Văn Học & Nghệ Thuật

VỀ THĂM MỘ NHÀ VĂN NGUIỄN NGU Í...- Lê Ngọc Trác

Nhà văn Nguiễn Ngu Í tên thật là Nguiễn Hữu Ngư. Ông sinh ngày 20/4/1921 tại làng Tam Tân - nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Trong cuộc đời sáng tác của mình,

VỀ THĂM MỘ NHÀ VĂN NGUIỄN NGU Í...


"Tình xa ngậm ngùi!"



Ngu Í

 

 

 

Nhà văn Nguiễn Ngu Í tên thật là Nguiễn Hữu Ngư. Ông sinh ngày 20/4/1921 tại làng Tam Tân - nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Trong cuộc đời sáng tác của mình, Nguiễn Ngu Í là một người đa tài, hăng say làm báo và viết văn, làm thơ. Ông ký nhiều bút hiệu: Ngê Bá Lí, Tân Fong Hiêb... Tác phẩm của Nguiễn Ngu Í gồm có: Việt sử, Hồ Thơm Nguyễn Huệ, Hồ Quí Li, Sống và viết., Qê hương, Suối Bùn reo, Khi người chết có mặt, Khi người điên trở về, Thơ điên, Thái Bình điên quấc, Những bài thơ, Hạnh phúc chính nơi bạn...

Cố giáo sư - nhạc sĩ Trần Văn Khê đã viết về Ngu Í - Nguiễn Hữu Ngư như sau: "Anh Ngư viết văn pháp rất hay, nhưng anh yêu tiếng Việt, anh lại muốn cho người Việt ai cũng đọc được sách báo nên tham gia rất tích cực phong trào xóa nạn mù chữ. Nguiễn Ngu Í còn sáng tạo ra cách viết chữ quốc ngữ sao cho hợp lý hơn; thí dụ như: thay chữ D bằng chữ Y, chữ F thay cho PH, I thay cho Y, NG thay cho NH... K thay cho KH...". Nhà văn - học giả Nguyễn Hiến Lê đã có những nhận định về Nguiễn Ngu Í: "Anh có nhiều lý tương, nuôi nhiều mộng cao đẹp mà gặp toàn những điều bất như ý, cứ phải cố nén xuống và sức nén càng mạnh thì càng bùng lên dữ dội...Nguiễn Ngu Í một đời đau khổ, mà cũng là đặc biệt nhất trong giới văn nghệ sĩ hiện đại".

Qua bao nhiêu năm, tác phẩm  “Sống và Viết” của Nguiễn Ngu Í xuất bản từ năm 1966, mãi đến hôm nay người đọc vẫn còn yêu mến. Bên cạnh giá trị văn chương, còn là một tư liệu văn học sử quý giá cho những ai đam mê nghiên cứu văn học. Nội dung "Sống và viết" với những bài viết, câu chuyện, ghi chép, phỏng vấn, nhà văn Nguiễn Ngu Í đã giúp chúng ta tìm hiểu về sự nghiệp văn chương, quan điểm sáng tác cũng như tâm tình trong cuộc sống của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975, gồm: Nhất Linh, Lê Văn Trương, Lê Văn Siêu, Á nam Trần Tuấn Khải, Doãn Quốc Sỹ, Đông Hồ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Lê Ngọc Trụ, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Hiến Lê và Hồ Hữu Tường.

Khi trở bệnh, giữa những cơn mê và tỉnh, nhà văn Nguiễn Ngu Í đã linh cảm về những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Vì vậy, từ tháng 9 năm 1977, ông đã viết nhật ký. Trong nhật ký có những trang viết gửi cho bà Nguyễn Thị Thoại Yung (Dung), người vợ hiền của ông. Nội dung trong nhật ký là một bản di chúc với những lời yêu thương của ông dành cho người vợ hiền và những người thân yêu trong gia đình. Nguiễn Ngu Í có nhắc đến bài thơ: "Mai sau" của ông đã từng đăng trên tạp chí Bách khoa. Ông mong ước sau khi chết được nằm an nghỉ ở quê hương ông Tam Tân, nằm bên cạnh mộ của cha mẹ và em gái ông là nhà giáo Nguyễn Hữu Hoàn và bà Ngê Thị Mỹ cùng em gái Nguyễn Hữu Hồng Nga:

"Em có đến, mà kông anh đón tiêb,

Cát mịn này sẽ mơn trớn gót chân em

Em có về, mà kông anh đứng đợi

Jó kơi này sẽ ve vuốt tóc dài em

Em có ngồi đây mà anh kông động đậy

Biển trời này sẽ thỏ thẻ chuiện đời anh."(*)

 

(*): Cách viết chữ quốc ngữ theo kiểu Nguiễn Ngu Í.

