Kinh Khổ
Về bức thư của ông Đại sứ – Có cần phải gãi đầu không, thưa GS Nguyễn Văn Tuấn?
Hà Hiển
Trước hết, xin nói trước rằng mình không có thói quen hay bẻ câu, bắt chữ của người khác nếu như mình hiểu được nội dung vấn đề mà họ muốn chuyển tải ( trừ trường hợp vì lý do nào đấy bất đắc dĩ phải hầu kiện tại tòa) vì luôn nhớ câu các cụ dạy: “văn mình vợ người…”.
Mình cũng xin được tự nhận là một fan rất hâm mộ những bài viết rất sâu
sắc và thâm thúy của G.s Nguyễn Văn Tuấn. Gần như bài nào của GS mình
cũng đọc và thấy rất tâm đắc. Mình luôn coi ông là một người thầy theo
đúng nghĩa, kể cả trong khi đang viết bài này thì mình vẫn kính trọng
ông như vậy – qua những bài viết về rất nhiều lĩnh vực của ông, mình đã
học hỏi được rất nhiều.
Vì thế mà mình cảm thấy rất tiếc khi thực lòng không thấy tâm phục khẩu phục đối với một bài viết gần đây của GS bắt bẻ một số câu chữ tiếng Anh trong lá thư ngày 3/7/14 của Đại sứ VN tại LHQ được cho là gửi đến Tổng thư kí LHQ.
Trước hết, ngoài việc góp ý của GS về việc đặt dấu phẩy sai ở một câu
trong bức thư là một ý kiến xác đáng, mình không dám có ý kiến gì về
những góp ý của GS Tuấn liên quan đến hình thức của bức thư như việc tên
người gửi phải được đề ngay từ phần đầu của lá thư trong khi ông đại sứ
lại đề ở phần dưới, hoặc vào đầu thư mà chỉ viết “Excellency” với ngài Tổng thư kí LHQ là cách “xưng hô vô lễ”….
Những góp ý về hình thức này xin nhường lại câu trả lời cho các nhà ngoại giao.
Mình thì đoán lá thư đó có thể được gửi đến toàn thể Đại hội đồng LHQ mà
ông Tổng Thư ký chỉ là người nhận đại diện nên ông Đại sứ mới đề như
vậy. Đoán thế thôi nhưng không dám chắc nên không dám luận bàn. Nếu điều
GS Tuấn nói là chính xác thì ông Đại sứ nên tiếp thu.
Nhưng mình thấy không tâm phục khẩu phục ở câu GS Tuấn viết sau đây:
‘ “Còn đọc phần text thì còn nhiều điều đáng nói nữa. Tôi nghĩ nếu
là người am hiểu tiếng Anh sẽ phải “struggle” để hiểu những ý trong tài
liệu, vì cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Ngay từ đầu, câu
“rejects as completely unfounded, in fact and in law, China’s
sovereignty claims ….” Người ta phải gãi đầu để hiểu câu “in fact and in
law”, nhưng khi đọc bản tiếng Việt thì có câu “cả trên thực tế cũng như
trên pháp lí” (và đó chính là cách dịch!) Đáng lẽ phải viết là “in
factual and legal considerations” ‘.
Thoạt đầu, mình không hiểu tại sao lại phải “gãi đầu” khi đọc cái (đoạn) câu “rejects as completely unfounded, in fact and in law”. “Fact” dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “thực tế”, còn “law” là “pháp lý”, “in fact and in law” thì cứ “word by word” mà ‘phang thẳng cánh” là “trên thực tế cũng như trên pháp lý”
một cách đơn giản và không thể nào đúng hơn như đoạn dịch tiếng Việt mà
GS Tuấn đã dẫn chiếu. Có gì mà phải lăn tăn nhỉ ??? Việc gì cứ phải “in factual and legal considerations” cho nó thêm phức tạp !?
