Xe cán chó
Văn hóa cướp?!
Tại giao ban báo chí đầu năm mới, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nói rằng: “Khi bàn về các lễ hội cần có cơ sở lý luận, nhìn nhận đúng lịch sử và bản chất của lễ hội. Đa phần
Tại giao ban báo chí đầu năm mới, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nói rằng: “Khi bàn về các lễ hội cần có cơ sở lý luận, nhìn nhận đúng lịch sử và bản chất của lễ hội. Đa phần là lễ hội nông nghiệp, mang dấu ấn nền sản xuất lạc hậu …
Trong lễ hội đền Gióng, có một tục gọi là tục cướp lộc thánh, cướp giò hoa tre, cướp trầu cau. Đúng là nhiều khi cũng xảy ra xô xát. Nhưng phải nói rõ hơn về việc “cướp” ở đây. Theo quan niệm của người xưa, đây là sự may mắn. Lưu ý chữ "cướp", nhiều người không hiểu, nghĩ là cướp giật, nhưng không phải như vậy, “cướp” ở đây là cướp trong bối cảnh lễ hội ngày xưa của người dân địa phương, có dân cư đông đúc, nó cũng giống như tục cướp vợ của người H'Mông”. Và ông Long nhận định 'xanh rờn': “Đây là cướp có văn hóa…”.
Đây quả là ‘tư duy mới’ mang đầy ‘bản sắc dân tộc’ và biết ‘tôn trọng truyền thống’ chăng? Không phải vậy, cần nói rằng: Phát biểu, lý giải kiểu như ông Long là chẳng hiểu gì về văn hóa dân tộc cả.
Xưa, Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.
Quang cảnh Lễ hội đền Gióng
Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được Unesco công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc".
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng ở Sóc Sơn (nơi thánh Gióng bay về trời) và hội Gióng ở xã Phù Đổng (nơi sinh ra thánh Gióng) có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng. Những nghi thức được quan tâm, "chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam".
Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".
"Cướp có văn hóa" (!?)
Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.
Trong Lễ hội: “cướp” là trò giành giật, cũng là hình thức ‘thi thố’ cho vui, xem ai nhanh tay, nhanh trí hơn ai. Trong thể theo cũng có hình thức “cướp”, biểu hiện cụ thể như tranh cướp bóng trong bóng đá, bóng rổ, bóng chày…Nhưng đều lành mạnh và có ‘luật chơi’ khá chu tất, hoàn hảo. Còn như Lễ hội Đền Gióng vừa rồi người ta thấy phản cảm nhất là dùng gậy đập, đánh, dẹp, rất xô bồ. Như vậy, ông Long nói là “Cướp có văn hóa”! Kết luận cộc lốc và vô trách nhiệm như vậy đâu có được. Bản thân nó là hình thức vui chơi có văn hóa: “Cướp trong lễ hội”. Hình tức này cũng ít thôi, không phổ biến, không phổ quát và cũng có “luật chơi” chứ không loạn cào cào như tình trạng cướp đã xảy ra như lễ hội mới rồi! Nhưng nói rằng “Cướp có văn hóa” là không được.
Theo PGS.TS. Trịnh Hòa Bình: Ngày xưa, bản thân chữ “cướp” là “giành lấy cho mình”. Nó thể hiện tính năng động, tính chủ động nhất định nào đó trong một kỳ dịp, một lễ hội. Nó thể hiện sự cạnh tranh, sự thi đua để thể hiện năng lực cá nhân của mình và nó có tính tích cực trong văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh.
Những tập tục “cướp” này được diễn ra trong một bình minh lịch sử của chúng ta khi đất chắc chắn không rộng, người chắc chắn không đông, nếu không muốn gọi là thưa, thì nó thanh bình, nhàn tản. Nên nhớ rằng những tập tục này diễn ra như một nghi thức văn hóa, một sự thỏa mãn nhiều hơn.
Lấy ví dụ như vùng Sóc Sơn hay một số vùng ngoại thành Hà Nội còn có tục cướp giò hoa tre... họ có thể vật lộn nhau, thậm chí ngã xuống ao để lấy, nhưng không theo nghĩa trục lợi, thực dụng, hay làm đau người khác.
