Xe cán chó
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn Cán bộ nông thôn ép dân, cán bộ thuế “ăn vặt”
Trong bài tuần trước, tôi đã tường thuật với bạn đọc về những nỗi khổ của người dân nông thôn phải đóng đủ thứ thuế, đóng thuế đến nỗi người dân phải kêu lên nhà không còn hạt gạo mà ăn.
Trong bài tuần trước,
tôi đã tường thuật với bạn đọc về những nỗi khổ của người dân nông thôn phải
đóng đủ thứ thuế, đóng thuế đến nỗi người dân phải kêu lên nhà không còn hạt gạo
mà ăn. Nhưng chưa hết, cái bệnh vô cảm của các “quan nông thôn” còn đáng kinh
ngạc hơn. Không cần thông cảm với ai hết, không cần biết tình cảnh bi đát của
người dân ngay tại làng xã mình ra sao, phải đóng thuế cái đã rồi sống chết mặc
bay, tiền cứ thu tận đáy thùng. Vậy các ông được dân bầu ra hay quan nào chỉ định
các ông được làm quan để hành dân, có thể nói thẳng là tàn bạo như thế này đây.
Mời bạn đọc và nhân thể mời các qua lớn quan bé nhìn vào những cảnh đau lòng
này đã, đang và vẫn còn xảy ra ở nông thôn.
Người đau ốm gần chết cũng phải nộp, người bị
nhũn não cũng phải nộp, người ngồi xe lăn cũng phải nộp cái thứ thuế gọi là thuế
nông thôn mới.
Chuyện xảy ra tại xã Tân Thủy (Lệ Thủy, Quảng
Bình), nhiều người dân phải vay tín dụng đen để nộp tiền xây dựng nông thôn mới.
Gần chết cũng phải nộp xong thuế rồi mới được chết
Bà Phạm Thị Lướt ở Thôn Tân Thái đang tính toán số
tiền phải vay để nộp thêm cho bảy khẩu (7 người) trong nhà.
Trước bàn thờ của mẹ già, bà Lướt kể: “Đời tui răng cực. Nhà nghèo quá. Năm
ngoái, mạ tui già yếu, chỉ còn tính từng ngày
là chết. Tui lên thôn, lên xóm xin miễn giảm cho mạ tui vì bệnh nặng thập tử nhất
sinh, không có tiền. Rứa mà thôn không đồng ý. Tui cắn răng đi vay nóng
5.400.000 đồng, lãi cắt cổ 30% để nộp cho cả nhà tám khẩu (một kiểu vay tín dụng đen, không nộp đã có xã hội đen vác mã tấu đến
nhà đòi giùm). Nộp xong thì mạ tui qua đời. Thế là mạ tui phải nộp
xong tiền nông thôn rồi mới được chết! Chừ còn bảy khẩu, đang tính không biết tiền
mô mà nộp. Nghèo quá!” Bà Lướt cũng cho
biết thêm, xóm bầu bà vô hộ nghèo vì thực sự khó khăn thì thôn bắt phải chồng
tiền đủ chuẩn nộp nông thôn mới của năm mới cho vô hộ nghèo”. Thế thì bà cứ nghèo muôn năm!
Đứa bé 9 tuổi bị nhũn não cũng phải nộp thuế
Tương tự, bà Nguyễn Thị Phương, nhà khó khăn, xóm bầu vào loại nhà cận nghèo. Nhưng thôn và cán bộ xã yêu cầu nộp đủ
2,8 triệu đồng tiền làm đường mới được phép cận nghèo. Vay mượn không ra, địa
phương gạch sổ, cho nhà khác đi vay ra tiền. Đau lòng hơn, có trường
hợp cháu Dương Văn Thiện (chín tuổi) ở thôn Tân Lị bị bệnh
nhũn não, thường xuyên đi bệnh viện điều trị, cha mẹ không làm được gì ra tiền,
cũng bắt nộp đều hơn 1 triệu đồng để làm đường nông thôn mới. Bà Nguyễn Thị
Thoái, hàng xóm của cháu, cho biết: “Ở trong làng mà không nộp không được,
không nộp thì làng bắc loa “kể tội”. Tôi chỉ xin cháu bị bệnh não thì giảm cho cháu một ít, rồi sau ba nó có sức đi mần thuê kiếm tiền nộp thêm cho cháu cũng được, nhưng cán bộ chả giảm cho được một đồng”. Ôi mấy ông cán bộ
nông thôn này chắc không có tim, không còn biết phải ví họ như cái gì đây nữa.
Tàn nhẫn đến thế là cùng!
Chỉ được ký tên, không được nhận
tiền cứu trợ bão
lụt
Hàng loạt người dân ở thôn Tân Lị còn cho biết
gia đình họ bị trận bão hồi tháng 10-2013 càn quét thiệt hại nặng. Gần tết Nguyên đán, những gia đình thiệt hại đều rơi vào hoàn cảnh rất nghèo và
họ được mời đi nhận quà hỗ trợ bão lụt. Nhưng chỉ được ký, không được nhận vì
thôn, xã buộc trả tiền nộp làm đường nông thôn mới.
Hoàn cảnh đáng thương tâm như anh Dương Văn Điệp (42 tuổi), nhà nghèo, vợ
mất, con gái học lớp 6 ở trong căn nhà tuềnh toàng, đoàn từ thiện cho gói quà
cùng tiền mặt 280.000 đồng bị địa phương ách lại. Anh chua xót kể: “Nhà tui nghèo,
tưởng có được chỗ tiền đó về mua bánh chưng cúng cho vợ,
còn ít tiền mua thịt cho con ăn đỡ thèm thì họ chấn ngang, nói còn mắc nợ tiền
làm đường. Tui nói tui nghèo nhưng còn sức lao động, tui mần được thì tui cố gắng
nộp, tui ở trong làng chứ có đi mô mô mà sợ. Họ không cho. Họ tính toán hai cha
con tui nộp gần 7 triệu đồng, tui nộp 1,6 triệu đồng rồi. Đi phụ thợ mỗi ngày
được hơn trăm bạc, mua gạo ăn mắm muối hai cha con, còn lại tui cũng biết giữ để
nộp tiền nông thôn mới cùng chòm xóm. Nghèo tui cũng cố nộp nhưng mà họ lại chấn
ngang tiền bà con từ thiện tết của cha con tui mà tủi!”.
