Văn Học & Nghệ Thuật
Ưu thế của chữ Quốc ngữ đối với chữ Vuông biểu ý - Thiếu Khanh ( Trần Văn Giang st )
Ưu thế của chữ Quốc ngữ đối với chữ Vuông biểu ý
Chữ Quốc Ngữ (Biểu Âm) ----- Chữ Vuông (Biểu Ý)
Dưới bài viết:
“Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?” của Tác giả: Nguyễn Hải Hoành đăng trên Facebook của Hùng Nguyen Dang (https://www.facebook.com/
FB Quyen Vinh: Việt Nam có “đũa thần” chữ viết biểu âm, OK. Tàu “cải cách không thành công,” ở lại với chữ viết biểu ý, OK. Xin các giáo sư hãy dành thời gian nghiên cứu thêm: Vì sao với chữ viết biểu ý mà Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới,” tệ hại hơn là trở thành “mối de dọa bành trướng toàn cầu.”
Còn với “ưu thế tuyệt vời” của quốc ngữ-la tinh, khoa học kỹ thuật nước ta giờ đang ở đâu trên bảng xếp hạng. Và quan trọng hơn nữa, quý vị cần nghiên cứu thêm một vấn đề nhạy cảm mà không mấy ai để ý: Đứt gãy truyền thông văn tự dân tộc (con cháu không đọc được trực tiếp di sản viết của tổ tiên mấy nghìn năm) đã gây tổn thương như thế nào cho đời sống tinh thần/văn hóa người Việt?
*
Những câu hỏi của Fb Quyen Vinh đặt ra để “Xin các vị Giáo sư dành thời gian nghiên cứu thêm,” nhưng có lẽ không vị giáo sư nào cần “nghiên cứu thêm” để trả lời cho bạn – mà có lẽ cũng không có vị giáo sư nào có hứng thú trả lời một câu hỏi như thế đâu (!)
“Comment” của anh Quyen Vinh gồm ba câu hỏi chính:
- Vì sao với chữ viết biểu ý mà Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới,” tệ hại hơn là trở thành “mối đe dọa bành trướng toàn cầu.”
- Với “ưu thế tuyệt vời” của quốc ngữ-la tinh, khoa học kỹ thuật nước ta giờ đang ở đâu trên bảng xếp hạng?
- Đứt gãy truyền thông văn tự dân tộc (con cháu không đọc được trực tiếp di sản viết của tổ tiên mấy nghìn năm) đã gây tổn thương như thế nào cho đời sống tinh thần/văn hóa người Việt?
Phần 1
Về câu hỏi thứ nhất:
Vì sao với chữ viết biểu ý mà Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới,” tệ hại hơn là trở thành “mối đe dọa bành trướng toàn cầu.”
Hiện tượng Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới” và “mối đe dọa bành trướng toàn cầu” mới chỉ xảy ra từ vài thập niên gần đây thôi. Chỉ sau khi Mỹ “bắt tay” với Tàu vào năm 1972, trong chiến lược của Mỹ, giúp Tàu thoát khỏi tình trạng “Đông Á bệnh phu,” nhằm làm đối trọng và tiến tối phá vỡ Liên bang Xô Viết, đầu não của chủ nghĩa Cộng sản, thì nước Tàu mới có cơ hội ăn nên làm ra
Nhưng lúc đó nền kinh tế của Tàu vẫn còn ở tình trang gần như tự cấp tự túc, kiểu “tự cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống” như thời… Nghiêu Thuấn, và thua xa các nền kinh tế hiện đại và phát triển của các quốc gia “tí hon” chung quanh như Nhật, Hàn, Đài Loan, và thậm chí thua cả Singapore, cho nên ngoài khối thịt của “biển người,” Tàu chưa là cái đinh gì hết.
Mỹ phải kéo dậy nền kinh tế của Tàu, giúp Tàu có cơ hội giao thương với toàn thế giới với cái vốn ban đầu là sức bắp thịt giá rẻ của hơn một tỷ dân làm thuê, vừa lợi dụng cái thị trường tiêu thụ với sức mua của hơn một tỷ dân. Từ đó dần dân Tàu trở thành công xưởng sản xuất của thế giới.
Chỉ làm thuê với giá nhân công rẻ mạt, nhưng với sự “cần kiệm ăn mắm mút giòi” thì muôn năm Tàu chỉ đủ ăn thôi, không thể nào phát triển được bằng người – vì các nước Tây phương phát triển đã bỏ xa Tàu hàng nhiều thế kỷ. Để “đi tắt đón đầu,” Tàu bèn giở bí kíp gia truyền nhiều ngàn năm lịch sử là… ăn cắp các phát minh, sáng kiến công nghệ kỹ thuật của phương Tây, một mặt chế tạo đủ mặt hàng nhái hàng dỏm với giá rẻ tung ra tràn ngập thế giới. Mặt khác Tàu ra sức hiện đại hóa sức mạnh quân sự (cũng bằng công nghệ kỹ thuật sao chép của phương Tây) trước sự hờ hững (vì những lý do nào đó) của nhiều đời Tổng thống Mỹ.
Nếu kể từ cái mốc năm 1972, chỉ chưa tới 50 năm mà Tàu gần bắt kịp sự phát triển của phương Tây, ngoài ăn cắp phát minh sáng kiến, khối thịt đông dân của họ cũng là một yếu tố đáng kẻ. Nói một ví dụ thế này cho dễ hiểu:
Giả dụ Việt Nam muốn xây một cái cầu với phí tổn một trăm triệu đồng. Mỗi người dân góp một đồng, chúng ta chỉ mới có được 90 triệu đồng. Trong lúc đó, nếu mỗi người Tàu cũng góp một đồng để xây một công trình tương tự, họ có gần một tỷ rưởi đồng. Tức là họ có thể làm mười lăm lần nhiều hơn ta. Thế thì phải mất gần năm mươi năm để trở thành “nền kinh tế thứ hai trên thế giới” chỉ đứng sau nước Mỹ hơn ba trăm triệu dân” là như vậy đó, chớ không phải nhờ “ở lại” với cái thứ văn tự khối vuông biểu ý của họ đâu! Với bản tính dân tộc tàn bạo và giảo hoạt (như lịch sử đã chứng minh), nếu không bị sức nặng ì ạch của loại chữ vuông kềm giữ, có lẽ họ đã tiến nhanh, và vượt qua Mỹ để đứng đầu thế giới từ… khuya. Thật may cho nhân loại.
Tưởng cũng cần nói thêm: Đừng nghĩ với vị trí nền kinh tế hàng nhì thế giới, Trung quốc là một nước giàu có chỉ thua kém… Mỹ. Cái gọi là Nền kinh tế thứ hai thế giới là căn cứ trên tổng khối lượng quốc gia, tương tự như kiểu mỗi đầu người góp một đồng, mà một tỷ rưởi người góp được một tỷ rưởi đồng như nói trên, chớ bình quân lợi tức hàng năm của Trung Quốc năm 2017 chỉ có 8.827 đô la/đầu người, xếp thứ 72 trên 186 nước trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới năm 2017. Với vị trí này, Trung Quốc kém thua cả những nước “vô danh” như Nauru (thứ 71), một đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương với diện tích 21 kilômét vuông, dân số 9.378 người, hoặc Saint Lucia (thứ 67), một quốc đảo núi lửa trong Đại Tây dương với dân số hơn 60 ngàn người, mà lợi tức /đầu người năm 2017 của họ là 9,715 đô la. Xếp hàng đầu trong danh sách này là Luxembourg với lợi tức bình quân đầu người năm 2017 là 104,103 đô la.
SO SÁNH DÂN SỐ, GDP, VÀ LỢI TỨC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC:
HOA KỲ / TRUNG QUỐC
Dân số: 331.018.566 (2020) / 1.439.372.387 (2020)
GDP: 20,54 nghìn tỷ USD (2018) / 13,61 nghìn tỷ usd (2018)
Bình quân/người: 62.794,59 USD (2018) / 8.759 USD (2018)
Cứ xem các clip “YouTube” người Tàu giành giựt đồ ăn trong các nhà hàng, tắm rửa ở các công viên, xả rác và phóng uế ở những nơi công cộng khi họ đi du lịch trên thế giới cũng có thể hình dung được sự giàu có và trình độ văn minh của họ.
Có lẽ bạn Quyen Vinh muốn hỏi loại chữ vuông chứa đựng tri thức quý báu của các “thánh hiền” với lịch sử văn minh 5000 năm làm sao lại cản trở sự tiến bộ của người Tàu được?
Bạn là người Việt, ngày đầu tiên bạn làm quen với “Internet,” trở ngại duy nhất của bạn là ngôn ngữ. Mạng “Internet” toàn tiếng Anh. Bạn chỉ phải học tiếng Anh thôi.
Người Tàu thì không thuận tiện như vậy. Trước khi học tiếng Anh như chúng ta – họ cũng phải học tiếng Anh để giao tiếp với thế giới – người Tàu phải vất vả làm quen với một hệ thống chữ viết mới là chữ cái La tinh a b c… trước đã. Bạn nhận ra chữ khối vuông truyền thống đã là một trở ngại đối với họ như thế nào chưa? Từ một hệ thống chữ viết hàng dọc từ trên xuống dưới, rồi từ phải sang trái, bước sang một hệ thống chữ viết hoàn toàn khác, được viết hàng ngang từ trái sang phải, lại không mang hình thù gợi ý gì hết, là một sự chuyển đổi lạ lùng lắm chớ. Bây giờ người Tàu đã có mạng Baidu toàn chữ Tàu cho người Trung quốc, nhưng dù số người dùng lên đến một tỷ thì cũng chỉ loanh quanh có một nước Tàu thôi, mà thế giới có đến hơn hai trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, và tất cả kho tàng tri thức văn hóa nhân loại được chứa trên mạng phần lớn bằng hệ chữ La tinh.
Có nhiều người Tàu thông thái đã nhìn thấy sự hạn chế nặng nề của chữ viết truyền thống, nên từ rất sớm (có lẽ cuối thế kỷ 19) họ đã lên tiếng kêu gọi cải cách chữ viết, thoát khỏi chữ vuông biểu ý, tiến tới dùng chữ biểu âm. Ngay sau khi chiếm được toàn bộ nước Tàu, Mao Trạch Đông cũng nhiều lần nỗ lực cảỉ cách theo hướng đó với hàng chục chương trình, kế hoạch mà… không tới đâu, cuối cùng đành bỏ cuộc, bằng lòng “ở lại” với loại chữ vuông giản thể – chỉ là bớt số nét vẽ, giúp dễ viết hơn một chút thôi chớ sức ý của ngôn ngữ đâu vẫn còn đó.
Nếu có một phép mầu nào khiến cho người Tàu thoát khỏi vòng kim cô chữ vuông biểu ý để chế ra được chữ ghi âm, tức khắc tri thức của một tỷ rưởi dân Tàu bùng nổ với những điều mới mẻ hiện đại mà họ mới học được của nhân loại cộng với bản tính gian và ác của dân Tàu, tôi e rằng nước Mỹ sẽ tụt hạng trong một thời gian ngắn, chớ không đợi 50 năm đâu. Nhưng tôi cũng tin là phép màu đó không bao giờ có.
Tạm kết luận phần này với câu hỏi thứ nhất của Quyen Vinh: Không phải “với chữ viết biểu ý mà Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới” như bạn nghĩ. Và tuy là nền kinh tế thứ hai thế giới, Tàu vẫn là một quốc gia nghèo.
Phần 2
Về câu hỏi thứ nhì:
Trong “comment” của anh Quyen Vinh, với ý thứ 2 anh hỏi:
“Với “ưu thế tuyệt vời” của quốc ngữ-la tinh, khoa học kỹ thuật nước ta giờ đang ở đâu trên bảng xếp hạng?
Anh Quyen Vinh đặt bốn từ “ưu thế tuyệt vời” trong ngoặc kép, chắc là không phải để nhấn mạnh cái “ưu thế tuyệt vời” của chữ quốc ngữ, hay để cười cợt, biếm nhẽ, mà chỉ tỏ ra hoài nghi. Tức là anh không tin chữ quốc ngữ-la tinh của chúng ta có ưu thế gì cả – chưa nói đến “ưu thế tuyệt vời.”
