Xe cán chó
Về “Đôi Lời” của ông Thái Bá Tân
Nguyên Đại
27-8-2016
Tôi thích những vần thơ năm chữ của ông Thái Bá Tân (TBT). Tôi nghĩ có lẽ hầu như ai sinh hoạt Facebook (Tiếng Việt) cũng đều biết tới những vần thơ đó của ông. Tôi đọc ở đâu đó trên Facebook nói về một lưu ký (status) với đầu đề “Đôi Lời” của TBT và rất ngạc nhiên. Tôi không tin là của ông, cho nên đã vào trang nhà của TBT để tìm bài này, và tôi đã thấy “Đôi Lời” ở đó, cùng với những bài thơ, những truyện ngắn của ông Tân. Nếu tất cả đều là của một ông Tân, thì xin có vài lời trao đổi với ông Tân, với sự tôn trọng:
1. Ông TBT viết: “Tôi tin bác Trọng là người liêm khiết…”
Ông Trọng có phải là người liêm khiết hay không? Không ai biết, hay chính xác hơn, (tôi) chưa thấy có tài liệu nào về tài sản của ông như về các khối tài sản kếch sù của các quan chức CS khác. Hồi ông Nông Đức Mạnh là TBT, tôi cũng không nghe ai nói về tài sản của ông Mạnh, nhưng có lẽ ông Tân đã thấy những hình ảnh, và băng hình ghi lại cuộc viếng thăm của các phóng viên ở cơ ngơi ông Mạnh (sau khi ông Mạnh hết làm TBT).
Nói về “liêm khiết” có lẽ ông Trọng so với ông Hồ (HCM) sẽ có khoảng cách (theo báo đảng), nhưng có lẽ ông Tân không xa lạ với những tài liệu về ông Hồ, ngay cả từ những người là đồng chí của ông ở phía bên kia biên giới. Người ta đã từng tin tưởng vào sự vĩ đại, liêm khiết, mẫu mực của các lãnh tụ cộng sản như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông… cho đến khi bị chính các đồng chí của họ phơi bày một cách rõ ràng. Tôi nghĩ ông Tân biết rõ ràng những điều đó.
Hitler là kẻ thù của cả hai phe cộng sản và tư bản, vì vậy cả hai phía đều không có lý do, và không thêu dệt những điều tốt về Hitler. Chuyện của Hitler đã được ánh sáng lịch sử soi rọi đến mọi ngóc ngách từ hơn nửa thế kỷ qua. Trong suốt những năm tháng cầm quyền, Hitler chỉ ăn độc một món, tương tự như cháo trắng, cho bữa sáng, và di chúc của con người đã tạo nên Thế Chiến Thứ Hai cướp đi hơn 30 triệu sinh mạng viết rằng: “Tất cả những gì tôi có, những thứ có chút giá trị nào đó, đều thuộc về đảng [Đảng Đức Quốc Xã]. Nếu đảng không còn, thì là tài sản của nước Đức, và nếu quốc gia này bị tàn phá, thì điều này không cần quyết định của tôi nữa”. Tôi không được biết đến bất kỳ di chúc nào của bất kỳ lãnh tụ cộng sản nào có những lời lẽ nào tương tự như vậy.
Xét về chuyện “liêm khiết”, nhiều lãnh tụ quốc gia của cả hai phía có lẽ cách Hitler một khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, tham vọng quyền lực đã biến Hitler trở thành kẻ thù của nhân loại. Không vì “liêm khiết” mà lịch sử nhân loại không ghi nhận những tội ác của Hitler mà một trong số đó là việc đưa hơn 6 triệu dân Do Thái vào lò sát sinh.
Giả như ông Trọng “liêm khiết”, thì không phải vì vậy mà ông Tân không thấy việc ông Trọng im lặng trong suốt những tháng biển miền Trung gánh chịu những thảm họa do Formosa gây ra, một nhà máy của Trung Cộng mà ông Trọng đã cho phép nó hoạt động và hiện đang dung dưỡng nó.