Cùng hoàn cảnh như anh Diệp còn có nhiều gia đình chị
khác như chị Nguyễn Thị Lệ, nhà có tám khẩu, thôn bắt đổ
đầu, cứ đứa nhỏ đến lớn không làm gì cũng nộp, mẹ già cũng nộp mỗi khẩu (mỗi người) 1,8 triệu đồng. Chị Lệ là một trong những gia đình
bị nộp tiền nông thôn mới chậm nên quà tết 280.000 đồng cũng bị cán bộ cấn trừ. Chị Lê Thị Tra (28 tuổi), xóm bầu vào hộ nghèo, thế nhưng khi
nhận tiền từ thiện 280.000 đồng cũng bị địa phương cấn trừ thẳng tưng.
Nói tóm lại cán bộ không cần biết giàu nghèo đói
khổ ra sao, cứ bắt nộp ngang nhau, dân hở ra có đồng nào là bị chặn ngay kể cả
tiền cứu trợ. Thế này thì bầu các ông ra để làm gì? Cư xử với dân như thế, các
quan nông thôn này chẳng khác gì bọn xã hội đen.
Gian dối của quan xã: Đường
hơn 500 m khống lên cả ngàn mét
Chưa hết, ở thôn Tân Lị, khi trưởng thôn thông báo suất đinh nộp tiền nông thôn mới phải đóng
2,2 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Thoái (55 tuổi) cùng nhiều người dân khác không đồng ý, bà phân tích rõ ràng sức dân, thôn áp giá mỗi khẩu (gia đình) nộp 1,8 triệu đồng. Bà Thoái nói: “Thôn, xã áp đặt
nộp, cào bằng hết. Không phân biệt nghèo khó với khá giả.
Dân đã cực càng thêm cực. Rứa mà họ làm con đường đầu
tiên dài 590 m, nhà thầu lại khai khống lên 1.000 m,
họ ký với xã hơn 1,1 triệu đồng mỗi mét dài. Dân bực quá phản ứng như thế là gian dối, không cho họ làm, dân tự làm thì giá
thành chỉ cần 300.000 đồng mỗi mét. Không biết họ gian dối
làm chi mà quá trời!”.
Bà Thoái là người phát hiện vụ việc này đã bị ông Dương Đăng Nhân, làm cán bộ thôn đánh bà Thoái
ngay tại hội trường thôn khi bà phát biểu những gian dối về thu tiền
hỗ trợ bão lụt của người dân cũng như nhà thầu kê khống con đường lên 1.000 m. Vì bị đánh đau và được nhiều người dân đông tình, bà Thoái đã đưa sự việc
này lên cơ quan CA huyện điều tra.
Xây dựng nông thôn mới cái kiểu này thì thà để
người dân sống yên lành với nông thôn ruộng vườn cũ còn hơn. Bày đặt ra “cái mới”
không để giúp dân mà chỉ để hành dân thẳng tay và kiếm ăn trên mồ hôi nước mắt
của người dân khố rách áo ôm thì không còn gì tàn nhẫn hơn. Hy vọng các quan
trên trông xuống cho người dân được một chút “hạnh phúc” thật sự chứ không chỉ
là cái khẩu hiệu hô lên cho vui tai các quan.
Đó là vài chuyện ở nông thôn, còn ở “thành thị”
và ở các cấp trên trong ngành thuế cũng nhiều chuyện rắc rối không kém.
Cán bộ thuế tác phong lề lối quan liêu và chỉ “ăn vặt”
Thật ra đây chỉ là thứ chuyện “biết rồi khổ lắm,
nói mãi” ở VN. Ai cũng biết, ai cũng hiểu nhưng ai cũng phải “thi hành”. Cho đến
tháng 7-2014 vừa qua, ông Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng mới có thì giờ phát biểu
trong một cuộc hội nghị của ngành thuế.
Dẫn lại báo cáo của Ngân hàng thế
giới về thời gian làm thủ tục hành chính thuế, bảo hiểm… lên tới 872 giờ mỗi
năm, ông Dũng cho rằng như vậy là quá cao, còn phiền hà, bởi riêng thủ nộp thuế
vẫn còn tới quá nửa, khoảng hơn 500 giờ.
Nhưng vấn đề ông đau đáu hơn cả là nhiều doanh nghiệp, người nộp thuế
đang không hài lòng với tác phong, lề lối của cán bộ thuế.
Nhưng vấn đề ông đau đáu hơn cả là nhiều doanh nghiệp, người nộp thuế
đang không hài lòng với tác phong, lề lối của cán bộ thuế. Ông thừa nhận:
“Nộp thuế giờ khó lắm, nộp thuế trước bạ ở Hà Nội người dân phải thuê
làm dịch vụ đấy. Mình tuyên truyền vận động mà người dân phải đi thuê dịch vụ để
làm sổ đỏ thì chết. Cái này là nhũng nhiễu cán bộ. Có khi làm chặt sẽ xuống chỉ
còn 200-300 giờ. Người dân phàn nàn lắm, vì cán bộ thuế chỉ ăn vặt”.
Chút lòng trinh bạch từ này xin chừa
Cũng theo vị tư lệnh ngành tài chính, hiện vẫn còn tình
trạng người nộp thuế phải trải qua rất nhiều loại giấy tờ mới nộp được thuế. Về
phía doanh nghiệp, nhiều đơn vị thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng phải đợi hằng
tuần, hằng tháng để được giải quyết. Ông Dũng nói thêm: “Người nộp
thuế phải đi lại nhiều lần, phải chi bồi dưỡng cho cán bộ thuế mới nộp
được. Như vậy đau đầu lắm!”
Thưa ông Bộ trưởng, ông đau đầu còn người dân
thì đau cả đời người đấy. Đến việc sốt sắng xin nộp thuế mà cũng phải mất tiền
cho cò, chờ đợi như chờ sung rụng thì quả là tội nghiệp cho người lương thiện.
Họ không còn dám lương thiện nữa phải tìm đường “lách” thôi. Hay nói như Thúy
Kiều “Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!”.
