Xe cán chó
VN:Tè bậy phạt 3 triệu, ý thức sẽ tăng?
Từ ngày 1-2-2017, theo NĐ 155/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi tiểu tiện, vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định sẽ tăng gấp nhiều lần so với quy định trước đây.
Một người tiểu bậy bị bắt quả tang - Ảnh: CTV |
Phạt tăng nhiều lần
Cụ thể, điều 20 của NĐ số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ghi rõ phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng thì mức phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.
Mức phạt đối với hai hành vi này tăng nhiều lần so với quy định cũ tại NĐ 179/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị bị phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng, tăng nhiều lần so với mức phạt tiền 300 đến 400 ngàn đồng theo quy định cũ.
Theo các chuyên gia, việc tăng nặng hình phạt là điều cần thiết để nâng cao ý thức và góp phần bảo vệ môi trường chung cho mọi người.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về vấn đề làm sao những quy định này thật sự mang tính công bằng, răn đe và phát huy được hiệu quả của nó.
Phạt nặng để trong sạch hóa môi trường
Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ, hiện nay ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao, nhiều người đôi khi chỉ nghĩ nhà mình sạch là được, rác vứt ra đường hay sang nhà hàng xóm cũng chẳng sao.
Theo các luật sư, ở nhiều quốc gia khác, việc bảo vệ môi trường được giáo dục rất tốt trong trường học, được tuyên truyền mạnh mẽ trong cơ quan, xí nghiệp... và người vi phạm bị xử phạt nghiêm dù là công dân hay khách du lịch. Những biện pháp mạnh chứng tỏ được hiệu quả của nó trong vấn đề răn đe và hình thành ý thức bền vững trong việc bảo vệ môi trường trong người dân.
Ở nước ta, bên cạnh các biện pháp về tuyên truyền, giáo dục thì việc tăng mức phạt để tác động đến việc thay đổi hành vi, nhận thức của nhiều người trong xã hội, nhằm đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung, môi trường sạch đẹp cũng là điều cần thiết và nên khiển khai, LS Hồ Nguyên Lễ đánh giá.
Có cùng quan điểm này, TS Trịnh Hòa Bình - giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội - nhận định tăng chế tài là việc nên làm vì hiện nay, tiền phạt đối với nhiều vi phạm không có tính răn đe do quá “bèo bọt”. Người dân không sợ vì “có bao nhiêu đâu, cùng lắm thì đóng thôi”.
Tăng mức phạt: chưa đủ
Bà Phạm Thị Hoàng Anh, giám đốc văn phòng Healthbridge Canada tại Việt Nam - chia sẻ việc tăng là cần thiết, tuy nhiên, chỉ tăng mức chế tài thôi là chưa đủ.
Theo các LS, có nhiều qui định rất nghiêm, phạt nặng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền hay ra quy định rồi để đó. như Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá rất nhiều người vẫn hút thuốc lá tại nơi công cộng, công sở nhưng rất ít người bị phạt.
“Thủ trưởng vẫn hút thì làm sao phạt nhân viên, cha mẹ vẫn hút thì làm sao phạt con cái?”, LS Hồ Nguyên Lễ đặt câu hỏi.
Theo TS Trịnh Hòa Bình, vẫn còn có hiện tượng người ta hay kèn cựa nhau về tính công bằng, mắc cùng một lỗi mà có người bị phạt, có người lại không. Điều này dễ dẫn đến tâm lý không phục. “Theo tôi, nên có sự đồng bộ, áo dụng chung mức phạt ở các nơi khác như trường học, bệnh viện, công sở…Bên cạnh tăng mức phạt, cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm”, bà Hoàng Anh nói.
Do vậy, theo LS Nguyễn Hữu Thế Trạch, để các quy định pháp được đưa và áp dụng trong cuộc sống, cần sự minh bạch và hợp tác từ các cơ quan có thẩm quyền lẫn người dân.
“Cơ quan có chức năng khi tiến hành kiểm tra, xử phạt cần đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Các hành vi vi phạm như nhau thì phải xử lý như nhau. Bên cạnh việc các cơ quan nhà nước có chương trình tuyên truyền pháp luật, người dân cũng cần chủ động tìm hiểu và ý thức thực hiện các quy định pháp luật. Có như vậy thì các quy định pháp luật mới đi vào đời sống được”, ông Trạch nói.
Bên cạnh đó, LS Hồ Nguyên Lễ cho rằng ngoài hình thức xử phạt bằng tiền với mức phạt cao thì cần áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc người vi phạm phải lao động công ích có thời hạn để khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu.
Mặt khác, người lớn, cha mẹ phải gương mẫu để con trẻ noi theo, cán bộ công chức phải nghiêm chỉnh chấp hành để làm gương cho người dân…VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN - MAI NGUYỄN Tran Ngoc chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
VN:Tè bậy phạt 3 triệu, ý thức sẽ tăng?
