu hàng của TQLC Ukraine ở Mariupol [ CẬP NHẬT NGÀY 13 -4-2022 ]
Tổng thống 4 nước châu Âu cùng đi tàu đến Kiev
Tổng thống Latvia Gitanas Nauseda chia sẻ hình ảnh chuyến tàu đi thăm Kiev, Ukraine, ngày 13-4 - Ảnh: TWITTER
Theo Hãng tin Reuters, 4 nhà lãnh đạo này cùng nhiều chính trị gia châu Âu đã đến thăm thủ đô Ukraine, kể từ khi Nga rút quân khỏi miền bắc nước này hồi đầu tháng 4.
Cả 4 quốc gia Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia đều là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Hướng tới Kiev với một thông điệp mạnh mẽ về sự ủng hộ chính trị và hỗ trợ quân sự", Tổng thống Latvia Gitanas Nauseda chia sẻ trên mạng xã hội Twitter trong ngày 13-4, cùng với hình ảnh các tổng thống còn lại bên cạnh một đoàn tàu.
Ông Pawel Szrot, người đứng đầu văn phòng của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, nói với Đài Polsat News rằng chuyến thăm "mang tính biểu tượng" sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine.
Văn phòng của cả 4 tổng thống từ chối cung cấp thông tin chi tiết về chuyến thăm vì lý do an ninh.
Hôm 12-4, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết đã lên kế hoạch thăm Kiev "để gửi một tín hiệu mạnh mẽ về tình đoàn kết của châu Âu với Ukraine", nhưng không được Ukraine hoan nghênh.
Tờ Bild của Đức đưa tin rằng ông Zelensky đã từ chối kế hoạch đến thăm của ông Steinmeier vì cho rằng tổng thống Đức có mối quan hệ thân thiết với Nga trong những năm gần đây.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đến Ukraine ngày 8-4 để gặp ông Zelensky. Bà là nhà lãnh đạo cấp cao nhất của EU thăm nước này kể từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga diễn ra.
Ngày 15-3, thủ tướng Cộng hòa Czech và Slovenia cùng thủ tướng Ba Lan, phó thủ tướng Ba Lan đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thủ đô Kiev.
Hôm 9-4, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng tới Kiev trong một chuyến thăm không báo trước. Ông Johnson đã tuyên bố sẽ gửi 120 xe bọc thép cùng các hệ thống tên lửa chống hạm mới tới Ukraine************
Tổng thống Đức nói ông không được hoan nghênh tới Kiev
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu trong cuộc họp báo tại Warsaw (Ba Lan) ngày 12-4 - Ảnh: AFP
Trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm Ba Lan ngày 12-4, Tổng thống Đức Steinmeier thừa nhận ông sẽ không thể đến Kiev cùng các nhà lãnh đạo châu Âu khác.
Theo nhà lãnh đạo Đức, chuyến đi của ông cùng các tổng thống Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania trong tuần này nhằm mục đích "gởi một thông điệp mạnh mẽ về sự đoàn kết của châu Âu với Ukraine".
Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện tại, xét đến việc lãnh đạo Liên minh châu Âu và gần đây là Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đến thăm Kiev.
"Tôi đã sẵn sàng cho việc này, nhưng đột ngột tôi nhận ra một điều, đó là chuyến đi này không được hoan nghênh ở Kiev", Hãng thông tấn AFP trích lời ông Steinmeier.
Tờ Bild - một trong những nhật báo phát hành nhiều nhất ở Đức - tiết lộ nguyên nhân khiến Ukraine từ chối là do quan điểm mềm mỏng với Nga của Tổng thống Steinmeier.
"Ai cũng biết mối quan hệ gần gũi với Nga của ông ấy. Chúng tôi không hoan nghênh tổng thống Đức đến Kiev vào lúc này. Để xem liệu có gì thay đổi hay không", tờ Bild trích lời một nhà ngoại giao Ukraine "giấu tên" giải thích thêm.