Tuy nhiên, chuyện “cướp” bây giờ có thể nói là đúng theo kiểu “cướp giật”, bằng mọi cách để đạt tới, thậm chí làm mọi người bị thương. Nếu ai đó khắt khe có thể nói đó là sự xuống cấp của đạo đức trong việc tranh giành “sự quan tâm” của các đấng siêu nhiên, của các thế lực thần bí, cũng như của “thế giới ảo”.
Con người chúng ta “thờ phụng” một cách tuyệt đối chữ “Cướp”, và để nó diễn ra một cách trần trụi theo đúng giá trị từ nguyên nghĩa đen của nó thì là đáng buồn chứ không phải hay ho gì.
Chẳng hạn trò chơi cướp cờ đâu làm bị thương đối thủ. Nhưng giờ người ta sẵn sàng vật lộn cướp giật với nhau để kiếm một cái lộc, một cái miếng gì đó ở trong cộng đồng, trong làng, giữa các ban thờ, các nhà chùa, sẵn sàng làm người khác bị thương và mình gặt hái.
Đó là cái khác biệt và cũng là sự méo mó, biến tướng và đẩy tới ý nghĩa tuyệt đối của từ “cướp”.
Tuy nhiên, trong phát biểu của ông Phan Đăng Long lại so sánh, ví dụ rất khập khiểng: “dấu ấn nền sản xuất lạc hậu”, cướp ở đây là cướp trong bối cảnh lễ hội ngày xưa của người dân địa phương, có dân cư đông đúc, nó cũng giống như tục cướp vợ của người H'Mông”. Thế cư dân hiện này ‘thưa thớt’ à? Sao lại ví von với ‘tục cướp vợ của người H’Mông’?
Những lãnh đạo chuyên ngành văn hóa, những ‘cán bộ văn hóa’ như ông Phan Đăng Long không thể nhìn nhận, phân tích, lý giải về văn hóa (nói chung), phong tục tập quán, lễ hội (nói riêng) như thế được.
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Văn hóa cướp?!
Tại giao ban báo chí đầu năm mới, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nói rằng: “Khi bàn về các lễ hội cần có cơ sở lý luận, nhìn nhận đúng lịch sử và bản chất của lễ hội. Đa phần
Tại giao ban báo chí đầu năm mới, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nói rằng: “Khi bàn về các lễ hội cần có cơ sở lý luận, nhìn nhận đúng lịch sử và bản chất của lễ hội. Đa phần là lễ hội nông nghiệp, mang dấu ấn nền sản xuất lạc hậu …
Trong lễ hội đền Gióng, có một tục gọi là tục cướp lộc thánh, cướp giò hoa tre, cướp trầu cau. Đúng là nhiều khi cũng xảy ra xô xát. Nhưng phải nói rõ hơn về việc “cướp” ở đây. Theo quan niệm của người xưa, đây là sự may mắn. Lưu ý chữ "cướp", nhiều người không hiểu, nghĩ là cướp giật, nhưng không phải như vậy, “cướp” ở đây là cướp trong bối cảnh lễ hội ngày xưa của người dân địa phương, có dân cư đông đúc, nó cũng giống như tục cướp vợ của người H'Mông”. Và ông Long nhận định 'xanh rờn': “Đây là cướp có văn hóa…”.
Đây quả là ‘tư duy mới’ mang đầy ‘bản sắc dân tộc’ và biết ‘tôn trọng truyền thống’ chăng? Không phải vậy, cần nói rằng: Phát biểu, lý giải kiểu như ông Long là chẳng hiểu gì về văn hóa dân tộc cả.
Xưa, Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.
Quang cảnh Lễ hội đền Gióng
Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được Unesco công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc".
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng ở Sóc Sơn (nơi thánh Gióng bay về trời) và hội Gióng ở xã Phù Đổng (nơi sinh ra thánh Gióng) có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng. Những nghi thức được quan tâm, "chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam".
Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".
"Cướp có văn hóa" (!?)
Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.
Trong Lễ hội: “cướp” là trò giành giật, cũng là hình thức ‘thi thố’ cho vui, xem ai nhanh tay, nhanh trí hơn ai. Trong thể theo cũng có hình thức “cướp”, biểu hiện cụ thể như tranh cướp bóng trong bóng đá, bóng rổ, bóng chày…Nhưng đều lành mạnh và có ‘luật chơi’ khá chu tất, hoàn hảo. Còn như Lễ hội Đền Gióng vừa rồi người ta thấy phản cảm nhất là dùng gậy đập, đánh, dẹp, rất xô bồ. Như vậy, ông Long nói là “Cướp có văn hóa”! Kết luận cộc lốc và vô trách nhiệm như vậy đâu có được. Bản thân nó là hình thức vui chơi có văn hóa: “Cướp trong lễ hội”. Hình tức này cũng ít thôi, không phổ biến, không phổ quát và cũng có “luật chơi” chứ không loạn cào cào như tình trạng cướp đã xảy ra như lễ hội mới rồi! Nhưng nói rằng “Cướp có văn hóa” là không được.
Theo PGS.TS. Trịnh Hòa Bình: Ngày xưa, bản thân chữ “cướp” là “giành lấy cho mình”. Nó thể hiện tính năng động, tính chủ động nhất định nào đó trong một kỳ dịp, một lễ hội. Nó thể hiện sự cạnh tranh, sự thi đua để thể hiện năng lực cá nhân của mình và nó có tính tích cực trong văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh.
Những tập tục “cướp” này được diễn ra trong một bình minh lịch sử của chúng ta khi đất chắc chắn không rộng, người chắc chắn không đông, nếu không muốn gọi là thưa, thì nó thanh bình, nhàn tản. Nên nhớ rằng những tập tục này diễn ra như một nghi thức văn hóa, một sự thỏa mãn nhiều hơn.
Lấy ví dụ như vùng Sóc Sơn hay một số vùng ngoại thành Hà Nội còn có tục cướp giò hoa tre... họ có thể vật lộn nhau, thậm chí ngã xuống ao để lấy, nhưng không theo nghĩa trục lợi, thực dụng, hay làm đau người khác.
Tuy nhiên, chuyện “cướp” bây giờ có thể nói là đúng theo kiểu “cướp giật”, bằng mọi cách để đạt tới, thậm chí làm mọi người bị thương. Nếu ai đó khắt khe có thể nói đó là sự xuống cấp của đạo đức trong việc tranh giành “sự quan tâm” của các đấng siêu nhiên, của các thế lực thần bí, cũng như của “thế giới ảo”.
Con người chúng ta “thờ phụng” một cách tuyệt đối chữ “Cướp”, và để nó diễn ra một cách trần trụi theo đúng giá trị từ nguyên nghĩa đen của nó thì là đáng buồn chứ không phải hay ho gì.
Chẳng hạn trò chơi cướp cờ đâu làm bị thương đối thủ. Nhưng giờ người ta sẵn sàng vật lộn cướp giật với nhau để kiếm một cái lộc, một cái miếng gì đó ở trong cộng đồng, trong làng, giữa các ban thờ, các nhà chùa, sẵn sàng làm người khác bị thương và mình gặt hái.
Đó là cái khác biệt và cũng là sự méo mó, biến tướng và đẩy tới ý nghĩa tuyệt đối của từ “cướp”.
Tuy nhiên, trong phát biểu của ông Phan Đăng Long lại so sánh, ví dụ rất khập khiểng: “dấu ấn nền sản xuất lạc hậu”, cướp ở đây là cướp trong bối cảnh lễ hội ngày xưa của người dân địa phương, có dân cư đông đúc, nó cũng giống như tục cướp vợ của người H'Mông”. Thế cư dân hiện này ‘thưa thớt’ à? Sao lại ví von với ‘tục cướp vợ của người H’Mông’?
Những lãnh đạo chuyên ngành văn hóa, những ‘cán bộ văn hóa’ như ông Phan Đăng Long không thể nhìn nhận, phân tích, lý giải về văn hóa (nói chung), phong tục tập quán, lễ hội (nói riêng) như thế được.
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)