Cõi Người Ta
VƯỜN CẢI NGỒNG - CAO MỴ NHÂN
VƯỜN CẢI NGỒNG - CAO MỴ NHÂN
Đó là một vườn cải ngồng thật sự, cách đây gần
60 năm, ở vùng Lăng Cha Cả. Nhà có vườn cải ngồng gần khu nhà làng
cũ, nay là trường Trung học cấp 2 Ngô Sĩ Liên.
Bấy giờ thời gian mới sau cuộc di cư một
triệu người từ Bắc vô Nam chưa đầy 10 năm, chủ nhân vườn cải ngồng là
thân mẫu nhà văn, nhà thơ, ca nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tức vị chủ trương
thi nhạc giao duyên sau này rất nổi tiếng (thập niên 60 thế kỷ trước).
Ngôi nhà có vườn cải ngồng dựng ở phía trong xa,
vườn cải thì chiếm luôn diện tích khuôn viên, có lẽ thân mẫu
nhà văn, thơ, ca, nhạc ... thủa vừa di cư đó, sinh hoạt trồng tỉa rau cải
cung ứng cho bạn hàng chợ Lăng Cha Cả.
Còn nhân vật "thiên tài"
nêu trên, thì thật tình tôi chưa biết lắm về ông ta
Sở dĩ tới vườn cải ngồng ...chơi, là do cô bạn học
ở Trung học Nguyễn Bá Tòng rủ đến thăm ổng, Nguyễn Đình Toàn.
Vườn cải xanh mướt, khi gió nhẹ thổi, những tàu
lá cải dạt về một phía, xong lại trỏ về vị trí
cũ, xanh mát mắt, người mang tâm hồn nghệ sĩ, không thể
nào không xúc động thảnh thơi, trong sáng được...
Thời gian cứ trôi lặng lờ, như người đi
câu ở một bờ sông vắng, nhìn tăm nước mà thấy mông mênh những nghĩa
tình thay đổi nhẹ nhàng ...
Cô bạn học Nguyễn Bá Tòng của tôi, dẫu
có ngưỡng mộ nhà văn, thơ, ca, nhạc sĩ đến đâu, cũng phải sang
ngang, người chồng là một thi sĩ đại uý QL/ VNCH, nên bận quá, chẳng
có thì giờ thương nhớ vườn cải ngồng dĩ vãng.
Sở dĩ tôi cứ nhắc mãi cái vườn cải ngồng của
gia đình nhà văn Nguyễn Đình Toàn, vì đó là vườn cải đầu tiên tôi thấy
duy nhất một loại rau trong một khu vườn rộng, rau cải xanh mướt đã nở hoa
mầu vàng trên những ngồng non nõn nà, chứ ngồng hoa cải già cỗi cứng
ngắc thì tôi gặp cũng khá nhiều thủa đó và bây giờ. . .
Thế rồi mỗi người mỗi hướng đi tiếp trên đường đời.
Có lần tôi cũng tình cờ gặp lại nhà văn đương nêu ở bãi đậu xe Cục Tâm Lý
Chiến. Tôi phải cầm lá thư của đại tá TMP/CTCT ngoài quân
khu I của ...tôi, trao tận tay thi si đại tá Cao Tiêu cục trưởng Cục TLC.
Tôi mặc quân phục Nữ quân nhân mầu xanh
lơ, mang cấp bậc và bảng tên, nhà văn Nguyễn Đình Toàn bấy giờ còn xài xe
đạp, ông kêu tên tôi nhỏ thôi, có lẽ ông nghĩ tôi sẽ không nhận
ra ông, cũng cả gần chục năm trước đi cùng bạn học Nguyễn Bá Tòng tới
thăm ông ở vườn cải ngồng Lăng Cha Cả. Nhưng tôi thuộc giới người không quen biết
ai thì thôi, lỡ có gặp ai ..., vẫn giữ cái "tình cảm" thân hữu, giống
y bản tính đặc biệt của Chủ Biên ...tôi hiện nay, trọng tình huynh đệ bốn
phương, nên tôi niềm nở, tươi cười hỏi thăm ...
Tôi nhớ nhà văn Nguyễn Đình Toàn nói chi có 2 chữ
"mộ khúc" gì đó.
Thời quê hương còn tràn đầy lửa đạn, tôi
phục vụ ở vùng địa đầu giới tuyến, tối ngày chỉ chứng kiến những
đau thương của gia đình quân nhân các cấp,
nếu có vui vẻ là khi đón đoàn chiến sĩ
thắng trận trở về, thảng có lúc mộng mơ, ấy là dịp quàng vòng hoa lên
cổ khách anh hùng bên trời trấn ải, những lời lẽ văn hoa để dành
nơi hậu cứ.
