Xe cán chó
VTV3 và tệ nạn văn hoá dân tộc
10-3-2017
“Nếu thấy chúng tôi diễn hài nhảm, hãy tắt tivi”. Khi tôi viết về thái độ coi thường khán giả truyền hình, thậm chí là thách thức kênh truyền hình, trong đó có VTV3 – Kênh Văn hoá, Thể thao, Giải trí và Thông tin Kinh tế của Đài truyền hình quốc gia Việt Nam, điều tôi muốn nói không phải là cá nhân Trấn Thành. Tôi nhìn thấy đây là một phần của bức tranh vô cùng nhá nhem về thực trạng nghệ thuật nước nhà, về thái độ của những người tự cho mình là nghệ sĩ của công chúng và trách nhiệm của đài truyền hình.
Tôi không đồng quan điểm với cách mà VTV3 đã làm trong thời gian qua. Ở đó đang sản xuất quá nhiều game show gây cười nhạt nhẽo, những chương trình truyền hình lăng xê những cá nhân chân dài não ngắn, tài năng quá thiếu mà chiêu trò lại quá thừa. Họ được VTV3 dựng lên thành những giám khảo, những người trở thành huấn luyện viên, trở thành thầy cô để đào tạo một lớp nghệ sĩ mới.
VTV3 là kênh tạo nguồn thu lớn cho VTV. Tôi không biết có phải vì áp lực kiếm tiền bằng mọi giá hay không mà VTV3 – với những chương trình đang gây cười kệch cỡm, vô bổ, thông điệp lố lăng làm lệch lạc giới trẻ, ru ngủ đám đông… lại được dung dưỡng, phát triển.
Những chương trình gây cười của Trấn Thành là một điển hình cho thứ mà VTV3 gọi là văn hoá giải trí. Loại chọc lét để người khác cười với một phong cách lấc cấc như Trấn Thành là một điển hình cho thứ mà VTV3 đang nhào nặn ra, rồi được gắn cho những mĩ từ là danh hài, là nghệ sĩ.
Những kiểu gây cười trong các chương trình giải trí trên truyền hình hiện nay đang làm tầm thường hoá giá trị nghệ thuật, đang phá huỷ các giá trị văn hoá thực sự. Nó ru ngủ đám đông trong những tiếng cười hềnh hệch vô bổ để quên đi thực tại xã hội. Nó khiến người ta không thấy quanh mình còn quá nhiều thứ khác thiết thực hơn, cấp bách hơn cần dành sự quan tâm, cần lên tiếng bảo vệ.
Nó làm cho giới trẻ sống ích kỉ, không quan tâm đến giá trị cộng đồng. Nó khiến giới trẻ đề cao hình thức, chạy theo vật chất, rẻ rúng tâm hồn. Biến giới trẻ thành những người sống không có lý tưởng. Lý tưởng ở đây không chỉ là yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, mà còn là trách nhiệm với cuộc sống quanh mình. Lý tưởng ở đây không phải là lý tưởng chính trị, mà là lý tưởng sống như một con người có ích cho xã hội, lý tưởng sống một cuộc đời có ý nghĩa. Nghệ thuật mà như vậy, kênh thông tin văn hoá mà như vậy thì có nên tồn tại hay không?. Bởi đơn giản, thứ văn hoá ấy, thứ nghệ sĩ coi thường công chúng ấy, thực ra là tệ nạn của văn hoá dân tộc.
Là người làm văn hoá, liệu có lúc nào anh Lại Văn Sâm nghĩ rằng, mình đang tiếp tay cho thứ văn hoá tầm thường kệch cỡm, thậm chí có thể làm ngu dân hay không? Hay VTV3 bất chấp hết chỉ vì để kiếm tiền mà đầu độc cả một thế hệ trẻ?