Nhưng vì GS Nguyễn Văn Tuấn, một người làm công tác giảng dạy lâu năm
tại một nước nói tiếng Anh bảo phải “gãi đầu” thành ra mình cũng giật
mình đưa tay lên đầu vừa gãi vừa tự nhủ hay là mình quen dùng “tiếng Anh kiểu Việt Nam”
nên nghĩ đơn giản như thế, có lẽ những người như GS Tuấn, một giảng
viên đại học lâu năm tại một nước nói tiếng Anh thì mới biết rằng người
Anh chính hiệu thì không bao giờ nói hay viết thứ tiếng Anh “giả cầy chấm mắm tôm” là “in fact and in law” mà phải nói “in factual and legal considerations” thì mới là chuẩn Ăng lê chăng? Suýt nữa mình đã tin vào điều ấy nếu không ngứa tay gõ thử cụm từ “in fact and in law”
lên google thì mới biết đây là cụm từ khá quen thuộc mà “bọn Tây”
thường dùng trong những vấn đề có liên quan đến chuyện pháp lý, kiện
tụng.
Các bạn có thể nhấn vào ĐÂY để tham khảo
Và đây nữa, ông Trương Nhân Tuấn, trong một bài mới viết trên trang bauxite, có trích một câu của người Mỹ như sau:
“The Republic of Viet Nam, both of a state and government, had ceased to exist in law or fact
and the United States had not recognized any government as the
sovereigh authority in the territory formerly known as South Viet Nam”
(Tạm dịch chỉ đoạn liên quan đến cụm từ đang bàn (in đậm): “Về phương diện pháp lý cũng như thực tế, Việt Nam Cộng hòa đã ngừng tồn tại….”
Như vậy là cái cụm từ “in fact and in law” cũng được bọn Tây, bọn Mỹ nó sử dụng phổ biến trong văn viết đấy chứ !)
Vậy thì cái ông đại sứ kia hẳn đã bị “mắng” oan khi sử dụng lại cái cụm từ “in law and in fact” này.
Khi đã biết ông Đại sứ bị “mắng” oan như vậy thì mình không tin vào những gì GS Tuấn “mắng mỏ” tiếp như việc sử dụng “the so-called ‘sovereignty’ of China over Hoang Sa” là “không nghiêm nghị ngoại giao”, hay những gì gì đó GS nêu ra về “cú pháp” hay “văn phạm” trong bức thư của ông đại sứ nữa.
Trước khi chấm dứt câu chuyện này xin bàn thêm ngoài lề một chút
liên quan đến chuyện “tiếng Anh” của người Việt (câu chuyện ngoài lề
này không nhất thiết liên quan đến bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn), như
sau:
Kể từ khi xã hội bắt đầu mở cửa, tiếng Anh không những trở thành “cần
câu cơm” không thể thiếu của rất nhiều người mà còn là một trong những
tiêu chí để đánh giá trình độ cao thấp trong giới trí thức.
Điều ấy khiến người ta ngày càng quan tâm đến việc viết và nói tiếng Anh
thế nào cho chuẩn, sự quan tâm này là rất đáng khuyến khích.
Nhưng, nếu quan tâm đến việc nói và viết chuẩn tiếng Anh một cách thái
quá thì không khéo sẽ làm cho người ta ngại viết và ngại nói, vì sợ cứ
viết hay nói ra câu nào thì sẽ bị “Tây” hay những người được cho là giỏi
tiếng Anh hơn chê là không chuẩn, rằng “người Anh chẳng nói thế hay
viết thế bao giờ!”
Mình thì không tin là “bọn Tây” sẽ chê những ai nói thứ tiếng nước của
bọn chúng không chuẩn. Nhưng người Việt chê bai nhau như vậy thì không
phải là ít.
Ví dụ, mình còn nhớ có lần đi dự một cuộc hội thảo có cả Tây và Ta tham
dự, có một diễn giả người Việt diễn thuyết bằng tiếng Anh, trong khi bọn
Tây chăm chú nghe một cách hết sức nghiêm túc thì anh bạn người Việt
ngồi cạnh mình thỉnh thoảng lại cười khẩy, cố tình để người bên cạnh
nghe thấy anh lẩm nhẩm chê bai rằng cái thứ tiếng Anh mà gã diễn giả kia
đang thuyết trình chỉ là thứ tiếng Anh đã bị “Việt hóa”, là thứ “giả
cầy” mà người Anh không bao giờ dùng như vậy.
Mình không biết biết mấy ông Tây kia suy nghĩ gì về tiếng Anh của diễn
giả nọ, nhưng qua thái độ chăm chú lắng nghe rất nghiêm túc của họ thì
mình nghĩ họ đang thực sự bị cuốn hút bởi những lời thuyết trình của
diễn giả. Mình đoán là họ cũng có cảm giác giống như mình khi đọc những
bài viết rất hay bằng tiếng Việt của một người ngoại quốc là ông
Jonathan London. Tiếng Việt của ông Jonathan London không thể nói là
chuẩn mực, nhưng nội dung thú vị trong những bài viết ấy làm cho mình
không còn để ý đến cái sự không chuẩn mực này, mà có khi chính cái sự
ngô nghê trong cách dùng tiếng Việt của tác giả lại làm cho những bài
viết này có những sắc thái riêng rất trong sáng của nó.
Trở lại chuyện anh bạn ngồi cạnh mình trong cuộc hội thảo nọ. Có lẽ cũng bởi vì anh ta quá để ý đến sự chuẩn mực của tiếng Anh để soi xét câu chữ của người nói hơn là chủ đề chính của cuộc hội thảo nên trong khi mọi người , trong số đó đa số là Tây, thi nhau đặt câu hỏi và tranh luận chung quanh nội dung người ta vừa thuyết trình thì anh chàng nọ suốt cả buổi cứ ngồi im như thóc. Mình không rõ anh ta không biết điều gì để nói hay anh sợ nói gì thì lại bị người khác nhận xét về tiếng Anh của chính mình cũng “không chuẩn”? Có lẽ là vì cả hai lý do này chăng?
Nói và viết tiếng Anh chuẩn là điều quá tuyệt vời, giúp tăng hiệu quả
cho việc giao tiếp là điều không thể phủ nhận. Nhưng nếu cầu toàn quá
đến mức nếu không chuẩn thì không dám nói hay viết gì cả thì còn đâu
giao tiếp nữa để mà tăng hiệu quả! Của đáng tội, cũng chỉ bởi vì người
Việt chúng ta hay chê nhau quá nên ai cũng sợ bị chê!
Chưa nói đến ngoại ngữ, nếu bạn đến Quảng Bình mà không muốn nói chuyện
với người Quảng Bình chỉ vì họ không nói giọng “Hà Nội chuẩn” như bạn,
hoặc giả bạn không nói được tiếng Quảng Bình nên không dám nói vì sợ
người ta cười chê thì cả 2 trường hợp bạn sẽ ngủ ngoài trời với cái dạ
dày rỗng không.
Nhiều phụ huynh kêu ca con em họ học xong chương trình tiếng Anh phổ
thông mà không sử dụng được tiếng Anh. Nhưng nếu quan niệm của họ về
việc “sử dụng được” phải có nghĩa rằng con em họ sau khi học xong phải
viết tiếng Anh đúng như người Anh không sai một chữ, phát âm phải đúng
chuẩn “giọng London” như báo chí vừa qua đã nêu ra thì nếu ông Trời mà
làm bộ trưởng giáo dục thì cũng bó tay!
Trở lại mạch chính của bài viết này – Đối với những nhà ngoại giao
chuyên nghiệp như ông Đại sứ đề cập trong bài viết thì việc người ta đòi
hỏi “chuẩn” về tiếng Anh của họ phải cao một bậc so với những giới khác
là điều tất nhiên.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng đã là nhà ngoại giao thì phải dùng cụm từ “in factual and legal considerations” thì mới cao cấp, sang trọng, mới đúng là “Tây” hơn là cái cụm từ “in fact and in law” chỉ đọc qua đã thấy quá đơn sơ và quê mùa một cục, có phải vậy không thưa GS Nguyễn Văn Tuấn?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Về bức thư của ông Đại sứ – Có cần phải gãi đầu không, thưa GS Nguyễn Văn Tuấn?
