Văn Học & Nghệ Thuật

VỀ “BÀI THƠ” “ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN” - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPD )Dưới bài “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết” Của Nguyễn Đức Tùng

Tho-hoa-dep
Từ Một Bình Luận Trên Facebook

Dưới bài “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết” Của Nguyễn Đức Tùng Có Phải Là Thơ? (1) do tôi (Phạm Đức Nhì) viết và đăng trên Facebook đã khá lâu, chị Kim Phượng Ngọc Huỳnh mới đây đã có bình luận như sau:

Anh PĐN ơi!
Bài thơ Đồng Dao Cho Người Lớn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, theo em thấy nó "khô" quá. Vậy có phải là thơ không anh?

Đọc bình luận của chị xong tôi vào Google tìm đọc Đồng Dao Cho Người Lớn thì thấy bài thơ đã đuợc khá nhiều người bình. Nó cũng được nhạc sĩ Đỗ Triệu An phổ nhạc và còn được lấy tựa đặt tên cho cả một tập thơ của thi sĩ. (2) Với bài thơ được đọc và yêu mến rộng rãi như thế mà chị KPNH lại chê là “khô” và lại còn đặt câu hỏi “Vậy có phải là thơ không anh?” thì đúng là chị đã hơi bị “to gan” mà lại còn “làm khó” tôi nữa. Tuy nhiên, vì câu hỏi liên quan đến bài viết của mình nên tôi bỏ thời gian đọc kỹ bài thơ và “gồng mình” viết thêm một bài ngắn trả lời chị.

 

Dưới đây là cả bài thơ:

ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN

               

Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi

có con người sống mà như qua đời

có câu trả lời biến thành câu hỏi

có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới

có cha có mẹ có trẻ mồ côi

có ông trăng tròn nào phải mâm xôi

có cả đất trời mà không nhà ở

có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ

mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

có thương có nhớ có khóc có cười

có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

Nguyễn Trọng Tạo - 1992

Trước hết, xin cảm ơn chị Kim Phượng Ngọc Huỳnh. Chị có con mắt thơ rất tinh. Đúng như chị nói, “bài thơ” ấy “khô”, chẳng có tý cảm xúc nào. Còn nó có phải là thơ hay không thì bây giờ tôi sẽ giải thích.

 

Đồng Dao Và Vè

 

Đồng dao là lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm một trò chơi nhất định. (3)

Sau đây là một ví dụ:

 

DUNG DĂNG DUNG DẺ

 

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến ngõ nhà Trời

Lạy Cậu lạy Mợ

Cho chó về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Ngồi xệp xuống đây

 

Theo Wikipedia Tiếng Việt thì:

 

“Vè là một trong những thể loại văn học dân gian Việt Nam. Vè được sáng tác bằng văn vần, sử dụng nhiều hình thức khác nhau: câu bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối. Có vè đồng dao, là những bài hát của trẻ em. Có vè thế sự, về người thật việc thật, phản ánh, bình luận những câu chuyện thời sự địa phương, những truyện đồi phong bại tục, những chuyện áp bức bóc lột của cường hào địa chủ và đời sống khổ cực của dân nghèo trong làng xóm. Những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.”

 

Dựa vào thông tin trích dẫn ở trên có thể kết luận mà không sợ sai lầm, xét về mặt thể loại, đồng đao cũng là một loại vè, không phải là thơ.

 

Trở Lại “Đồng Dao Cho Người Lớn”

 

Theo Đỗ Trọng Khơi, “Đồng Dao của Nguyễn Trọng Tạo viết ở nhịp 8 chữ nhưng soi chẻ rạch ròi vẫn thấy cái dư khí của hồn bốn chữ dân gian”. Tôi đồng ý với anh ở điểm này. Cho nên ĐDCNL – đúng như cái tựa của nó – là một bài đồng dao. Và theo tôi, khi chọn cái tựa ấy, về mặt hình thức, tác giả đã vô tình tự xếp loại nó là vè.

 

Về nội dung thì “bài thơ” ấy chỉ là một tập hợp “hổ lốn” những câu nói, những phát biểu của nhà thơ, xếp đặt tùy tiện, không theo một cấu trúc hay một thế trận nào. Mỗi phát biểu là một “triết lý vụn” về một khía cạnh nào đó của cuộc đời.

