Đoạn Đường Chiến Binh
Văn hóa chơi đồng hồ cổ
Cánh cửa mở về phía quá khứ
Với những nhà sưu tầm đồ cổ, đồng hồ cổ cũng là một món hàng quí giá mà họ luôn tìm thấy nguồn cảm hứng trong quá trình đi sưu tầm. Và, với những nhà sưu tập chuyên chơi đồng hồ cổ, dấu vết thời gian và niên đại của chiếc đồng hồ giống như một cánh cửa mở về phía quá khứ, đồng thời, đó cũng là đặc điểm lịch sử, đặc điểm nghệ thuật và ý niệm thời gian được gửi gắm, ký thác trên đó. Nhưng gần đây, ý nghĩa này bị lệch lạc rất xa bởi đồng hồ giả cổ và những nhà sưu tầm rởm, những bộ sưu tập dỏm ngày càng nhiều.
Một họa sĩ hiện sống ở Sài Gòn, ông có thú vui sưu tầm đồng hồ cổ và là chủ của bộ sưu tập trên dưới trăm chiếc đã chia sẻ với chúng tôi: sưu tập đồng hồ cổ là một thú vui tao nhã, đậm tính văn hóa và giàu công phu. Một người sưu tầm đồng hồ cổ muốn đạt được những tiêu chuẩn này, đầu tiên anh ta phải là người có văn hóa, am hiểu về lịch sử và biết quí trọng nghệ thuật, thậm chí phải có tinh thần dân chủ, tôn trọng dân chủ của đồng loại.
Giải thích thêm cho cái gọi là tinh thần dân chủ trong bộ sưu tập đồng hồ cổ, ông dẫn chứng rằng hiện tại, có vài người có bộ sưu tập đồng hồ cổ lên đến vài trăm chiếc nhưng vẫn không có chút văn hóa và niềm đam mê nghệ thuật nào. Bởi lẽ, trong quá trình làm dày bộ sưu tập của mình, có rất nhiều nhà sưu tầm đã cố tình bỏ qua tính nhân văn trong thú chơi này, họ cố tình ép giá, thậm chí lợi dụng nhiều gia đình không có hiểu biết về đồ cổ, những góa phụ, người già để mua ép giá đến mức thấp không thể thấp hơn.
Ông đã từng chứng kiến nhiều người chơi đồ cổ, lừa mua một chiếc đồng hồ quả lắc, chuông đồng, mặt chữ La Mã trán men với giá vài trăm ngàn đồng từ một gia đình vốn là quí tộc trước năm 1975, sau này suy sụp, sống trong nghèo khổ. Trong khi chiếc đồng hồ cổ này, giá của nó trên thị trường ít nhất cũng vài ngàn đô la. Như vậy, việc mua chiếc đồng hồ này chẳng khác nào đi lừa bịp chủ của nó để mang nó về với giá rẻ bèo. Mà một khi đã chọn thái độ chơi như vậy, chằng khác nào kẻ lừa bịp, không có tính văn hóa.
Một người sưu tầm và mua bán đồng hồ cổ khác hiện sống ở đường Lê Công Kiều, quận 1, Sài Gòn, chia sẻ với chúng tôi rằng nếu xét về nghệ thuật sưu tập các món đồ cổ, khó mà nói thứ nào tinh vi hơn thứ nào hoặc nói thứ nào có văn hóa hơn. Bởi điều này tùy thuộc vào thái độ dấn thân cho cuộc chơi cũng như tính nhân văn gửi gắm trong đó. Người càng giàu lòng trắc ẩn, thường thì bộ sưu tập của họ càng đậm giá trị nhân văn và luôn mang đến cho người xem một nguồn cảm hứng và sự hấp dẫn nào đó.
Ông ngán ngẩm nhất là cảnh các tay mua đồ cổ ở dạng cò cuốc, suốt ngày lùng sục vào mấy khu xóm vắng, những khu xóm đã có bề dày thời gian để tìm đồ cổ, mua với giá rẻ bèo rồi mang về bán lại cho ông. Theo ông nhận thấy, ở những vùng quê hẻo lánh thường có nhiều đồ cổ, trong đó, đồng hồ cổ xuất hiện khá dày, vì lý do, đây là những vùng ít bị tác động chiến tranh, hơn nữa, những vị quan chức thời Pháp Thuộc thường được biếu xén những món quà phương Tây, mà thời đó, chiếc đồng hồ là thứ thể hiện đẳng cấp và phẩm hàm của người chủ, chính vì thế, lượng đồng hồ cổ lưu truyền qua nhiều đời ở đây khá nhiều. Cứ một đất nước càng trải qua nhiều thời kỳ thuộc địa thì đồng hồ cổ càng nhiều, mà Việt Nam thì có bề dày lịch sử thuộc địa đứng nhất nhì trong khu vực.
Tính chính danh
Một nhà sưu tầm đồng hồ cổ khác yêu cầu giấu tên, chia sẻ với chúng tôi về tính văn hóa trong thú vui sưu tập đồ cổ nói chung và đồng hồ cổ nói riêng rằng Việt Nam quá hiếm những nhà sưu tập đồ cổ và đồng hồ cổ, nhìn đi nhìn lại chỉ có vài gương mặt tiêu biểu gần bằng cụ Vương Hồng Sển, số còn lại chỉ là con buôn hoặc học đòi.
Để chứng minh cho nhận định quá khắt khe của mình, ông nói rằng chiếc đồng hồ cổ, ngoài thông điệp về niên đại lịch sử và ý niệm thời gian, tính chính danh của nó cũng vô cùng quan trọng, nó quyết định vì sao chiếc đồng hồ của Tổng thống Abraham Lincoln đeo lại khác với những chiếc đồng hồ của nhiều người trung niên cùng thời với vị Tổng thống này đeo. Và cũng chính vì tính chính danh này, một chiếc đồng hồ treo tường được truyền qua nhiều đời, vẫn nằm ngay vị trí của căn nhà mà nó nằm từ lúc mang về lúc nào cũng có giá trị hơn mang nó ra treo trên tường của hiệu buôn.
Vì một khi ra đến hiệu buôn, giá trị của nó hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ thuật PR của nhà buôn, nó trở thành món hàng hóa lưu thông mà giá trị của nó lại hoàn toàn phụ thuộc vào độ ranh mãnh của nhà buôn chứ không còn tùy thuộc vào độ gắn kết và biến cố lịch sử đã gắn liền với nó trong một bối cảnh, chủ thể nhất định.
Rất tiếc, trong hiện tại, với cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, động cơ kiếm tiền tác động rất mạnh đến con người nhưng họ lại không có một hệ thống văn hóa sử dụng đồng tiền. Phần đông người ta buông xuôi theo lực hút của đồng tiền. Chính vì thế, vấn đề lương tri và văn hóa của người sưu tầm đồ cổ gần như là không có. Và một khi lương tri, văn hóa không có, người ta sẽ dễ dàng lừa bịp, bán đứng đồng loại nếu như điều đó mang về cho họ món món hàng đồ cổ nào đó, không ngoại trừ chiếc đồng hồ cổ.
Và hệ quả cuối cùng của vấn đề này là vì động cơ kiếm tiền, có rất nhiều món hàng cổ quí giá của Việt Nam đã bị bán ra nước ngoài, có rất nhiều món đồ cổ của các gia đình tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường bị lừa mua với giá rẻ bèo. Người ta thi nhau chiếm đoạt món đồ cổ của người khác một cách không thương tiếc, nói là mua nhưng trên thực tế là lừa mua với giá chưa bằng 2% giá trị của nó trên thị trường.
Và, ý nghĩa về niên đại lịch sử, vết dấu thời gian cũng như ý niệm về phẩm giá con người được ký thác trong chiếc đồng hồ cổ đã hoàn toàn mất dấu trên những chiếc đồng hồ cổ đang bán buôn ngược xuôi trên thị trường hiện nay. Một thị trường đồ cổ kém nhân văn và thiếu tình người, đậm dấu ấn xã hội chủ nghĩa.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Văn hóa chơi đồng hồ cổ
Cánh cửa mở về phía quá khứ
Với những nhà sưu tầm đồ cổ, đồng hồ cổ cũng là một món hàng quí giá mà họ luôn tìm thấy nguồn cảm hứng trong quá trình đi sưu tầm. Và, với những nhà sưu tập chuyên chơi đồng hồ cổ, dấu vết thời gian và niên đại của chiếc đồng hồ giống như một cánh cửa mở về phía quá khứ, đồng thời, đó cũng là đặc điểm lịch sử, đặc điểm nghệ thuật và ý niệm thời gian được gửi gắm, ký thác trên đó. Nhưng gần đây, ý nghĩa này bị lệch lạc rất xa bởi đồng hồ giả cổ và những nhà sưu tầm rởm, những bộ sưu tập dỏm ngày càng nhiều.
Một họa sĩ hiện sống ở Sài Gòn, ông có thú vui sưu tầm đồng hồ cổ và là chủ của bộ sưu tập trên dưới trăm chiếc đã chia sẻ với chúng tôi: sưu tập đồng hồ cổ là một thú vui tao nhã, đậm tính văn hóa và giàu công phu. Một người sưu tầm đồng hồ cổ muốn đạt được những tiêu chuẩn này, đầu tiên anh ta phải là người có văn hóa, am hiểu về lịch sử và biết quí trọng nghệ thuật, thậm chí phải có tinh thần dân chủ, tôn trọng dân chủ của đồng loại.
Giải thích thêm cho cái gọi là tinh thần dân chủ trong bộ sưu tập đồng hồ cổ, ông dẫn chứng rằng hiện tại, có vài người có bộ sưu tập đồng hồ cổ lên đến vài trăm chiếc nhưng vẫn không có chút văn hóa và niềm đam mê nghệ thuật nào. Bởi lẽ, trong quá trình làm dày bộ sưu tập của mình, có rất nhiều nhà sưu tầm đã cố tình bỏ qua tính nhân văn trong thú chơi này, họ cố tình ép giá, thậm chí lợi dụng nhiều gia đình không có hiểu biết về đồ cổ, những góa phụ, người già để mua ép giá đến mức thấp không thể thấp hơn.
Ông đã từng chứng kiến nhiều người chơi đồ cổ, lừa mua một chiếc đồng hồ quả lắc, chuông đồng, mặt chữ La Mã trán men với giá vài trăm ngàn đồng từ một gia đình vốn là quí tộc trước năm 1975, sau này suy sụp, sống trong nghèo khổ. Trong khi chiếc đồng hồ cổ này, giá của nó trên thị trường ít nhất cũng vài ngàn đô la. Như vậy, việc mua chiếc đồng hồ này chẳng khác nào đi lừa bịp chủ của nó để mang nó về với giá rẻ bèo. Mà một khi đã chọn thái độ chơi như vậy, chằng khác nào kẻ lừa bịp, không có tính văn hóa.
Một người sưu tầm và mua bán đồng hồ cổ khác hiện sống ở đường Lê Công Kiều, quận 1, Sài Gòn, chia sẻ với chúng tôi rằng nếu xét về nghệ thuật sưu tập các món đồ cổ, khó mà nói thứ nào tinh vi hơn thứ nào hoặc nói thứ nào có văn hóa hơn. Bởi điều này tùy thuộc vào thái độ dấn thân cho cuộc chơi cũng như tính nhân văn gửi gắm trong đó. Người càng giàu lòng trắc ẩn, thường thì bộ sưu tập của họ càng đậm giá trị nhân văn và luôn mang đến cho người xem một nguồn cảm hứng và sự hấp dẫn nào đó.
Ông ngán ngẩm nhất là cảnh các tay mua đồ cổ ở dạng cò cuốc, suốt ngày lùng sục vào mấy khu xóm vắng, những khu xóm đã có bề dày thời gian để tìm đồ cổ, mua với giá rẻ bèo rồi mang về bán lại cho ông. Theo ông nhận thấy, ở những vùng quê hẻo lánh thường có nhiều đồ cổ, trong đó, đồng hồ cổ xuất hiện khá dày, vì lý do, đây là những vùng ít bị tác động chiến tranh, hơn nữa, những vị quan chức thời Pháp Thuộc thường được biếu xén những món quà phương Tây, mà thời đó, chiếc đồng hồ là thứ thể hiện đẳng cấp và phẩm hàm của người chủ, chính vì thế, lượng đồng hồ cổ lưu truyền qua nhiều đời ở đây khá nhiều. Cứ một đất nước càng trải qua nhiều thời kỳ thuộc địa thì đồng hồ cổ càng nhiều, mà Việt Nam thì có bề dày lịch sử thuộc địa đứng nhất nhì trong khu vực.
Tính chính danh
Một nhà sưu tầm đồng hồ cổ khác yêu cầu giấu tên, chia sẻ với chúng tôi về tính văn hóa trong thú vui sưu tập đồ cổ nói chung và đồng hồ cổ nói riêng rằng Việt Nam quá hiếm những nhà sưu tập đồ cổ và đồng hồ cổ, nhìn đi nhìn lại chỉ có vài gương mặt tiêu biểu gần bằng cụ Vương Hồng Sển, số còn lại chỉ là con buôn hoặc học đòi.
Để chứng minh cho nhận định quá khắt khe của mình, ông nói rằng chiếc đồng hồ cổ, ngoài thông điệp về niên đại lịch sử và ý niệm thời gian, tính chính danh của nó cũng vô cùng quan trọng, nó quyết định vì sao chiếc đồng hồ của Tổng thống Abraham Lincoln đeo lại khác với những chiếc đồng hồ của nhiều người trung niên cùng thời với vị Tổng thống này đeo. Và cũng chính vì tính chính danh này, một chiếc đồng hồ treo tường được truyền qua nhiều đời, vẫn nằm ngay vị trí của căn nhà mà nó nằm từ lúc mang về lúc nào cũng có giá trị hơn mang nó ra treo trên tường của hiệu buôn.
Vì một khi ra đến hiệu buôn, giá trị của nó hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ thuật PR của nhà buôn, nó trở thành món hàng hóa lưu thông mà giá trị của nó lại hoàn toàn phụ thuộc vào độ ranh mãnh của nhà buôn chứ không còn tùy thuộc vào độ gắn kết và biến cố lịch sử đã gắn liền với nó trong một bối cảnh, chủ thể nhất định.
Rất tiếc, trong hiện tại, với cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, động cơ kiếm tiền tác động rất mạnh đến con người nhưng họ lại không có một hệ thống văn hóa sử dụng đồng tiền. Phần đông người ta buông xuôi theo lực hút của đồng tiền. Chính vì thế, vấn đề lương tri và văn hóa của người sưu tầm đồ cổ gần như là không có. Và một khi lương tri, văn hóa không có, người ta sẽ dễ dàng lừa bịp, bán đứng đồng loại nếu như điều đó mang về cho họ món món hàng đồ cổ nào đó, không ngoại trừ chiếc đồng hồ cổ.
Và hệ quả cuối cùng của vấn đề này là vì động cơ kiếm tiền, có rất nhiều món hàng cổ quí giá của Việt Nam đã bị bán ra nước ngoài, có rất nhiều món đồ cổ của các gia đình tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường bị lừa mua với giá rẻ bèo. Người ta thi nhau chiếm đoạt món đồ cổ của người khác một cách không thương tiếc, nói là mua nhưng trên thực tế là lừa mua với giá chưa bằng 2% giá trị của nó trên thị trường.
Và, ý nghĩa về niên đại lịch sử, vết dấu thời gian cũng như ý niệm về phẩm giá con người được ký thác trong chiếc đồng hồ cổ đã hoàn toàn mất dấu trên những chiếc đồng hồ cổ đang bán buôn ngược xuôi trên thị trường hiện nay. Một thị trường đồ cổ kém nhân văn và thiếu tình người, đậm dấu ấn xã hội chủ nghĩa.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
RFA