Vì thế chuyên gia
kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu:
"Bộ trưởng Dũng đã nhận xét rất thẳng thắn nhưng tôi nghĩ bức tranh thực tế
còn nghiêm trọng hơn rất nhiều".
Ông kể:
"Một doanh
nghiệp được Bộ Khoa học Công Nghệ công nhận là doanh nghiệp công nghệ,
theo quy định, sẽ được miễn “thuế
thu nhập
doanh nghiệp (DN)” tới 5 năm. Thế nhưng, trong 1 cuộc họp
tôi được dự, doanh nghiệp đó đứng lên nói rằng, "tôi rất cảm ơn Bộ trưởng
nhưng để xin được ưu đãi đó, tôi có thể phải tốn chi phí thời gian và tiền bạc
đút lót tương đương số thuế được giảm. Cho nên, tôi xin được nộp thuế như bình
thường".
Nghe câu này chẳng biết các ông cán bộ thuế của nước VN có biết tí “văn
hóa xấu hổ” nào không?
TS Doanh nhấn
mạnh: "Những vi phạm này có tính hệ thống, liên tục, rất nghiêm trọng.
Tình cảnh doanh nghiệp rất khốn khổ. Vậy nên, ngành thuế không thể xem thường".
Theo vị
chuyên gia kinh tế này, Tổng Cục thuế cần phải làm việc thẳng thắn với cộng đồng
DN, nhất là các hiệp hội. DN có thể sợ bị trù, không nói thì các hiệp hội phải
dũng cảm nói thay cho DN.
Nói về chuyện xử
'ăn vặt' của cán bộ thuế, ông Bùi Văn Nam - Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế - cho
biết: "Những hiện tượng tiêu cực như Bộ trưởng Dũng nói, tôi cũng đã trực
tiếp được nghe và đã đi chấn chỉnh ở nhiều địa phương. Ví dụ như ở TP. Sài Gòn, Hà Nội... Sau khi nghe báo đài đưa
tin, phản ánh các hiện tượng tiêu cực, chúng tôi ngay lập tức vào cuộc xử lý
nghiêm minh".
Tuy nhiên,
những sự vụ đã bị chính ngành thuế xử lý xem ra không hề vặt tý nào. Người đứng
đầu ngành thuế cho biết, gần đây nhất là trường hợp chiếm dụng tiền thuế tới
4,599 tỷ đồng của công chức Nông Hồng Văn, thuộc chi cục thuế huyện Phục Hoà, tỉnh
Cao Bằng và vụ nhận hối lộ của công chức Huỳnh Trung Hiếu, thuộc chi cục thuế
quận 1, TP. Sài Gòn.
Bên cạnh đó,
theo thống kê, 6 tháng đầu năm, hệ thống thuế đã phải xử lý kỷ luật hành chính
133 trường hợp vi phạm, trong đó, có tới 7 trường hợp bị xem xét hình sự với 6
trường hợp đã bị kết án tù và 1 trường hợp đang điều tra.
Với thực trạng
này, ông Nam thừa nhận, ngành thuế có tuyên ngôn, có quy tắc văn hoá công sở,
có quy định về 10 điều kỷ luật, những điều cần xây và chống... nhưng vẫn chưa đủ.
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, chỉ có con đường duy nhất tháo gỡ mọi vấn đề là
phải cải cách, minh bạch thủ tục thuế.
Cán bộ thuế quá nhiều
quyền hành
Tuy nhiên,
bên cạnh vấn đề nhũng nhiễu của cán bộ thì câu chuyện ngành thuế còn nằm ở những
quy định và hệ thống văn bản phức tạp mà từ đó tạo nên cơ hội cho “ăn vặt” phát sinh.
Sự phiền hà
trong nộp thuế gồm nhiều vấn đề như: số lần kê khai, nộp quá nhiều. Người nộp
thuế phải tiếp xúc với cán bộ thuế thường xuyên và cán bộ có rất nhiều quyền,
trong khi giám sát không đủ mạnh. Tất cả những điều này nảy sịnh trên một hệ thống
quy định thuế phức tạp, cùng một quy định nhưng cách hiểu và cách áp dụng mỗi
nơi lại khác nhau. Cán bộ muốn áp dụng kiểu nào cũng được.
Từ đó, dù
quy định nhiều và khắt khe nhưng vẫn có nhiều kẽ hở nên mới có chuyện "mặc
cả" và chia đôi để được hưởng lợi giữa cán bộ thuế và người nộp thuế. Điều
này khiến những người làm ăn ngay thẳng gặp khó, trong khi những kẻ chủ trương
tiêu cực vẫn có thể tìm cách "chi" để lách.
Ai cũng ăn vặt ở đâu
cũng ăn vặt
Đúng là cán bộ
thuế “ăn vặt” như Bộ trưởng Dũng nói nhưng với thực tế đã diễn ra thì xem ra có nhiều
việc không hề vặt tý nào. Mà với hàng chục
ngàn nhân viên, làm việc với cả trăm ngàn DN và cả triệu người dân thì “ai cũng vặt" và "ở đâu cũng
vặt' thì tiêu cực này không hề nhỏ và tất nhiên sự phẫn nộ lại càng lớn.
Những hiện
tượng tiêu cực trên không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành thuế, đi ngược
lại tuyên ngôn "minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính" của ngành mà
còn gây hại cho môi trường kinh doanh, làm nản lòng các nhà đầu tư quốc tế.
Ông Nam cam
kết: "Chúng tôi đang đẩy nhanh tốc độ, rút ngắn thời gian nộp thuế xuống.
Đặc biệt, cuối năm nay ngành phấn đấu 90% số doanh nghiệp sẽ tham gia triển
khai nộp thuế qua mạng. Khi mọi việc đã công khai trên mạng thì hi vọng, tình
trạng tiêu cực sẽ giảm đi".
Ông Nam trấn an: "Từ năm ngoái, tôi đã yêu cầu tất
cả các cán bộ công chức trong ngành phải ký văn bản cam kết thực hiện nghiêm
tiêu chuẩn văn hoá, đạo đức và những điều kỷ luật trong ngành, nghiêm cấm mọi
hành vi hạch sách, nhũng nhiễu, cửa quyền... "
Làm ở ngành thuế
không giàu là ngu
Tuy nhiên,
những quy định này đã có từ lâu và việc cam kết không phải lần đầu. Nếu những điều trấn
an của ông ông Bùi Văn
Nam - Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế - chỉ là những lời hứa như trong hàng trăm cuộc hội
nghị khác thì mọi chuyện rồi cũng “huề cả làng”. Ông công chức nào chẳng biết hạch
sách dân, bắt dân lòi tiền ra mới ký giấy tờ là vi phạm đạo đức nặng nề của người
công chức. Ngay cả học sinh tiểu học cũng biết chứ chẳng cần phải là “tiêu chuẩn văn hoá, đạo đức và những
điều kỷ luật trong ngành thuế”. Vấn đề là CON NGƯỜ ĐÃ ĐƯỢC ĐÀO TẠO RA SAO VÀ
VIỆC THỰC THI NHƯ THẾ NÀO. Khi mà còn có người nói rằng làm ở ngành thuế mà
không giàu thì chỉ là thằng ngu hay thằng dở hơi. Khi mà tác động xã hội còn xấu,
quan nào cũng giàu, chỉ khi bị mất trộm mới lòi ra thì khó có biện pháp nào hiệu
quả cho một nền hành chánh trong sạch. Hãy nhìn “nghệ thuật giấu tiền” của các
quan. Tôi chỉ nêu vài vụ tiêu biểu:
Mất gần 3 tỉ đồng chỉ
dám khai mất 5 cây vàng
Cách đây hơn 1 năm, 4 trên trộm đã thực hiện vụ trộm
cắp tại nhà riêng của vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh
Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - trưởng phòng tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai.
Trong lúc tìm kiếm, chúng phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số,
bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn
vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng... Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại
nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỷ đồng.
Vụ trộm xảy ra khi gia đình bà Lan đang đi du lịch. 5 ngày sau bà Lan trở
về phát hiện nhà bị trộm “viếng thăm”, lấy đi nhiều tài sản quý giá nhưng bà lại
trình báo lên Công an phường Yên Đổ (TP. Pleiku) là bị trộm đột nhập nhà, nhưng
không bị mất tài sản. Khoảng một tuần sau, bà Lan lại có đơn trình báo gửi Công
an TP. Pleiku, vào đêm 31/12/2012, nhà bà bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp 5 cây
vàng (?).
Nhờ 4 tên trộm bị bắt mới biết tiền vàng nhà
quan quá nhiều để cả dưới gầm giường rồi tỉnh bơ đi du lịch. Không biết quan
còn giàu đến đâu.
Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng
Ngày 5/12/2011, bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng Trung
tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến - SN 1960, Đội trưởng Đội
Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.Sài Gòn) đi làm về thì phát hiện nhà bị trộm.Chiếc két sắt đặt trong phòng ngủ
bị cạy phá, toàn bộ tài sản bên trong đã bị trộm. Theo trình báo của nạn nhân, tài
sản bị mất gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000
USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan... , tổng trị giá
hơn 6 tỷ đồng.
Ngoài ra còn những vụ trộm lớn khác như trộm chui vào nhà của ông Phó ban chống tham
nhũng tỉnh Đồng Nai lấy chiếc Toyota Altis trị giá trên 800 triệu đồng ;
Ông Lăng Văn Hòa - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn
trình báo: Ngày 7/5, gia đình bị kẻ gian đột nhập lấy trộm 40 000 USD, 5 cây
vàng SJC, 1 lắc tay, 1 đôi nhẫn cưới và số tiền gần 100 triệu đồng.
Bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng
Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến - SN 1960, Đội
trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.HCM) bị mất
gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn
sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan... , tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng…
Đấy là chỉ kể sơ sơ vài vụ trộm nhà quan và hầu
hết là các quan làm ở ngành thuế, ngành tài chánh, có thể có quan mất rất nhiều
nhưng chẳng dám khai báo làm chi cho… lòi mặt chuột.
“Siêu trộm” Đặng Ngọc Tân - thủ phạm đột nhập
tư gia của hàng chục vụ trộm tại nhà các đại gia, quan chức ở Đà Nẵng thú nhận
trước tòa rằng nhà đại gia, quan chức lắm tiền nhiều của chứ nhà dân thường lấy
đâu ra tiền mà đột nhập vào cho mất công. Từ tháng 3/2008 đến 30/4/2011, Tân và
đồng phạm Nguyễn Hữu Phước đã thực hiện 45 vụ trộm cắp tài sản, trong đó trót lọt
36 vụ.
Việc ai cũng biết từ lâu sao không làm?
Ở bất cứ đâu cũng ăn vặt hay “ăn lớn” mà chỉ bắt được vài vụ thì chỉ để
làm cảnh chứ thực chất không đủ sức làm cho bọn tham quan lùi bước. Phải làm
khác đi, làm đến nơi đến chốn chứ không phải chỉ là hứa suông. Hãy thí dụ như
chuyện cả nước cùng biết, người Việt ở nước ngoài về VN ai cũng biết, qua cửa
phi trường Tân Sơn Nhất phải “cống nộp” mới không bị làm khó dễ, chuyện xảy ra
từ “khươm mươi niên” rồi, nay vẫn vậy. Nếu làm đến nơi đến chốn, lắp camera
theo dõi ngầm, cho nhân viên bí mật giả dạng khách về VN điều tra và rất nhiều
biện pháp giản dị khác nữa, tôi chắc chỉ trong vòng một tuần, nhiều lắm là 1
tháng là tóm được tận ổ không sót tên nào. Chuyện “ăn vặt” này là mối nhục quốc
thể, sao chưa làm? Cứ để người dân trong nước xấu hổ mãi với bà con anh em từ
nước ngoài về như hiện nay sao?
Đành tiếp tục chờ
đợi kết
quả thực tế sự cải cách
của ngành thuế từ việc bị chính Bộ trưởng Tài Chánh và Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế phát giác “ăn vặt” lần này vậy.
Văn Quang-
01-8-2014
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn Cán bộ nông thôn ép dân, cán bộ thuế “ăn vặt”
Trong bài tuần trước, tôi đã tường thuật với bạn đọc về những nỗi khổ của người dân nông thôn phải đóng đủ thứ thuế, đóng thuế đến nỗi người dân phải kêu lên nhà không còn hạt gạo mà ăn.
Trong bài tuần trước,
tôi đã tường thuật với bạn đọc về những nỗi khổ của người dân nông thôn phải
đóng đủ thứ thuế, đóng thuế đến nỗi người dân phải kêu lên nhà không còn hạt gạo
mà ăn. Nhưng chưa hết, cái bệnh vô cảm của các “quan nông thôn” còn đáng kinh
ngạc hơn. Không cần thông cảm với ai hết, không cần biết tình cảnh bi đát của
người dân ngay tại làng xã mình ra sao, phải đóng thuế cái đã rồi sống chết mặc
bay, tiền cứ thu tận đáy thùng. Vậy các ông được dân bầu ra hay quan nào chỉ định
các ông được làm quan để hành dân, có thể nói thẳng là tàn bạo như thế này đây.
Mời bạn đọc và nhân thể mời các qua lớn quan bé nhìn vào những cảnh đau lòng
này đã, đang và vẫn còn xảy ra ở nông thôn.
Người đau ốm gần chết cũng phải nộp, người bị
nhũn não cũng phải nộp, người ngồi xe lăn cũng phải nộp cái thứ thuế gọi là thuế
nông thôn mới.
Chuyện xảy ra tại xã Tân Thủy (Lệ Thủy, Quảng
Bình), nhiều người dân phải vay tín dụng đen để nộp tiền xây dựng nông thôn mới.
Gần chết cũng phải nộp xong thuế rồi mới được chết
Bà Phạm Thị Lướt ở Thôn Tân Thái đang tính toán số
tiền phải vay để nộp thêm cho bảy khẩu (7 người) trong nhà.
Trước bàn thờ của mẹ già, bà Lướt kể: “Đời tui răng cực. Nhà nghèo quá. Năm
ngoái, mạ tui già yếu, chỉ còn tính từng ngày
là chết. Tui lên thôn, lên xóm xin miễn giảm cho mạ tui vì bệnh nặng thập tử nhất
sinh, không có tiền. Rứa mà thôn không đồng ý. Tui cắn răng đi vay nóng
5.400.000 đồng, lãi cắt cổ 30% để nộp cho cả nhà tám khẩu (một kiểu vay tín dụng đen, không nộp đã có xã hội đen vác mã tấu đến
nhà đòi giùm). Nộp xong thì mạ tui qua đời. Thế là mạ tui phải nộp
xong tiền nông thôn rồi mới được chết! Chừ còn bảy khẩu, đang tính không biết tiền
mô mà nộp. Nghèo quá!” Bà Lướt cũng cho
biết thêm, xóm bầu bà vô hộ nghèo vì thực sự khó khăn thì thôn bắt phải chồng
tiền đủ chuẩn nộp nông thôn mới của năm mới cho vô hộ nghèo”. Thế thì bà cứ nghèo muôn năm!
Đứa bé 9 tuổi bị nhũn não cũng phải nộp thuế
Tương tự, bà Nguyễn Thị Phương, nhà khó khăn, xóm bầu vào loại nhà cận nghèo. Nhưng thôn và cán bộ xã yêu cầu nộp đủ
2,8 triệu đồng tiền làm đường mới được phép cận nghèo. Vay mượn không ra, địa
phương gạch sổ, cho nhà khác đi vay ra tiền. Đau lòng hơn, có trường
hợp cháu Dương Văn Thiện (chín tuổi) ở thôn Tân Lị bị bệnh
nhũn não, thường xuyên đi bệnh viện điều trị, cha mẹ không làm được gì ra tiền,
cũng bắt nộp đều hơn 1 triệu đồng để làm đường nông thôn mới. Bà Nguyễn Thị
Thoái, hàng xóm của cháu, cho biết: “Ở trong làng mà không nộp không được,
không nộp thì làng bắc loa “kể tội”. Tôi chỉ xin cháu bị bệnh não thì giảm cho cháu một ít, rồi sau ba nó có sức đi mần thuê kiếm tiền nộp thêm cho cháu cũng được, nhưng cán bộ chả giảm cho được một đồng”. Ôi mấy ông cán bộ
nông thôn này chắc không có tim, không còn biết phải ví họ như cái gì đây nữa.
Tàn nhẫn đến thế là cùng!
Chỉ được ký tên, không được nhận
tiền cứu trợ bão
lụt
Hàng loạt người dân ở thôn Tân Lị còn cho biết
gia đình họ bị trận bão hồi tháng 10-2013 càn quét thiệt hại nặng. Gần tết Nguyên đán, những gia đình thiệt hại đều rơi vào hoàn cảnh rất nghèo và
họ được mời đi nhận quà hỗ trợ bão lụt. Nhưng chỉ được ký, không được nhận vì
thôn, xã buộc trả tiền nộp làm đường nông thôn mới.
Hoàn cảnh đáng thương tâm như anh Dương Văn Điệp (42 tuổi), nhà nghèo, vợ
mất, con gái học lớp 6 ở trong căn nhà tuềnh toàng, đoàn từ thiện cho gói quà
cùng tiền mặt 280.000 đồng bị địa phương ách lại. Anh chua xót kể: “Nhà tui nghèo,
tưởng có được chỗ tiền đó về mua bánh chưng cúng cho vợ,
còn ít tiền mua thịt cho con ăn đỡ thèm thì họ chấn ngang, nói còn mắc nợ tiền
làm đường. Tui nói tui nghèo nhưng còn sức lao động, tui mần được thì tui cố gắng
nộp, tui ở trong làng chứ có đi mô mô mà sợ. Họ không cho. Họ tính toán hai cha
con tui nộp gần 7 triệu đồng, tui nộp 1,6 triệu đồng rồi. Đi phụ thợ mỗi ngày
được hơn trăm bạc, mua gạo ăn mắm muối hai cha con, còn lại tui cũng biết giữ để
nộp tiền nông thôn mới cùng chòm xóm. Nghèo tui cũng cố nộp nhưng mà họ lại chấn
ngang tiền bà con từ thiện tết của cha con tui mà tủi!”.
Cùng hoàn cảnh như anh Diệp còn có nhiều gia đình chị
khác như chị Nguyễn Thị Lệ, nhà có tám khẩu, thôn bắt đổ
đầu, cứ đứa nhỏ đến lớn không làm gì cũng nộp, mẹ già cũng nộp mỗi khẩu (mỗi người) 1,8 triệu đồng. Chị Lệ là một trong những gia đình
bị nộp tiền nông thôn mới chậm nên quà tết 280.000 đồng cũng bị cán bộ cấn trừ. Chị Lê Thị Tra (28 tuổi), xóm bầu vào hộ nghèo, thế nhưng khi
nhận tiền từ thiện 280.000 đồng cũng bị địa phương cấn trừ thẳng tưng.
Nói tóm lại cán bộ không cần biết giàu nghèo đói
khổ ra sao, cứ bắt nộp ngang nhau, dân hở ra có đồng nào là bị chặn ngay kể cả
tiền cứu trợ. Thế này thì bầu các ông ra để làm gì? Cư xử với dân như thế, các
quan nông thôn này chẳng khác gì bọn xã hội đen.
Gian dối của quan xã: Đường
hơn 500 m khống lên cả ngàn mét
Chưa hết, ở thôn Tân Lị, khi trưởng thôn thông báo suất đinh nộp tiền nông thôn mới phải đóng
2,2 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Thoái (55 tuổi) cùng nhiều người dân khác không đồng ý, bà phân tích rõ ràng sức dân, thôn áp giá mỗi khẩu (gia đình) nộp 1,8 triệu đồng. Bà Thoái nói: “Thôn, xã áp đặt
nộp, cào bằng hết. Không phân biệt nghèo khó với khá giả.
Dân đã cực càng thêm cực. Rứa mà họ làm con đường đầu
tiên dài 590 m, nhà thầu lại khai khống lên 1.000 m,
họ ký với xã hơn 1,1 triệu đồng mỗi mét dài. Dân bực quá phản ứng như thế là gian dối, không cho họ làm, dân tự làm thì giá
thành chỉ cần 300.000 đồng mỗi mét. Không biết họ gian dối
làm chi mà quá trời!”.
Bà Thoái là người phát hiện vụ việc này đã bị ông Dương Đăng Nhân, làm cán bộ thôn đánh bà Thoái
ngay tại hội trường thôn khi bà phát biểu những gian dối về thu tiền
hỗ trợ bão lụt của người dân cũng như nhà thầu kê khống con đường lên 1.000 m. Vì bị đánh đau và được nhiều người dân đông tình, bà Thoái đã đưa sự việc
này lên cơ quan CA huyện điều tra.
Xây dựng nông thôn mới cái kiểu này thì thà để
người dân sống yên lành với nông thôn ruộng vườn cũ còn hơn. Bày đặt ra “cái mới”
không để giúp dân mà chỉ để hành dân thẳng tay và kiếm ăn trên mồ hôi nước mắt
của người dân khố rách áo ôm thì không còn gì tàn nhẫn hơn. Hy vọng các quan
trên trông xuống cho người dân được một chút “hạnh phúc” thật sự chứ không chỉ
là cái khẩu hiệu hô lên cho vui tai các quan.
Đó là vài chuyện ở nông thôn, còn ở “thành thị”
và ở các cấp trên trong ngành thuế cũng nhiều chuyện rắc rối không kém.
Cán bộ thuế tác phong lề lối quan liêu và chỉ “ăn vặt”
Thật ra đây chỉ là thứ chuyện “biết rồi khổ lắm,
nói mãi” ở VN. Ai cũng biết, ai cũng hiểu nhưng ai cũng phải “thi hành”. Cho đến
tháng 7-2014 vừa qua, ông Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng mới có thì giờ phát biểu
trong một cuộc hội nghị của ngành thuế.
Dẫn lại báo cáo của Ngân hàng thế
giới về thời gian làm thủ tục hành chính thuế, bảo hiểm… lên tới 872 giờ mỗi
năm, ông Dũng cho rằng như vậy là quá cao, còn phiền hà, bởi riêng thủ nộp thuế
vẫn còn tới quá nửa, khoảng hơn 500 giờ.
Nhưng vấn đề ông đau đáu hơn cả là nhiều doanh nghiệp, người nộp thuế
đang không hài lòng với tác phong, lề lối của cán bộ thuế.
Nhưng vấn đề ông đau đáu hơn cả là nhiều doanh nghiệp, người nộp thuế
đang không hài lòng với tác phong, lề lối của cán bộ thuế. Ông thừa nhận:
“Nộp thuế giờ khó lắm, nộp thuế trước bạ ở Hà Nội người dân phải thuê
làm dịch vụ đấy. Mình tuyên truyền vận động mà người dân phải đi thuê dịch vụ để
làm sổ đỏ thì chết. Cái này là nhũng nhiễu cán bộ. Có khi làm chặt sẽ xuống chỉ
còn 200-300 giờ. Người dân phàn nàn lắm, vì cán bộ thuế chỉ ăn vặt”.
Chút lòng trinh bạch từ này xin chừa
Cũng theo vị tư lệnh ngành tài chính, hiện vẫn còn tình
trạng người nộp thuế phải trải qua rất nhiều loại giấy tờ mới nộp được thuế. Về
phía doanh nghiệp, nhiều đơn vị thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng phải đợi hằng
tuần, hằng tháng để được giải quyết. Ông Dũng nói thêm: “Người nộp
thuế phải đi lại nhiều lần, phải chi bồi dưỡng cho cán bộ thuế mới nộp
được. Như vậy đau đầu lắm!”
Thưa ông Bộ trưởng, ông đau đầu còn người dân
thì đau cả đời người đấy. Đến việc sốt sắng xin nộp thuế mà cũng phải mất tiền
cho cò, chờ đợi như chờ sung rụng thì quả là tội nghiệp cho người lương thiện.
Họ không còn dám lương thiện nữa phải tìm đường “lách” thôi. Hay nói như Thúy
Kiều “Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!”.
Vì thế chuyên gia
kinh tế Lê Đăng Doanh phát biểu:
"Bộ trưởng Dũng đã nhận xét rất thẳng thắn nhưng tôi nghĩ bức tranh thực tế
còn nghiêm trọng hơn rất nhiều".