 

Những phát biểu kiểu “triết lý vụn” ấy đã được ông góp nhặt từ quá trình học hỏi cũng như kinh nghiệm sống của mình. Lúc cơn hứng đến hoặc có gì đó khơi gợi, thôi thúc, ông cho nó tuôn ra và dùng kỹ thuật thơ của mình ghi lại. Rất tiếc, ông đã quên tạo ra một khung cảnh để mời tâm hồn của mình bước vào cho “tâm đối cảnh” và “tức cảnh sinh tình”. Cái gọi là “tứ thơ” chỉ là dòng ý tưởng – hoàn toàn là sản phẩm của lý trí - tuy mở ra nhiều miền nghĩa nhưng lại không có tâm hồn và cảm xúc làm bạn đồng hành nên khô cứng như một cái xác không hồn.

 

Như vậy, Đồng Dao Cho Người Lớn – đúng như tác giả đã vô tình tự xếp loại – là một bài vè, không phải là thơ.

 

Những Vòng Nguyệt Quế

 

Đồng Dao Cho Người Lớn không phải là thơ nhưng, không biết tại sao, lại được dân chơi thơ chấp nhận, tán thưởng và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:

 

1/ Được nhạc sĩ Đỗ Triệu An phổ nhạc.

2/ Được lấy tên đặt cho cả một tập thơ cùng tác giả (2)

3/ Được ít nhất 3 người viết lời bình. (Đỗ Trọng Khơi, Trần Kim Lan và Trần Trung) (4)  

4/ Được chọn là một trong 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20.

5/ Bài do Trần Trung viết lời bình được đưa vào tập Bình Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ XX - Tập Hai

 

Kết Luận:

 

Nhận diện thơ – phân biệt thơ với những thứ không phải là thơ - lẽ ra phải là bài học đầu tiên cho thi sĩ, cho nhà phê bình và cả những người thưởng thức thơ. Nhưng bài học nhập môn này thường không được giới chơi thơ coi trọng hoặc tìm hiểu đến nơi, đến chốn.

 

Thỉnh thoảng có một bài vè đi lạc vào vườn thơ cũng không phải là chuyện lạ. Vè được nhạc sĩ phổ nhạc cũng chẳng có gì đáng nói. Vè mà được lấy tên đặt cho cả một tập thơ, tuy có hơi ngược đời nhưng đó là quyền của tác giả. Vè mà được mấy người chơi thơ xúm vào viết lời bình, tuy hơi lạ nhưng cũng dễ hiểu – đó là quyền của người bình; hơn nữa họ thuộc trường phái bình thơ không bàn thi pháp - chỉ đem ý tứ tán rộng ra – thì thơ có khác gì văn xuôi, thơ với “không thơ” cũng “cá mè một lứa”.

 

Tuy nhiên, để một bài vè như Đồng Đao Cho Người Lớn, một thứ cây dị chủng, chưa đủ điều kiện để được gọi là thơ, không những lọt vào vườn thơ mà lại còn được đặt vào chỗ trang trọng nhất, được chọn vào danh sách 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20, thì quả là trái khoáy và bất công đến độ lố bịch. Lạ lùng thay, sự trái khoáy và bất công ấy vẫn cứ ung dung tồn tại suốt bao nhiêu năm nay. Mãi cho đến tuần lễ cuối tháng 6 /2018  mới có người lên tiếng phản bác. Một lần nữa, cám ơn chị Kim Phượng Ngọc Huỳnh, người có tấm lòng vàng với thơ, đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.

 

 Xin những người có trách nhiệm canh giữ Vườn Thơ Việt Nam và những người yêu thơ khác cùng góp tiếng nói để lấy lại công đạo cho thơ.

 

Texas ngày 10 tháng 7 năm 2018

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

phamnhibinhtho.blogspot.com

 

CHÚ THÍCH:

 

1/ Trang Facebook nhipham

2/ Đồng Dao Cho Người Lớn, Nhà Xuất Bản Văn Học, Hà Nội 1994.

3/ https://www.rung.vn/dict/vn_vn/%C4%90%E1%BB%93ng_dao

4/

Đỗ Trọng Khơi trong Bàn Về Đồng Dao Cho Người Lớn Của Nguyễn Trọng Tạo

http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/08/ban-ve-ong-dao-cho-nguoi-lon-cua-nguyen.html

Trần Kim Lan trong Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Đồng Dao Cho Người Lớn Của Nguyễn Trọng Tạo 

https://trankimlan.wordpress.com/2012/05/30/cam-nghi-ve-bai-tho-dong-dao-cho-nguoi-lon-cua-nguyen-trong-tao/

Trần Trung trong “Đồng Dao Cho Người Lớn”

Bình Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20 (Tập Hai), Vũ Quần Phương Chủ Biên, Nhà Xuất Bản Giáo Dục 2008.

Cả 3 người bình đều gọi ĐDCNL là bài thơ.

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

VỀ “BÀI THƠ” “ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN” - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPD )Dưới bài “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết” Của Nguyễn Đức Tùng

Tho-hoa-dep
Từ Một Bình Luận Trên Facebook

Dưới bài “Em Còn Trẻ Và Em Không Thể Biết” Của Nguyễn Đức Tùng Có Phải Là Thơ? (1) do tôi (Phạm Đức Nhì) viết và đăng trên Facebook đã khá lâu, chị Kim Phượng Ngọc Huỳnh mới đây đã có bình luận như sau:

Anh PĐN ơi!
Bài thơ Đồng Dao Cho Người Lớn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, theo em thấy nó "khô" quá. Vậy có phải là thơ không anh?

Đọc bình luận của chị xong tôi vào Google tìm đọc Đồng Dao Cho Người Lớn thì thấy bài thơ đã đuợc khá nhiều người bình. Nó cũng được nhạc sĩ Đỗ Triệu An phổ nhạc và còn được lấy tựa đặt tên cho cả một tập thơ của thi sĩ. (2) Với bài thơ được đọc và yêu mến rộng rãi như thế mà chị KPNH lại chê là “khô” và lại còn đặt câu hỏi “Vậy có phải là thơ không anh?” thì đúng là chị đã hơi bị “to gan” mà lại còn “làm khó” tôi nữa. Tuy nhiên, vì câu hỏi liên quan đến bài viết của mình nên tôi bỏ thời gian đọc kỹ bài thơ và “gồng mình” viết thêm một bài ngắn trả lời chị.

 

Dưới đây là cả bài thơ:

ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN

               

Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi

có con người sống mà như qua đời

có câu trả lời biến thành câu hỏi

có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới

có cha có mẹ có trẻ mồ côi

có ông trăng tròn nào phải mâm xôi

có cả đất trời mà không nhà ở

có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ

mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

có thương có nhớ có khóc có cười

có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

Nguyễn Trọng Tạo - 1992

Trước hết, xin cảm ơn chị Kim Phượng Ngọc Huỳnh. Chị có con mắt thơ rất tinh. Đúng như chị nói, “bài thơ” ấy “khô”, chẳng có tý cảm xúc nào. Còn nó có phải là thơ hay không thì bây giờ tôi sẽ giải thích.

 

Đồng Dao Và Vè

 

Đồng dao là lời hát dân gian truyền miệng của trẻ em, thường kèm một trò chơi nhất định. (3)

Sau đây là một ví dụ:

 

DUNG DĂNG DUNG DẺ

 

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến ngõ nhà Trời

Lạy Cậu lạy Mợ

Cho chó về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Ngồi xệp xuống đây

 

Theo Wikipedia Tiếng Việt thì:

 

“Vè là một trong những thể loại văn học dân gian Việt Nam. Vè được sáng tác bằng văn vần, sử dụng nhiều hình thức khác nhau: câu bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối. Có vè đồng dao, là những bài hát của trẻ em. Có vè thế sự, về người thật việc thật, phản ánh, bình luận những câu chuyện thời sự địa phương, những truyện đồi phong bại tục, những chuyện áp bức bóc lột của cường hào địa chủ và đời sống khổ cực của dân nghèo trong làng xóm. Những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp dưới trong xã hội.”

 

Dựa vào thông tin trích dẫn ở trên có thể kết luận mà không sợ sai lầm, xét về mặt thể loại, đồng đao cũng là một loại vè, không phải là thơ.

 

Trở Lại “Đồng Dao Cho Người Lớn”

 

Theo Đỗ Trọng Khơi, “Đồng Dao của Nguyễn Trọng Tạo viết ở nhịp 8 chữ nhưng soi chẻ rạch ròi vẫn thấy cái dư khí của hồn bốn chữ dân gian”. Tôi đồng ý với anh ở điểm này. Cho nên ĐDCNL – đúng như cái tựa của nó – là một bài đồng dao. Và theo tôi, khi chọn cái tựa ấy, về mặt hình thức, tác giả đã vô tình tự xếp loại nó là vè.

 

Về nội dung thì “bài thơ” ấy chỉ là một tập hợp “hổ lốn” những câu nói, những phát biểu của nhà thơ, xếp đặt tùy tiện, không theo một cấu trúc hay một thế trận nào. Mỗi phát biểu là một “triết lý vụn” về một khía cạnh nào đó của cuộc đời.