Cuộc đổi đời 30 -4 - 1975, Là một gáo
nước lạnh dội đều lên tâm tư những người không tha thiết xông
vào cuộc chiến, để tự bảo vệ mình, khiến những mất mát thực tế và mơ hồ cứ
dằn vặt tháng ngày hết tước lại tới sau cái "tháng tư
đen".
Để rồi thì thế nào? Thôi đành trút vào thơ
ca nhạc hoạ vậy, và đây là đòn thù thấm nhất mà những người trong
và bên cạnh cuộc chiến ... đúng cái nghĩa ý thức hệ, rõ nhất ...
Bây giờ có suy tụng quý ông QL/VNCH, đôi
khi cảm thấy bất nhẫn rằng sao thủa ấy không cùng khoác chiến y? Tưởng đã
muộn.
Khi tôi ra tù cải tạo, cô bạn học Nguyễn Bá Tòng
ngày xưa, tới nhà chở tôi qua tận làng báo chí thăm nhà văn, thơ, ca, nhạc sĩ
Nguyễn Đình Toàn, người thanh niên ở vườn cải ngồng hơn 20 năm trước.
Ông ta cũng mừng như có thể gặp lại một số
bạn văn nào bị tù tội trở về chẳng hạn. Chính tay nhà
văn xưa, mà sau 1975, thì vai trò nhạc của ông nổi bật. . tự nấu mời
cô bạn cũ, và tôi ăn một bữa cơm đoàn tụ theo nhiều cách nghĩ.
Ca nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn vừa
đàn "ghi ta" vừa hát bài do ông sáng tác sau cuộc đổi đời vừa
qua, rằng Saigon đã mất tên, rằng những cây me già ...vv ...
Vì mới từ trại tù cải tạo ra, nên dẫu có khổ
đến đâu cũng mừng vì thấy lại không khí ở ngoài. Sự kiện tôi lúc bấy giờ, mừng
vì được ra tù, chắc không khiến người hoài cổ như
ông thoải mái, điều đó tất nhiên, lẽ ra tôi phải vật vã, đau sầu
đến tận cùng bằng số ..., mới phải.
Tôi tới Mỹ theo diện HO. Gần 10
năm sau, nhà văn và một phần gia đình cũng đã qua Hoa Kỳ. Nhà văn Nguyễn Đình
Toàn sinh hoạt lại trên đường văn học như xưa, viết báo
vv...
Ông đã phát hành được đĩa nhạc thơ Hiên Cúc Vàng
... Và mấy cuốn sách Tạ ơn cuộc đời. . . Bằng những bông hồng
thắm mà ông cảm thấy vui.
Đã sinh ra làm nghệ sĩ, thì có lẽ, tới chết
vẫn đa mang sầu mộ điệu ...
Tôi cũng có chút đỉnh kiểu nghệ sĩ ta
bà, nhưng lại rất tôn trọng khuôn khổ tình nghĩa ở đời, cũng đã mấy năm
nay, tôi thực sự ...giận ông, chứ không phải kiểu tôi hay ...hờn Nhị ca
Lính Dù.
Ấy là ông đã "nhất ngôn ký xuất, tứ mã
nan truy", ông có hỏi cô bạn tôi rằng: chẳng biết tại sao Cao
Mỵ Nhân lại mang một ...Đống sách (của tôi) cho ông ta, có
nghĩa là để làm gì phải không?
Đại huynh Nguyễn Đình Toàn, có lúc cũng méo mó
nghề nghiệp ...riêng tay, ông nghĩ rằng tôi muốn nhờ ông "Điểm
sách". Ôi chao, vài chục năm nữa, chỉ có giới sưu tầm mới
đi tìm sách cũ đọc, chứ còn ai rị mọ ngồi mở từng trang giấy vàng
ố ra xem nữa đâu.
Do thế mà chúng ta không gặp nhau nữa
...trên những tờ ...Nhật trình vậy, trong khi tôi chỉ nghĩ là tặng sách vì
mình đang sẵn có vậy thôi.
Nhưng, đã lỡ tôn phong tình nghĩa bạn
bè, thỉnh thoảng tôi giả giọng một phụ nữ ái mộ Các tác phẩm
của ông, nhà văn, thơ, ca, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, thăm hỏi giả vờ như
chưa từng quen biết, thì lại được nghe ông ...tâm tình vụn. . .