 

Tam Tân quê hương Nguiễn Ngu Í - một làng chài ven biển. Nơi đây có những rặng dừa, bãi dương liễu xanh mượt xõa tóc trải dài bay trong gió biển. Có những đồi cát thoai thoải, lơ thơ những rặng dứa xanh mượt phơi mình trong nắng gió. Vùng quê này còn có rừng già hoang sơ. Ngoài khơi nhìn về phía cửa biển La Gi xa xa có Hòn Bà nhấp nhô trên sóng biển mênh mông. Tam Tân còn có Dinh Thầy Thím, một điểm đến tâm linh của người dân các tỉnh phương Nam. Tam Tân đẹp như tranh và là một trong những thắng cảnh của miền cực Nam Trung Bộ. Ở vùng quê bé nhỏ xinh đẹp này, từ năm 1917, nhà giáo Nguyễn Hữu Hoàn thân phụ của nhà văn Nguiễn Ngu Í đã bí mật giúp đỡ Nguyễn Đình Kiên (Tú Kiên) một nhà nho hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp cùng 6 người bạn vượt ngục nhà tù Côn Đảo, vượt biển trốn về đất liền, bị trôi dạt vào bãi biển Tam Tân. Cũng nơi này, từ những năm 1930, thầy giáo Ngô Đức Tốn đã tập hợp những thanh niên yêu nước đứng lên tuyên truyền chống thực dân Pháp ở động cát Cột Cờ.

... Nhà văn Nguiễn Ngu Í bị bệnh mất vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 18/2/1979 tại nhà riêng ở thành phố SG. Thời điểm này khó khăn, việc tìm xe Ôtô di chuyển đám tang từ thành phố SG về Tam Tân, Bình Thuận rất trở ngại và bất tiện nên gia đình tổ chức hỏa táng thi hài nhà văn tại An dưỡng địa. Sau này, đưa tro cốt của nhà văn về an táng tại Tam Tân, nằm cạnh mộ của cha mẹ và em gái ông. Mộ của Nguiễn Ngu Í nằm trên một đồi cát bằng phẳng gần bờ biển bên cạnh những bụi dứa cao xanh tỏa bóng. Ngày ấy khi về Tam Tân hỏi thăm mộ của ông ai cũng biết. Dân ở đây thường gọi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í một cách dân dã là Mộ Cây Dứa. Lúc sinh thời Nguiễn Ngu Í đã từng viết những câu thơ:

"Nằm đây mà ngó lên trời

Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa

Nằm đây mà nhớ mơ hồ

Những xanh tóc ấy, bây giờ về đâu?!..."

Những câu thơ lục bát mượt mà tràn đầy tình cảm của Nguiễn Ngu Í cho thấy thơ không những chỉ  là tình cảm, tư tưởng mà còn có tâm linh... với những linh cảm. Phải chăng những câu thơ trên là "định mệnh" của nhà thơ.

Cuối Giêng năm Đinh Dậu (1217) chúng tôi có dịp về thăm Tam Tân. Chớp mắt gần hơn 38 năm, vùng quê này thay đổi nhiều quá! Tam Tân làng quê êm đềm thơ mộng ngày xưa đâu rồi! Những hàng dừa, rặng dứa, bãi dương xanh mượt ven bờ biển mênh mông không còn nữa. Trước mắt chúng tôi chỉ thấy bến xe, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng, nhà hàng khách sạn lô nhô, người người hối hả nhộn nhịp. Những ngôi mộ nằm rải rác trên đồi cát chạy ven biển đã được di dời đi nơi khác. Ngày xưa đứng trên đường nhựa cạnh đồi dốc Cột Cờ là có thể nhìn thấy ngay ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í. Hôm nay, chúng tôi phải tìm đường ra biển để tìm mộ nhà văn. Vất vả đi theo con đường đầy cát như một con hẻm nhỏ nằm giữa hai nhà hàng ăn uống, chúng tôi đi ra biển như lạc vào một thế giới khác. Khi đến gần bờ biển thì mới thấy một ngôi mộ lớn nằm chơi vơi, lọt thỏm trong khuôn viên của một nhà hàng giải khát và bãi giữ xe cho du khách. Ồ, ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í đây rồi! Do đồi cát bị cào bằng, mưa gió nước lũ nên khu mộ của Nguiễn Ngu Í giờ nằm trên cao, chơi vơi giữa bốn phía là nhà hàng, khách sạn. Cả ba ngôi mộ và mộ nhà văn Nguiễn Ngu Í đã được người thân của ông xây tường gạch chung quanh nhằm chống cát chảy, xói lở và ngăn cách riêng biệt với nhà cửa chung quanh. Bốn ngôi mộ và cả các tường bao đã được quét một màu sơn trắng tinh khiết lấp lánh dưới nắng chói chang (có lẽ khu mộ đã được người thân của Nguiễn Ngu Í sơn quét trước Tết năm Đinh Dậu). Nhìn ngôi mộ, rồi nhìn nhà hàng khách sạn quán xá chung quanh, chúng tôi thầm lo, với tốc độ phát triển du lịch ồ ạt như hiện nay, chẳng biết ngôi mộ của nhà văn và ba người thân của ông trong tương lai có còn nằm yên ở nơi này nữa không?!... Trong cái nắng gió của mùa bấc biển, đứng trước ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í hôm nay đâu còn nghe tiếng xào xạc êm đềm của dừa xanh, lá dứa, chúng tôi chỉ còn nghe tiếng nhạc xập xình inh tai phát ra từ những nhà hàng, quán xá xung quanh. Cúi đầu trước di ảnh của nhà văn Nguiễn Ngu Í trên bia mộ, chúng tôi bùi ngùi chợt nhớ đến hai câu thơ của ông:

"Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi

Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi".

Nguiễn Ngu Í đã từng viết trong nhật ký của mình: "Chết là hết chuiện (chuyện)... trở về với cát bụi...". Nhưng trong lòng chúng tôi vẫn luôn mãi nghĩ, với Nguiễn Ngu Í, gia tài thơ văn của ông để lại cho đời sẽ sống mãi trong lòng người yêu văn chương.

 

Lê Ngọc Trác

http://www.banvannghe.com/p10a8138/ve-tham-mo-nha-van-nguien-ngu-i-le-ngoc-trac

Phố biển La Gi, cuối Giêng Đinh Dậu (2017)
(tác giả gởi)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

VỀ THĂM MỘ NHÀ VĂN NGUIỄN NGU Í...- Lê Ngọc Trác

Nhà văn Nguiễn Ngu Í tên thật là Nguiễn Hữu Ngư. Ông sinh ngày 20/4/1921 tại làng Tam Tân - nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Trong cuộc đời sáng tác của mình,

VỀ THĂM MỘ NHÀ VĂN NGUIỄN NGU Í...


"Tình xa ngậm ngùi!"



Ngu Í

 

 

 

Nhà văn Nguiễn Ngu Í tên thật là Nguiễn Hữu Ngư. Ông sinh ngày 20/4/1921 tại làng Tam Tân - nay là xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Trong cuộc đời sáng tác của mình, Nguiễn Ngu Í là một người đa tài, hăng say làm báo và viết văn, làm thơ. Ông ký nhiều bút hiệu: Ngê Bá Lí, Tân Fong Hiêb... Tác phẩm của Nguiễn Ngu Í gồm có: Việt sử, Hồ Thơm Nguyễn Huệ, Hồ Quí Li, Sống và viết., Qê hương, Suối Bùn reo, Khi người chết có mặt, Khi người điên trở về, Thơ điên, Thái Bình điên quấc, Những bài thơ, Hạnh phúc chính nơi bạn...

Cố giáo sư - nhạc sĩ Trần Văn Khê đã viết về Ngu Í - Nguiễn Hữu Ngư như sau: "Anh Ngư viết văn pháp rất hay, nhưng anh yêu tiếng Việt, anh lại muốn cho người Việt ai cũng đọc được sách báo nên tham gia rất tích cực phong trào xóa nạn mù chữ. Nguiễn Ngu Í còn sáng tạo ra cách viết chữ quốc ngữ sao cho hợp lý hơn; thí dụ như: thay chữ D bằng chữ Y, chữ F thay cho PH, I thay cho Y, NG thay cho NH... K thay cho KH...". Nhà văn - học giả Nguyễn Hiến Lê đã có những nhận định về Nguiễn Ngu Í: "Anh có nhiều lý tương, nuôi nhiều mộng cao đẹp mà gặp toàn những điều bất như ý, cứ phải cố nén xuống và sức nén càng mạnh thì càng bùng lên dữ dội...Nguiễn Ngu Í một đời đau khổ, mà cũng là đặc biệt nhất trong giới văn nghệ sĩ hiện đại".

Qua bao nhiêu năm, tác phẩm  “Sống và Viết” của Nguiễn Ngu Í xuất bản từ năm 1966, mãi đến hôm nay người đọc vẫn còn yêu mến. Bên cạnh giá trị văn chương, còn là một tư liệu văn học sử quý giá cho những ai đam mê nghiên cứu văn học. Nội dung "Sống và viết" với những bài viết, câu chuyện, ghi chép, phỏng vấn, nhà văn Nguiễn Ngu Í đã giúp chúng ta tìm hiểu về sự nghiệp văn chương, quan điểm sáng tác cũng như tâm tình trong cuộc sống của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975, gồm: Nhất Linh, Lê Văn Trương, Lê Văn Siêu, Á nam Trần Tuấn Khải, Doãn Quốc Sỹ, Đông Hồ, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Lê Ngọc Trụ, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Hiến Lê và Hồ Hữu Tường.

Khi trở bệnh, giữa những cơn mê và tỉnh, nhà văn Nguiễn Ngu Í đã linh cảm về những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Vì vậy, từ tháng 9 năm 1977, ông đã viết nhật ký. Trong nhật ký có những trang viết gửi cho bà Nguyễn Thị Thoại Yung (Dung), người vợ hiền của ông. Nội dung trong nhật ký là một bản di chúc với những lời yêu thương của ông dành cho người vợ hiền và những người thân yêu trong gia đình. Nguiễn Ngu Í có nhắc đến bài thơ: "Mai sau" của ông đã từng đăng trên tạp chí Bách khoa. Ông mong ước sau khi chết được nằm an nghỉ ở quê hương ông Tam Tân, nằm bên cạnh mộ của cha mẹ và em gái ông là nhà giáo Nguyễn Hữu Hoàn và bà Ngê Thị Mỹ cùng em gái Nguyễn Hữu Hồng Nga:

"Em có đến, mà kông anh đón tiêb,

Cát mịn này sẽ mơn trớn gót chân em

Em có về, mà kông anh đứng đợi

Jó kơi này sẽ ve vuốt tóc dài em

Em có ngồi đây mà anh kông động đậy

Biển trời này sẽ thỏ thẻ chuiện đời anh."(*)

 

(*): Cách viết chữ quốc ngữ theo kiểu Nguiễn Ngu Í.

 

Tam Tân quê hương Nguiễn Ngu Í - một làng chài ven biển. Nơi đây có những rặng dừa, bãi dương liễu xanh mượt xõa tóc trải dài bay trong gió biển. Có những đồi cát thoai thoải, lơ thơ những rặng dứa xanh mượt phơi mình trong nắng gió. Vùng quê này còn có rừng già hoang sơ. Ngoài khơi nhìn về phía cửa biển La Gi xa xa có Hòn Bà nhấp nhô trên sóng biển mênh mông. Tam Tân còn có Dinh Thầy Thím, một điểm đến tâm linh của người dân các tỉnh phương Nam. Tam Tân đẹp như tranh và là một trong những thắng cảnh của miền cực Nam Trung Bộ. Ở vùng quê bé nhỏ xinh đẹp này, từ năm 1917, nhà giáo Nguyễn Hữu Hoàn thân phụ của nhà văn Nguiễn Ngu Í đã bí mật giúp đỡ Nguyễn Đình Kiên (Tú Kiên) một nhà nho hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp cùng 6 người bạn vượt ngục nhà tù Côn Đảo, vượt biển trốn về đất liền, bị trôi dạt vào bãi biển Tam Tân. Cũng nơi này, từ những năm 1930, thầy giáo Ngô Đức Tốn đã tập hợp những thanh niên yêu nước đứng lên tuyên truyền chống thực dân Pháp ở động cát Cột Cờ.