Ông kể:
"Một doanh
nghiệp được Bộ Khoa học Công Nghệ công nhận là doanh nghiệp công nghệ,
theo quy định, sẽ được miễn “thuế
thu nhập
doanh nghiệp (DN)” tới 5 năm. Thế nhưng, trong 1 cuộc họp
tôi được dự, doanh nghiệp đó đứng lên nói rằng, "tôi rất cảm ơn Bộ trưởng
nhưng để xin được ưu đãi đó, tôi có thể phải tốn chi phí thời gian và tiền bạc
đút lót tương đương số thuế được giảm. Cho nên, tôi xin được nộp thuế như bình
thường".
Nghe câu này chẳng biết các ông cán bộ thuế của nước VN có biết tí “văn
hóa xấu hổ” nào không?
TS Doanh nhấn
mạnh: "Những vi phạm này có tính hệ thống, liên tục, rất nghiêm trọng.
Tình cảnh doanh nghiệp rất khốn khổ. Vậy nên, ngành thuế không thể xem thường".
Theo vị
chuyên gia kinh tế này, Tổng Cục thuế cần phải làm việc thẳng thắn với cộng đồng
DN, nhất là các hiệp hội. DN có thể sợ bị trù, không nói thì các hiệp hội phải
dũng cảm nói thay cho DN.
Nói về chuyện xử
'ăn vặt' của cán bộ thuế, ông Bùi Văn Nam - Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế - cho
biết: "Những hiện tượng tiêu cực như Bộ trưởng Dũng nói, tôi cũng đã trực
tiếp được nghe và đã đi chấn chỉnh ở nhiều địa phương. Ví dụ như ở TP. Sài Gòn, Hà Nội... Sau khi nghe báo đài đưa
tin, phản ánh các hiện tượng tiêu cực, chúng tôi ngay lập tức vào cuộc xử lý
nghiêm minh".
Tuy nhiên,
những sự vụ đã bị chính ngành thuế xử lý xem ra không hề vặt tý nào. Người đứng
đầu ngành thuế cho biết, gần đây nhất là trường hợp chiếm dụng tiền thuế tới
4,599 tỷ đồng của công chức Nông Hồng Văn, thuộc chi cục thuế huyện Phục Hoà, tỉnh
Cao Bằng và vụ nhận hối lộ của công chức Huỳnh Trung Hiếu, thuộc chi cục thuế
quận 1, TP. Sài Gòn.
Bên cạnh đó,
theo thống kê, 6 tháng đầu năm, hệ thống thuế đã phải xử lý kỷ luật hành chính
133 trường hợp vi phạm, trong đó, có tới 7 trường hợp bị xem xét hình sự với 6
trường hợp đã bị kết án tù và 1 trường hợp đang điều tra.
Với thực trạng
này, ông Nam thừa nhận, ngành thuế có tuyên ngôn, có quy tắc văn hoá công sở,
có quy định về 10 điều kỷ luật, những điều cần xây và chống... nhưng vẫn chưa đủ.
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, chỉ có con đường duy nhất tháo gỡ mọi vấn đề là
phải cải cách, minh bạch thủ tục thuế.
Cán bộ thuế quá nhiều
quyền hành
Tuy nhiên,
bên cạnh vấn đề nhũng nhiễu của cán bộ thì câu chuyện ngành thuế còn nằm ở những
quy định và hệ thống văn bản phức tạp mà từ đó tạo nên cơ hội cho “ăn vặt” phát sinh.
Sự phiền hà
trong nộp thuế gồm nhiều vấn đề như: số lần kê khai, nộp quá nhiều. Người nộp
thuế phải tiếp xúc với cán bộ thuế thường xuyên và cán bộ có rất nhiều quyền,
trong khi giám sát không đủ mạnh. Tất cả những điều này nảy sịnh trên một hệ thống
quy định thuế phức tạp, cùng một quy định nhưng cách hiểu và cách áp dụng mỗi
nơi lại khác nhau. Cán bộ muốn áp dụng kiểu nào cũng được.
Từ đó, dù
quy định nhiều và khắt khe nhưng vẫn có nhiều kẽ hở nên mới có chuyện "mặc
cả" và chia đôi để được hưởng lợi giữa cán bộ thuế và người nộp thuế. Điều
này khiến những người làm ăn ngay thẳng gặp khó, trong khi những kẻ chủ trương
tiêu cực vẫn có thể tìm cách "chi" để lách.
Ai cũng ăn vặt ở đâu
cũng ăn vặt
Đúng là cán bộ
thuế “ăn vặt” như Bộ trưởng Dũng nói nhưng với thực tế đã diễn ra thì xem ra có nhiều
việc không hề vặt tý nào. Mà với hàng chục
ngàn nhân viên, làm việc với cả trăm ngàn DN và cả triệu người dân thì “ai cũng vặt" và "ở đâu cũng
vặt' thì tiêu cực này không hề nhỏ và tất nhiên sự phẫn nộ lại càng lớn.
Những hiện
tượng tiêu cực trên không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành thuế, đi ngược
lại tuyên ngôn "minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính" của ngành mà
còn gây hại cho môi trường kinh doanh, làm nản lòng các nhà đầu tư quốc tế.
Ông Nam cam
kết: "Chúng tôi đang đẩy nhanh tốc độ, rút ngắn thời gian nộp thuế xuống.
Đặc biệt, cuối năm nay ngành phấn đấu 90% số doanh nghiệp sẽ tham gia triển
khai nộp thuế qua mạng. Khi mọi việc đã công khai trên mạng thì hi vọng, tình
trạng tiêu cực sẽ giảm đi".