Hà Hiển
Trước hết, xin nói trước rằng mình không có thói quen hay bẻ câu, bắt chữ của người khác nếu như mình hiểu được nội dung vấn đề mà họ muốn chuyển tải ( trừ trường hợp vì lý do nào đấy bất đắc dĩ phải hầu kiện tại tòa) vì luôn nhớ câu các cụ dạy: “văn mình vợ người…”.
Mình cũng xin được tự nhận là một fan rất hâm mộ những bài viết rất sâu
sắc và thâm thúy của G.s Nguyễn Văn Tuấn. Gần như bài nào của GS mình
cũng đọc và thấy rất tâm đắc. Mình luôn coi ông là một người thầy theo
đúng nghĩa, kể cả trong khi đang viết bài này thì mình vẫn kính trọng
ông như vậy – qua những bài viết về rất nhiều lĩnh vực của ông, mình đã
học hỏi được rất nhiều.
Vì thế mà mình cảm thấy rất tiếc khi thực lòng không thấy tâm phục khẩu phục đối với một bài viết gần đây của GS bắt bẻ một số câu chữ tiếng Anh trong lá thư ngày 3/7/14 của Đại sứ VN tại LHQ được cho là gửi đến Tổng thư kí LHQ.
Trước hết, ngoài việc góp ý của GS về việc đặt dấu phẩy sai ở một câu
trong bức thư là một ý kiến xác đáng, mình không dám có ý kiến gì về
những góp ý của GS Tuấn liên quan đến hình thức của bức thư như việc tên
người gửi phải được đề ngay từ phần đầu của lá thư trong khi ông đại sứ
lại đề ở phần dưới, hoặc vào đầu thư mà chỉ viết “Excellency” với ngài Tổng thư kí LHQ là cách “xưng hô vô lễ”….
Những góp ý về hình thức này xin nhường lại câu trả lời cho các nhà ngoại giao.
Mình thì đoán lá thư đó có thể được gửi đến toàn thể Đại hội đồng LHQ mà
ông Tổng Thư ký chỉ là người nhận đại diện nên ông Đại sứ mới đề như
vậy. Đoán thế thôi nhưng không dám chắc nên không dám luận bàn. Nếu điều
GS Tuấn nói là chính xác thì ông Đại sứ nên tiếp thu.
Nhưng mình thấy không tâm phục khẩu phục ở câu GS Tuấn viết sau đây:
‘ “Còn đọc phần text thì còn nhiều điều đáng nói nữa. Tôi nghĩ nếu
là người am hiểu tiếng Anh sẽ phải “struggle” để hiểu những ý trong tài
liệu, vì cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Ngay từ đầu, câu
“rejects as completely unfounded, in fact and in law, China’s
sovereignty claims ….” Người ta phải gãi đầu để hiểu câu “in fact and in
law”, nhưng khi đọc bản tiếng Việt thì có câu “cả trên thực tế cũng như
trên pháp lí” (và đó chính là cách dịch!) Đáng lẽ phải viết là “in
factual and legal considerations” ‘.
Thoạt đầu, mình không hiểu tại sao lại phải “gãi đầu” khi đọc cái (đoạn) câu “rejects as completely unfounded, in fact and in law”. “Fact” dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “thực tế”, còn “law” là “pháp lý”, “in fact and in law” thì cứ “word by word” mà ‘phang thẳng cánh” là “trên thực tế cũng như trên pháp lý”
một cách đơn giản và không thể nào đúng hơn như đoạn dịch tiếng Việt mà
GS Tuấn đã dẫn chiếu. Có gì mà phải lăn tăn nhỉ ??? Việc gì cứ phải “in factual and legal considerations” cho nó thêm phức tạp !?
