Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
VẪN CHUYỆN “GẠC MA” _ Việt Nhân
(HNPĐ) Hôm qua mỗ tôi đã có thưa cùng quí vị, về câu nói của cái anh thiếu tướng giáo sư Việt cộng, khi anh cho là lính của anh sẽ thành rô-bốt nếu chúng bị phi chính trị hóa, anh cũng đưa ra nhận định nếu làm như thế chúng cũng sẽ thành lính đánh thuê, còn ai thuê và đánh thuê cho ai anh đếch nói. Người ta bực quá không hiểu ý của anh giáo sư này trong câu nói đó nghĩa là thế nào, nhưng hôm nay theo một bản tin của BBC-14/03 thì câu nói của tên cựu tướng Tầu tên là Nhạc Cương thì lại là một câu mang nghĩa rõ ràng, dù có là đầu óc chăn trâu như Dũng xà mâu, chưa một ngày cắp sách đến trường cũng dễ dàng để hiểu.
“Gạc Ma” hai tiếng này có ma, vì 64 người bị giết trong tức tửi mà thành ma, nên các cơ quan ngôn luận của đảng csVN và quân đội của chúng sợ không một lời một chữ nói về vụ thảm sát này trong những ngày qua. Tin chỉ ghi nhận vào buổi sáng 14/03/2013, một nhóm nhỏ người dân tự động tới đặt vòng hoa tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, để tưởng nhớ những người bị giết, chổ này cho phép mỗ tôi dùng chữ cho đúng, như những gì đã xảy ra, mà cả các cơ quan truyền thông quốc tế cũng đã dùng sai, kể cả BBC.VOA, RFA... Vụ 1988 là vụ giết người có dự mưu, mà đồng lỏa cùng thủ phạm đang ung dung tự tại ngoài vòng pháp luật, con số 64 nạn nhân bị giết không một kháng cự, vì trong tay họ không một vũ khí dù họ là lính.
Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc, cũng nhắc tới dịp kỷ niệm hải chiến Trường Sa, mạng Sina có bài tổng hợp ý kiến các chuyên gia quân sự ca ngợi lính Tầu đã biết nắm thời cơ đúng lúc để chiến đấu bảo vệ chủ quyền, đập tan sự ngỗ ngược của Việt Nam. Chỗ này một lần chót xin được sửa sai, vì danh có chính ngôn mới thuận, chữ hải chiến dành cho 19/01/1974 tại Hoàng Sa là đúng, vì hai bên có chiến đấu có nổ súng vào nhau, còn 14/03/1988 những người lính Việt cộng tay không bị giết mà gọi hải chiến, thì hải chiên là ở cái chỗ nào? Website tin tức Phật Sơn của Trung Quốc cũng phổ biến một loạt ảnh mô tả những gì đã xảy ra ngày 14/3/1988 tại Trường Sa với lời ca ngợi trận chiến quả cảm của hải quân TQ (?).
Cả một dân tộc tự hào là có văn hóa văn minh, mà lại đi gọi là anh hùng khi giết những người tay không, rồi huênh hoang cùng thế giới, và có cả quay phim ghi lại chiến tích, thì cái anh hùng của những thằng Tầu phù ngày nay cũng chỉ ngang tầm Tôn Sĩ Nghị chui ống đồng ngày xưa mà thôi. Một tháng sau trận chiến này, tỉnh Hải Nam được thành lập và nay đã trở thành trung tâm của các hoạt động hải quân ở biển Đông của Trung Quốc, và gần đây nhất ngày 24/07/2012 thành phố Tam Sa được TQ thành lập. Tam sa quản lý hai quần đảo HS-TS của VN và các bải cạn của Philippines, hành động này được thế giới xem là một bước lớn, trong chủ trương đặt chuyện đã rồi của Tầu cộng, trên những vùng thuộc biển Đông, mà chúng cướp được bằng vũ lực.
Nhạc Cương, một cựu tướng lĩnh Trung Quốc, được dẫn lời nói Trường Sa và Biển Đông vẫn giữ vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc, và nơi đây cần có hiện diện của hàng không mẫu hạm trong tương lai, đây lại là màn khoe mẽ con tàu ve chai Thi Lang. Tướng Nhạc Cương cũng cho rằng hải chiến Trường Sa, cũng như các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm 1979 hay 1988 cho thấy xu thế không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm. Đây là câu nói được nhiều ý kiến cho rằng phía TQ đã gởi thông điệp không riêng gì cho Việt Nam mà là cho tất cả các nước có tranh chấp cùng chúng trên biển Đông, là đừng trông đợi sự giúp đỡ của bên ngoài.