Mà chữ quốc ngữ ghi âm bằng mẫu tự La tinh thì có ưu thế gì? Và ưu thế đối với cái gì?
Trước hết có lẽ nên xóa bỏ sự nghi ngờ của anh và khẳng định với anh “ưu thế” của chữ quốc ngữ - Latinh đối với chữ Hán và chữ Nôm.
Hàng ngàn năm trước cho đến khi tiếng Việt được (các nhà truyền giáo Tây phương) ghi âm bằng mẫu tự Latinh, người Việt dùng chữ Hán làm phương tiện ghi chép, và dùng nó để sáng tạo ra loại chữ riêng ghi âm tiếng Việt: Đó là chữ Nôm.
Học chữ Hán là rất khó; đã vậy phải rất giỏi chữ Hán mới viết và đọc được chữ Nôm, nên cái khó của chữ Nôm được nhân lên nhiều lần. Vì vậy số người biết chữ trong nước rất ít. Số liệu trên Wikipedia cho biết:
“Khoa thi Hương năm Quý Mão 1903 có hơn 10.000 sĩ tử dự thí. Đến năm Bính Ngọ triều Thành Thái 1906 thì hơn sáu nghìn khóa sinh dự thí ở Nam Định. Đến năm Nhâm Tý triều Duy Tân 1912 thì chỉ còn 1.330 người đi thi, phản ảnh sự tàn lụi của Nho học ở Việt Nam, và theo đó khoa cử cũng chấm dứt.”
Dân số Việt nam vào đầu thế kỷ XX ước chừng vào khoảng 20 triệu người. Giả sử cứ 10 người đi học, có một người đi thi, thì số người đi học và biết chữ (Nho) vào năm 1903 ước chừng là 100.000 người, tức là có khoảng 0,05% dân số biết chữ. Sau 2000 năm tiếp xúc với chữ Hán, triều đình sử dụng chữ Hán như văn tự chính thức, người đi học thì học chữ Hán, mà số người biết chữ Hán trong nước chỉ có ngần ấy, trong đó số người viết và đọc được chữ Nôm, tiếng nói của dân tộc mình, càng ít hơn.
Kể từ khi Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên) viết bài văn tế cá sấu bằng chữ Nôm vào đời nhà Trần, thế kỷ XIII, cho đến kỳ thi nho học cuối cùng vào năm 1919 là khoảng 800 năm. Trong tám thể kỷ ấy đã có được bao nhiêu tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm? Và trong hơn một trăm năm nay, kể từ ngày Thống đốc Nam Kỳ Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dân Nam kỳ dùng chữ quốc ngữ với chữ cái La tinh thay thế chữ Nho, đến nay chúng ta có bao nhiều tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ được xuất bản? Đó không phải là ưu thế tuyệt vời của chữ quốc ngữ sao?
Khi cuốn “Từ Điển Việt Bồ La” (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của giáo sĩ Alexandre Rhodes ra đời vào năm 1651 thì thứ tiếng Việt ký âm bằng mẫu tự La tinh, sau này trở thành chữ quốc ngữ, còn đang trong dạng phôi thai, và vẫn còn giới hạn trong các nhà thờ và chủng viện đạo Công giáo, không phổ biến ra ngoài, do sự chống đối của giới nho sĩ,. Vậy mà đến năm 1865, nghĩa là chỉ hơn hai trăm năm sau, dân Nam Kỳ đã có một tờ báo chữ quốc ngữ (lúc bấy giờ gọi là “chữ Tây quốc ngữ”) là tờ Gia Định Báo, phát hành đầu tiên vào ngày 15.4.1865.
Gần bốn năm sau đó, ngày 22/2/1869, Thống đốc Nam Kỳ là Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier, ký nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ bằng chữ cái La tinh thay thế chữ Nho trong các công văn của chính quyền ở Nam Kỳ.
Ngày 6/4/1878, Thống đốc Nam Kỳ, lần này là Chuẩn đô đốc Louis Charles Georges Jules Lafont, ký Nghị định 82 ấn định “Kể từ mồng một Tháng Giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị… sẽ viết, ký tên và công bố bằng chữ Quốc ngữ.”
Đến lúc này nhiều người đã thấy cần phải học chữ quốc ngữ. Tuy vậy, chữ viết mới vẫn bị các nhà nho thủ cựu phản đối quyết liệt. Vào tháng 9, năm 1931, ông Hồ Duy Kiên, một thành viên lão thành trong Hội đồng thuộc địa Nam kỳ, đưa ra nhận xét rằng thứ tiếng Việt này như một thổ ngữ mường mọi, phải mất năm trăm năm hoặc thậm chí một ngàn năm nữa mới đạt được trình độ như tiếng Pháp. (David G. Marr, Vietnamese tradition on trial, 1920-1945, University of California Press, 1981 edition)
Hồ Duy Kiên không tin tưởng tiếng Việt, dù đã có chữ viết mới cùng hệ La tinh như tiếng Pháp, sẽ có được sự phát triển nào để bắt kịp thứ ngôn ngữ văn minh như tiếng Pháp.
Chính trong năm 1931 này Hội Khai Trí Tiến Đức cho xuất bản bộ Việt Nam Từ Điển, và năm sau, 1932, sự xuất hiện của Tự Lực Văn Đoàn, mà tác phẩm của họ với văn chương trong sáng đẹp đẽ, xác nhận chữ quốc ngữ với mẫu tự La tinh không kém khả năng phô diễn của tiếng Pháp.
Từ Từ điển Việt Bồ La (1651) đến Việt Nam Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) là khoảng thời gian 280 năm, nhưng từ Nghị định đầu tiên của Thống đốc Nam Kỳ Marie Gustave Hector Ohier đến cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) chỉ là 26 năm, và đến khi Tự Lực Văn Đoàn ra đời (1932) là 63 năm. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi như thế chữ quốc ngữ đã đưa tiếng Việt đến bước phát triển thần kỳ so với chữ Hán và chữ Nôm. Đáng lẽ lúc bấy giờ ông Hồ Duy Kiên phải nhận ra đó là một ưu thế, có thể nói là tuyệt vời của chữ quốc ngữ, chớ không phải đợi đến năm trăm năm hay một ngàn năm nữa.
Trong tác phẩm Văn phạm và Ngôn ngữ Việt Nam của hai tác giả Tu Dinh và Vo Cao (bản in lần thứ 3 của SEACAEF, California, 2008) ghi nhận tiếng Việt có 930 từ đơn (tác giả gọi là “chữ chiếc”) nguyên âm, và 26.970 từ đơn phụ âm. Số từ này kết hợp với nhau thành 403.527.744 từ đôi (tác giả gọi là “chữ đôi”) quốc ngữ, mà theo tác giả, nếu in hết số từ này ra giấy “và đóng thành những cuốn sách bằng với tự điển Le Petit Larouse Illustré, mỗi cuốn có 1.885 trang, số cuốn sách để chứa trữ lượng chữ đôi quốc ngữ sẽ là 824 cuốn!”
Tuy lượng chữ nhiều như vậy, nhưng số chữ thực sự được dùng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, và con số hàng trăm triệu chữ chưa được dùng đến được tác giả gọi là “chữ chờ.” Bất cứ một người Việt nào “biết đọc biết viết” cũng có thể viết ra những “chữ chờ” đó mà chỉ cần miệng mình phát âm được chớ không cần phải thấy trước hay học trước chữ đó. Có lẽ đây là một trong những lý do vì sao người Việt ít dùng từ điển tiếng Việt. Nếu các từ điển Anh, Mỹ phải in lại hàng năm với số lượng lớn, từ điển tiếng Việt chỉ in vài ngàn bản phải bán nhiều năm mới hết.
Chữ quốc ngữ ghi âm chính xác tiếng Việt, nói sao viết vậy, viết sao đọc vậy, giúp cho tiếng Việt được dễ học, dễ viết, và học được rất nhanh. Nếu với chữ Hán người học chỉ đọc và viết được chữ nào mình đã học; những chữ chưa học đến thì không đọc được, cũng không viết được, thì với chữ quốc ngữ người ta viết được tất cả chữ nào miệng mình có thể phát âm.
Chữ quốc ngữ ghi âm chính xác đến nỗi nếu người ta viết sai thì do họ nói sai. Ví dụ, nếu người ta viết “nặn xuống đái đại dương,” hay nếu người ta viết “Ốc nuộc, Tiết nuộc, Chứng Cút nộn, Lem Trua dán, Cháo Chai, Chà đá…” thì do người viết đã phát âm sai như thế.
Có lẽ tiếng Việt chỉ có một từ duy nhất mà chữ viết không theo âm đọc. Đó là chữ QUỐC, trong khi âm đọc là QUẤC. Sự sai biệt này chỉ mới có về sau, chớ cuốn Tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (xuất bản 1895) đã ghi rõ Đại Nam QUẤC Âm Tự Vị.
Không có sự sai biệt trong âm đọc và chữ viết cũng là một ưu thế tuyệt vời của chữ Quốc ngữ.
Nên biết tiếng Anh không có được sự ăn khớp trong chữ viết và phát âm như tiếng Việt. Mà đó là một trong những trở ngại cho người học tiếng Anh. Ví dụ, chỉ để ghi âm một âm /ai/ (như “ai” trong tiếng Việt), người ta phải dùng nhiều tổ hợp các chữ cái như thế này: aye, by, buy, die, hi, Thai, height, và guide.
Chữ quốc ngữ giúp người Việt học mau biết đọc biết viết. Nếu hồi đầu thế kỷ XX, chỉ có khoảng 0,05% người Việt ”biết chữ” (bấy giờ là chữ Hán-Nho), và đến thập niên 30 – 40 chỉ có khoảng 10 – 15% người Việt biết chữ quốc ngữ, thì ngay từ những thập niên 60 – 70 thế kỷ trước số người mù chữ còn lại rất ít, có thể coi như không có. Đó cũng là một ưu thế tuyệt vời của chữ quốc ngữ mà so với suốt hai ngàn năm học chữ Hán (Nho) số người biết chữ đã không bao giờ đạt được 10% dân số.
Ưu thế quan trọng hơn hết của chữ Quốc ngữ là giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi văn tự Hán 100%, điều này làm cho nhiều người Tàu rất cay cú.
Có lần, tiến sĩ Nguyễn Hải Hoành nhắc lại khoảng 100 năm trước, Hồ Thích, một trong những học giả Trung quốc quan trọng mà ngày trước các nhà cách mạng Việt Nam thường nhắc nhở và đề cao, từng chế giễu chữ quốc ngữ của ta: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như chữ Pháp bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latinh của chữ hình vuông, vừa không thanh thoát cũng chẳng mỹ quan.”
Hồ Thích cho rằng chữ quốc ngữ của người Việt Nam vừa không giống chữ Hán, không giống chữ Nôm (đã đành!) lại không giống chữ Pháp, mà cũng không giống cả chữ La tinh, “nghĩa là không đâu vào đâu, chẳng ra cái giống gì.”
Còn Quý Tiễn Lâm, một học giả Tàu được người Tàu tôn là Học giới Bắc Đẩu cũng chê chữ quốc ngữ: “Chữ viết của Việt nam sau khi phiên âm, đầu đội mão, chân mang giầy trông rất buồn cười.” (“Việt Nam văn tự bính âm hóa chi hậu, đầu đái mạo tử, cước xuyên hài tử, ngận hoạt kê” – theo Ts Nguyễn Hải Hoành).
Ông
học giả Tàu này coi các dấu nguyên âm và dấu giọng của chữ quốc ngữ như
đội mũ mang giầy. Cũng hay đấy. Nhưng ông học giả Tàu chỉ rê đuốc vào
chân người mà không rê vào chân mình: Tiếng Việt có sáu thanh (giọng)
nên chữ quốc ngữ - Latinh dùng năm dấu sắc huyền nặng hỏi ngã. Tiếng Tàu
có 4 thanh, nên chữ bính âm của Tàu (nghĩa là cũng phiên âm bằng mẫu tự
La tinh) cũng mang các dấu tương tự. Chỉ có điều họ không có dấu nặng.