AFP gọi việc bị khước từ là một sự cố ngoại giao không mấy dễ chịu với giới cầm quyền Đức. Vụ việc xảy ra trong lúc Đức đối mặt với áp lực từ các nước phải tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Trong nước, chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz bị chỉ trích vì không hỗ trợ mạnh mẽ Kiev như các đồng minh khác trong NATO. Ông Scholz cũng bị yêu cầu phải đến thăm Kiev, thể hiện bản lĩnh của một nhà lãnh đạo như những người đồng cấp khác đã làm****************
Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraina, đang chuẩn bị khả năng bị quân Nga tấn công. Thành phố miền đông Ukraina ngày càng hứng chịu nhiều vụ oanh kích, như trong đêm 12 rạng sáng 13/04/2022. Các thành phố nhỏ lân cận Kharkiv cũng bị ném bom, nhiều nơi bị phá hủy, với nhiều thiệt hại nhân mạng.
Từ Merefa, ngoại ô phía nam Kharkiv, ngày 13/04/2022, đặc phái viên RFI Marie Normand và Julien Boileau gửi về bài phóng sự :
« Anh chị thấy đấy, ở đây không có căn cứ quân sự nào hết ». Trên đây là khẳng định của Serhii Yershov. Anh vẫn không thể hiểu nổi tại sao Yakovlivka lại bị đánh phá. Đây là khu vực thuộc về thành phố Merefa nơi anh sống. Giờ đây, Yakovlivka chỉ còn là một đống đổ nát.
Trường học cũng đã bị oanh kích trong lúc đang có các tình nguyện viên chuẩn bị suất ăn cho những binh lính đóng ở trung tâm văn hóa, nơi cũng bị đánh phá. Serhii Yershov nói tiếp : « Tất cả đã bị phá hủy hoàn toàn. Anh chị có thấy bức tường màu vàng kia không ? Đó là một khán phòng có sức chứa 500 người ».
Có 26 binh lính đã thiệt mạng. Thị trưởng Sitov Veniamin giải thích quân đội đồn trú ở đó bởi vì thành phố Merefa là cửa ngõ vào thành phố lớn Kharkiv.
Ông Veniamin nói : « Đúng là chúng tôi sợ đạn pháo, nhưng ưu tiên của tôi là bảo đảm một cuộc sống bình thường cho cư dân thành phố và khoảng 7.000 người từ nơi khác di tản đến đây. Chiến tranh là chiến tranh, nhưng chúng tôi đang làm hết sức mình để giữ cho thành phố sạch sẽ, có nước và có điện ”.
Bệnh viện của thành phố Merefa vẫn được duy trì hoạt động, vẫn tiếp nhận nạn nhân các vụ đánh bom cũng như những binh lính bị thương ngoài mặt trận.
Pomazany Victorovich là bác sĩ trưởng của bệnh viện. Ông cho biết : « Tất cả mọi người đều ở lại. Tất cả! Kể cả bác sĩ nội trú cũng ở đây, họ ngủ luôn tại chỗ ».
Chính bác sĩ trưởng bệnh viện cũng ngủ trên tấm đệm mà ông ấy chỉ cho chúng tôi thấy trong phòng làm việc. Ông ấy không thể trở về làng của mình ở phía bắc, việc này giờ đây đã trở nên quá nguy hiểm.
Về tình hình miền nam Ukraina, chính quyền Mỹ ngày hôm qua, 12/04/2022, loan báo có « thông tin đáng tin cậy » về khả năng Nga sẽ sử dụng « vũ khí hóa học » trong cuộc tấn công đánh chiếm thành phố cảng Mariupol. Theo AFP, Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) hôm qua cũng « lo ngại trước những báo cáo chưa được xác nhận gần đây về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Mariupol ».
Về công tác di tản thường dân, Kiev tuyên bố hôm nay 13/04 không mở bất kỳ lành lang nhân đạo nào, bởi vì việc di tản thường dân gặp quá nhiều nguy hiểm. Phó thủ tướng Ukraina Iryna Verechtchouk tố cáo quân đội Nga vi phạm các chuẩn mực quốc tế về giải cứu thường dân, chặn các chuyến xe bus chở người di tản ở vùng Zaporijie, miền nam và vi phạm lệnh ngưng bắn ở Lugansk miền đông.