Ông còn mời tôi có dịp nào tới Thủ
đô tị nạn Bolsa, ghé ...chơi ông, bởi vì tôi nói tôi đang cư
ngụ ở ...tiểu bang xa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
VƯỜN CẢI NGỒNG - CAO MỴ NHÂN
VƯỜN CẢI NGỒNG - CAO MỴ NHÂN
Đó là một vườn cải ngồng thật sự, cách đây gần
60 năm, ở vùng Lăng Cha Cả. Nhà có vườn cải ngồng gần khu nhà làng
cũ, nay là trường Trung học cấp 2 Ngô Sĩ Liên.
Bấy giờ thời gian mới sau cuộc di cư một
triệu người từ Bắc vô Nam chưa đầy 10 năm, chủ nhân vườn cải ngồng là
thân mẫu nhà văn, nhà thơ, ca nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tức vị chủ trương
thi nhạc giao duyên sau này rất nổi tiếng (thập niên 60 thế kỷ trước).
Ngôi nhà có vườn cải ngồng dựng ở phía trong xa,
vườn cải thì chiếm luôn diện tích khuôn viên, có lẽ thân mẫu
nhà văn, thơ, ca, nhạc ... thủa vừa di cư đó, sinh hoạt trồng tỉa rau cải
cung ứng cho bạn hàng chợ Lăng Cha Cả.
Còn nhân vật "thiên tài"
nêu trên, thì thật tình tôi chưa biết lắm về ông ta
Sở dĩ tới vườn cải ngồng ...chơi, là do cô bạn học
ở Trung học Nguyễn Bá Tòng rủ đến thăm ổng, Nguyễn Đình Toàn.
Vườn cải xanh mướt, khi gió nhẹ thổi, những tàu
lá cải dạt về một phía, xong lại trỏ về vị trí
cũ, xanh mát mắt, người mang tâm hồn nghệ sĩ, không thể
nào không xúc động thảnh thơi, trong sáng được...
Thời gian cứ trôi lặng lờ, như người đi
câu ở một bờ sông vắng, nhìn tăm nước mà thấy mông mênh những nghĩa
tình thay đổi nhẹ nhàng ...
Cô bạn học Nguyễn Bá Tòng của tôi, dẫu
có ngưỡng mộ nhà văn, thơ, ca, nhạc sĩ đến đâu, cũng phải sang
ngang, người chồng là một thi sĩ đại uý QL/ VNCH, nên bận quá, chẳng
có thì giờ thương nhớ vườn cải ngồng dĩ vãng.
Sở dĩ tôi cứ nhắc mãi cái vườn cải ngồng của
gia đình nhà văn Nguyễn Đình Toàn, vì đó là vườn cải đầu tiên tôi thấy
duy nhất một loại rau trong một khu vườn rộng, rau cải xanh mướt đã nở hoa
mầu vàng trên những ngồng non nõn nà, chứ ngồng hoa cải già cỗi cứng
ngắc thì tôi gặp cũng khá nhiều thủa đó và bây giờ. . .
Thế rồi mỗi người mỗi hướng đi tiếp trên đường đời.
Có lần tôi cũng tình cờ gặp lại nhà văn đương nêu ở bãi đậu xe Cục Tâm Lý
Chiến. Tôi phải cầm lá thư của đại tá TMP/CTCT ngoài quân
khu I của ...tôi, trao tận tay thi si đại tá Cao Tiêu cục trưởng Cục TLC.
Tôi mặc quân phục Nữ quân nhân mầu xanh
lơ, mang cấp bậc và bảng tên, nhà văn Nguyễn Đình Toàn bấy giờ còn xài xe
đạp, ông kêu tên tôi nhỏ thôi, có lẽ ông nghĩ tôi sẽ không nhận
ra ông, cũng cả gần chục năm trước đi cùng bạn học Nguyễn Bá Tòng tới
thăm ông ở vườn cải ngồng Lăng Cha Cả. Nhưng tôi thuộc giới người không quen biết
ai thì thôi, lỡ có gặp ai ..., vẫn giữ cái "tình cảm" thân hữu, giống
y bản tính đặc biệt của Chủ Biên ...tôi hiện nay, trọng tình huynh đệ bốn
phương, nên tôi niềm nở, tươi cười hỏi thăm ...
Tôi nhớ nhà văn Nguyễn Đình Toàn nói chi có 2 chữ
"mộ khúc" gì đó.
Thời quê hương còn tràn đầy lửa đạn, tôi
phục vụ ở vùng địa đầu giới tuyến, tối ngày chỉ chứng kiến những
đau thương của gia đình quân nhân các cấp,
nếu có vui vẻ là khi đón đoàn chiến sĩ
thắng trận trở về, thảng có lúc mộng mơ, ấy là dịp quàng vòng hoa lên
cổ khách anh hùng bên trời trấn ải, những lời lẽ văn hoa để dành
nơi hậu cứ.