Trong bài viết “Chữ quốc ngữ và hội chứng nhảy cừu” (http://www.art2all.net/tho/
Năm 1942, học giả Hoàng Xuân Hãn cho xuất bản cuốn sách Danh Từ Khoa Học dùng cho các ngành Toán, Lý, Hóa, Cơ và Thiên văn, tức là tiếng Việt với chữ quốc ngữ – Latinh không chỉ ghi được các ý tưởng về văn học, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… mà còn có thể đề cập và giảng dạy cả các ngành khoa học của nhân loại hiện đại một cách đầy đủ và chính xác.
Ngay sau khi thiết lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Ngô Đình Diệm gạt bỏ tiếng Pháp ra khỏi các giáo trình giảng dạy ở đại học. Tất cả các ngành học đều được dạy và học bằng tiếng Việt. Ta thấy sao? Ta thấy khả năng của tiếng Việt với chữ Quốc ngữ hệ Latinh là ngang tầm với khả năng diễn giảng của tiếng Pháp ở mọi ngành và mọi cấp độ tri thức. Nếu bạn nào nói miền Bắc Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng đã làm như thế, tức là bạn đã hiểu và cùng xác nhận ưu thế của chữ quốc ngữ rồi đó.
Anh Quyen Vinh hỏi: “với “ưu thế tuyệt vời” của quốc ngữ-la tinh, khoa học kỹ thuật nước ta giờ đang ở đâu trên bảng xếp hạng?”
Bảng xếp hạng nào? Chữ quốc ngữ là phương tiện giúp người Việt tiếp cận tri thức của nhân loại, trong đó có các tri thức khoa học, và phát biểu tư tưởng của mình một cách thông suốt trong tất cả các lãnh vực tri thức nhân văn và khoa học, đưa mình hòa đồng vào cùng một tầm mức với nhân loại, và để cả nhân loại hiểu mình. Còn trình độ khoa học kỹ thuật cụ thể thì cần có nhiều yếu tố khác: văn hóa, kinh tế, và chính trị. Nhất là chính trị, khi nó giữ vai trò thống soái, điều khiển hướng phát triển của tất cả văn hóa, kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Từ những năm 1960, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu mơ ước Singapore được bằng như Sài Gòn. Hơn nửa thế kỷ sau, các nhà lãnh đạo của ta xem Singapore như một mục đích cao mà nước ta mơ ước đạt tới. Trong suốt nửa thế kỷ đó ta vẫn dùng chữ quốc ngữ chớ có dùng chữ viết nào khác đâu. Chỉ có thể chế chính trị là khác.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, hàng loạt quốc gia nghèo khó hơn miền Nam Việt Nam đưa quân lính của họ đến Việt Nam làm lính đánh thuê và, như chánh quyền miền Bắc hồi đó tuyên truyền, “làm bia đỡ đạn cho Mỹ.” Chỉ hai thập niên sau khi chiến tranh Việt nam chấm dứt, đất nước họ thành rồng thành cọp về kinh tế, còn Việt Nam vẫn tiếp tục chạy đi khắp thế giới xin viện trợ, xin vay ODA, và xuất khẩu người sang làm thuê cho họ cho đến nay. Trong thời gian đó ta cũng vẫn dùng chữ quốc ngữ. Mà đâu phải vì ta đoạn tuyệt với văn tự khối vuông của người Tàu chuyển sang dùng chữ viết với mẫu tự La tinh nên phải chịu thua thiệt như thế đâu. Đó là do thể chế chính trị. Có vô số ví dụ như thế.
Thế thì câu hỏi của bạn Quyen Vinh là một câu hỏi đố không… khéo lắm.
Phần 3
Về câu hỏi thứ ba:
Cả ba câu hỏi trong “comment” của anh Quyen Vinh đều nhất quán một điều: Anh tiếc nuối văn tự cổ Hán Nôm, như một sự hoài cổ, với tâm trạng của người thủ cựu, tiếc nhớ một kỷ niệm, và dường như không có nhận định chủ ý nào chắc chắn và rõ ràng. Về chuyện chữ Hán – Nôm bị đẩy lùi vào dĩ vãng, anh viết:
“Và quan trọng hơn nữa, quý vị cần nghiên cứu thêm một vấn đề nhạy cảm mà không mấy ai để ý: Đứt gãy truyền thông văn tự dân tộc (con cháu không đọc được trực tiếp di sản viết của tổ tiên mấy nghìn năm) đã gây tổn thương như thế nào cho đời sống tinh thần/văn hóa người Việt?”
Có lẽ phải nói ngay cho anh Quyen Vinh yên lòng: Không phải là “không mấy ai để ý,” nhưng cũng không có một sự đứt gãy truyền thống nào xảy ra do sự “chuyển đổi” chữ viết này cả! Sự thay đổi chữ viết đúng là một sự kiện lớn, nhưng tự nó không gây ra sự đứt gãy nào hết. Chữ viết là một phương tiện lưu trữ văn hóa nhưng không phải hễ đổi phương tiện lưu trữ thì văn hóa mất đi. (Sự “đứt gãy,” nếu có như anh cảm nhận được, nó xảy ra ở chỗ khác, và vào lúc khác).
Chữ Hán là một loại văn tự thiếu chặt chẽ và có phần… phi “logic.” Nhiều bậc thâm nho lắm khi bối rối không biết nên dừng lại ở đâu cho hợp lý trên một câu văn vừa đọc. Chữ Hán không có cấu trúc câu rõ ràng, hoặc người viết dành cho người đọc… quyền chấm câu. Người đọc muốn dứt câu ở chỗ nào tùy theo cách hiểu cá nhân của mình nên không ít khi câu văn bị hiểu sai lạc, mỗi người hiểu một cách. Đã vậy, do phương tiện và kỹ thuật khắc chữ trên xương thú và tre nứa vào thời thượng cổ, cấu trúc câu chữ Hán được “nén” tối đa, càng ít chữ mà mang được nhiều nội dung càng tốt, nên nhiều lúc câu văn thành ra thiếu sự minh bạch và tối nghĩa.
Nhà nhân chủng học người Anh nổi tiếng Jack Goody của đại học Cambridge có lần tuyên bố rằng chữ viết của Trung Quốc (…) là một hệ thống chữ viết bị hạn chế, không có khả năng diễn đạt trọn vẹn các ý tưởng, và cản trở áp dụng các tiêu chuẩn của logic thông thường. (Jack Goody and Ian Watt, The Consequences of Literacy, Cambridge University Press.)
Chỉ với một ví dụ nhỏ này thôi để thấy chữ Hán thiếu “logic” và tính chặt chẽ đến mức nào:
Đạo Đức Kinh được coi là tác phẩm triết học uyên áo của Lão tử, được nhiều thế hệ học giả Trung quốc đánh giá rất cao, nhưng chỉ một câu mở đầu gồm vỏn vẹn 6 chữ: “Đạo khả đạo phi thường đạo” mà suốt hơn hai ngàn năm qua các nhà nghiên cứu còn chưa thống nhất với nhau về cách hiểu. Mỗi người giải thích một cách cao siêu. Và cách nào cũng… thuyết phục!
Các học giả người Việt xưa dùng chữ Hán để tạo thành chữ Nôm cũng gây ra không ít sự phức tạp cho người đọc. Văn tự là một hệ thống hình vẽ có quy ước. Chữ Nôm cũng vậy, nhưng đôi khi người viết có những quyết định chủ quan khiến người đọc về sau bối rối.
Chẳng hạn, khi khảo dị Truyện Kiều, (bản Liễu Văn Đường Nghệ An, 1866), với câu thứ 8: “Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh,” ông Nguyễn Quảng Tuân thấy hai chữ lâu nay quen được đọc là “cổ lục” với chữ cổ (固) được viết bằng hai chữ Hán: chữ cổ 古 trong chữ vi (固), nên suy luận chữ đó không có âm đọc là cổ. Ông giải thích, nếu từ đó là “cổ” thì chữ Hán đã có sẵn chữ 古 (cổ), người viết cứ việc dùng (nguyên tắc tá âm), việc gì phải đặt chữ cổ 古 vào trong chữ vi cho thành chữ 固. Vì vậy, ông Nguyễn Quảng Tuân cho chữ đó phải được đọc là CÓ.
"Phong tình CÓ LỤC còn truyền sử xanh."
Có lẽ vì chữ “có lục” nghe… không quen tai và có phần lấn cấn, nên từng có người phiên âm cả hai chữ nôm này thành … có lúc:
"Phong tình CÓ LÚC còn truyền sử xanh."
Cả hai giải thuyết, có lục và có lúc, dường như đều chưa cái nào thuyết phục.
Trước đây có lần trên báo chí xảy ra sự tranh luận về hai chữ “một trương” ở cuối câu Kiều 32:
"Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương."
Vì có người căn cứ vào một bản in chữ Nôm nào đó mà chữ 没 (một) trong 没 張 (một trương) được viết tắt và không có dấu chấm thủy, thành ra chữ 𠬠 (ngải), nên đề nghị đọc câu Kiều đó là:
“Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm NGẢI trương.”
Hoặc các câu Kiều số 44 và 50 trong bản Kinh đời Tự Đức 1870, được đọc tuần tự:
“Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Và:
“Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”
Nhưng ở bản Liễu Văn Đường nói trên, một số chữ trong hai câu đó được đọc khác:
“Lễ là tảo mộ GỌI là đạp thanh”
Và:
“Thoi vàng BÚA rắc, tro TÀN giấy bay.”
Vân vân…
Ta thấy chữ Nôm cũng “chữ Tác chữ Tộ” như vậy đó.
Chữ Nôm tuy ghi âm ngôn ngữ dân tộc, nhưng vốn đã rất khó khăn mới học được mà các quy định sáng tạo lỏng lẻo, cách viết và đọc không nhất quán. Đã vậy hầu hết giới có học ngày xưa tôn sùng chữ Hán là “chữ thánh hiền,” coi thường tiếng nói của dân tộc, quan niệm chữ Nôm là nôm na mách qué, chỉ là trò tiêu khiển của một số người tài hoa, và không được giới nho học đánh giá cao. Dù chữ Nôm từng được một vị hoàng đế là vua Lê Thánh Tông, và các danh thần như Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Trãi sử dụng làm thơ văn gọi là thơ văn quốc âm, vẫn có một số nhà nho không bao giờ “hạ mình” làm thơ văn nôm na mách qué. Ngay bản thân Nguyễn Du cũng cho tác phẩm của mình chẳng qua “Mua vui cũng được một vài trống canh.”
Có người sáng tác xong thì giấu không cho ai biết, hoặc không ký tên. Sở dĩ có nhiều truyện thơ Nôm khuyết danh là vì vậy. Thậm chí cuối thế kỷ XVIII vua Quang Trung khuyến khích dùng chữ Nôm làm văn tự chính thức của triều đình, nhưng chữ Nôm vẫn trong tình trạng “đồ chơi bình dân” giới hạn trong một số các nhà nho mà không thể phát triển rộng rãi để trở thành một dòng văn học chính của dân tộc.
Dòng văn học chính của dân tộc là chữ Hán được đọc theo âm Hán Việt và được người Việt gọi là chữ Nho. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh hủy diệt của giặc phương Bắc, với những sự cướp bóc và phá hủy văn hóa có chủ ý của giặc Tàu, tài sản văn học chữ Nho của ta tích lũy qua hàng ngàn năm cũng không còn gì đáng kể ngoài một số các bộ sử chỉ mới được viết lại từ đời nhà Trần sau ba lần đánh bại quân Nguyên Mông, và một ít thơ văn vụn vặt. Hịch tướng sĩ và Bình Ngô Đại Cáo thường được kể là các áng hùng văn trong vốn văn hóa dân tộc, nhưng chúng cũng chỉ là những bài văn ngắn, chớ không có tác phầm đồ sộ nào, cả trong khảo cứu và sáng tác.
Sự khó khăn của các loại văn tự ô vuông biểu ý là vậy đó. Khó trong học và hiểu; khó trong sử dụng để sáng tác, nghiên cứu, viết lách. Chính những khó khăn này đã kềm hãm sự phát triển của tinh thần dân tộc ta hàng nghìn năm. Dù vậy nhất đán vất bỏ đi cũng… tiếc. Sự tiếc nuối đó chỉ là thứ tình cảm thủ cựu, người ta không muốn rời bỏ một thói quen.
Câu hỏi của anh Quyen Vinh bộc lộ tính thủ cựu, vì anh chỉ nói về sự “Đứt gãy truyền thống văn tự dân tộc.” Giá như anh nói đến Truyền thống văn học hay văn hóa của ta chắc là anh đã gặp sự cảm thông nhiều hơn.
Chữ quốc ngữ được tiếp nhận và phát triển thành dòng văn học chính trong nền văn hóa và tri thức của dân tộc đã không hề loại bỏ quá trình văn học Hán Nôm, cũng không tạo ra sự đứt gãy nào đến độ làm tổn thương “cho đời sống tinh thần văn hóa người Việt” như anh Quyen Vinh lo cả. Trái lại chính chữ quốc ngữ đã “nâng đỡ” sự tồn tại của dòng văn học Hán Nôm! Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XX người ta đã bắt đầu dịch các tư liệu văn học Hán Nôm ra chữ quốc ngữ. Công việc đó vẫn còn tiến hành cho tới nay. Các bộ sử chính yếu của dân tộc và nhiều tác phẩm quan trọng khác đã có thể đọc được từ bản dịch chữ quốc ngữ. Các tác phẩm Hán Nôm đã dịch ra quốc ngữ vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Ở trên tôi có nhắc đến ông Nguyễn Quảng Tuân, đó là một trong những nhà nghiên cứu Hán Nôm uyên bác của Việt Nam, vừa qua đời vào năm ngoái (2019)
Lệnh của Thống đốc Nam kỳ buộc dân Nam kỳ dùng chữ quốc ngữ trong các công văn chính phủ thay chữ Nho, dễ khiến nhiều người sau này xúc động với cảm giác bị cưỡng bách phải dùng loại chữ mới của thực dân trái với “truyền thống,” nhưng đó chỉ là một lệnh hành chánh, có thể không gây ảnh hưởng gì lắm cho đời sống của người dân thời đó, nếu họ không muốn theo. Vì qua hàng ngàn năm triều đình các đời vua ta dùng chữ Hán như văn tự chính thức mà người dân Việt vẫn nuôi dưỡng dòng văn học dân gian truyền miệng bằng tiếng Việt chớ có nói… tiếng Tàu bao giờ đâu! Nếu chữ quốc ngữ phổ biến nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ là vì nó dễ học, dễ viết. Chỉ cần học vài tháng đã có thể đánh vần đọc báo được rồi.
Ban đầu các nhà nho thủ cựu quyết liệt chống đối chữ quốc ngữ. Thật ra, sự chống đối của họ phát xuất từ lòng yêu nước. Họ cho chữ quốc ngữ, mà lúc đầu được gọi là “chữ Tây quốc ngữ,” là sản phẩm của Tây. Hễ cái gì của Tây, những kẻ cướp nước, thì họ chống. Tuy như thế là thiển cận, nhưng tình tự đó của họ là rất cảm động.
Dù sao, chính nhờ lớp nho sĩ này chúng ta có một thời gian quá độ cho sự chuyển tiếp nên đã không xảy ra một sự xung đột văn tự nào, càng không có sự đứt gãy văn hóa nào cả. Người Việt hăm hở tiếp nhận chữ quốc ngữ, nhưng không bỏ rơi di sản văn hóa của tiền nhân.
Người Pháp mở trường dạy thông ngôn và đào tạo nhân viên công chức cho chính quyền thuộc địa, và tuy nền giáo dục thuộc địa hướng theo văn hóa Pháp, không đánh giá cao văn hóa bản xứ, nhưng do họ sử dụng các trí thức bản xứ theo tây học, mà những nhà giáo thời đó trong tâm hồn họ vẫn còn đậm đà tinh thần và văn hóa dân tộc, nên những cuốn sách Giáo Khoa Thư sơ cấp do lớp trí thức này soạn ra cho trẻ con học từ những năm 30 của thế kỷ trước bây giờ người ta còn in lại và còn người tìm đọc để thưởng thức – và không ít người tiếc nuối. Như thế đủ biết sự tiếp nhận chữ quốc ngữ ngay cả trong thời kỳ Pháp thuộc đã rất thuận lợi, không những không gây ra một cơn sốc văn hoá nào mà chữ quốc ngữ đã góp công bảo tồn phần nào tinh thần văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí, tạo thêm thuận lợi cho việc cả nước đánh đuổi thực dân Pháp về sau.
Anh Quyen Vinh có nói đến nỗi lo “con cháu không đọc được trực tiếp di sản viết của tổ tiên mấy nghìn năm.” Trong “comment” của anh đây là một nỗi lo chính đáng, và đáng trân trọng.
Theo xu hướng phát triển của lịch sử, ngay từ khi đất nước bị Pháp đô hộ, nhiều người không còn tha thiết với cái học cử tử nữa. Đến đầu thế kỷ XX, ông Tú Xương đã nhận thấy “mười người đi học chín người thôi” khi số thí sinh trong khoa thi Hương năm Quý Mão 1903 có hơn 10.000 mà đến khoa thi năm Nhâm Tý triều Duy Tân 1912 chỉ còn hơn 1300 người đi thi; các nho sĩ dần dần “vất bút lông đi sắm bút chì,” đến lúc vua Đồng Khánh buộc phải bãi bỏ các kỳ thi Nho học. Những người có trách nhiệm điều hành đất nước và có tinh thần dân tộc đã rất sáng suốt, nhìn thấy trước một tương lai trong vài mươi năm tới sẽ không còn được mấy người (nếu không muốn nói là sẽ không còn ai) đọc được các thư tịch chữ Hán Nôm vốn còn lại khá ít oi, để soi sáng lịch sử dân tộc và một quá khứ văn học của tiền nhân, nên họ đã sớm có kế hoạch lâu dài ở cấp quốc gia, chớ không phải là “không mấy ai để ý” như anh Quyen Vinh nói.
Nếu biết rằng, trong 9 văn bằng cử nhân giáo khoa và 3 văn bằng cử nhân chuyên khoa, được đào tạo tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975, có một bằng Cử nhân giáo khoa văn chương Việt Hán, chắc anh Quyen Vinh hiểu chuyện tiếp nối và giữ gìn truyền thống dân tộc đã được những người có trách nhiệm với đất nước thực hiện chu đáo trong tinh thần Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Sinh viên phải học và thi đậu năm chứng chỉ để lấy bằng cử nhân Giáo khoa Văn chương Việt Hán, trong đó có các chứng chỉ Dự bị Hán văn, chứng chỉ Văn chương quốc âm, và chứng chỉ văn chương Việt Hán. Từ niên khóa 1965-1966, trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn còn có cả Văn bằng Cao học (bây giờ gọi là Thạc sĩ) về Văn chương Việt Hán. Đó là những người sẽ “đọc được trực tiếp di sản viết của tiền nhân,” tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy văn học Hán Nôm cho các thế hệ sau.
Ngoài ra, ở 2 cấp Trung học – Trung học đệ Nhất cấp, và Trung học đệ Nhị cấp, hàng tuần học sinh có giờ học cổ văn. Đệ Nhất cấp học Truyện Trê Cóc, Lục súc tranh công… để “bồi dưỡng” thêm trí tưởng tượng cho các học sinh trẻ con các lớp Đệ Thất, Đệ Lục, và một số bài thơ “quốc âm” cổ. Đệ Nhị cấp học Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm khúc, Cung Oán Ngâm Khúc vân vân, vừa để giữ gìn những cảm xúc có tính dân tộc và tính thẩm mỹ của nền văn học cổ, vừa để có hiểu biết về vốn từ Hán Việt trong ngôn ngữ dân tộc. (Thời VNCH có lẽ không mấy khi nghe một người nào nói sai tiếng Việt như ta bắt gặp nhan nhản hiện nay!) Nền giáo dục của VNCH đã có chương trình cụ thể giữ cho truyền thống văn hóa dân tộc không bị mai một hay đứt gãy.
Tháng 4 năm 1977, trường Đại học Văn khoa được nhập vào trường Đại học Khoa học để lập thành trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30 tháng 3 năm 1996, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập là một trong những thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Chắc là phần Văn Khoa của Trương Đại học Văn Khoa Sài Gòn xưa được đưa vào trường Đại học Khoa Học Xã hội Nhân Văn.
Tôi không biết ở trường Đại học Khoa Học Xã hội Nhân Văn sinh viên được học những gì, nhưng hàng ngày đọc báo thấy nhà báo – được đào tạo chính quy từ các trường lớp báo chí – viết sai tiếng Việt rất nhiều. Chẳng hạn người ta đã viết tiếng Việt như thế này:
“Người thầy gật đầu và nói với tôi: ‘Thầy cảm phục tinh thần của em. Em là người có chứng kiến và dám sống cho chứng kiến của mình.’ ”
Hay:
“10 thói quen của nam giới khiến phụ nữ phản cảm nhất”
Hay:
“Ford phải ra lệnh triệu hồi hơn 10 vạn xe ở thị trường Bắc Mỹ…”
Vân vân…
Và tôi ngờ có lẽ họ không được học gì về văn chương Việt Hán, tức không có cơ hội học từ Hán Việt mà dường như ngày trước nhà văn Nhượng Tống cho là chiếm đến 60 phần trăm trong ngôn ngữ của Việt Nam. Người Việt không được học tiếng Việt thì cái gọi là “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” chỉ là chuyện nói chơi.
Có lẽ đó là một trong những dấu hiệu của sự “đứt gẫy” nào đó chăng?
Sự “đứt gẫy truyền thống văn tự” đã không xảy ra khi người Việt tiếp nhận chữ quốc ngữ với ký tự La tinh để thay cho chữ Hán và chữ Nôm, nhưng dường như có một sự đứt gãy nào đó trong truyền thống văn hóa dân tộc mà không vì chữ quốc ngữ với mẫu tự La tinh.
Thiếu Khanh
Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn
*
Ý kiến của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Nguyễn Huệ Chi: Nói “đứt gãy” có phần hợp lý đấy bạn Thiếu Khanh. Hiện nay trong kho sách Hán Nôm của cha ông còn biết bao nhiêu tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt hết đâu. Phải có cả một đội ngũ thật vững vàng đảm đương công việc chuyển ngữ ấy và phải làm rất thận trọng, nghiêm túc để chuyển đạt cho được mọi giá trị của quá khứ sang cho thế hệ hôm nay một cách trọn vẹn, làm cho văn hóa được tiếp nhận/tiếp nối liên tục, đó chẳng phải đang là một vấn nạn là gì.
Thiếu Khanh: Thưa giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tôi cũng cảm thấy bi quan với tình trạng kho văn liệu Hán Nôm quốc gia chưa được khai thác hết mà giới nghiên cứu uyên bác trong lãnh vực này (trong đó có giáo sư) ngày một hiếm đi. Dù sao, tình trạng này chỉ là sự "ngưng đọng" (stagnation) chớ không phải hay chưa phải một sự “đứt gẫy” (interruption). Sự ngưng đọng ngoài ý muốn này là do “ngoại cảnh” mang lại, chớ không phải hệ quả tất nhiên của sự chuyển đổi chữ viết vào những thế kỷ trước, và chắc chắn là ngoài dự kiến của các nhà hoạch định giáo dục thời đó. Tuy nhiên, con đường hầm đã quá dài mà chưa thấy le lói một dấu hiệu nào ở cuối đường hầm báo sự xuất hiện của các nhà giáo dục có tài năng với nền tảng dân tộc vững chắc (the advent of talented educators with a steady national platform) thì e rằng sự ngưng đọng quá lâu sẽ mặc nhiên biến thành sự đứt gẫy đáng tiếc mà một thế hệ nào đó về sau muốn phục hồi hay tiếp nối sẽ rất khó khăn.
Nguyễn Huệ Chi: Thiếu Khanh. Đúng vậy đó bạn.
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Ưu thế của chữ Quốc ngữ đối với chữ Vuông biểu ý - Thiếu Khanh ( Trần Văn Giang st )
Ưu thế của chữ Quốc ngữ đối với chữ Vuông biểu ý
Chữ Quốc Ngữ (Biểu Âm) ----- Chữ Vuông (Biểu Ý)
Dưới bài viết:
“Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?” của Tác giả: Nguyễn Hải Hoành đăng trên Facebook của Hùng Nguyen Dang (https://www.facebook.com/
FB Quyen Vinh: Việt Nam có “đũa thần” chữ viết biểu âm, OK. Tàu “cải cách không thành công,” ở lại với chữ viết biểu ý, OK. Xin các giáo sư hãy dành thời gian nghiên cứu thêm: Vì sao với chữ viết biểu ý mà Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới,” tệ hại hơn là trở thành “mối de dọa bành trướng toàn cầu.”
Còn với “ưu thế tuyệt vời” của quốc ngữ-la tinh, khoa học kỹ thuật nước ta giờ đang ở đâu trên bảng xếp hạng. Và quan trọng hơn nữa, quý vị cần nghiên cứu thêm một vấn đề nhạy cảm mà không mấy ai để ý: Đứt gãy truyền thông văn tự dân tộc (con cháu không đọc được trực tiếp di sản viết của tổ tiên mấy nghìn năm) đã gây tổn thương như thế nào cho đời sống tinh thần/văn hóa người Việt?
*
Những câu hỏi của Fb Quyen Vinh đặt ra để “Xin các vị Giáo sư dành thời gian nghiên cứu thêm,” nhưng có lẽ không vị giáo sư nào cần “nghiên cứu thêm” để trả lời cho bạn – mà có lẽ cũng không có vị giáo sư nào có hứng thú trả lời một câu hỏi như thế đâu (!)
“Comment” của anh Quyen Vinh gồm ba câu hỏi chính:
- Vì sao với chữ viết biểu ý mà Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới,” tệ hại hơn là trở thành “mối đe dọa bành trướng toàn cầu.”
- Với “ưu thế tuyệt vời” của quốc ngữ-la tinh, khoa học kỹ thuật nước ta giờ đang ở đâu trên bảng xếp hạng?
- Đứt gãy truyền thông văn tự dân tộc (con cháu không đọc được trực tiếp di sản viết của tổ tiên mấy nghìn năm) đã gây tổn thương như thế nào cho đời sống tinh thần/văn hóa người Việt?
Phần 1
Về câu hỏi thứ nhất:
Vì sao với chữ viết biểu ý mà Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới,” tệ hại hơn là trở thành “mối đe dọa bành trướng toàn cầu.”
Hiện tượng Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới” và “mối đe dọa bành trướng toàn cầu” mới chỉ xảy ra từ vài thập niên gần đây thôi. Chỉ sau khi Mỹ “bắt tay” với Tàu vào năm 1972, trong chiến lược của Mỹ, giúp Tàu thoát khỏi tình trạng “Đông Á bệnh phu,” nhằm làm đối trọng và tiến tối phá vỡ Liên bang Xô Viết, đầu não của chủ nghĩa Cộng sản, thì nước Tàu mới có cơ hội ăn nên làm ra
Nhưng lúc đó nền kinh tế của Tàu vẫn còn ở tình trang gần như tự cấp tự túc, kiểu “tự cày ruộng mà ăn, đào giếng mà uống” như thời… Nghiêu Thuấn, và thua xa các nền kinh tế hiện đại và phát triển của các quốc gia “tí hon” chung quanh như Nhật, Hàn, Đài Loan, và thậm chí thua cả Singapore, cho nên ngoài khối thịt của “biển người,” Tàu chưa là cái đinh gì hết.
Mỹ phải kéo dậy nền kinh tế của Tàu, giúp Tàu có cơ hội giao thương với toàn thế giới với cái vốn ban đầu là sức bắp thịt giá rẻ của hơn một tỷ dân làm thuê, vừa lợi dụng cái thị trường tiêu thụ với sức mua của hơn một tỷ dân. Từ đó dần dân Tàu trở thành công xưởng sản xuất của thế giới.
Chỉ làm thuê với giá nhân công rẻ mạt, nhưng với sự “cần kiệm ăn mắm mút giòi” thì muôn năm Tàu chỉ đủ ăn thôi, không thể nào phát triển được bằng người – vì các nước Tây phương phát triển đã bỏ xa Tàu hàng nhiều thế kỷ. Để “đi tắt đón đầu,” Tàu bèn giở bí kíp gia truyền nhiều ngàn năm lịch sử là… ăn cắp các phát minh, sáng kiến công nghệ kỹ thuật của phương Tây, một mặt chế tạo đủ mặt hàng nhái hàng dỏm với giá rẻ tung ra tràn ngập thế giới. Mặt khác Tàu ra sức hiện đại hóa sức mạnh quân sự (cũng bằng công nghệ kỹ thuật sao chép của phương Tây) trước sự hờ hững (vì những lý do nào đó) của nhiều đời Tổng thống Mỹ.
Nếu kể từ cái mốc năm 1972, chỉ chưa tới 50 năm mà Tàu gần bắt kịp sự phát triển của phương Tây, ngoài ăn cắp phát minh sáng kiến, khối thịt đông dân của họ cũng là một yếu tố đáng kẻ. Nói một ví dụ thế này cho dễ hiểu:
Giả dụ Việt Nam muốn xây một cái cầu với phí tổn một trăm triệu đồng. Mỗi người dân góp một đồng, chúng ta chỉ mới có được 90 triệu đồng. Trong lúc đó, nếu mỗi người Tàu cũng góp một đồng để xây một công trình tương tự, họ có gần một tỷ rưởi đồng. Tức là họ có thể làm mười lăm lần nhiều hơn ta. Thế thì phải mất gần năm mươi năm để trở thành “nền kinh tế thứ hai trên thế giới” chỉ đứng sau nước Mỹ hơn ba trăm triệu dân” là như vậy đó, chớ không phải nhờ “ở lại” với cái thứ văn tự khối vuông biểu ý của họ đâu! Với bản tính dân tộc tàn bạo và giảo hoạt (như lịch sử đã chứng minh), nếu không bị sức nặng ì ạch của loại chữ vuông kềm giữ, có lẽ họ đã tiến nhanh, và vượt qua Mỹ để đứng đầu thế giới từ… khuya. Thật may cho nhân loại.
Tưởng cũng cần nói thêm: Đừng nghĩ với vị trí nền kinh tế hàng nhì thế giới, Trung quốc là một nước giàu có chỉ thua kém… Mỹ. Cái gọi là Nền kinh tế thứ hai thế giới là căn cứ trên tổng khối lượng quốc gia, tương tự như kiểu mỗi đầu người góp một đồng, mà một tỷ rưởi người góp được một tỷ rưởi đồng như nói trên, chớ bình quân lợi tức hàng năm của Trung Quốc năm 2017 chỉ có 8.827 đô la/đầu người, xếp thứ 72 trên 186 nước trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới năm 2017. Với vị trí này, Trung Quốc kém thua cả những nước “vô danh” như Nauru (thứ 71), một đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương với diện tích 21 kilômét vuông, dân số 9.378 người, hoặc Saint Lucia (thứ 67), một quốc đảo núi lửa trong Đại Tây dương với dân số hơn 60 ngàn người, mà lợi tức /đầu người năm 2017 của họ là 9,715 đô la. Xếp hàng đầu trong danh sách này là Luxembourg với lợi tức bình quân đầu người năm 2017 là 104,103 đô la.
SO SÁNH DÂN SỐ, GDP, VÀ LỢI TỨC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIỮA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC:
HOA KỲ / TRUNG QUỐC
Dân số: 331.018.566 (2020) / 1.439.372.387 (2020)
GDP: 20,54 nghìn tỷ USD (2018) / 13,61 nghìn tỷ usd (2018)
Bình quân/người: 62.794,59 USD (2018) / 8.759 USD (2018)
Cứ xem các clip “YouTube” người Tàu giành giựt đồ ăn trong các nhà hàng, tắm rửa ở các công viên, xả rác và phóng uế ở những nơi công cộng khi họ đi du lịch trên thế giới cũng có thể hình dung được sự giàu có và trình độ văn minh của họ.
Có lẽ bạn Quyen Vinh muốn hỏi loại chữ vuông chứa đựng tri thức quý báu của các “thánh hiền” với lịch sử văn minh 5000 năm làm sao lại cản trở sự tiến bộ của người Tàu được?
Bạn là người Việt, ngày đầu tiên bạn làm quen với “Internet,” trở ngại duy nhất của bạn là ngôn ngữ. Mạng “Internet” toàn tiếng Anh. Bạn chỉ phải học tiếng Anh thôi.
Người Tàu thì không thuận tiện như vậy. Trước khi học tiếng Anh như chúng ta – họ cũng phải học tiếng Anh để giao tiếp với thế giới – người Tàu phải vất vả làm quen với một hệ thống chữ viết mới là chữ cái La tinh a b c… trước đã. Bạn nhận ra chữ khối vuông truyền thống đã là một trở ngại đối với họ như thế nào chưa? Từ một hệ thống chữ viết hàng dọc từ trên xuống dưới, rồi từ phải sang trái, bước sang một hệ thống chữ viết hoàn toàn khác, được viết hàng ngang từ trái sang phải, lại không mang hình thù gợi ý gì hết, là một sự chuyển đổi lạ lùng lắm chớ. Bây giờ người Tàu đã có mạng Baidu toàn chữ Tàu cho người Trung quốc, nhưng dù số người dùng lên đến một tỷ thì cũng chỉ loanh quanh có một nước Tàu thôi, mà thế giới có đến hơn hai trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, và tất cả kho tàng tri thức văn hóa nhân loại được chứa trên mạng phần lớn bằng hệ chữ La tinh.
Có nhiều người Tàu thông thái đã nhìn thấy sự hạn chế nặng nề của chữ viết truyền thống, nên từ rất sớm (có lẽ cuối thế kỷ 19) họ đã lên tiếng kêu gọi cải cách chữ viết, thoát khỏi chữ vuông biểu ý, tiến tới dùng chữ biểu âm. Ngay sau khi chiếm được toàn bộ nước Tàu, Mao Trạch Đông cũng nhiều lần nỗ lực cảỉ cách theo hướng đó với hàng chục chương trình, kế hoạch mà… không tới đâu, cuối cùng đành bỏ cuộc, bằng lòng “ở lại” với loại chữ vuông giản thể – chỉ là bớt số nét vẽ, giúp dễ viết hơn một chút thôi chớ sức ý của ngôn ngữ đâu vẫn còn đó.
Nếu có một phép mầu nào khiến cho người Tàu thoát khỏi vòng kim cô chữ vuông biểu ý để chế ra được chữ ghi âm, tức khắc tri thức của một tỷ rưởi dân Tàu bùng nổ với những điều mới mẻ hiện đại mà họ mới học được của nhân loại cộng với bản tính gian và ác của dân Tàu, tôi e rằng nước Mỹ sẽ tụt hạng trong một thời gian ngắn, chớ không đợi 50 năm đâu. Nhưng tôi cũng tin là phép màu đó không bao giờ có.
Tạm kết luận phần này với câu hỏi thứ nhất của Quyen Vinh: Không phải “với chữ viết biểu ý mà Tàu trở thành “nền kinh tế thứ hai thế giới” như bạn nghĩ. Và tuy là nền kinh tế thứ hai thế giới, Tàu vẫn là một quốc gia nghèo.
Phần 2
Về câu hỏi thứ nhì:
Trong “comment” của anh Quyen Vinh, với ý thứ 2 anh hỏi:
“Với “ưu thế tuyệt vời” của quốc ngữ-la tinh, khoa học kỹ thuật nước ta giờ đang ở đâu trên bảng xếp hạng?
Anh Quyen Vinh đặt bốn từ “ưu thế tuyệt vời” trong ngoặc kép, chắc là không phải để nhấn mạnh cái “ưu thế tuyệt vời” của chữ quốc ngữ, hay để cười cợt, biếm nhẽ, mà chỉ tỏ ra hoài nghi. Tức là anh không tin chữ quốc ngữ-la tinh của chúng ta có ưu thế gì cả – chưa nói đến “ưu thế tuyệt vời.”
Mà chữ quốc ngữ ghi âm bằng mẫu tự La tinh thì có ưu thế gì? Và ưu thế đối với cái gì?
Trước hết có lẽ nên xóa bỏ sự nghi ngờ của anh và khẳng định với anh “ưu thế” của chữ quốc ngữ - Latinh đối với chữ Hán và chữ Nôm.
Hàng ngàn năm trước cho đến khi tiếng Việt được (các nhà truyền giáo Tây phương) ghi âm bằng mẫu tự Latinh, người Việt dùng chữ Hán làm phương tiện ghi chép, và dùng nó để sáng tạo ra loại chữ riêng ghi âm tiếng Việt: Đó là chữ Nôm.
Học chữ Hán là rất khó; đã vậy phải rất giỏi chữ Hán mới viết và đọc được chữ Nôm, nên cái khó của chữ Nôm được nhân lên nhiều lần. Vì vậy số người biết chữ trong nước rất ít. Số liệu trên Wikipedia cho biết:
“Khoa thi Hương năm Quý Mão 1903 có hơn 10.000 sĩ tử dự thí. Đến năm Bính Ngọ triều Thành Thái 1906 thì hơn sáu nghìn khóa sinh dự thí ở Nam Định. Đến năm Nhâm Tý triều Duy Tân 1912 thì chỉ còn 1.330 người đi thi, phản ảnh sự tàn lụi của Nho học ở Việt Nam, và theo đó khoa cử cũng chấm dứt.”
Dân số Việt nam vào đầu thế kỷ XX ước chừng vào khoảng 20 triệu người. Giả sử cứ 10 người đi học, có một người đi thi, thì số người đi học và biết chữ (Nho) vào năm 1903 ước chừng là 100.000 người, tức là có khoảng 0,05% dân số biết chữ. Sau 2000 năm tiếp xúc với chữ Hán, triều đình sử dụng chữ Hán như văn tự chính thức, người đi học thì học chữ Hán, mà số người biết chữ Hán trong nước chỉ có ngần ấy, trong đó số người viết và đọc được chữ Nôm, tiếng nói của dân tộc mình, càng ít hơn.
Kể từ khi Hàn Thuyên (Nguyễn Thuyên) viết bài văn tế cá sấu bằng chữ Nôm vào đời nhà Trần, thế kỷ XIII, cho đến kỳ thi nho học cuối cùng vào năm 1919 là khoảng 800 năm. Trong tám thể kỷ ấy đã có được bao nhiêu tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm? Và trong hơn một trăm năm nay, kể từ ngày Thống đốc Nam Kỳ Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dân Nam kỳ dùng chữ quốc ngữ với chữ cái La tinh thay thế chữ Nho, đến nay chúng ta có bao nhiều tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ được xuất bản? Đó không phải là ưu thế tuyệt vời của chữ quốc ngữ sao?
Khi cuốn “Từ Điển Việt Bồ La” (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của giáo sĩ Alexandre Rhodes ra đời vào năm 1651 thì thứ tiếng Việt ký âm bằng mẫu tự La tinh, sau này trở thành chữ quốc ngữ, còn đang trong dạng phôi thai, và vẫn còn giới hạn trong các nhà thờ và chủng viện đạo Công giáo, không phổ biến ra ngoài, do sự chống đối của giới nho sĩ,. Vậy mà đến năm 1865, nghĩa là chỉ hơn hai trăm năm sau, dân Nam Kỳ đã có một tờ báo chữ quốc ngữ (lúc bấy giờ gọi là “chữ Tây quốc ngữ”) là tờ Gia Định Báo, phát hành đầu tiên vào ngày 15.4.1865.
Gần bốn năm sau đó, ngày 22/2/1869, Thống đốc Nam Kỳ là Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier, ký nghị định bắt buộc dùng chữ quốc ngữ bằng chữ cái La tinh thay thế chữ Nho trong các công văn của chính quyền ở Nam Kỳ.
Ngày 6/4/1878, Thống đốc Nam Kỳ, lần này là Chuẩn đô đốc Louis Charles Georges Jules Lafont, ký Nghị định 82 ấn định “Kể từ mồng một Tháng Giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị… sẽ viết, ký tên và công bố bằng chữ Quốc ngữ.”
Đến lúc này nhiều người đã thấy cần phải học chữ quốc ngữ. Tuy vậy, chữ viết mới vẫn bị các nhà nho thủ cựu phản đối quyết liệt. Vào tháng 9, năm 1931, ông Hồ Duy Kiên, một thành viên lão thành trong Hội đồng thuộc địa Nam kỳ, đưa ra nhận xét rằng thứ tiếng Việt này như một thổ ngữ mường mọi, phải mất năm trăm năm hoặc thậm chí một ngàn năm nữa mới đạt được trình độ như tiếng Pháp. (David G. Marr, Vietnamese tradition on trial, 1920-1945, University of California Press, 1981 edition)
Hồ Duy Kiên không tin tưởng tiếng Việt, dù đã có chữ viết mới cùng hệ La tinh như tiếng Pháp, sẽ có được sự phát triển nào để bắt kịp thứ ngôn ngữ văn minh như tiếng Pháp.
Chính trong năm 1931 này Hội Khai Trí Tiến Đức cho xuất bản bộ Việt Nam Từ Điển, và năm sau, 1932, sự xuất hiện của Tự Lực Văn Đoàn, mà tác phẩm của họ với văn chương trong sáng đẹp đẽ, xác nhận chữ quốc ngữ với mẫu tự La tinh không kém khả năng phô diễn của tiếng Pháp.
Từ Từ điển Việt Bồ La (1651) đến Việt Nam Từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) là khoảng thời gian 280 năm, nhưng từ Nghị định đầu tiên của Thống đốc Nam Kỳ Marie Gustave Hector Ohier đến cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) chỉ là 26 năm, và đến khi Tự Lực Văn Đoàn ra đời (1932) là 63 năm. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi như thế chữ quốc ngữ đã đưa tiếng Việt đến bước phát triển thần kỳ so với chữ Hán và chữ Nôm. Đáng lẽ lúc bấy giờ ông Hồ Duy Kiên phải nhận ra đó là một ưu thế, có thể nói là tuyệt vời của chữ quốc ngữ, chớ không phải đợi đến năm trăm năm hay một ngàn năm nữa.
Trong tác phẩm Văn phạm và Ngôn ngữ Việt Nam của hai tác giả Tu Dinh và Vo Cao (bản in lần thứ 3 của SEACAEF, California, 2008) ghi nhận tiếng Việt có 930 từ đơn (tác giả gọi là “chữ chiếc”) nguyên âm, và 26.970 từ đơn phụ âm. Số từ này kết hợp với nhau thành 403.527.744 từ đôi (tác giả gọi là “chữ đôi”) quốc ngữ, mà theo tác giả, nếu in hết số từ này ra giấy “và đóng thành những cuốn sách bằng với tự điển Le Petit Larouse Illustré, mỗi cuốn có 1.885 trang, số cuốn sách để chứa trữ lượng chữ đôi quốc ngữ sẽ là 824 cuốn!”
Tuy lượng chữ nhiều như vậy, nhưng số chữ thực sự được dùng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, và con số hàng trăm triệu chữ chưa được dùng đến được tác giả gọi là “chữ chờ.” Bất cứ một người Việt nào “biết đọc biết viết” cũng có thể viết ra những “chữ chờ” đó mà chỉ cần miệng mình phát âm được chớ không cần phải thấy trước hay học trước chữ đó. Có lẽ đây là một trong những lý do vì sao người Việt ít dùng từ điển tiếng Việt. Nếu các từ điển Anh, Mỹ phải in lại hàng năm với số lượng lớn, từ điển tiếng Việt chỉ in vài ngàn bản phải bán nhiều năm mới hết.
Chữ quốc ngữ ghi âm chính xác tiếng Việt, nói sao viết vậy, viết sao đọc vậy, giúp cho tiếng Việt được dễ học, dễ viết, và học được rất nhanh. Nếu với chữ Hán người học chỉ đọc và viết được chữ nào mình đã học; những chữ chưa học đến thì không đọc được, cũng không viết được, thì với chữ quốc ngữ người ta viết được tất cả chữ nào miệng mình có thể phát âm.
Chữ quốc ngữ ghi âm chính xác đến nỗi nếu người ta viết sai thì do họ nói sai. Ví dụ, nếu người ta viết “nặn xuống đái đại dương,” hay nếu người ta viết “Ốc nuộc, Tiết nuộc, Chứng Cút nộn, Lem Trua dán, Cháo Chai, Chà đá…” thì do người viết đã phát âm sai như thế.
Có lẽ tiếng Việt chỉ có một từ duy nhất mà chữ viết không theo âm đọc. Đó là chữ QUỐC, trong khi âm đọc là QUẤC. Sự sai biệt này chỉ mới có về sau, chớ cuốn Tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (xuất bản 1895) đã ghi rõ Đại Nam QUẤC Âm Tự Vị.
Không có sự sai biệt trong âm đọc và chữ viết cũng là một ưu thế tuyệt vời của chữ Quốc ngữ.
Nên biết tiếng Anh không có được sự ăn khớp trong chữ viết và phát âm như tiếng Việt. Mà đó là một trong những trở ngại cho người học tiếng Anh. Ví dụ, chỉ để ghi âm một âm /ai/ (như “ai” trong tiếng Việt), người ta phải dùng nhiều tổ hợp các chữ cái như thế này: aye, by, buy, die, hi, Thai, height, và guide.
Chữ quốc ngữ giúp người Việt học mau biết đọc biết viết. Nếu hồi đầu thế kỷ XX, chỉ có khoảng 0,05% người Việt ”biết chữ” (bấy giờ là chữ Hán-Nho), và đến thập niên 30 – 40 chỉ có khoảng 10 – 15% người Việt biết chữ quốc ngữ, thì ngay từ những thập niên 60 – 70 thế kỷ trước số người mù chữ còn lại rất ít, có thể coi như không có. Đó cũng là một ưu thế tuyệt vời của chữ quốc ngữ mà so với suốt hai ngàn năm học chữ Hán (Nho) số người biết chữ đã không bao giờ đạt được 10% dân số.
Ưu thế quan trọng hơn hết của chữ Quốc ngữ là giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi văn tự Hán 100%, điều này làm cho nhiều người Tàu rất cay cú.
Có lần, tiến sĩ Nguyễn Hải Hoành nhắc lại khoảng 100 năm trước, Hồ Thích, một trong những học giả Trung quốc quan trọng mà ngày trước các nhà cách mạng Việt Nam thường nhắc nhở và đề cao, từng chế giễu chữ quốc ngữ của ta: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như chữ Pháp bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latinh của chữ hình vuông, vừa không thanh thoát cũng chẳng mỹ quan.”
Hồ Thích cho rằng chữ quốc ngữ của người Việt Nam vừa không giống chữ Hán, không giống chữ Nôm (đã đành!) lại không giống chữ Pháp, mà cũng không giống cả chữ La tinh, “nghĩa là không đâu vào đâu, chẳng ra cái giống gì.”
Còn Quý Tiễn Lâm, một học giả Tàu được người Tàu tôn là Học giới Bắc Đẩu cũng chê chữ quốc ngữ: “Chữ viết của Việt nam sau khi phiên âm, đầu đội mão, chân mang giầy trông rất buồn cười.” (“Việt Nam văn tự bính âm hóa chi hậu, đầu đái mạo tử, cước xuyên hài tử, ngận hoạt kê” – theo Ts Nguyễn Hải Hoành).
Ông
học giả Tàu này coi các dấu nguyên âm và dấu giọng của chữ quốc ngữ như
đội mũ mang giầy. Cũng hay đấy. Nhưng ông học giả Tàu chỉ rê đuốc vào
chân người mà không rê vào chân mình: Tiếng Việt có sáu thanh (giọng)
nên chữ quốc ngữ - Latinh dùng năm dấu sắc huyền nặng hỏi ngã. Tiếng Tàu
có 4 thanh, nên chữ bính âm của Tàu (nghĩa là cũng phiên âm bằng mẫu tự
La tinh) cũng mang các dấu tương tự. Chỉ có điều họ không có dấu nặng.