—-
P/s: Kỳ sau tôi sẽ nói đến trách nhiệm của Bộ VH-TT-DL và các cơ quan báo chí truyền thông.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
VTV3 và tệ nạn văn hoá dân tộc
10-3-2017
“Nếu thấy chúng tôi diễn hài nhảm, hãy tắt tivi”. Khi tôi viết về thái độ coi thường khán giả truyền hình, thậm chí là thách thức kênh truyền hình, trong đó có VTV3 – Kênh Văn hoá, Thể thao, Giải trí và Thông tin Kinh tế của Đài truyền hình quốc gia Việt Nam, điều tôi muốn nói không phải là cá nhân Trấn Thành. Tôi nhìn thấy đây là một phần của bức tranh vô cùng nhá nhem về thực trạng nghệ thuật nước nhà, về thái độ của những người tự cho mình là nghệ sĩ của công chúng và trách nhiệm của đài truyền hình.
Tôi không đồng quan điểm với cách mà VTV3 đã làm trong thời gian qua. Ở đó đang sản xuất quá nhiều game show gây cười nhạt nhẽo, những chương trình truyền hình lăng xê những cá nhân chân dài não ngắn, tài năng quá thiếu mà chiêu trò lại quá thừa. Họ được VTV3 dựng lên thành những giám khảo, những người trở thành huấn luyện viên, trở thành thầy cô để đào tạo một lớp nghệ sĩ mới.
VTV3 là kênh tạo nguồn thu lớn cho VTV. Tôi không biết có phải vì áp lực kiếm tiền bằng mọi giá hay không mà VTV3 – với những chương trình đang gây cười kệch cỡm, vô bổ, thông điệp lố lăng làm lệch lạc giới trẻ, ru ngủ đám đông… lại được dung dưỡng, phát triển.
Những chương trình gây cười của Trấn Thành là một điển hình cho thứ mà VTV3 gọi là văn hoá giải trí. Loại chọc lét để người khác cười với một phong cách lấc cấc như Trấn Thành là một điển hình cho thứ mà VTV3 đang nhào nặn ra, rồi được gắn cho những mĩ từ là danh hài, là nghệ sĩ.
Những kiểu gây cười trong các chương trình giải trí trên truyền hình hiện nay đang làm tầm thường hoá giá trị nghệ thuật, đang phá huỷ các giá trị văn hoá thực sự. Nó ru ngủ đám đông trong những tiếng cười hềnh hệch vô bổ để quên đi thực tại xã hội. Nó khiến người ta không thấy quanh mình còn quá nhiều thứ khác thiết thực hơn, cấp bách hơn cần dành sự quan tâm, cần lên tiếng bảo vệ.
Nó làm cho giới trẻ sống ích kỉ, không quan tâm đến giá trị cộng đồng. Nó khiến giới trẻ đề cao hình thức, chạy theo vật chất, rẻ rúng tâm hồn. Biến giới trẻ thành những người sống không có lý tưởng. Lý tưởng ở đây không chỉ là yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, mà còn là trách nhiệm với cuộc sống quanh mình. Lý tưởng ở đây không phải là lý tưởng chính trị, mà là lý tưởng sống như một con người có ích cho xã hội, lý tưởng sống một cuộc đời có ý nghĩa. Nghệ thuật mà như vậy, kênh thông tin văn hoá mà như vậy thì có nên tồn tại hay không?. Bởi đơn giản, thứ văn hoá ấy, thứ nghệ sĩ coi thường công chúng ấy, thực ra là tệ nạn của văn hoá dân tộc.
Là người làm văn hoá, liệu có lúc nào anh Lại Văn Sâm nghĩ rằng, mình đang tiếp tay cho thứ văn hoá tầm thường kệch cỡm, thậm chí có thể làm ngu dân hay không? Hay VTV3 bất chấp hết chỉ vì để kiếm tiền mà đầu độc cả một thế hệ trẻ?
—-
P/s: Kỳ sau tôi sẽ nói đến trách nhiệm của Bộ VH-TT-DL và các cơ quan báo chí truyền thông.