Ông Nam trấn an: "Từ năm ngoái, tôi đã yêu cầu tất
cả các cán bộ công chức trong ngành phải ký văn bản cam kết thực hiện nghiêm
tiêu chuẩn văn hoá, đạo đức và những điều kỷ luật trong ngành, nghiêm cấm mọi
hành vi hạch sách, nhũng nhiễu, cửa quyền... "
Làm ở ngành thuế
không giàu là ngu
Tuy nhiên,
những quy định này đã có từ lâu và việc cam kết không phải lần đầu. Nếu những điều trấn
an của ông ông Bùi Văn
Nam - Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế - chỉ là những lời hứa như trong hàng trăm cuộc hội
nghị khác thì mọi chuyện rồi cũng “huề cả làng”. Ông công chức nào chẳng biết hạch
sách dân, bắt dân lòi tiền ra mới ký giấy tờ là vi phạm đạo đức nặng nề của người
công chức. Ngay cả học sinh tiểu học cũng biết chứ chẳng cần phải là “tiêu chuẩn văn hoá, đạo đức và những
điều kỷ luật trong ngành thuế”. Vấn đề là CON NGƯỜ ĐÃ ĐƯỢC ĐÀO TẠO RA SAO VÀ
VIỆC THỰC THI NHƯ THẾ NÀO. Khi mà còn có người nói rằng làm ở ngành thuế mà
không giàu thì chỉ là thằng ngu hay thằng dở hơi. Khi mà tác động xã hội còn xấu,
quan nào cũng giàu, chỉ khi bị mất trộm mới lòi ra thì khó có biện pháp nào hiệu
quả cho một nền hành chánh trong sạch. Hãy nhìn “nghệ thuật giấu tiền” của các
quan. Tôi chỉ nêu vài vụ tiêu biểu:
Mất gần 3 tỉ đồng chỉ
dám khai mất 5 cây vàng
Cách đây hơn 1 năm, 4 trên trộm đã thực hiện vụ trộm
cắp tại nhà riêng của vợ chồng ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh
Kon Tum và bà Trần Thị Xuân Lan - trưởng phòng tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai.
Trong lúc tìm kiếm, chúng phát hiện dưới gầm giường một valy khóa số,
bên trong có nhiều vàng thẻ đóng gói thành dây bọc trong túi nilon, nhiều nhẫn
vàng, bông tai, lắc vàng, dây chuyền vàng... Tổng số tài sản do nhóm trộm lấy tại
nhà ông Thọ khoảng 2,792 tỷ đồng.
Vụ trộm xảy ra khi gia đình bà Lan đang đi du lịch. 5 ngày sau bà Lan trở
về phát hiện nhà bị trộm “viếng thăm”, lấy đi nhiều tài sản quý giá nhưng bà lại
trình báo lên Công an phường Yên Đổ (TP. Pleiku) là bị trộm đột nhập nhà, nhưng
không bị mất tài sản. Khoảng một tuần sau, bà Lan lại có đơn trình báo gửi Công
an TP. Pleiku, vào đêm 31/12/2012, nhà bà bị kẻ trộm đột nhập lấy cắp 5 cây
vàng (?).
Nhờ 4 tên trộm bị bắt mới biết tiền vàng nhà
quan quá nhiều để cả dưới gầm giường rồi tỉnh bơ đi du lịch. Không biết quan
còn giàu đến đâu.
Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng
Ngày 5/12/2011, bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng Trung
tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến - SN 1960, Đội trưởng Đội
Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.Sài Gòn) đi làm về thì phát hiện nhà bị trộm.Chiếc két sắt đặt trong phòng ngủ
bị cạy phá, toàn bộ tài sản bên trong đã bị trộm. Theo trình báo của nạn nhân, tài
sản bị mất gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000
USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan... , tổng trị giá
hơn 6 tỷ đồng.
Ngoài ra còn những vụ trộm lớn khác như trộm chui vào nhà của ông Phó ban chống tham
nhũng tỉnh Đồng Nai lấy chiếc Toyota Altis trị giá trên 800 triệu đồng ;
Ông Lăng Văn Hòa - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn
trình báo: Ngày 7/5, gia đình bị kẻ gian đột nhập lấy trộm 40 000 USD, 5 cây
vàng SJC, 1 lắc tay, 1 đôi nhẫn cưới và số tiền gần 100 triệu đồng.
Bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng
Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến - SN 1960, Đội
trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.HCM) bị mất
gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn
sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan... , tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng…
Đấy là chỉ kể sơ sơ vài vụ trộm nhà quan và hầu
hết là các quan làm ở ngành thuế, ngành tài chánh, có thể có quan mất rất nhiều
nhưng chẳng dám khai báo làm chi cho… lòi mặt chuột.
“Siêu trộm” Đặng Ngọc Tân - thủ phạm đột nhập
tư gia của hàng chục vụ trộm tại nhà các đại gia, quan chức ở Đà Nẵng thú nhận
trước tòa rằng nhà đại gia, quan chức lắm tiền nhiều của chứ nhà dân thường lấy
đâu ra tiền mà đột nhập vào cho mất công. Từ tháng 3/2008 đến 30/4/2011, Tân và
đồng phạm Nguyễn Hữu Phước đã thực hiện 45 vụ trộm cắp tài sản, trong đó trót lọt
36 vụ.
Việc ai cũng biết từ lâu sao không làm?
Ở bất cứ đâu cũng ăn vặt hay “ăn lớn” mà chỉ bắt được vài vụ thì chỉ để
làm cảnh chứ thực chất không đủ sức làm cho bọn tham quan lùi bước. Phải làm
khác đi, làm đến nơi đến chốn chứ không phải chỉ là hứa suông. Hãy thí dụ như
chuyện cả nước cùng biết, người Việt ở nước ngoài về VN ai cũng biết, qua cửa
phi trường Tân Sơn Nhất phải “cống nộp” mới không bị làm khó dễ, chuyện xảy ra
từ “khươm mươi niên” rồi, nay vẫn vậy. Nếu làm đến nơi đến chốn, lắp camera
theo dõi ngầm, cho nhân viên bí mật giả dạng khách về VN điều tra và rất nhiều
biện pháp giản dị khác nữa, tôi chắc chỉ trong vòng một tuần, nhiều lắm là 1
tháng là tóm được tận ổ không sót tên nào. Chuyện “ăn vặt” này là mối nhục quốc
thể, sao chưa làm? Cứ để người dân trong nước xấu hổ mãi với bà con anh em từ
nước ngoài về như hiện nay sao?
Đành tiếp tục chờ
đợi kết
quả thực tế sự cải cách
của ngành thuế từ việc bị chính Bộ trưởng Tài Chánh và Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế phát giác “ăn vặt” lần này vậy.
Văn Quang-
01-8-2014