Ông Tân viết: “… làm quan thời bây giờ như thế là tốt lắm rồi. Còn có cái này cái nọ thì lại chuyện khác”. Những ngày cá chết trắng biển, facebook như lên cơn sốt, ông Tân chắc có biết, và cũng có biết việc ông Trọng ghé thăm một cơ sở trồng rau sạch gần đó, nhưng không nhắc gì về thảm họa diệt chủng mà đồng bào đang gánh chịu. Tôi thật không hiểu lắm về “cái tốt” trong việc “làm quan” của ông Trọng, như ông Tân đã viết nó có ý nghĩa gì.
2. Ông TBT viết: “Tôi tin lãnh đạo ta không bán nước cho Tàu”
Khi Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận tuyên bố về hải phận của Trung Cộng, ông Tân mới 9 tuổi, ông Tân có thể nói ông không biết. Nhưng, sau hiệp định Paris, quân Mỹ rút đi, viện trợ quân sự cho VNCH bị cắt xuống nghiêm trọng, và Trung Cộng tấn công Hoàng Sa, lúc đó ông Tân đã là một thanh niên trưởng thành, có lẽ đã tốt nghiệp đại học, không biết ông Tân có biết đến bất kỳ một văn kiện nào của “lãnh đạo ta” phản đối về việc chiếm giữ đó không?
Hôm nay, ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, có lẽ ông Tân không thiếu kinh nghiệm sống đến nỗi chưa từng thấy qua việc người ta dù vẫn ở trong căn nhà của mình; tuy nhiên căn nhà đó đã bán đi từ lâu, hay đã thế chấp gần như trọn vẹn cho ngân hàng.
Vua Bảo Đại của Việt Nam cho tới năm 1945 mới thoái vị, trong khi Việt Nam đã là thuộc địa của Pháp từ hơn nửa thế kỷ trước đó, một người uyên bác như ông Tân đâu lẽ nào tin rằng các vua quan nhà Nguyễn từ sau năm 1884 mới là chủ nhân thật sự của nước Việt. Có lẽ tới tuổi gần đất xa trời, nếu ông Tân chưa có dịp đến các tỉnh phía Bắc biên giới Việt Nam, Trung Cộng, ông nên đi đến đó ít nhất một lần, biết đâu niềm tin của ông sẽ thay đổi.
Khi Tập Cận Bình sang Việt Nam, tất cả các phóng viên báo chí đều ở bên ngoài để theo dõi một cái tivi có hình mà không có tiếng, ông Tân có thấy buồn không? Nếu như chính phủ của một quốc gia “độc lập” mà không có khả năng bắt giữ và truy tố một người phạm pháp đến từ một quốc gia “lạ”, trong khi sinh mạng của ngư dân mình nổi trôi theo cơn sóng may rủi từng ngày, thì quốc gia đó có thực sự “độc lập” không, ông Tân?
3. Ông TBT viết: “Ta đã tiến bộ và đổi mới lắm rồi đấy”
Có lẽ ông Tân đang so sánh những gì ông đang thấy với những gì ông đã trải qua trong thời kỳ bao cấp, khi những người cộng sản làm kinh tế với những tư tưởng được viết ra từ cách đó một thế kỷ. Khi so sánh, sự khác biệt nằm ở chỗ đối tượng đem ra so sánh. Khoảng năm 79, trong số hàng trăm người tôi biết trong thành phố tôi ở, có khoảng vài đứa có “xế nổ”, nó thuộc con nhà giàu, và có chỗ dựa chi đó, nên nó không sợ. Bây giờ, hầu như rất nhiều người có thể có một chiếc “xế nổ”, không lẽ ông cho rằng người Việt đã “tiến bộ, và đổi mới lắm rồi đấy”.