... Nhà văn Nguiễn Ngu Í bị bệnh mất vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 18/2/1979 tại nhà riêng ở thành phố SG. Thời điểm này khó khăn, việc tìm xe Ôtô di chuyển đám tang từ thành phố SG về Tam Tân, Bình Thuận rất trở ngại và bất tiện nên gia đình tổ chức hỏa táng thi hài nhà văn tại An dưỡng địa. Sau này, đưa tro cốt của nhà văn về an táng tại Tam Tân, nằm cạnh mộ của cha mẹ và em gái ông. Mộ của Nguiễn Ngu Í nằm trên một đồi cát bằng phẳng gần bờ biển bên cạnh những bụi dứa cao xanh tỏa bóng. Ngày ấy khi về Tam Tân hỏi thăm mộ của ông ai cũng biết. Dân ở đây thường gọi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í một cách dân dã là Mộ Cây Dứa. Lúc sinh thời Nguiễn Ngu Í đã từng viết những câu thơ:

"Nằm đây mà ngó lên trời

Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa

Nằm đây mà nhớ mơ hồ

Những xanh tóc ấy, bây giờ về đâu?!..."

Những câu thơ lục bát mượt mà tràn đầy tình cảm của Nguiễn Ngu Í cho thấy thơ không những chỉ  là tình cảm, tư tưởng mà còn có tâm linh... với những linh cảm. Phải chăng những câu thơ trên là "định mệnh" của nhà thơ.

Cuối Giêng năm Đinh Dậu (1217) chúng tôi có dịp về thăm Tam Tân. Chớp mắt gần hơn 38 năm, vùng quê này thay đổi nhiều quá! Tam Tân làng quê êm đềm thơ mộng ngày xưa đâu rồi! Những hàng dừa, rặng dứa, bãi dương xanh mượt ven bờ biển mênh mông không còn nữa. Trước mắt chúng tôi chỉ thấy bến xe, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng, nhà hàng khách sạn lô nhô, người người hối hả nhộn nhịp. Những ngôi mộ nằm rải rác trên đồi cát chạy ven biển đã được di dời đi nơi khác. Ngày xưa đứng trên đường nhựa cạnh đồi dốc Cột Cờ là có thể nhìn thấy ngay ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í. Hôm nay, chúng tôi phải tìm đường ra biển để tìm mộ nhà văn. Vất vả đi theo con đường đầy cát như một con hẻm nhỏ nằm giữa hai nhà hàng ăn uống, chúng tôi đi ra biển như lạc vào một thế giới khác. Khi đến gần bờ biển thì mới thấy một ngôi mộ lớn nằm chơi vơi, lọt thỏm trong khuôn viên của một nhà hàng giải khát và bãi giữ xe cho du khách. Ồ, ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í đây rồi! Do đồi cát bị cào bằng, mưa gió nước lũ nên khu mộ của Nguiễn Ngu Í giờ nằm trên cao, chơi vơi giữa bốn phía là nhà hàng, khách sạn. Cả ba ngôi mộ và mộ nhà văn Nguiễn Ngu Í đã được người thân của ông xây tường gạch chung quanh nhằm chống cát chảy, xói lở và ngăn cách riêng biệt với nhà cửa chung quanh. Bốn ngôi mộ và cả các tường bao đã được quét một màu sơn trắng tinh khiết lấp lánh dưới nắng chói chang (có lẽ khu mộ đã được người thân của Nguiễn Ngu Í sơn quét trước Tết năm Đinh Dậu). Nhìn ngôi mộ, rồi nhìn nhà hàng khách sạn quán xá chung quanh, chúng tôi thầm lo, với tốc độ phát triển du lịch ồ ạt như hiện nay, chẳng biết ngôi mộ của nhà văn và ba người thân của ông trong tương lai có còn nằm yên ở nơi này nữa không?!... Trong cái nắng gió của mùa bấc biển, đứng trước ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í hôm nay đâu còn nghe tiếng xào xạc êm đềm của dừa xanh, lá dứa, chúng tôi chỉ còn nghe tiếng nhạc xập xình inh tai phát ra từ những nhà hàng, quán xá xung quanh. Cúi đầu trước di ảnh của nhà văn Nguiễn Ngu Í trên bia mộ, chúng tôi bùi ngùi chợt nhớ đến hai câu thơ của ông:

"Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi

Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi".

Nguiễn Ngu Í đã từng viết trong nhật ký của mình: "Chết là hết chuiện (chuyện)... trở về với cát bụi...". Nhưng trong lòng chúng tôi vẫn luôn mãi nghĩ, với Nguiễn Ngu Í, gia tài thơ văn của ông để lại cho đời sẽ sống mãi trong lòng người yêu văn chương.

 

Lê Ngọc Trác

http://www.banvannghe.com/p10a8138/ve-tham-mo-nha-van-nguien-ngu-i-le-ngoc-trac

Phố biển La Gi, cuối Giêng Đinh Dậu (2017)
(tác giả gởi)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm