TIN CỘNG ĐỒNG
Vấn đề ‘Liên Kết Người Việt Hải Ngoại’
Tại sao “Liên Kết Người Việt Hải Ngoại” lại là một vấn đề? Đó là vì, cho đến nay, sau hơn 40 năm ly hương, những cố gắng Liên Kết Người Việt Hải Ngoại vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.
(Hình minh họa: HECTOR MATA/AFP/Getty Images)
Bác Sĩ Nguyễn Quyền Tài
Tại sao “Liên Kết Người Việt Hải Ngoại” lại là một vấn đề? Đó là vì, cho đến nay, sau hơn 40 năm ly hương, những cố gắng Liên Kết Người Việt Hải Ngoại vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Những thất bại trong quá khứ khiến nhiều người không còn tin “đoàn kết” là việc khả thi nữa. Những vị từng hoạt động trong chính trường miền Nam Việt Nam và trong những hội đoàn, đảng phái ở hải ngoại, khi được hỏi ý kiến về những nỗ lực “Liên Kết Người Việt,” đã nhận định ngay là việc làm này “khó lắm.” Những vị từng gặp phải những trở ngại hoặc những mưu toan phá rối thì ngã lòng và không còn hăng hái tham gia nữa. Tình trạng lủng củng trong các cộng đồng người Việt đã khiến cho nhiều người truyền miệng với nhau là “đối phương không cần phải tốn công gây chia rẽ; những hội đoàn người Việt đã tự gây chia rẽ trong nội bộ rồi.”
Người Việt thuộc lòng câu ngạn ngữ “một cây làm chẳng nên non,” và hiểu rõ tầm quan trọng của nhu cầu đoàn kết để góp phần vào việc bảo tồn đất nước, dân tộc trước mưu lược thôn tính của một cường quốc, và để tạo được một lực lượng chánh trị khả dĩ yểm trợ cho những đòi hỏi nhân quyền, tự do và dân chủ của đồng bào trong nước. Tuy nhiên, mỗi khi tìm cách thể hiện ý muốn đoàn kết thì người Việt hải ngoại thường gặp nhiều trở ngại. Kinh nghiệm của những người đi trước có thể cho biết những nguyên nhân và chướng ngại nào khiến cho những dự án liên kết trước đây không thành tựu:
1-Âm mưu phá rối việc đoàn kết, từ việc in hình một lá cờ gây ngộ nhận trong tờ chương trình hội thảo, cho tới việc dùng số đông để khuynh đảo một cuộc bầu cử hay việc đăng bài nói xấu đời tư của những người đã được đề cử vào những chức vụ lãnh đạo.
2-E ngại thanh danh cá nhân mình hay tổ chức mình bị liên lụy khi việc đoàn kết đổ vỡ vì việc làm bất chánh của một thành phần khác trong tổ chức.
3-Không đồng thuận trong việc ấn định cách thức bầu cử thành phần điều hành cho tổ chức.
4-Quá chú trọng vào việc phát triển tổ chức của mình mà quên đi nhu cầu đoàn kết để tạo sức mạnh hợp quần.
5-E ngại việc đoàn kết sẽ tạo thêm một tổ chức có thể cạnh tranh với tổ chức của mình trong việc tạo uy tín và thế lực.
6-Không muốn hòa nhập vào một tổ chức khác vì e ngại mất đi khả năng hoạt động độc lập theo tôn chỉ và lề lối của riêng mình.
7-Không muốn một cá nhân hay tổ chức khác đại diện hay làm phát ngôn nhân cho tổ chức mình.
8-Không muốn làm việc trong với một tổ chức trong đó có một cá nhân mà mình đã có ác cảm.
Những nguyên nhân khác nhau khiến cho các dự án đoàn kết trước đây không thành tựu được, xuất phát từ nhiều phía, nhưng chung quy, lý do chánh là sự thiếu tin cậy lẫn nhau. Vấn đề tâm lý này là hậu quả của những lừa dối mà người Việt đã chứng kiến và lãnh chịu ở cả hai miền Nam, Bắc, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, trong thời kỳ chiến tranh cũng như sau đó. Phương pháp tạo được sự đoàn kết của người Việt cần hóa giải tất cả những yếu tố gây trở ngại nêu trên đây và phù hợp với những điều kiện sinh hoạt của các cộng đồng người Việt tại các quốc gia trên thế giới.
Ban Liên Lạc và Phối Hợp Vận động Liên Kết Người Việt Hải Ngoại, do các tham dự viên Hội Nghị Liên Kết kỳ 1 tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, thành lập vào Tháng Mười, 2015, đề ra một mô thức Liên Kết dựa vào những ý kiến thu thập được sau khi tìm hiểu những vấn đề gây trở ngại cho các cuộc vận động liên kết trước đó. Mô thức này, tạm gọi là “Mạng Liên Kết,” không nhằm tổ chức một phe nhóm mới với một ban lãnh đạo mới, mà là một cơ cấu liên lạc và nối kết những tổ chức cộng đồng, đoàn thể và nhân sĩ người Việt ở hải ngoại hiện nay đang hoạt động riêng rẽ, với nhiệm vụ liên lạc và phối hợp hoạt động giữa các thành viên tham gia sinh hoạt trong mạng.
“Mạng Liên Kết” sẽ do một “Ban Liên Lạc và Phối Hợp Hoạt Động” được đề cử để thực hiện những mục tiêu, trong thời hạn nhiệm kỳ và theo những điều lệ nội qui do chính các thành viên trong mạng ấn định.
Với một cơ cấu tổ chức và hoạt động như vừa kể trên, mô thức “Mạng Liên Kết” có thể tránh được những yếu tố tâm lý gây trở ngại cho việc đoàn kết, và hóa giải những mưu toan phá rối:
1-Những mưu toàn phá rối chỉ có thể đánh đổ một, hai thành viên trong mạng hoặc một, hai cá nhân trong ban điều hành, nhưng không thể gây đổ vỡ cho toàn thể “Mạng Liên Kết.”
2-Nếu một, hai thành viên (hội đoàn hay cá nhân) trong mạng bị phá rối thì những thành viên khác vẫn không bị suy suyển hay liên lụy.
3-“Ban Liên Lạc và Phối Hợp” được đề cử để điều hành “Mạng Liên Kết” theo một bản Điều Lệ Nội Qui do chính các thành viên trong mạng soạn thảo và dưới sự kiểm soát của một ban giám sát. Ban giám sát này cũng do các thành viên trong mạng đề cử và cũng hoạt động theo bản Điều Lệ và Nội Qui đã được ấn định.
4-Những tổ chức tham gia “Mạng Liên Kết” vẫn có thể kết nạp thêm thành viên để củng cố và gia tăng hiệu năng cho chương trình hoạt động của tổ chức mình.
5-Vai trò của “Ban Liên Lạc và Phối Hợp” của “Mạng Liên Kết” là nối kết và phối hợp hoạt động giữa các thành viên, và thành phần “Ban Liên Lạc và Phối Hợp” thay đổi sau mỗi nhiệm kỳ, và vì vậy, sẽ không là công cụ của một cá nhân hay phe nhóm nào để cạnh tranh với những tổ chức khác.
6-Các tổ chức hay cá nhân thành viên trong mạng vẫn giữ tôn chỉ, lề lối và chương trình hoạt động của riêng mình, và có thể tham gia vào những hoạt động phối hợp nào phù hợp với tôn chỉ và mục tiêu của mình.
7-“Ban Liên Lạc và Phối Hợp” giữ vai trò liên lạc và phối hợp hoạt động giữa các thành viên của “Mạng Liên Kết,” nhưng không đại diện cho các đoàn thể hay cá nhân thành viên.
8-Các đoàn thể hay cá nhân trong “Mạng Liên Kết” chỉ cần liên hệ với “Ban Liên Lạc và Phối Hợp” và không phải tiếp xúc, nếu không muốn, với một cá nhân nào thuộc một tổ chức thành viên khác.
Trước hiểm họa diệt vong, dân Việt Nam cần đoàn kết để cùng nhau trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và sáng kiến, kêu gọi những nhân tài đang phát triển trong các giới trẻ ở mọi nơi, hầu tạo nên một thế lực chính trị ở hải ngoại có khả năng yểm trợ những công cuộc vận động của đồng bào trong nước. Những bài học lịch sử cận đại cho thấy dân Việt Nam không thể trông cậy vào một thế lực ngoại bang nào mà phải tự lực tự cường để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia.
“Mạng Liên Kết” có thể là cơ cấu qui tụ những những người thật lòng muốn bảo tồn đất nước, và tạo điều kiện thuận lợi cho các hội đoàn và mỗi cá nhân người Việt đóng góp vào nỗ lực chung. Điều kiện trọng yếu để cho “Mạng Liên Kết” thành hình và hoạt động hữu hiệu là ý thức nhu cầu liên kết và phối hợp hoạt động trong tình thế khẩn trương hiện nay, vì chỉ có sự liên kết và phối hợp hoạt động mới tạo đủ sức mạnh để bảo tồn quốc gia, dân tộc.
(Hình minh họa: HECTOR MATA/AFP/Getty Images)
Bác Sĩ Nguyễn Quyền Tài
Tại sao “Liên Kết Người Việt Hải Ngoại” lại là một vấn đề? Đó là vì, cho đến nay, sau hơn 40 năm ly hương, những cố gắng Liên Kết Người Việt Hải Ngoại vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Những thất bại trong quá khứ khiến nhiều người không còn tin “đoàn kết” là việc khả thi nữa. Những vị từng hoạt động trong chính trường miền Nam Việt Nam và trong những hội đoàn, đảng phái ở hải ngoại, khi được hỏi ý kiến về những nỗ lực “Liên Kết Người Việt,” đã nhận định ngay là việc làm này “khó lắm.” Những vị từng gặp phải những trở ngại hoặc những mưu toan phá rối thì ngã lòng và không còn hăng hái tham gia nữa. Tình trạng lủng củng trong các cộng đồng người Việt đã khiến cho nhiều người truyền miệng với nhau là “đối phương không cần phải tốn công gây chia rẽ; những hội đoàn người Việt đã tự gây chia rẽ trong nội bộ rồi.”
Người Việt thuộc lòng câu ngạn ngữ “một cây làm chẳng nên non,” và hiểu rõ tầm quan trọng của nhu cầu đoàn kết để góp phần vào việc bảo tồn đất nước, dân tộc trước mưu lược thôn tính của một cường quốc, và để tạo được một lực lượng chánh trị khả dĩ yểm trợ cho những đòi hỏi nhân quyền, tự do và dân chủ của đồng bào trong nước. Tuy nhiên, mỗi khi tìm cách thể hiện ý muốn đoàn kết thì người Việt hải ngoại thường gặp nhiều trở ngại. Kinh nghiệm của những người đi trước có thể cho biết những nguyên nhân và chướng ngại nào khiến cho những dự án liên kết trước đây không thành tựu:
1-Âm mưu phá rối việc đoàn kết, từ việc in hình một lá cờ gây ngộ nhận trong tờ chương trình hội thảo, cho tới việc dùng số đông để khuynh đảo một cuộc bầu cử hay việc đăng bài nói xấu đời tư của những người đã được đề cử vào những chức vụ lãnh đạo.
2-E ngại thanh danh cá nhân mình hay tổ chức mình bị liên lụy khi việc đoàn kết đổ vỡ vì việc làm bất chánh của một thành phần khác trong tổ chức.
3-Không đồng thuận trong việc ấn định cách thức bầu cử thành phần điều hành cho tổ chức.
4-Quá chú trọng vào việc phát triển tổ chức của mình mà quên đi nhu cầu đoàn kết để tạo sức mạnh hợp quần.
5-E ngại việc đoàn kết sẽ tạo thêm một tổ chức có thể cạnh tranh với tổ chức của mình trong việc tạo uy tín và thế lực.
6-Không muốn hòa nhập vào một tổ chức khác vì e ngại mất đi khả năng hoạt động độc lập theo tôn chỉ và lề lối của riêng mình.
7-Không muốn một cá nhân hay tổ chức khác đại diện hay làm phát ngôn nhân cho tổ chức mình.
8-Không muốn làm việc trong với một tổ chức trong đó có một cá nhân mà mình đã có ác cảm.
Những nguyên nhân khác nhau khiến cho các dự án đoàn kết trước đây không thành tựu được, xuất phát từ nhiều phía, nhưng chung quy, lý do chánh là sự thiếu tin cậy lẫn nhau. Vấn đề tâm lý này là hậu quả của những lừa dối mà người Việt đã chứng kiến và lãnh chịu ở cả hai miền Nam, Bắc, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, trong thời kỳ chiến tranh cũng như sau đó. Phương pháp tạo được sự đoàn kết của người Việt cần hóa giải tất cả những yếu tố gây trở ngại nêu trên đây và phù hợp với những điều kiện sinh hoạt của các cộng đồng người Việt tại các quốc gia trên thế giới.
Ban Liên Lạc và Phối Hợp Vận động Liên Kết Người Việt Hải Ngoại, do các tham dự viên Hội Nghị Liên Kết kỳ 1 tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, thành lập vào Tháng Mười, 2015, đề ra một mô thức Liên Kết dựa vào những ý kiến thu thập được sau khi tìm hiểu những vấn đề gây trở ngại cho các cuộc vận động liên kết trước đó. Mô thức này, tạm gọi là “Mạng Liên Kết,” không nhằm tổ chức một phe nhóm mới với một ban lãnh đạo mới, mà là một cơ cấu liên lạc và nối kết những tổ chức cộng đồng, đoàn thể và nhân sĩ người Việt ở hải ngoại hiện nay đang hoạt động riêng rẽ, với nhiệm vụ liên lạc và phối hợp hoạt động giữa các thành viên tham gia sinh hoạt trong mạng.
“Mạng Liên Kết” sẽ do một “Ban Liên Lạc và Phối Hợp Hoạt Động” được đề cử để thực hiện những mục tiêu, trong thời hạn nhiệm kỳ và theo những điều lệ nội qui do chính các thành viên trong mạng ấn định.
Với một cơ cấu tổ chức và hoạt động như vừa kể trên, mô thức “Mạng Liên Kết” có thể tránh được những yếu tố tâm lý gây trở ngại cho việc đoàn kết, và hóa giải những mưu toan phá rối:
1-Những mưu toàn phá rối chỉ có thể đánh đổ một, hai thành viên trong mạng hoặc một, hai cá nhân trong ban điều hành, nhưng không thể gây đổ vỡ cho toàn thể “Mạng Liên Kết.”
2-Nếu một, hai thành viên (hội đoàn hay cá nhân) trong mạng bị phá rối thì những thành viên khác vẫn không bị suy suyển hay liên lụy.
3-“Ban Liên Lạc và Phối Hợp” được đề cử để điều hành “Mạng Liên Kết” theo một bản Điều Lệ Nội Qui do chính các thành viên trong mạng soạn thảo và dưới sự kiểm soát của một ban giám sát. Ban giám sát này cũng do các thành viên trong mạng đề cử và cũng hoạt động theo bản Điều Lệ và Nội Qui đã được ấn định.
4-Những tổ chức tham gia “Mạng Liên Kết” vẫn có thể kết nạp thêm thành viên để củng cố và gia tăng hiệu năng cho chương trình hoạt động của tổ chức mình.
5-Vai trò của “Ban Liên Lạc và Phối Hợp” của “Mạng Liên Kết” là nối kết và phối hợp hoạt động giữa các thành viên, và thành phần “Ban Liên Lạc và Phối Hợp” thay đổi sau mỗi nhiệm kỳ, và vì vậy, sẽ không là công cụ của một cá nhân hay phe nhóm nào để cạnh tranh với những tổ chức khác.
6-Các tổ chức hay cá nhân thành viên trong mạng vẫn giữ tôn chỉ, lề lối và chương trình hoạt động của riêng mình, và có thể tham gia vào những hoạt động phối hợp nào phù hợp với tôn chỉ và mục tiêu của mình.
7-“Ban Liên Lạc và Phối Hợp” giữ vai trò liên lạc và phối hợp hoạt động giữa các thành viên của “Mạng Liên Kết,” nhưng không đại diện cho các đoàn thể hay cá nhân thành viên.
8-Các đoàn thể hay cá nhân trong “Mạng Liên Kết” chỉ cần liên hệ với “Ban Liên Lạc và Phối Hợp” và không phải tiếp xúc, nếu không muốn, với một cá nhân nào thuộc một tổ chức thành viên khác.
Trước hiểm họa diệt vong, dân Việt Nam cần đoàn kết để cùng nhau trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và sáng kiến, kêu gọi những nhân tài đang phát triển trong các giới trẻ ở mọi nơi, hầu tạo nên một thế lực chính trị ở hải ngoại có khả năng yểm trợ những công cuộc vận động của đồng bào trong nước. Những bài học lịch sử cận đại cho thấy dân Việt Nam không thể trông cậy vào một thế lực ngoại bang nào mà phải tự lực tự cường để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia.
“Mạng Liên Kết” có thể là cơ cấu qui tụ những những người thật lòng muốn bảo tồn đất nước, và tạo điều kiện thuận lợi cho các hội đoàn và mỗi cá nhân người Việt đóng góp vào nỗ lực chung. Điều kiện trọng yếu để cho “Mạng Liên Kết” thành hình và hoạt động hữu hiệu là ý thức nhu cầu liên kết và phối hợp hoạt động trong tình thế khẩn trương hiện nay, vì chỉ có sự liên kết và phối hợp hoạt động mới tạo đủ sức mạnh để bảo tồn quốc gia, dân tộc.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Vấn đề ‘Liên Kết Người Việt Hải Ngoại’
Tại sao “Liên Kết Người Việt Hải Ngoại” lại là một vấn đề? Đó là vì, cho đến nay, sau hơn 40 năm ly hương, những cố gắng Liên Kết Người Việt Hải Ngoại vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.
(Hình minh họa: HECTOR MATA/AFP/Getty Images)
Bác Sĩ Nguyễn Quyền Tài
Tại sao “Liên Kết Người Việt Hải Ngoại” lại là một vấn đề? Đó là vì, cho đến nay, sau hơn 40 năm ly hương, những cố gắng Liên Kết Người Việt Hải Ngoại vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Những thất bại trong quá khứ khiến nhiều người không còn tin “đoàn kết” là việc khả thi nữa. Những vị từng hoạt động trong chính trường miền Nam Việt Nam và trong những hội đoàn, đảng phái ở hải ngoại, khi được hỏi ý kiến về những nỗ lực “Liên Kết Người Việt,” đã nhận định ngay là việc làm này “khó lắm.” Những vị từng gặp phải những trở ngại hoặc những mưu toan phá rối thì ngã lòng và không còn hăng hái tham gia nữa. Tình trạng lủng củng trong các cộng đồng người Việt đã khiến cho nhiều người truyền miệng với nhau là “đối phương không cần phải tốn công gây chia rẽ; những hội đoàn người Việt đã tự gây chia rẽ trong nội bộ rồi.”
Người Việt thuộc lòng câu ngạn ngữ “một cây làm chẳng nên non,” và hiểu rõ tầm quan trọng của nhu cầu đoàn kết để góp phần vào việc bảo tồn đất nước, dân tộc trước mưu lược thôn tính của một cường quốc, và để tạo được một lực lượng chánh trị khả dĩ yểm trợ cho những đòi hỏi nhân quyền, tự do và dân chủ của đồng bào trong nước. Tuy nhiên, mỗi khi tìm cách thể hiện ý muốn đoàn kết thì người Việt hải ngoại thường gặp nhiều trở ngại. Kinh nghiệm của những người đi trước có thể cho biết những nguyên nhân và chướng ngại nào khiến cho những dự án liên kết trước đây không thành tựu:
1-Âm mưu phá rối việc đoàn kết, từ việc in hình một lá cờ gây ngộ nhận trong tờ chương trình hội thảo, cho tới việc dùng số đông để khuynh đảo một cuộc bầu cử hay việc đăng bài nói xấu đời tư của những người đã được đề cử vào những chức vụ lãnh đạo.
2-E ngại thanh danh cá nhân mình hay tổ chức mình bị liên lụy khi việc đoàn kết đổ vỡ vì việc làm bất chánh của một thành phần khác trong tổ chức.
3-Không đồng thuận trong việc ấn định cách thức bầu cử thành phần điều hành cho tổ chức.
4-Quá chú trọng vào việc phát triển tổ chức của mình mà quên đi nhu cầu đoàn kết để tạo sức mạnh hợp quần.
5-E ngại việc đoàn kết sẽ tạo thêm một tổ chức có thể cạnh tranh với tổ chức của mình trong việc tạo uy tín và thế lực.
6-Không muốn hòa nhập vào một tổ chức khác vì e ngại mất đi khả năng hoạt động độc lập theo tôn chỉ và lề lối của riêng mình.
7-Không muốn một cá nhân hay tổ chức khác đại diện hay làm phát ngôn nhân cho tổ chức mình.
8-Không muốn làm việc trong với một tổ chức trong đó có một cá nhân mà mình đã có ác cảm.
Những nguyên nhân khác nhau khiến cho các dự án đoàn kết trước đây không thành tựu được, xuất phát từ nhiều phía, nhưng chung quy, lý do chánh là sự thiếu tin cậy lẫn nhau. Vấn đề tâm lý này là hậu quả của những lừa dối mà người Việt đã chứng kiến và lãnh chịu ở cả hai miền Nam, Bắc, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, trong thời kỳ chiến tranh cũng như sau đó. Phương pháp tạo được sự đoàn kết của người Việt cần hóa giải tất cả những yếu tố gây trở ngại nêu trên đây và phù hợp với những điều kiện sinh hoạt của các cộng đồng người Việt tại các quốc gia trên thế giới.
Ban Liên Lạc và Phối Hợp Vận động Liên Kết Người Việt Hải Ngoại, do các tham dự viên Hội Nghị Liên Kết kỳ 1 tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, thành lập vào Tháng Mười, 2015, đề ra một mô thức Liên Kết dựa vào những ý kiến thu thập được sau khi tìm hiểu những vấn đề gây trở ngại cho các cuộc vận động liên kết trước đó. Mô thức này, tạm gọi là “Mạng Liên Kết,” không nhằm tổ chức một phe nhóm mới với một ban lãnh đạo mới, mà là một cơ cấu liên lạc và nối kết những tổ chức cộng đồng, đoàn thể và nhân sĩ người Việt ở hải ngoại hiện nay đang hoạt động riêng rẽ, với nhiệm vụ liên lạc và phối hợp hoạt động giữa các thành viên tham gia sinh hoạt trong mạng.
“Mạng Liên Kết” sẽ do một “Ban Liên Lạc và Phối Hợp Hoạt Động” được đề cử để thực hiện những mục tiêu, trong thời hạn nhiệm kỳ và theo những điều lệ nội qui do chính các thành viên trong mạng ấn định.
Với một cơ cấu tổ chức và hoạt động như vừa kể trên, mô thức “Mạng Liên Kết” có thể tránh được những yếu tố tâm lý gây trở ngại cho việc đoàn kết, và hóa giải những mưu toan phá rối:
1-Những mưu toàn phá rối chỉ có thể đánh đổ một, hai thành viên trong mạng hoặc một, hai cá nhân trong ban điều hành, nhưng không thể gây đổ vỡ cho toàn thể “Mạng Liên Kết.”
2-Nếu một, hai thành viên (hội đoàn hay cá nhân) trong mạng bị phá rối thì những thành viên khác vẫn không bị suy suyển hay liên lụy.
3-“Ban Liên Lạc và Phối Hợp” được đề cử để điều hành “Mạng Liên Kết” theo một bản Điều Lệ Nội Qui do chính các thành viên trong mạng soạn thảo và dưới sự kiểm soát của một ban giám sát. Ban giám sát này cũng do các thành viên trong mạng đề cử và cũng hoạt động theo bản Điều Lệ và Nội Qui đã được ấn định.
4-Những tổ chức tham gia “Mạng Liên Kết” vẫn có thể kết nạp thêm thành viên để củng cố và gia tăng hiệu năng cho chương trình hoạt động của tổ chức mình.
5-Vai trò của “Ban Liên Lạc và Phối Hợp” của “Mạng Liên Kết” là nối kết và phối hợp hoạt động giữa các thành viên, và thành phần “Ban Liên Lạc và Phối Hợp” thay đổi sau mỗi nhiệm kỳ, và vì vậy, sẽ không là công cụ của một cá nhân hay phe nhóm nào để cạnh tranh với những tổ chức khác.
6-Các tổ chức hay cá nhân thành viên trong mạng vẫn giữ tôn chỉ, lề lối và chương trình hoạt động của riêng mình, và có thể tham gia vào những hoạt động phối hợp nào phù hợp với tôn chỉ và mục tiêu của mình.
7-“Ban Liên Lạc và Phối Hợp” giữ vai trò liên lạc và phối hợp hoạt động giữa các thành viên của “Mạng Liên Kết,” nhưng không đại diện cho các đoàn thể hay cá nhân thành viên.
8-Các đoàn thể hay cá nhân trong “Mạng Liên Kết” chỉ cần liên hệ với “Ban Liên Lạc và Phối Hợp” và không phải tiếp xúc, nếu không muốn, với một cá nhân nào thuộc một tổ chức thành viên khác.
Trước hiểm họa diệt vong, dân Việt Nam cần đoàn kết để cùng nhau trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và sáng kiến, kêu gọi những nhân tài đang phát triển trong các giới trẻ ở mọi nơi, hầu tạo nên một thế lực chính trị ở hải ngoại có khả năng yểm trợ những công cuộc vận động của đồng bào trong nước. Những bài học lịch sử cận đại cho thấy dân Việt Nam không thể trông cậy vào một thế lực ngoại bang nào mà phải tự lực tự cường để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia.
“Mạng Liên Kết” có thể là cơ cấu qui tụ những những người thật lòng muốn bảo tồn đất nước, và tạo điều kiện thuận lợi cho các hội đoàn và mỗi cá nhân người Việt đóng góp vào nỗ lực chung. Điều kiện trọng yếu để cho “Mạng Liên Kết” thành hình và hoạt động hữu hiệu là ý thức nhu cầu liên kết và phối hợp hoạt động trong tình thế khẩn trương hiện nay, vì chỉ có sự liên kết và phối hợp hoạt động mới tạo đủ sức mạnh để bảo tồn quốc gia, dân tộc.