Từ ngày 1-2-2017, theo NĐ 155/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi tiểu tiện, vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định sẽ tăng gấp nhiều lần so với quy định trước đây.
Một người tiểu bậy bị bắt quả tang - Ảnh: CTV |
Phạt tăng nhiều lần
Cụ thể, điều 20 của NĐ số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ghi rõ phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
Đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng thì mức phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.
Mức phạt đối với hai hành vi này tăng nhiều lần so với quy định cũ tại NĐ 179/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị bị phạt tiền từ 5 đến 7 triệu đồng, tăng nhiều lần so với mức phạt tiền 300 đến 400 ngàn đồng theo quy định cũ.
Theo các chuyên gia, việc tăng nặng hình phạt là điều cần thiết để nâng cao ý thức và góp phần bảo vệ môi trường chung cho mọi người.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về vấn đề làm sao những quy định này thật sự mang tính công bằng, răn đe và phát huy được hiệu quả của nó.
Phạt nặng để trong sạch hóa môi trường
Theo luật sư Hồ Nguyên Lễ, hiện nay ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao, nhiều người đôi khi chỉ nghĩ nhà mình sạch là được, rác vứt ra đường hay sang nhà hàng xóm cũng chẳng sao.
Theo các luật sư, ở nhiều quốc gia khác, việc bảo vệ môi trường được giáo dục rất tốt trong trường học, được tuyên truyền mạnh mẽ trong cơ quan, xí nghiệp... và người vi phạm bị xử phạt nghiêm dù là công dân hay khách du lịch. Những biện pháp mạnh chứng tỏ được hiệu quả của nó trong vấn đề răn đe và hình thành ý thức bền vững trong việc bảo vệ môi trường trong người dân.
Ở nước ta, bên cạnh các biện pháp về tuyên truyền, giáo dục thì việc tăng mức phạt để tác động đến việc thay đổi hành vi, nhận thức của nhiều người trong xã hội, nhằm đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung, môi trường sạch đẹp cũng là điều cần thiết và nên khiển khai, LS Hồ Nguyên Lễ đánh giá.
Có cùng quan điểm này, TS Trịnh Hòa Bình - giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội - nhận định tăng chế tài là việc nên làm vì hiện nay, tiền phạt đối với nhiều vi phạm không có tính răn đe do quá “bèo bọt”. Người dân không sợ vì “có bao nhiêu đâu, cùng lắm thì đóng thôi”.
Tăng mức phạt: chưa đủ
Bà Phạm Thị Hoàng Anh, giám đốc văn phòng Healthbridge Canada tại Việt Nam - chia sẻ việc tăng là cần thiết, tuy nhiên, chỉ tăng mức chế tài thôi là chưa đủ.
Theo các LS, có nhiều qui định rất nghiêm, phạt nặng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền hay ra quy định rồi để đó. như Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá rất nhiều người vẫn hút thuốc lá tại nơi công cộng, công sở nhưng rất ít người bị phạt.
“Thủ trưởng vẫn hút thì làm sao phạt nhân viên, cha mẹ vẫn hút thì làm sao phạt con cái?”, LS Hồ Nguyên Lễ đặt câu hỏi.
Theo TS Trịnh Hòa Bình, vẫn còn có hiện tượng người ta hay kèn cựa nhau về tính công bằng, mắc cùng một lỗi mà có người bị phạt, có người lại không. Điều này dễ dẫn đến tâm lý không phục. “Theo tôi, nên có sự đồng bộ, áo dụng chung mức phạt ở các nơi khác như trường học, bệnh viện, công sở…Bên cạnh tăng mức phạt, cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm”, bà Hoàng Anh nói.
Do vậy, theo LS Nguyễn Hữu Thế Trạch, để các quy định pháp được đưa và áp dụng trong cuộc sống, cần sự minh bạch và hợp tác từ các cơ quan có thẩm quyền lẫn người dân.
“Cơ quan có chức năng khi tiến hành kiểm tra, xử phạt cần đảm bảo tính công bằng, minh bạch. Các hành vi vi phạm như nhau thì phải xử lý như nhau. Bên cạnh việc các cơ quan nhà nước có chương trình tuyên truyền pháp luật, người dân cũng cần chủ động tìm hiểu và ý thức thực hiện các quy định pháp luật. Có như vậy thì các quy định pháp luật mới đi vào đời sống được”, ông Trạch nói.
Bên cạnh đó, LS Hồ Nguyên Lễ cho rằng ngoài hình thức xử phạt bằng tiền với mức phạt cao thì cần áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc người vi phạm phải lao động công ích có thời hạn để khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu.
Mặt khác, người lớn, cha mẹ phải gương mẫu để con trẻ noi theo, cán bộ công chức phải nghiêm chỉnh chấp hành để làm gương cho người dân…VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN - MAI NGUYỄN Tran Ngoc chuyen