Trong bài viết “Chữ quốc ngữ và hội chứng nhảy cừu” (http://www.art2all.net/tho/
Năm 1942, học giả Hoàng Xuân Hãn cho xuất bản cuốn sách Danh Từ Khoa Học dùng cho các ngành Toán, Lý, Hóa, Cơ và Thiên văn, tức là tiếng Việt với chữ quốc ngữ – Latinh không chỉ ghi được các ý tưởng về văn học, triết học, tôn giáo, nghệ thuật… mà còn có thể đề cập và giảng dạy cả các ngành khoa học của nhân loại hiện đại một cách đầy đủ và chính xác.
Ngay sau khi thiết lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Ngô Đình Diệm gạt bỏ tiếng Pháp ra khỏi các giáo trình giảng dạy ở đại học. Tất cả các ngành học đều được dạy và học bằng tiếng Việt. Ta thấy sao? Ta thấy khả năng của tiếng Việt với chữ Quốc ngữ hệ Latinh là ngang tầm với khả năng diễn giảng của tiếng Pháp ở mọi ngành và mọi cấp độ tri thức. Nếu bạn nào nói miền Bắc Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng đã làm như thế, tức là bạn đã hiểu và cùng xác nhận ưu thế của chữ quốc ngữ rồi đó.
Anh Quyen Vinh hỏi: “với “ưu thế tuyệt vời” của quốc ngữ-la tinh, khoa học kỹ thuật nước ta giờ đang ở đâu trên bảng xếp hạng?”
Bảng xếp hạng nào? Chữ quốc ngữ là phương tiện giúp người Việt tiếp cận tri thức của nhân loại, trong đó có các tri thức khoa học, và phát biểu tư tưởng của mình một cách thông suốt trong tất cả các lãnh vực tri thức nhân văn và khoa học, đưa mình hòa đồng vào cùng một tầm mức với nhân loại, và để cả nhân loại hiểu mình. Còn trình độ khoa học kỹ thuật cụ thể thì cần có nhiều yếu tố khác: văn hóa, kinh tế, và chính trị. Nhất là chính trị, khi nó giữ vai trò thống soái, điều khiển hướng phát triển của tất cả văn hóa, kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Từ những năm 1960, thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu mơ ước Singapore được bằng như Sài Gòn. Hơn nửa thế kỷ sau, các nhà lãnh đạo của ta xem Singapore như một mục đích cao mà nước ta mơ ước đạt tới. Trong suốt nửa thế kỷ đó ta vẫn dùng chữ quốc ngữ chớ có dùng chữ viết nào khác đâu. Chỉ có thể chế chính trị là khác.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, hàng loạt quốc gia nghèo khó hơn miền Nam Việt Nam đưa quân lính của họ đến Việt Nam làm lính đánh thuê và, như chánh quyền miền Bắc hồi đó tuyên truyền, “làm bia đỡ đạn cho Mỹ.” Chỉ hai thập niên sau khi chiến tranh Việt nam chấm dứt, đất nước họ thành rồng thành cọp về kinh tế, còn Việt Nam vẫn tiếp tục chạy đi khắp thế giới xin viện trợ, xin vay ODA, và xuất khẩu người sang làm thuê cho họ cho đến nay. Trong thời gian đó ta cũng vẫn dùng chữ quốc ngữ. Mà đâu phải vì ta đoạn tuyệt với văn tự khối vuông của người Tàu chuyển sang dùng chữ viết với mẫu tự La tinh nên phải chịu thua thiệt như thế đâu. Đó là do thể chế chính trị. Có vô số ví dụ như thế.
Thế thì câu hỏi của bạn Quyen Vinh là một câu hỏi đố không… khéo lắm.
Phần 3
Về câu hỏi thứ ba:
Cả ba câu hỏi trong “comment” của anh Quyen Vinh đều nhất quán một điều: Anh tiếc nuối văn tự cổ Hán Nôm, như một sự hoài cổ, với tâm trạng của người thủ cựu, tiếc nhớ một kỷ niệm, và dường như không có nhận định chủ ý nào chắc chắn và rõ ràng. Về chuyện chữ Hán – Nôm bị đẩy lùi vào dĩ vãng, anh viết:
“Và quan trọng hơn nữa, quý vị cần nghiên cứu thêm một vấn đề nhạy cảm mà không mấy ai để ý: Đứt gãy truyền thông văn tự dân tộc (con cháu không đọc được trực tiếp di sản viết của tổ tiên mấy nghìn năm) đã gây tổn thương như thế nào cho đời sống tinh thần/văn hóa người Việt?”
Có lẽ phải nói ngay cho anh Quyen Vinh yên lòng: Không phải là “không mấy ai để ý,” nhưng cũng không có một sự đứt gãy truyền thống nào xảy ra do sự “chuyển đổi” chữ viết này cả! Sự thay đổi chữ viết đúng là một sự kiện lớn, nhưng tự nó không gây ra sự đứt gãy nào hết. Chữ viết là một phương tiện lưu trữ văn hóa nhưng không phải hễ đổi phương tiện lưu trữ thì văn hóa mất đi. (Sự “đứt gãy,” nếu có như anh cảm nhận được, nó xảy ra ở chỗ khác, và vào lúc khác).
Chữ Hán là một loại văn tự thiếu chặt chẽ và có phần… phi “logic.” Nhiều bậc thâm nho lắm khi bối rối không biết nên dừng lại ở đâu cho hợp lý trên một câu văn vừa đọc. Chữ Hán không có cấu trúc câu rõ ràng, hoặc người viết dành cho người đọc… quyền chấm câu. Người đọc muốn dứt câu ở chỗ nào tùy theo cách hiểu cá nhân của mình nên không ít khi câu văn bị hiểu sai lạc, mỗi người hiểu một cách. Đã vậy, do phương tiện và kỹ thuật khắc chữ trên xương thú và tre nứa vào thời thượng cổ, cấu trúc câu chữ Hán được “nén” tối đa, càng ít chữ mà mang được nhiều nội dung càng tốt, nên nhiều lúc câu văn thành ra thiếu sự minh bạch và tối nghĩa.
Nhà nhân chủng học người Anh nổi tiếng Jack Goody của đại học Cambridge có lần tuyên bố rằng chữ viết của Trung Quốc (…) là một hệ thống chữ viết bị hạn chế, không có khả năng diễn đạt trọn vẹn các ý tưởng, và cản trở áp dụng các tiêu chuẩn của logic thông thường. (Jack Goody and Ian Watt, The Consequences of Literacy, Cambridge University Press.)
Chỉ với một ví dụ nhỏ này thôi để thấy chữ Hán thiếu “logic” và tính chặt chẽ đến mức nào:
Đạo Đức Kinh được coi là tác phẩm triết học uyên áo của Lão tử, được nhiều thế hệ học giả Trung quốc đánh giá rất cao, nhưng chỉ một câu mở đầu gồm vỏn vẹn 6 chữ: “Đạo khả đạo phi thường đạo” mà suốt hơn hai ngàn năm qua các nhà nghiên cứu còn chưa thống nhất với nhau về cách hiểu. Mỗi người giải thích một cách cao siêu. Và cách nào cũng… thuyết phục!
Các học giả người Việt xưa dùng chữ Hán để tạo thành chữ Nôm cũng gây ra không ít sự phức tạp cho người đọc. Văn tự là một hệ thống hình vẽ có quy ước. Chữ Nôm cũng vậy, nhưng đôi khi người viết có những quyết định chủ quan khiến người đọc về sau bối rối.
Chẳng hạn, khi khảo dị Truyện Kiều, (bản Liễu Văn Đường Nghệ An, 1866), với câu thứ 8: “Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh,” ông Nguyễn Quảng Tuân thấy hai chữ lâu nay quen được đọc là “cổ lục” với chữ cổ (固) được viết bằng hai chữ Hán: chữ cổ 古 trong chữ vi (固), nên suy luận chữ đó không có âm đọc là cổ. Ông giải thích, nếu từ đó là “cổ” thì chữ Hán đã có sẵn chữ 古 (cổ), người viết cứ việc dùng (nguyên tắc tá âm), việc gì phải đặt chữ cổ 古 vào trong chữ vi cho thành chữ 固. Vì vậy, ông Nguyễn Quảng Tuân cho chữ đó phải được đọc là CÓ.
"Phong tình CÓ LỤC còn truyền sử xanh."
Có lẽ vì chữ “có lục” nghe… không quen tai và có phần lấn cấn, nên từng có người phiên âm cả hai chữ nôm này thành … có lúc:
"Phong tình CÓ LÚC còn truyền sử xanh."
Cả hai giải thuyết, có lục và có lúc, dường như đều chưa cái nào thuyết phục.
Trước đây có lần trên báo chí xảy ra sự tranh luận về hai chữ “một trương” ở cuối câu Kiều 32:
"Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương."
Vì có người căn cứ vào một bản in chữ Nôm nào đó mà chữ 没 (một) trong 没 張 (một trương) được viết tắt và không có dấu chấm thủy, thành ra chữ 𠬠 (ngải), nên đề nghị đọc câu Kiều đó là:
“Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm NGẢI trương.”
Hoặc các câu Kiều số 44 và 50 trong bản Kinh đời Tự Đức 1870, được đọc tuần tự:
“Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Và:
“Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”
Nhưng ở bản Liễu Văn Đường nói trên, một số chữ trong hai câu đó được đọc khác:
“Lễ là tảo mộ GỌI là đạp thanh”
Và:
“Thoi vàng BÚA rắc, tro TÀN giấy bay.”
Vân vân…
Ta thấy chữ Nôm cũng “chữ Tác chữ Tộ” như vậy đó.
Chữ Nôm tuy ghi âm ngôn ngữ dân tộc, nhưng vốn đã rất khó khăn mới học được mà các quy định sáng tạo lỏng lẻo, cách viết và đọc không nhất quán. Đã vậy hầu hết giới có học ngày xưa tôn sùng chữ Hán là “chữ thánh hiền,” coi thường tiếng nói của dân tộc, quan niệm chữ Nôm là nôm na mách qué, chỉ là trò tiêu khiển của một số người tài hoa, và không được giới nho học đánh giá cao. Dù chữ Nôm từng được một vị hoàng đế là vua Lê Thánh Tông, và các danh thần như Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Trãi sử dụng làm thơ văn gọi là thơ văn quốc âm, vẫn có một số nhà nho không bao giờ “hạ mình” làm thơ văn nôm na mách qué. Ngay bản thân Nguyễn Du cũng cho tác phẩm của mình chẳng qua “Mua vui cũng được một vài trống canh.”
Có người sáng tác xong thì giấu không cho ai biết, hoặc không ký tên. Sở dĩ có nhiều truyện thơ Nôm khuyết danh là vì vậy. Thậm chí cuối thế kỷ XVIII vua Quang Trung khuyến khích dùng chữ Nôm làm văn tự chính thức của triều đình, nhưng chữ Nôm vẫn trong tình trạng “đồ chơi bình dân” giới hạn trong một số các nhà nho mà không thể phát triển rộng rãi để trở thành một dòng văn học chính của dân tộc.
Dòng văn học chính của dân tộc là chữ Hán được đọc theo âm Hán Việt và được người Việt gọi là chữ Nho. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh hủy diệt của giặc phương Bắc, với những sự cướp bóc và phá hủy văn hóa có chủ ý của giặc Tàu, tài sản văn học chữ Nho của ta tích lũy qua hàng ngàn năm cũng không còn gì đáng kể ngoài một số các bộ sử chỉ mới được viết lại từ đời nhà Trần sau ba lần đánh bại quân Nguyên Mông, và một ít thơ văn vụn vặt. Hịch tướng sĩ và Bình Ngô Đại Cáo thường được kể là các áng hùng văn trong vốn văn hóa dân tộc, nhưng chúng cũng chỉ là những bài văn ngắn, chớ không có tác phầm đồ sộ nào, cả trong khảo cứu và sáng tác.