*************
TT Putin: Nga có thể chuyển hướng xuất khẩu năng lượng sang nơi khác thay vì tới phương Tây
Hôm 13/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga có thể dễ dàng chuyển hướng xuất khẩu các nguồn năng lượng khổng lồ của mình không tới phương Tây nữa mà sang các nước thực sự cần chúng trong khi cũng tăng cường tiêu thụ dầu, khí đốt và than trong nước, theo Reuters.
Ông Putin cũng nói rằng “các quốc gia không thân thiện” đã phá hủy chuỗi cung ứng ở các vùng Bắc Cực của Nga và một số quốc gia không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng của họ.
Phát biểu tại cuộc họp với các quan chức để thảo luận về sự phát triển ở Bắc Cực của Nga, ông Putin nói rằng điều này đã tạo ra nhiều vấn đề cho Nga.
Trong diễn biến liên quan, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 13/4 cho biết tác động của các lệnh trừng phạt và sự ác cảm của người mua đối với dầu Nga sẽ có hiệu lực từ tháng 5 trở đi, vẫn theo Reuters.
Cơ quan này cho biết thêm rằng nhu cầu toàn cầu hiện được kỳ vọng sẽ được cân bằng với nguồn cung dầu trong quý 2 ở mức 98,3 triệu thùng/ngày, với khả năng làm dịu lạm phát giá năng lượng đang tăng vọt.
*************
Mỹ, đồng minh sẽ không làm ngơ về các bên phá hoại các lệnh trừng phạt nước Nga
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói các quốc gia đang tìm cách trục lợi qua việc không lên án “cuộc chiến tranh tàn ác” chống lại Ukraine thật là thiển cận và sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu họ phá hoại các lệnh trừng phạt của phương Tây, theo Reuters.
Hoa Kỳ và các đối tác “sẽ không bàng quan” với các hành động làm suy yếu các lệnh trừng phạt sâu rộng mà họ đã áp dụng đối với Moscow và Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xâm lược này, bà cảnh báo trong bài phát biểu chuẩn bị cho một sự kiện do Atlantic Council tổ chức.
Bà Yellen cho biết cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã vẽ lại triển vọng kinh tế thế giới và chính quyền Biden kiên quyết trong cam kết buộc Nga phải chịu trách nhiệm về “hành vi khủng khiếp” và những vi phạm luật pháp quốc tế.
Bà nói: “Hãy yên tâm, chừng nào ông Putin chưa kết thúc cuộc chiến tranh tự chọn tồi tệ của mình, chính quyền Biden sẽ vẫn làm việc với các đối tác của chúng tôi để trừng phạt Nga hơn nữa về kinh tế, tài chính và cô lập chiến lược”.
Nhưng một số quốc gia vẫn “còn phân vân, có lẽ còn thấy cơ hội thu lơi bằng cách duy trì mối quan hệ của họ với Nga và lấp đầy khoảng trống mà những nước khác để lại”, bà Yellen nói, mà không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Bà nói thêm: “Những chuyển động như vậy thât là thiển cận. Tương lai của trật tự quốc tế của chúng ta, cho cả an ninh hòa bình và thịnh vượng kinh tế, đang bị đe dọa”. Bà nói tiếp: “Và xin nói rõ một điều, liên minh thống nhất ... sẽ không thờ ơ với các hành động làm suy yếu các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi đã đưa ra”.
Phát biểu của bà Yellen được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cảnh báo Ấn Độ, nước chưa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow, rằng việc mua thêm dầu từ Nga không có lợi cho Ấn Độ và có thể cản trở phản ứng của Mỹ đối với cuộc chiến ở Ukraine.
Washington và các đồng minh đã tìm cách gây áp lực buộc Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia “đi nước đôi” khác phải có lập trường rõ ràng phản đối Nga và điều mà Moscow gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Bà Yellen cho biết cách tiếp cận đa phương của ông Biden đã cho phép Nhóm 7 nền kinh tế tiên tiến (G-7) buộc Nga phải trả giá đắt, và nói rõ rằng họ đang hành động để ủng hộ một trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ bảo vệ hòa bình và thịnh vượng.