Nhưng vì GS Nguyễn Văn Tuấn, một người làm công tác giảng dạy lâu năm
tại một nước nói tiếng Anh bảo phải “gãi đầu” thành ra mình cũng giật
mình đưa tay lên đầu vừa gãi vừa tự nhủ hay là mình quen dùng “tiếng Anh kiểu Việt Nam”
nên nghĩ đơn giản như thế, có lẽ những người như GS Tuấn, một giảng
viên đại học lâu năm tại một nước nói tiếng Anh thì mới biết rằng người
Anh chính hiệu thì không bao giờ nói hay viết thứ tiếng Anh “giả cầy chấm mắm tôm” là “in fact and in law” mà phải nói “in factual and legal considerations” thì mới là chuẩn Ăng lê chăng? Suýt nữa mình đã tin vào điều ấy nếu không ngứa tay gõ thử cụm từ “in fact and in law”
lên google thì mới biết đây là cụm từ khá quen thuộc mà “bọn Tây”
thường dùng trong những vấn đề có liên quan đến chuyện pháp lý, kiện
tụng.
Các bạn có thể nhấn vào ĐÂY để tham khảo
Và đây nữa, ông Trương Nhân Tuấn, trong một bài mới viết trên trang bauxite, có trích một câu của người Mỹ như sau:
“The Republic of Viet Nam, both of a state and government, had ceased to exist in law or fact
and the United States had not recognized any government as the
sovereigh authority in the territory formerly known as South Viet Nam”
(Tạm dịch chỉ đoạn liên quan đến cụm từ đang bàn (in đậm): “Về phương diện pháp lý cũng như thực tế, Việt Nam Cộng hòa đã ngừng tồn tại….”
Như vậy là cái cụm từ “in fact and in law” cũng được bọn Tây, bọn Mỹ nó sử dụng phổ biến trong văn viết đấy chứ !)
Vậy thì cái ông đại sứ kia hẳn đã bị “mắng” oan khi sử dụng lại cái cụm từ “in law and in fact” này.
Khi đã biết ông Đại sứ bị “mắng” oan như vậy thì mình không tin vào những gì GS Tuấn “mắng mỏ” tiếp như việc sử dụng “the so-called ‘sovereignty’ of China over Hoang Sa” là “không nghiêm nghị ngoại giao”, hay những gì gì đó GS nêu ra về “cú pháp” hay “văn phạm” trong bức thư của ông đại sứ nữa.
Trước khi chấm dứt câu chuyện này xin bàn thêm ngoài lề một chút
liên quan đến chuyện “tiếng Anh” của người Việt (câu chuyện ngoài lề
này không nhất thiết liên quan đến bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn), như
sau:
Kể từ khi xã hội bắt đầu mở cửa, tiếng Anh không những trở thành “cần
câu cơm” không thể thiếu của rất nhiều người mà còn là một trong những
tiêu chí để đánh giá trình độ cao thấp trong giới trí thức.
Điều ấy khiến người ta ngày càng quan tâm đến việc viết và nói tiếng Anh
thế nào cho chuẩn, sự quan tâm này là rất đáng khuyến khích.
Nhưng, nếu quan tâm đến việc nói và viết chuẩn tiếng Anh một cách thái
quá thì không khéo sẽ làm cho người ta ngại viết và ngại nói, vì sợ cứ
viết hay nói ra câu nào thì sẽ bị “Tây” hay những người được cho là giỏi
tiếng Anh hơn chê là không chuẩn, rằng “người Anh chẳng nói thế hay
viết thế bao giờ!”
Mình thì không tin là “bọn Tây” sẽ chê những ai nói thứ tiếng nước của
bọn chúng không chuẩn. Nhưng người Việt chê bai nhau như vậy thì không
phải là ít.
Ví dụ, mình còn nhớ có lần đi dự một cuộc hội thảo có cả Tây và Ta tham
dự, có một diễn giả người Việt diễn thuyết bằng tiếng Anh, trong khi bọn
Tây chăm chú nghe một cách hết sức nghiêm túc thì anh bạn người Việt
ngồi cạnh mình thỉnh thoảng lại cười khẩy, cố tình để người bên cạnh
nghe thấy anh lẩm nhẩm chê bai rằng cái thứ tiếng Anh mà gã diễn giả kia
đang thuyết trình chỉ là thứ tiếng Anh đã bị “Việt hóa”, là thứ “giả
cầy” mà người Anh không bao giờ dùng như vậy.