Sự khó khăn của các loại văn tự ô vuông biểu ý là vậy đó. Khó trong học và hiểu; khó trong sử dụng để sáng tác, nghiên cứu, viết lách. Chính những khó khăn này đã kềm hãm sự phát triển của tinh thần dân tộc ta hàng nghìn năm. Dù vậy nhất đán vất bỏ đi cũng… tiếc. Sự tiếc nuối đó chỉ là thứ tình cảm thủ cựu, người ta không muốn rời bỏ một thói quen.
Câu hỏi của anh Quyen Vinh bộc lộ tính thủ cựu, vì anh chỉ nói về sự “Đứt gãy truyền thống văn tự dân tộc.” Giá như anh nói đến Truyền thống văn học hay văn hóa của ta chắc là anh đã gặp sự cảm thông nhiều hơn.
Chữ quốc ngữ được tiếp nhận và phát triển thành dòng văn học chính trong nền văn hóa và tri thức của dân tộc đã không hề loại bỏ quá trình văn học Hán Nôm, cũng không tạo ra sự đứt gãy nào đến độ làm tổn thương “cho đời sống tinh thần văn hóa người Việt” như anh Quyen Vinh lo cả. Trái lại chính chữ quốc ngữ đã “nâng đỡ” sự tồn tại của dòng văn học Hán Nôm! Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XX người ta đã bắt đầu dịch các tư liệu văn học Hán Nôm ra chữ quốc ngữ. Công việc đó vẫn còn tiến hành cho tới nay. Các bộ sử chính yếu của dân tộc và nhiều tác phẩm quan trọng khác đã có thể đọc được từ bản dịch chữ quốc ngữ. Các tác phẩm Hán Nôm đã dịch ra quốc ngữ vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Ở trên tôi có nhắc đến ông Nguyễn Quảng Tuân, đó là một trong những nhà nghiên cứu Hán Nôm uyên bác của Việt Nam, vừa qua đời vào năm ngoái (2019)
Lệnh của Thống đốc Nam kỳ buộc dân Nam kỳ dùng chữ quốc ngữ trong các công văn chính phủ thay chữ Nho, dễ khiến nhiều người sau này xúc động với cảm giác bị cưỡng bách phải dùng loại chữ mới của thực dân trái với “truyền thống,” nhưng đó chỉ là một lệnh hành chánh, có thể không gây ảnh hưởng gì lắm cho đời sống của người dân thời đó, nếu họ không muốn theo. Vì qua hàng ngàn năm triều đình các đời vua ta dùng chữ Hán như văn tự chính thức mà người dân Việt vẫn nuôi dưỡng dòng văn học dân gian truyền miệng bằng tiếng Việt chớ có nói… tiếng Tàu bao giờ đâu! Nếu chữ quốc ngữ phổ biến nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ là vì nó dễ học, dễ viết. Chỉ cần học vài tháng đã có thể đánh vần đọc báo được rồi.
Ban đầu các nhà nho thủ cựu quyết liệt chống đối chữ quốc ngữ. Thật ra, sự chống đối của họ phát xuất từ lòng yêu nước. Họ cho chữ quốc ngữ, mà lúc đầu được gọi là “chữ Tây quốc ngữ,” là sản phẩm của Tây. Hễ cái gì của Tây, những kẻ cướp nước, thì họ chống. Tuy như thế là thiển cận, nhưng tình tự đó của họ là rất cảm động.
Dù sao, chính nhờ lớp nho sĩ này chúng ta có một thời gian quá độ cho sự chuyển tiếp nên đã không xảy ra một sự xung đột văn tự nào, càng không có sự đứt gãy văn hóa nào cả. Người Việt hăm hở tiếp nhận chữ quốc ngữ, nhưng không bỏ rơi di sản văn hóa của tiền nhân.
Người Pháp mở trường dạy thông ngôn và đào tạo nhân viên công chức cho chính quyền thuộc địa, và tuy nền giáo dục thuộc địa hướng theo văn hóa Pháp, không đánh giá cao văn hóa bản xứ, nhưng do họ sử dụng các trí thức bản xứ theo tây học, mà những nhà giáo thời đó trong tâm hồn họ vẫn còn đậm đà tinh thần và văn hóa dân tộc, nên những cuốn sách Giáo Khoa Thư sơ cấp do lớp trí thức này soạn ra cho trẻ con học từ những năm 30 của thế kỷ trước bây giờ người ta còn in lại và còn người tìm đọc để thưởng thức – và không ít người tiếc nuối. Như thế đủ biết sự tiếp nhận chữ quốc ngữ ngay cả trong thời kỳ Pháp thuộc đã rất thuận lợi, không những không gây ra một cơn sốc văn hoá nào mà chữ quốc ngữ đã góp công bảo tồn phần nào tinh thần văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí, tạo thêm thuận lợi cho việc cả nước đánh đuổi thực dân Pháp về sau.
Anh Quyen Vinh có nói đến nỗi lo “con cháu không đọc được trực tiếp di sản viết của tổ tiên mấy nghìn năm.” Trong “comment” của anh đây là một nỗi lo chính đáng, và đáng trân trọng.
Theo xu hướng phát triển của lịch sử, ngay từ khi đất nước bị Pháp đô hộ, nhiều người không còn tha thiết với cái học cử tử nữa. Đến đầu thế kỷ XX, ông Tú Xương đã nhận thấy “mười người đi học chín người thôi” khi số thí sinh trong khoa thi Hương năm Quý Mão 1903 có hơn 10.000 mà đến khoa thi năm Nhâm Tý triều Duy Tân 1912 chỉ còn hơn 1300 người đi thi; các nho sĩ dần dần “vất bút lông đi sắm bút chì,” đến lúc vua Đồng Khánh buộc phải bãi bỏ các kỳ thi Nho học. Những người có trách nhiệm điều hành đất nước và có tinh thần dân tộc đã rất sáng suốt, nhìn thấy trước một tương lai trong vài mươi năm tới sẽ không còn được mấy người (nếu không muốn nói là sẽ không còn ai) đọc được các thư tịch chữ Hán Nôm vốn còn lại khá ít oi, để soi sáng lịch sử dân tộc và một quá khứ văn học của tiền nhân, nên họ đã sớm có kế hoạch lâu dài ở cấp quốc gia, chớ không phải là “không mấy ai để ý” như anh Quyen Vinh nói.
Nếu biết rằng, trong 9 văn bằng cử nhân giáo khoa và 3 văn bằng cử nhân chuyên khoa, được đào tạo tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975, có một bằng Cử nhân giáo khoa văn chương Việt Hán, chắc anh Quyen Vinh hiểu chuyện tiếp nối và giữ gìn truyền thống dân tộc đã được những người có trách nhiệm với đất nước thực hiện chu đáo trong tinh thần Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Sinh viên phải học và thi đậu năm chứng chỉ để lấy bằng cử nhân Giáo khoa Văn chương Việt Hán, trong đó có các chứng chỉ Dự bị Hán văn, chứng chỉ Văn chương quốc âm, và chứng chỉ văn chương Việt Hán. Từ niên khóa 1965-1966, trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn còn có cả Văn bằng Cao học (bây giờ gọi là Thạc sĩ) về Văn chương Việt Hán. Đó là những người sẽ “đọc được trực tiếp di sản viết của tiền nhân,” tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy văn học Hán Nôm cho các thế hệ sau.
Ngoài ra, ở 2 cấp Trung học – Trung học đệ Nhất cấp, và Trung học đệ Nhị cấp, hàng tuần học sinh có giờ học cổ văn. Đệ Nhất cấp học Truyện Trê Cóc, Lục súc tranh công… để “bồi dưỡng” thêm trí tưởng tượng cho các học sinh trẻ con các lớp Đệ Thất, Đệ Lục, và một số bài thơ “quốc âm” cổ. Đệ Nhị cấp học Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm khúc, Cung Oán Ngâm Khúc vân vân, vừa để giữ gìn những cảm xúc có tính dân tộc và tính thẩm mỹ của nền văn học cổ, vừa để có hiểu biết về vốn từ Hán Việt trong ngôn ngữ dân tộc. (Thời VNCH có lẽ không mấy khi nghe một người nào nói sai tiếng Việt như ta bắt gặp nhan nhản hiện nay!) Nền giáo dục của VNCH đã có chương trình cụ thể giữ cho truyền thống văn hóa dân tộc không bị mai một hay đứt gãy.
Tháng 4 năm 1977, trường Đại học Văn khoa được nhập vào trường Đại học Khoa học để lập thành trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30 tháng 3 năm 1996, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập là một trong những thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Chắc là phần Văn Khoa của Trương Đại học Văn Khoa Sài Gòn xưa được đưa vào trường Đại học Khoa Học Xã hội Nhân Văn.
Tôi không biết ở trường Đại học Khoa Học Xã hội Nhân Văn sinh viên được học những gì, nhưng hàng ngày đọc báo thấy nhà báo – được đào tạo chính quy từ các trường lớp báo chí – viết sai tiếng Việt rất nhiều. Chẳng hạn người ta đã viết tiếng Việt như thế này:
“Người thầy gật đầu và nói với tôi: ‘Thầy cảm phục tinh thần của em. Em là người có chứng kiến và dám sống cho chứng kiến của mình.’ ”
Hay:
“10 thói quen của nam giới khiến phụ nữ phản cảm nhất”
Hay:
“Ford phải ra lệnh triệu hồi hơn 10 vạn xe ở thị trường Bắc Mỹ…”
Vân vân…
Và tôi ngờ có lẽ họ không được học gì về văn chương Việt Hán, tức không có cơ hội học từ Hán Việt mà dường như ngày trước nhà văn Nhượng Tống cho là chiếm đến 60 phần trăm trong ngôn ngữ của Việt Nam. Người Việt không được học tiếng Việt thì cái gọi là “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” chỉ là chuyện nói chơi.
Có lẽ đó là một trong những dấu hiệu của sự “đứt gẫy” nào đó chăng?
Sự “đứt gẫy truyền thống văn tự” đã không xảy ra khi người Việt tiếp nhận chữ quốc ngữ với ký tự La tinh để thay cho chữ Hán và chữ Nôm, nhưng dường như có một sự đứt gãy nào đó trong truyền thống văn hóa dân tộc mà không vì chữ quốc ngữ với mẫu tự La tinh.
Thiếu Khanh
Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn
*
Ý kiến của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Nguyễn Huệ Chi: Nói “đứt gãy” có phần hợp lý đấy bạn Thiếu Khanh. Hiện nay trong kho sách Hán Nôm của cha ông còn biết bao nhiêu tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt hết đâu. Phải có cả một đội ngũ thật vững vàng đảm đương công việc chuyển ngữ ấy và phải làm rất thận trọng, nghiêm túc để chuyển đạt cho được mọi giá trị của quá khứ sang cho thế hệ hôm nay một cách trọn vẹn, làm cho văn hóa được tiếp nhận/tiếp nối liên tục, đó chẳng phải đang là một vấn nạn là gì.
Thiếu Khanh: Thưa giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tôi cũng cảm thấy bi quan với tình trạng kho văn liệu Hán Nôm quốc gia chưa được khai thác hết mà giới nghiên cứu uyên bác trong lãnh vực này (trong đó có giáo sư) ngày một hiếm đi. Dù sao, tình trạng này chỉ là sự "ngưng đọng" (stagnation) chớ không phải hay chưa phải một sự “đứt gẫy” (interruption). Sự ngưng đọng ngoài ý muốn này là do “ngoại cảnh” mang lại, chớ không phải hệ quả tất nhiên của sự chuyển đổi chữ viết vào những thế kỷ trước, và chắc chắn là ngoài dự kiến của các nhà hoạch định giáo dục thời đó. Tuy nhiên, con đường hầm đã quá dài mà chưa thấy le lói một dấu hiệu nào ở cuối đường hầm báo sự xuất hiện của các nhà giáo dục có tài năng với nền tảng dân tộc vững chắc (the advent of talented educators with a steady national platform) thì e rằng sự ngưng đọng quá lâu sẽ mặc nhiên biến thành sự đứt gẫy đáng tiếc mà một thế hệ nào đó về sau muốn phục hồi hay tiếp nối sẽ rất khó khăn.
Nguyễn Huệ Chi: Thiếu Khanh. Đúng vậy đó bạn.
Trần Văn Giang (ghi lại)