Lời kêu gọi của bà được đưa ra sau khi ông Biden cho biết Nga sẽ bị loại khỏi Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G-20).
************
Bộ Quốc phòng Ukraine: không có thông tin về việc đầu hàng của lính thủy đánh bộ Ukraine ở Mariupol
Bộ Quốc phòng Ukraine: không có thông tin về việc đầu hàng của lính thủy đánh bộ Ukraine ở Mariupol
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksandr Motuzyanyk hôm 13/4 cho biết ông không có thông tin về việc một lữ đoàn thủy quân lục chiến Ukraine ở Mariupol đầu hàng như đã được Bộ Quốc phòng Nga loan báo trước đó.
“Tôi không có thông tin”, ông Motuzyanyk cho biết trong một tin nhắn trả lời yêu cầu bình luận sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết 1.026 binh sĩ thuộc Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine đã đầu hàng tại thành phố cảng phía nam bị bao vây.
(Reuters)
Đức có thể rơi vào suy thoái nếu ngưng ngay lập tức nhập khẩu năng lượng Nga
Việc chấm dứt ngay lập tức nhập khẩu năng lượng của Nga sẽ khiến Đức rơi vào ‘suy thoái mạnh’ vào năm tới, các viện kinh tế hàng đầu của nước này cho biết trong một dự báo được công bố hôm 13/4.
Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga cho nhu cầu năng lượng của mình, cho đến nay đã chống lại lời kêu gọi tẩy chay năng lượng Nga của châu Âu để đáp trả cuộc chiến ở Ukraine.
Nếu Đức ngưng nhập năng lượng Nga vào ‘giữa tháng 4’ này sẽ hạn chế tăng trưởng ở mức 1,9% trong năm 2022 và đẩy Đức vào suy thoái vào năm 2023, khiến nền kinh tế Đức giảm 2,2%, theo dự báo.
Tác động của hành động tẩy chay này sẽ ‘không được khắc phục’ trong hai năm tới, các viện nghiên cứu kinh tế Đức cho biết trong một tuyên bố chung.
(AFP)
Ngoại trưởng Mỹ: ‘Có thông tin đáng tin cậy Nga sử dụng chất độc hóa học’
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington có ‘thông tin đáng tin cậy’ rằng Nga ‘có thể đã sử dụng... chất hóa học’ trong cuộc tấn công ở Mariupol.
Tuy nhiên, ông nói với các phóng viên rằng ông không thể xác nhận tin tức rằng Moscow đã sử dụng vũ khí hóa học ở đó.
Cơ quan giám sát vũ khí hóa học của thế giới, OPCW, cho biết họ ‘quan ngại’ về các tin tức này.
(AFP)
Nga nói hơn 1.000 binh sĩ Ukraine đầu hàng ở Mariupol
Bộ Quốc phòng Nga hôm 13/4 cho biết hơn một ngàn binh sĩ Ukraine đã đầu hàng tại Mariupol vốn đã bị quân đội Moscow bao vây trong hơn một tháng.
“Ở thành phố Mariupol... 1.026 quân nhân Ukraine thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến 36 đã tự nguyện hạ vũ khí và đầu hàng,” Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố cho biết các binh sĩ đã đầu hàng gần ‘một nhà máy luyện kim Mariupol mang tên Illich’, một nhà máy thép lớn.
Trong số các binh sĩ có 162 sĩ quan và 47 người là phụ nữ, bộ này cho biết thêm. Hơn 100 người bị thương.
Nga được cho là đang cố gắng kết nối bán đảo Crimea mà họ chiếm đóng và các vùng lãnh thổ ly khai được Moscow hậu thuẫn là Donetsk và Lugansk ở Donbass và đã bao vây Mariupol từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự.
Hàng ngàn thường dân được cho là đã thiệt mạng trong thành phố, vốn đã chứng kiến giao tranh dữ dội nhất trong cuộc xung đột.
(AFP)
*************