Thực chất chuyện xâm lăng biển đảo đã lộ hẳn qua câu nói này của Nhạc Cương, ai cũng hiểu ý của hắn là chuyện chúng cướp đất đai biển đảo của VN coi đó như một tự nhiên và nạn nhân không nên tìm kiếm mọi hổ trợ hầu chống đối lại. Vì rõ ràng “xu thế không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm”, câu này cũng cho thấy trong chuyện biển Đông một mặt Tầu cộng ra sức đặt chuyện đã rồi, một mặt chúng, sẽ không dại gây lớn chuyện cùng Hoa Kỳ. Trước mắt chúng chưa đặt qui luật mới trên vùng biển đông, mà lúc đầu năm 2013 chúng đã ra đòn thăm dò, với thông báo sẽ kiểm soát mọi tàu thuyền ngang qua khu vực này, như một thể hiện chúng là tư cách chủ nhân vùng biển.
Trở lại chuyện tại khu tượng đài Lý Thái Tổ, hôm sáng thứ năm 14/03/2013, có khoảng 20 người dân đặt vòng hoa tưởng nhớ các người Việt Nam, bị hải quân Trung Quốc giết chết trên đảo Gạc Ma, dĩ nhiên để đối phó với những người dân, mà các lực lượng an ninh công an của nhà nước vẫn luôn bám sát lấy những người này. Có chi tiết thú vị là khi các người dân rời khỏi khu vực là chúng tháo bỏ ngay băng rôn trên vòng hoa có dòng chữ “Tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma”.
Đọc bản tin tới đây, mỗ tôi phì cười cho cái ngớ ngẩn của mình hôm qua trong bài rô-bốt, khi thắc mắc bọn xã nghĩa, chúng đánh thuê cho ai và ai thuê chúng, vậy chắc quí vị cũng như mỗ tôi đã nhìn ra là còn ai vào đây nữa phải không? Bọn Tung Của hay thiệt, chỉ cần nuôi cho mập mười bốn con cá tra, là đâu sẽ êm đấy thôi!
Việt Nhân (HNPĐ)
VẪN CHUYỆN “GẠC MA” _ Việt Nhân
(HNPĐ) Hôm qua mỗ tôi đã có thưa cùng quí vị, về câu nói của cái anh thiếu tướng giáo sư Việt cộng, khi anh cho là lính của anh sẽ thành rô-bốt nếu chúng bị phi chính trị hóa, anh cũng đưa ra nhận định nếu làm như thế chúng cũng sẽ thành lính đánh thuê, còn ai thuê và đánh thuê cho ai anh đếch nói. Người ta bực quá không hiểu ý của anh giáo sư này trong câu nói đó nghĩa là thế nào, nhưng hôm nay theo một bản tin của BBC-14/03 thì câu nói của tên cựu tướng Tầu tên là Nhạc Cương thì lại là một câu mang nghĩa rõ ràng, dù có là đầu óc chăn trâu như Dũng xà mâu, chưa một ngày cắp sách đến trường cũng dễ dàng để hiểu.
“Gạc Ma” hai tiếng này có ma, vì 64 người bị giết trong tức tửi mà thành ma, nên các cơ quan ngôn luận của đảng csVN và quân đội của chúng sợ không một lời một chữ nói về vụ thảm sát này trong những ngày qua. Tin chỉ ghi nhận vào buổi sáng 14/03/2013, một nhóm nhỏ người dân tự động tới đặt vòng hoa tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, để tưởng nhớ những người bị giết, chổ này cho phép mỗ tôi dùng chữ cho đúng, như những gì đã xảy ra, mà cả các cơ quan truyền thông quốc tế cũng đã dùng sai, kể cả BBC.VOA, RFA... Vụ 1988 là vụ giết người có dự mưu, mà đồng lỏa cùng thủ phạm đang ung dung tự tại ngoài vòng pháp luật, con số 64 nạn nhân bị giết không một kháng cự, vì trong tay họ không một vũ khí dù họ là lính.
Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc, cũng nhắc tới dịp kỷ niệm hải chiến Trường Sa, mạng Sina có bài tổng hợp ý kiến các chuyên gia quân sự ca ngợi lính Tầu đã biết nắm thời cơ đúng lúc để chiến đấu bảo vệ chủ quyền, đập tan sự ngỗ ngược của Việt Nam. Chỗ này một lần chót xin được sửa sai, vì danh có chính ngôn mới thuận, chữ hải chiến dành cho 19/01/1974 tại Hoàng Sa là đúng, vì hai bên có chiến đấu có nổ súng vào nhau, còn 14/03/1988 những người lính Việt cộng tay không bị giết mà gọi hải chiến, thì hải chiên là ở cái chỗ nào? Website tin tức Phật Sơn của Trung Quốc cũng phổ biến một loạt ảnh mô tả những gì đã xảy ra ngày 14/3/1988 tại Trường Sa với lời ca ngợi trận chiến quả cảm của hải quân TQ (?).
Cả một dân tộc tự hào là có văn hóa văn minh, mà lại đi gọi là anh hùng khi giết những người tay không, rồi huênh hoang cùng thế giới, và có cả quay phim ghi lại chiến tích, thì cái anh hùng của những thằng Tầu phù ngày nay cũng chỉ ngang tầm Tôn Sĩ Nghị chui ống đồng ngày xưa mà thôi. Một tháng sau trận chiến này, tỉnh Hải Nam được thành lập và nay đã trở thành trung tâm của các hoạt động hải quân ở biển Đông của Trung Quốc, và gần đây nhất ngày 24/07/2012 thành phố Tam Sa được TQ thành lập. Tam sa quản lý hai quần đảo HS-TS của VN và các bải cạn của Philippines, hành động này được thế giới xem là một bước lớn, trong chủ trương đặt chuyện đã rồi của Tầu cộng, trên những vùng thuộc biển Đông, mà chúng cướp được bằng vũ lực.
Nhạc Cương, một cựu tướng lĩnh Trung Quốc, được dẫn lời nói Trường Sa và Biển Đông vẫn giữ vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc, và nơi đây cần có hiện diện của hàng không mẫu hạm trong tương lai, đây lại là màn khoe mẽ con tàu ve chai Thi Lang. Tướng Nhạc Cương cũng cho rằng hải chiến Trường Sa, cũng như các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm 1979 hay 1988 cho thấy xu thế không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm. Đây là câu nói được nhiều ý kiến cho rằng phía TQ đã gởi thông điệp không riêng gì cho Việt Nam mà là cho tất cả các nước có tranh chấp cùng chúng trên biển Đông, là đừng trông đợi sự giúp đỡ của bên ngoài.
Thực chất chuyện xâm lăng biển đảo đã lộ hẳn qua câu nói này của Nhạc Cương, ai cũng hiểu ý của hắn là chuyện chúng cướp đất đai biển đảo của VN coi đó như một tự nhiên và nạn nhân không nên tìm kiếm mọi hổ trợ hầu chống đối lại. Vì rõ ràng “xu thế không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm”, câu này cũng cho thấy trong chuyện biển Đông một mặt Tầu cộng ra sức đặt chuyện đã rồi, một mặt chúng, sẽ không dại gây lớn chuyện cùng Hoa Kỳ. Trước mắt chúng chưa đặt qui luật mới trên vùng biển đông, mà lúc đầu năm 2013 chúng đã ra đòn thăm dò, với thông báo sẽ kiểm soát mọi tàu thuyền ngang qua khu vực này, như một thể hiện chúng là tư cách chủ nhân vùng biển.
Trở lại chuyện tại khu tượng đài Lý Thái Tổ, hôm sáng thứ năm 14/03/2013, có khoảng 20 người dân đặt vòng hoa tưởng nhớ các người Việt Nam, bị hải quân Trung Quốc giết chết trên đảo Gạc Ma, dĩ nhiên để đối phó với những người dân, mà các lực lượng an ninh công an của nhà nước vẫn luôn bám sát lấy những người này. Có chi tiết thú vị là khi các người dân rời khỏi khu vực là chúng tháo bỏ ngay băng rôn trên vòng hoa có dòng chữ “Tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma”.
Đọc bản tin tới đây, mỗ tôi phì cười cho cái ngớ ngẩn của mình hôm qua trong bài rô-bốt, khi thắc mắc bọn xã nghĩa, chúng đánh thuê cho ai và ai thuê chúng, vậy chắc quí vị cũng như mỗ tôi đã nhìn ra là còn ai vào đây nữa phải không? Bọn Tung Của hay thiệt, chỉ cần nuôi cho mập mười bốn con cá tra, là đâu sẽ êm đấy thôi!
Việt Nhân (HNPĐ)