Mình không biết biết mấy ông Tây kia suy nghĩ gì về tiếng Anh của diễn
giả nọ, nhưng qua thái độ chăm chú lắng nghe rất nghiêm túc của họ thì
mình nghĩ họ đang thực sự bị cuốn hút bởi những lời thuyết trình của
diễn giả. Mình đoán là họ cũng có cảm giác giống như mình khi đọc những
bài viết rất hay bằng tiếng Việt của một người ngoại quốc là ông
Jonathan London. Tiếng Việt của ông Jonathan London không thể nói là
chuẩn mực, nhưng nội dung thú vị trong những bài viết ấy làm cho mình
không còn để ý đến cái sự không chuẩn mực này, mà có khi chính cái sự
ngô nghê trong cách dùng tiếng Việt của tác giả lại làm cho những bài
viết này có những sắc thái riêng rất trong sáng của nó.
Trở lại chuyện anh bạn ngồi cạnh mình trong cuộc hội thảo nọ. Có lẽ cũng bởi vì anh ta quá để ý đến sự chuẩn mực của tiếng Anh để soi xét câu chữ của người nói hơn là chủ đề chính của cuộc hội thảo nên trong khi mọi người , trong số đó đa số là Tây, thi nhau đặt câu hỏi và tranh luận chung quanh nội dung người ta vừa thuyết trình thì anh chàng nọ suốt cả buổi cứ ngồi im như thóc. Mình không rõ anh ta không biết điều gì để nói hay anh sợ nói gì thì lại bị người khác nhận xét về tiếng Anh của chính mình cũng “không chuẩn”? Có lẽ là vì cả hai lý do này chăng?
Nói và viết tiếng Anh chuẩn là điều quá tuyệt vời, giúp tăng hiệu quả
cho việc giao tiếp là điều không thể phủ nhận. Nhưng nếu cầu toàn quá
đến mức nếu không chuẩn thì không dám nói hay viết gì cả thì còn đâu
giao tiếp nữa để mà tăng hiệu quả! Của đáng tội, cũng chỉ bởi vì người
Việt chúng ta hay chê nhau quá nên ai cũng sợ bị chê!
Chưa nói đến ngoại ngữ, nếu bạn đến Quảng Bình mà không muốn nói chuyện
với người Quảng Bình chỉ vì họ không nói giọng “Hà Nội chuẩn” như bạn,
hoặc giả bạn không nói được tiếng Quảng Bình nên không dám nói vì sợ
người ta cười chê thì cả 2 trường hợp bạn sẽ ngủ ngoài trời với cái dạ
dày rỗng không.
Nhiều phụ huynh kêu ca con em họ học xong chương trình tiếng Anh phổ
thông mà không sử dụng được tiếng Anh. Nhưng nếu quan niệm của họ về
việc “sử dụng được” phải có nghĩa rằng con em họ sau khi học xong phải
viết tiếng Anh đúng như người Anh không sai một chữ, phát âm phải đúng
chuẩn “giọng London” như báo chí vừa qua đã nêu ra thì nếu ông Trời mà
làm bộ trưởng giáo dục thì cũng bó tay!
Trở lại mạch chính của bài viết này – Đối với những nhà ngoại giao
chuyên nghiệp như ông Đại sứ đề cập trong bài viết thì việc người ta đòi
hỏi “chuẩn” về tiếng Anh của họ phải cao một bậc so với những giới khác
là điều tất nhiên.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng đã là nhà ngoại giao thì phải dùng cụm từ “in factual and legal considerations” thì mới cao cấp, sang trọng, mới đúng là “Tây” hơn là cái cụm từ “in fact and in law” chỉ đọc qua đã thấy quá đơn sơ và quê mùa một cục, có phải vậy không thưa GS Nguyễn Văn Tuấn?