Không lẽ ông không biết rằng ông Lý Quang Diệu đã có lúc ao ước Singapore chỉ bằng Sài-gòn. Sau bao nhiêu năm, những con đường sau cơn mưa biến Sài-gòn thành hồ hôm 26/8 vừa qua nếu so sánh với những đường phố của Singapore, ông sẽ thấy khoảng cách đó dường như ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Nhiều thanh thiếu nữ Việt Nam có lẽ sẽ thấy thật sự đổi đời nếu họ có được một cơ hội để ra nước ngoài lao động, thậm chí là để bán thân, trong khi những người đáng tuổi ông ngoại, ông nội của họ, giống như ông, cười hài lòng với những “tiến bộ” mà ĐCS mang lại cho đất nước này, đó có phải là một nghịch lý không, thưa ông Tân?
4. Ông TBT viết: ”Con người VN cơ bản tốt”
Ở đâu cũng có những tội phạm hình sự, những kẻ cướp, giết người, hãm hiếp… Nước Mỹ, nơi đạt được những tiến bộ khoa học có thể gọi là số một trên thế giới hiện nay, cũng không ngoại lệ. Luật lệ tự do sở hữu súng ở một số tiểu bang của nước Mỹ tạo ra không ít những bi kịch cho nhiều người vô tội.
Vấn đề không phải là có hay không, mà là mức độ, tỉ lệ. Không lẽ ông không thấy sự việc bạo lực ở học đường là đáng báo động, không lẽ chứng kiến cảnh người trẻ liếm ghế ngồi của các sao Hàn, ông không thấy xót xa. Không lẽ ông không thấy nhiều ngôi chùa ở VN hiện nay họ thờ tượng của một ông gì đó, hao hao hoặc giống như đúc, ông Hồ. Không lẽ ông không thấy các quán nhậu Việt Nam mở tưng bừng từ sáng tới khuya và hàng tỉ lít bia rượu được bán ra trong một năm không phải là điều đáng chú ý, và là “cơ bản vẫn tốt”?
ĐCS trong mục đích duy trì sự cầm quyền đã tạo nên những chia rẽ sâu sắc các thành phần trong xã hội để họ không thể tập hợp lại được. “Đoàn kết” nhưng phải dưới ngọn cờ của đảng, và trong đảng thì họ thanh toán lẫn nhau, một xã hội phân rã, những tuổi trẻ mất định hướng hoặc bị tẩy não không thể là “cơ bản tốt” được. Không bi quan, nhưng không thể chữa một căn bệnh hiểm nghèo bằng thuốc giảm đau mang nhãn hiệu “xuyên tâm liên”.
5. Ông TBT viết: “Tôi … biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới”
Khi những ngư dân Hà Tĩnh nhận những hạt gạo hỗ trợ của chính quyền CS, sau khi Formosa đã chiếm biển và cơ hội sinh sống của họ, những hạt gạo đã bị mốc xanh, đến gà chó cũng không ăn; tôi không biết có người nào biết ơn chế độ vì đó là gạo chứ không phải là sắn, hay bo-bo như những ngày chiến tranh, bao cấp. Tôi cũng không nghe nói đến họ biết ơn chính phủ vì họ có thể xuất ngoại – sang Lào để kiếm sống – chứ không như thời chưa “đổi mới” mà việc mang vài cân gạo từ vùng ngoại ô lên thị trấn gần đó là một việc làm “phạm pháp”.
Chính vì vậy, khi đọc những dòng “biết ơn” này của ông Tân, tôi không khỏi sửng sốt. Tôi tin là ông Tân cũng sẽ gặp những người đã trải qua thời bao cấp, họ có thể nói thẳng với ông rằng, thời bao cấp người ta sống còn có “chút tình” hơn bây giờ nhiều lắm, và dù đói, nhưng hồi đó có lẽ ít người mắc bệnh ung thư hơn bây giờ nhiều, và thức ăn thiếu thốn lắm, nhưng nếu họ có được miếng rau, cục thịt mỡ, thì họ cảm thấy khá ngon vì biết nó không có chất độc. Không lẽ nào, một trí thức lão thành và tên tuổi như ông Tân, lại không thấy nước Việt có những bước lùi đáng sợ như vậy, và cảm ơn chế độ về những “đổi mới”, “tiến lên” đó.
6. Ông TBT viết: “Tôi tin…sớm muộn gì sẽ có dân chủ và tự do thật sự”
“Chủ Nghĩa Xã Hội nhất định thắng lợi”, từ năm 1917 người ta đã nói như vậy rồi, và nhiều người cũng đã tin như vậy, nhiều thế hệ trẻ ở một nửa nhân loại cũng đã đổi sinh mạng của mình cho một niềm tin như vậy. Nhưng từ khi các sĩ quan Liên Xô không còn tin như vậy để từ chối quay nòng súng xe tăng vào phong trào dân chủ; từ khi Đức Giáo Hoàng người Ba Lan thổi bùng khát vọng độc lập của những người dân cùng quốc gia của ông thì thế giới đã chứng kiến những đổi thay. Sự thay đổi không phải đến từ niềm tin mù quáng mà là sự thức tỉnh thật sự để nhận diện đúng-sai.
Khi một bác ngư dân, không nhiều chữ nghĩa, nói rằng “các ông không làm được thì xuống đi, để người khác làm…” và “đừng coi thường chúng tôi quá, vì chúng tôi không có gì để mất”, tôi hiểu là bác đã thấy rất rõ trắng-đen, đúng-sai hơn cả một trí thức uyên bác lão thành trong khi tin rằng ông Trọng liêm khiết (gần) giống như ông Hồ, “quan như thế là tốt”, “lãnh đạo ta không bán nước”, và cảm ơn những đổi mới mà chế độ đem lại cho dân tộc này… vẫn, mặt khác, tin rằng dân chủ và tự do “sớm muộn gì cũng sẽ tới”.
Vài hàng thô thiển “kính lão đắc thọ” gởi đến ông Thái Bá Tân.
( Ba Sam )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Về “Đôi Lời” của ông Thái Bá Tân
Nguyên Đại
27-8-2016
Tôi thích những vần thơ năm chữ của ông Thái Bá Tân (TBT). Tôi nghĩ có lẽ hầu như ai sinh hoạt Facebook (Tiếng Việt) cũng đều biết tới những vần thơ đó của ông. Tôi đọc ở đâu đó trên Facebook nói về một lưu ký (status) với đầu đề “Đôi Lời” của TBT và rất ngạc nhiên. Tôi không tin là của ông, cho nên đã vào trang nhà của TBT để tìm bài này, và tôi đã thấy “Đôi Lời” ở đó, cùng với những bài thơ, những truyện ngắn của ông Tân. Nếu tất cả đều là của một ông Tân, thì xin có vài lời trao đổi với ông Tân, với sự tôn trọng:
1. Ông TBT viết: “Tôi tin bác Trọng là người liêm khiết…”
Ông Trọng có phải là người liêm khiết hay không? Không ai biết, hay chính xác hơn, (tôi) chưa thấy có tài liệu nào về tài sản của ông như về các khối tài sản kếch sù của các quan chức CS khác. Hồi ông Nông Đức Mạnh là TBT, tôi cũng không nghe ai nói về tài sản của ông Mạnh, nhưng có lẽ ông Tân đã thấy những hình ảnh, và băng hình ghi lại cuộc viếng thăm của các phóng viên ở cơ ngơi ông Mạnh (sau khi ông Mạnh hết làm TBT).
Nói về “liêm khiết” có lẽ ông Trọng so với ông Hồ (HCM) sẽ có khoảng cách (theo báo đảng), nhưng có lẽ ông Tân không xa lạ với những tài liệu về ông Hồ, ngay cả từ những người là đồng chí của ông ở phía bên kia biên giới. Người ta đã từng tin tưởng vào sự vĩ đại, liêm khiết, mẫu mực của các lãnh tụ cộng sản như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông… cho đến khi bị chính các đồng chí của họ phơi bày một cách rõ ràng. Tôi nghĩ ông Tân biết rõ ràng những điều đó.
Hitler là kẻ thù của cả hai phe cộng sản và tư bản, vì vậy cả hai phía đều không có lý do, và không thêu dệt những điều tốt về Hitler. Chuyện của Hitler đã được ánh sáng lịch sử soi rọi đến mọi ngóc ngách từ hơn nửa thế kỷ qua. Trong suốt những năm tháng cầm quyền, Hitler chỉ ăn độc một món, tương tự như cháo trắng, cho bữa sáng, và di chúc của con người đã tạo nên Thế Chiến Thứ Hai cướp đi hơn 30 triệu sinh mạng viết rằng: “Tất cả những gì tôi có, những thứ có chút giá trị nào đó, đều thuộc về đảng [Đảng Đức Quốc Xã]. Nếu đảng không còn, thì là tài sản của nước Đức, và nếu quốc gia này bị tàn phá, thì điều này không cần quyết định của tôi nữa”. Tôi không được biết đến bất kỳ di chúc nào của bất kỳ lãnh tụ cộng sản nào có những lời lẽ nào tương tự như vậy.
Xét về chuyện “liêm khiết”, nhiều lãnh tụ quốc gia của cả hai phía có lẽ cách Hitler một khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, tham vọng quyền lực đã biến Hitler trở thành kẻ thù của nhân loại. Không vì “liêm khiết” mà lịch sử nhân loại không ghi nhận những tội ác của Hitler mà một trong số đó là việc đưa hơn 6 triệu dân Do Thái vào lò sát sinh.
Giả như ông Trọng “liêm khiết”, thì không phải vì vậy mà ông Tân không thấy việc ông Trọng im lặng trong suốt những tháng biển miền Trung gánh chịu những thảm họa do Formosa gây ra, một nhà máy của Trung Cộng mà ông Trọng đã cho phép nó hoạt động và hiện đang dung dưỡng nó.
Ông Tân viết: “… làm quan thời bây giờ như thế là tốt lắm rồi. Còn có cái này cái nọ thì lại chuyện khác”. Những ngày cá chết trắng biển, facebook như lên cơn sốt, ông Tân chắc có biết, và cũng có biết việc ông Trọng ghé thăm một cơ sở trồng rau sạch gần đó, nhưng không nhắc gì về thảm họa diệt chủng mà đồng bào đang gánh chịu. Tôi thật không hiểu lắm về “cái tốt” trong việc “làm quan” của ông Trọng, như ông Tân đã viết nó có ý nghĩa gì.
2. Ông TBT viết: “Tôi tin lãnh đạo ta không bán nước cho Tàu”
Khi Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận tuyên bố về hải phận của Trung Cộng, ông Tân mới 9 tuổi, ông Tân có thể nói ông không biết. Nhưng, sau hiệp định Paris, quân Mỹ rút đi, viện trợ quân sự cho VNCH bị cắt xuống nghiêm trọng, và Trung Cộng tấn công Hoàng Sa, lúc đó ông Tân đã là một thanh niên trưởng thành, có lẽ đã tốt nghiệp đại học, không biết ông Tân có biết đến bất kỳ một văn kiện nào của “lãnh đạo ta” phản đối về việc chiếm giữ đó không?
Hôm nay, ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, có lẽ ông Tân không thiếu kinh nghiệm sống đến nỗi chưa từng thấy qua việc người ta dù vẫn ở trong căn nhà của mình; tuy nhiên căn nhà đó đã bán đi từ lâu, hay đã thế chấp gần như trọn vẹn cho ngân hàng.
Vua Bảo Đại của Việt Nam cho tới năm 1945 mới thoái vị, trong khi Việt Nam đã là thuộc địa của Pháp từ hơn nửa thế kỷ trước đó, một người uyên bác như ông Tân đâu lẽ nào tin rằng các vua quan nhà Nguyễn từ sau năm 1884 mới là chủ nhân thật sự của nước Việt. Có lẽ tới tuổi gần đất xa trời, nếu ông Tân chưa có dịp đến các tỉnh phía Bắc biên giới Việt Nam, Trung Cộng, ông nên đi đến đó ít nhất một lần, biết đâu niềm tin của ông sẽ thay đổi.
Khi Tập Cận Bình sang Việt Nam, tất cả các phóng viên báo chí đều ở bên ngoài để theo dõi một cái tivi có hình mà không có tiếng, ông Tân có thấy buồn không? Nếu như chính phủ của một quốc gia “độc lập” mà không có khả năng bắt giữ và truy tố một người phạm pháp đến từ một quốc gia “lạ”, trong khi sinh mạng của ngư dân mình nổi trôi theo cơn sóng may rủi từng ngày, thì quốc gia đó có thực sự “độc lập” không, ông Tân?
3. Ông TBT viết: “Ta đã tiến bộ và đổi mới lắm rồi đấy”
Có lẽ ông Tân đang so sánh những gì ông đang thấy với những gì ông đã trải qua trong thời kỳ bao cấp, khi những người cộng sản làm kinh tế với những tư tưởng được viết ra từ cách đó một thế kỷ. Khi so sánh, sự khác biệt nằm ở chỗ đối tượng đem ra so sánh. Khoảng năm 79, trong số hàng trăm người tôi biết trong thành phố tôi ở, có khoảng vài đứa có “xế nổ”, nó thuộc con nhà giàu, và có chỗ dựa chi đó, nên nó không sợ. Bây giờ, hầu như rất nhiều người có thể có một chiếc “xế nổ”, không lẽ ông cho rằng người Việt đã “tiến bộ, và đổi mới lắm rồi đấy”.
Không lẽ ông không biết rằng ông Lý Quang Diệu đã có lúc ao ước Singapore chỉ bằng Sài-gòn. Sau bao nhiêu năm, những con đường sau cơn mưa biến Sài-gòn thành hồ hôm 26/8 vừa qua nếu so sánh với những đường phố của Singapore, ông sẽ thấy khoảng cách đó dường như ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Nhiều thanh thiếu nữ Việt Nam có lẽ sẽ thấy thật sự đổi đời nếu họ có được một cơ hội để ra nước ngoài lao động, thậm chí là để bán thân, trong khi những người đáng tuổi ông ngoại, ông nội của họ, giống như ông, cười hài lòng với những “tiến bộ” mà ĐCS mang lại cho đất nước này, đó có phải là một nghịch lý không, thưa ông Tân?
4. Ông TBT viết: ”Con người VN cơ bản tốt”
Ở đâu cũng có những tội phạm hình sự, những kẻ cướp, giết người, hãm hiếp… Nước Mỹ, nơi đạt được những tiến bộ khoa học có thể gọi là số một trên thế giới hiện nay, cũng không ngoại lệ. Luật lệ tự do sở hữu súng ở một số tiểu bang của nước Mỹ tạo ra không ít những bi kịch cho nhiều người vô tội.
Vấn đề không phải là có hay không, mà là mức độ, tỉ lệ. Không lẽ ông không thấy sự việc bạo lực ở học đường là đáng báo động, không lẽ chứng kiến cảnh người trẻ liếm ghế ngồi của các sao Hàn, ông không thấy xót xa. Không lẽ ông không thấy nhiều ngôi chùa ở VN hiện nay họ thờ tượng của một ông gì đó, hao hao hoặc giống như đúc, ông Hồ. Không lẽ ông không thấy các quán nhậu Việt Nam mở tưng bừng từ sáng tới khuya và hàng tỉ lít bia rượu được bán ra trong một năm không phải là điều đáng chú ý, và là “cơ bản vẫn tốt”?
ĐCS trong mục đích duy trì sự cầm quyền đã tạo nên những chia rẽ sâu sắc các thành phần trong xã hội để họ không thể tập hợp lại được. “Đoàn kết” nhưng phải dưới ngọn cờ của đảng, và trong đảng thì họ thanh toán lẫn nhau, một xã hội phân rã, những tuổi trẻ mất định hướng hoặc bị tẩy não không thể là “cơ bản tốt” được. Không bi quan, nhưng không thể chữa một căn bệnh hiểm nghèo bằng thuốc giảm đau mang nhãn hiệu “xuyên tâm liên”.
5. Ông TBT viết: “Tôi … biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới”
Khi những ngư dân Hà Tĩnh nhận những hạt gạo hỗ trợ của chính quyền CS, sau khi Formosa đã chiếm biển và cơ hội sinh sống của họ, những hạt gạo đã bị mốc xanh, đến gà chó cũng không ăn; tôi không biết có người nào biết ơn chế độ vì đó là gạo chứ không phải là sắn, hay bo-bo như những ngày chiến tranh, bao cấp. Tôi cũng không nghe nói đến họ biết ơn chính phủ vì họ có thể xuất ngoại – sang Lào để kiếm sống – chứ không như thời chưa “đổi mới” mà việc mang vài cân gạo từ vùng ngoại ô lên thị trấn gần đó là một việc làm “phạm pháp”.
Chính vì vậy, khi đọc những dòng “biết ơn” này của ông Tân, tôi không khỏi sửng sốt. Tôi tin là ông Tân cũng sẽ gặp những người đã trải qua thời bao cấp, họ có thể nói thẳng với ông rằng, thời bao cấp người ta sống còn có “chút tình” hơn bây giờ nhiều lắm, và dù đói, nhưng hồi đó có lẽ ít người mắc bệnh ung thư hơn bây giờ nhiều, và thức ăn thiếu thốn lắm, nhưng nếu họ có được miếng rau, cục thịt mỡ, thì họ cảm thấy khá ngon vì biết nó không có chất độc. Không lẽ nào, một trí thức lão thành và tên tuổi như ông Tân, lại không thấy nước Việt có những bước lùi đáng sợ như vậy, và cảm ơn chế độ về những “đổi mới”, “tiến lên” đó.
6. Ông TBT viết: “Tôi tin…sớm muộn gì sẽ có dân chủ và tự do thật sự”
“Chủ Nghĩa Xã Hội nhất định thắng lợi”, từ năm 1917 người ta đã nói như vậy rồi, và nhiều người cũng đã tin như vậy, nhiều thế hệ trẻ ở một nửa nhân loại cũng đã đổi sinh mạng của mình cho một niềm tin như vậy. Nhưng từ khi các sĩ quan Liên Xô không còn tin như vậy để từ chối quay nòng súng xe tăng vào phong trào dân chủ; từ khi Đức Giáo Hoàng người Ba Lan thổi bùng khát vọng độc lập của những người dân cùng quốc gia của ông thì thế giới đã chứng kiến những đổi thay. Sự thay đổi không phải đến từ niềm tin mù quáng mà là sự thức tỉnh thật sự để nhận diện đúng-sai.
Khi một bác ngư dân, không nhiều chữ nghĩa, nói rằng “các ông không làm được thì xuống đi, để người khác làm…” và “đừng coi thường chúng tôi quá, vì chúng tôi không có gì để mất”, tôi hiểu là bác đã thấy rất rõ trắng-đen, đúng-sai hơn cả một trí thức uyên bác lão thành trong khi tin rằng ông Trọng liêm khiết (gần) giống như ông Hồ, “quan như thế là tốt”, “lãnh đạo ta không bán nước”, và cảm ơn những đổi mới mà chế độ đem lại cho dân tộc này… vẫn, mặt khác, tin rằng dân chủ và tự do “sớm muộn gì cũng sẽ tới”.
Vài hàng thô thiển “kính lão đắc thọ” gởi đến ông Thái Bá Tân.
( Ba Sam )