Cuộc đổi đời 30 -4 - 1975, Là một gáo
nước lạnh dội đều lên tâm tư những người không tha thiết xông
vào cuộc chiến, để tự bảo vệ mình, khiến những mất mát thực tế và mơ hồ cứ
dằn vặt tháng ngày hết tước lại tới sau cái "tháng tư
đen".
Để rồi thì thế nào? Thôi đành trút vào thơ
ca nhạc hoạ vậy, và đây là đòn thù thấm nhất mà những người trong
và bên cạnh cuộc chiến ... đúng cái nghĩa ý thức hệ, rõ nhất ...
Bây giờ có suy tụng quý ông QL/VNCH, đôi
khi cảm thấy bất nhẫn rằng sao thủa ấy không cùng khoác chiến y? Tưởng đã
muộn.
Khi tôi ra tù cải tạo, cô bạn học Nguyễn Bá Tòng
ngày xưa, tới nhà chở tôi qua tận làng báo chí thăm nhà văn, thơ, ca, nhạc sĩ
Nguyễn Đình Toàn, người thanh niên ở vườn cải ngồng hơn 20 năm trước.
Ông ta cũng mừng như có thể gặp lại một số
bạn văn nào bị tù tội trở về chẳng hạn. Chính tay nhà
văn xưa, mà sau 1975, thì vai trò nhạc của ông nổi bật. . tự nấu mời
cô bạn cũ, và tôi ăn một bữa cơm đoàn tụ theo nhiều cách nghĩ.
Ca nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn vừa
đàn "ghi ta" vừa hát bài do ông sáng tác sau cuộc đổi đời vừa
qua, rằng Saigon đã mất tên, rằng những cây me già ...vv ...
Vì mới từ trại tù cải tạo ra, nên dẫu có khổ
đến đâu cũng mừng vì thấy lại không khí ở ngoài. Sự kiện tôi lúc bấy giờ, mừng
vì được ra tù, chắc không khiến người hoài cổ như
ông thoải mái, điều đó tất nhiên, lẽ ra tôi phải vật vã, đau sầu
đến tận cùng bằng số ..., mới phải.
Tôi tới Mỹ theo diện HO. Gần 10
năm sau, nhà văn và một phần gia đình cũng đã qua Hoa Kỳ. Nhà văn Nguyễn Đình
Toàn sinh hoạt lại trên đường văn học như xưa, viết báo
vv...
Ông đã phát hành được đĩa nhạc thơ Hiên Cúc Vàng
... Và mấy cuốn sách Tạ ơn cuộc đời. . . Bằng những bông hồng
thắm mà ông cảm thấy vui.
Đã sinh ra làm nghệ sĩ, thì có lẽ, tới chết
vẫn đa mang sầu mộ điệu ...
Tôi cũng có chút đỉnh kiểu nghệ sĩ ta
bà, nhưng lại rất tôn trọng khuôn khổ tình nghĩa ở đời, cũng đã mấy năm
nay, tôi thực sự ...giận ông, chứ không phải kiểu tôi hay ...hờn Nhị ca
Lính Dù.
Ấy là ông đã "nhất ngôn ký xuất, tứ mã
nan truy", ông có hỏi cô bạn tôi rằng: chẳng biết tại sao Cao
Mỵ Nhân lại mang một ...Đống sách (của tôi) cho ông ta, có
nghĩa là để làm gì phải không?
Đại huynh Nguyễn Đình Toàn, có lúc cũng méo mó
nghề nghiệp ...riêng tay, ông nghĩ rằng tôi muốn nhờ ông "Điểm
sách". Ôi chao, vài chục năm nữa, chỉ có giới sưu tầm mới
đi tìm sách cũ đọc, chứ còn ai rị mọ ngồi mở từng trang giấy vàng
ố ra xem nữa đâu.
Do thế mà chúng ta không gặp nhau nữa
...trên những tờ ...Nhật trình vậy, trong khi tôi chỉ nghĩ là tặng sách vì
mình đang sẵn có vậy thôi.
Nhưng, đã lỡ tôn phong tình nghĩa bạn
bè, thỉnh thoảng tôi giả giọng một phụ nữ ái mộ Các tác phẩm
của ông, nhà văn, thơ, ca, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, thăm hỏi giả vờ như
chưa từng quen biết, thì lại được nghe ông ...tâm tình vụn. . .
Ông còn mời tôi có dịp nào tới Thủ
đô tị nạn Bolsa, ghé ...chơi ông, bởi vì tôi nói tôi đang cư
ngụ ở ...tiểu bang xa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)