 

Những phát biểu kiểu “triết lý vụn” ấy đã được ông góp nhặt từ quá trình học hỏi cũng như kinh nghiệm sống của mình. Lúc cơn hứng đến hoặc có gì đó khơi gợi, thôi thúc, ông cho nó tuôn ra và dùng kỹ thuật thơ của mình ghi lại. Rất tiếc, ông đã quên tạo ra một khung cảnh để mời tâm hồn của mình bước vào cho “tâm đối cảnh” và “tức cảnh sinh tình”. Cái gọi là “tứ thơ” chỉ là dòng ý tưởng – hoàn toàn là sản phẩm của lý trí - tuy mở ra nhiều miền nghĩa nhưng lại không có tâm hồn và cảm xúc làm bạn đồng hành nên khô cứng như một cái xác không hồn.

 

Như vậy, Đồng Dao Cho Người Lớn – đúng như tác giả đã vô tình tự xếp loại – là một bài vè, không phải là thơ.

 

Những Vòng Nguyệt Quế

 

Đồng Dao Cho Người Lớn không phải là thơ nhưng, không biết tại sao, lại được dân chơi thơ chấp nhận, tán thưởng và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:

 

1/ Được nhạc sĩ Đỗ Triệu An phổ nhạc.

2/ Được lấy tên đặt cho cả một tập thơ cùng tác giả (2)

3/ Được ít nhất 3 người viết lời bình. (Đỗ Trọng Khơi, Trần Kim Lan và Trần Trung) (4)  

4/ Được chọn là một trong 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20.

5/ Bài do Trần Trung viết lời bình được đưa vào tập Bình Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ XX - Tập Hai

 

Kết Luận:

 

Nhận diện thơ – phân biệt thơ với những thứ không phải là thơ - lẽ ra phải là bài học đầu tiên cho thi sĩ, cho nhà phê bình và cả những người thưởng thức thơ. Nhưng bài học nhập môn này thường không được giới chơi thơ coi trọng hoặc tìm hiểu đến nơi, đến chốn.

 

Thỉnh thoảng có một bài vè đi lạc vào vườn thơ cũng không phải là chuyện lạ. Vè được nhạc sĩ phổ nhạc cũng chẳng có gì đáng nói. Vè mà được lấy tên đặt cho cả một tập thơ, tuy có hơi ngược đời nhưng đó là quyền của tác giả. Vè mà được mấy người chơi thơ xúm vào viết lời bình, tuy hơi lạ nhưng cũng dễ hiểu – đó là quyền của người bình; hơn nữa họ thuộc trường phái bình thơ không bàn thi pháp - chỉ đem ý tứ tán rộng ra – thì thơ có khác gì văn xuôi, thơ với “không thơ” cũng “cá mè một lứa”.

 

Tuy nhiên, để một bài vè như Đồng Đao Cho Người Lớn, một thứ cây dị chủng, chưa đủ điều kiện để được gọi là thơ, không những lọt vào vườn thơ mà lại còn được đặt vào chỗ trang trọng nhất, được chọn vào danh sách 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20, thì quả là trái khoáy và bất công đến độ lố bịch. Lạ lùng thay, sự trái khoáy và bất công ấy vẫn cứ ung dung tồn tại suốt bao nhiêu năm nay. Mãi cho đến tuần lễ cuối tháng 6 /2018  mới có người lên tiếng phản bác. Một lần nữa, cám ơn chị Kim Phượng Ngọc Huỳnh, người có tấm lòng vàng với thơ, đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.

 

 Xin những người có trách nhiệm canh giữ Vườn Thơ Việt Nam và những người yêu thơ khác cùng góp tiếng nói để lấy lại công đạo cho thơ.

 

Texas ngày 10 tháng 7 năm 2018

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

phamnhibinhtho.blogspot.com

 

CHÚ THÍCH:

 

1/ Trang Facebook nhipham

2/ Đồng Dao Cho Người Lớn, Nhà Xuất Bản Văn Học, Hà Nội 1994.

3/ https://www.rung.vn/dict/vn_vn/%C4%90%E1%BB%93ng_dao

4/

Đỗ Trọng Khơi trong Bàn Về Đồng Dao Cho Người Lớn Của Nguyễn Trọng Tạo

http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/08/ban-ve-ong-dao-cho-nguoi-lon-cua-nguyen.html

Trần Kim Lan trong Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Đồng Dao Cho Người Lớn Của Nguyễn Trọng Tạo 

https://trankimlan.wordpress.com/2012/05/30/cam-nghi-ve-bai-tho-dong-dao-cho-nguoi-lon-cua-nguyen-trong-tao/

Trần Trung trong “Đồng Dao Cho Người Lớn”

Bình Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20 (Tập Hai), Vũ Quần Phương Chủ Biên, Nhà Xuất Bản Giáo Dục 2008.

Cả 3 người bình đều gọi ĐDCNL là bài thơ.

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm