Đoạn Đường Chiến Binh
Về cuốn “Bên thắng cuộc” của Osin Huy Đức: Gửi bạn Nguyễn Đức Hiển _ Ngô Thị Hồng Lâm.
Ở thời điểm đề nghị đưa vào áp dụng nghị định “người có vòng ngực dưới 70 cm không được điều khiển xe gắn máy”, tại blog “Bố cu Hưng” của bạn có bài viết “Vú trên bàn nghị sự” với cách viết dí dỏm, châm biếm phê phán những người phát minh ra những cái gọi là “sáng kiến” ruồi bu này. Rồi đến bài “Gửi em ở cạnh sông Hồng”, được viết dưới dạng một bức thư của một anh chàng gửi cho cô gái anh yêu, trong cái cảnh lụt liên tỉnh (từ Bắc vào Nam) mỗi khi có mưa bão mà nhà cầm quyền không có cách khắc phục đẩy lùi những cơn lũ lụt mang tính lịch sử đó. Tôi rất ngưỡng mộ những bài viết mang tính tích cực đứng về lợi ích dân sinh của bạn. Một hôm nhân có cuộc ngồi chơi cùng anh em giới văn nghệ sĩ, có ai đó nói về bạn đó là một thằng“bồi bút”, tôi không tin và đã bẻ lại họ bằng những bài viết vì lợi ích của con người của bạn.
Tôi đã đọc Phần 1 cuốn “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức.
Tôi cũng đã được đọc chính kiến của bạn Nguyễn Đức Hiển về cuốn “Bên thắng cuộc” của Osin Huy Đức qua bài viết “ Huy Đức cái nhìn thiên kiến về lịch sử”. Thật sự tôi vô cùng thất vọng về bạn!
Tiếp theo bài viết của bạn là một loạt bài của những cây bút “bên thua cuộc” đáp trả lại rất nặng ký về bài viết của bạn, nổi bật là bài viết của Vũ Ánh, của Đồng Phụng Việt phê phán sâu sắc và chính xác trong nhìn nhận của họ về lịch sử mà bạn Nguyễn Đức Hiển đã cố tình không chịu hiểu để cứ thế khoét sâu thêm mối bất hòa giữa 2 bên “thắng cuộc” và bên “thua cuộc”, nhấn sâu vào nỗi đau của những người Việt cùng dòng máu Lạc Hồng đã một thời cầm súng bắn giết lẫn nhau trong cuộc nội chiến 1955-1975 mà bên“thắng cuộc” cho mình là thực hiện “chính nghĩa”. Bạn sẽ nghĩ gì về 2 dẫn chứng đau thương của người dân mà tác giả Đồng Phụng Việt đã nêu trong bài viết của mình?
- “Chuyện thứ nhất là vụ ném lựu đạn vào buổi lửa trại, tổ chức cho các Hướng đạo sinh, thành viên Gia đình Phật tử và học sinh các trường trung học ở Quy Nhơn, tại sân vận động Quy Nhơn (nay là thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định), vào đêm 9 tháng 1 năm 1972, để giết tỉnh trưởng Nguyễn Văn Chức, nhưng ông Chức không chết, chỉ có vài chục người là giáo viên, học sinh chết, bị thương. Người tổ chức vụ ném lựu đạn này là bà Huỳnh Thị Ngọc – đã được Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang” hồi Quốc khánh năm 1995, báo Quân đội Nhân dân có bài ca ngợi (tựa là “Giả điên trong tù”, đưa lên Internet hôm 16 tháng 7 năm 2007). Sau khi đọc “Giả điên trong tù”, bạn có thể tìm gặp những người dân Quy Nhơn, nay trong độ tuổi khoảng 60, để hỏi thăm và nghe thêm về bản chất – kết quả thật sự của một “chiến công”, trong cuộc chiến được bảo là chính nghĩa đó”.
- “Chuyện thứ hai là vụ pháo kích vào Trường Tiểu học Cộng đồng ở thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), ngày 9 tháng 3 năm 1974, khiến 32 học sinh chết tại chỗ và 55 học sinh khác bị thương. Những người dân Cai Lậy, Tiền Giang, nay trong độ tuổi khoảng 55, cũng có thể kể để bạn biết thêm về “chiến công” tệ hại này”.
Trước hết nếu bạn là một con người có lương tâm thì chắc chắn bạn sẽ phải nhỏ lệ và chia sẻ về cái chết tức của những người dân hiền lành vô tội ở bên kia chiến tuyến! Nếu là một nhà báo lại không phải là “bồi bút” thì bạn sẽ phải thể hiện chính kiến của mình để chặn đứng hành động tàn sát đồng bào của mình bất cứ từ phía nào?
Nói về nhà tù của chính quyền VNCH đối với những người cộng sản rất tàn khốc như bạn đã nói trong bài viết: “Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam. Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959″.
Thực tế, những người tù cộng sản khi trở về đời thường bị thương tật hay mất đi một số chức năng sống là điều có thật. Chồng tôi là một nhân chứng sống của người tù trở về đời thường. Anh ấy là người tù “câu lưu” tức là loại tù không qua tòa án xét xử. Cứ 2 năm mà không chiêu hàng quốc gia thì lại tăng thêm 2 năm tù. Hết 2 năm mà vẫn cứ không chịu ly khai cộng sản thì lại tăng thêm 2 năm nữa. Cứ thế chồng tôi là người có thâm niên lâu nhất trong nhà tù Côn Đảo (20 năm) đã qua đủ hết tất cả những thủ đoạn tra tấn man rợ nhất trả thù cộng sản của nhà tù VNCH. Ngày chúng tôi mới kết hôn, có bữa tôi vừa mua cho anh ấy một đôi dép nhựa mới. Một người bạn đến chở anh ấy đi bằng xe gắn máy. Khi trở về thì chỉ còn một chiếc dép chân trái. Chồng tôi nói là tê chân dép rơi mà không biết. Tôi lại đi mua một đôi khác cho chồng. Vài ngày sau, khi ngồi phía sau xe gắn máy ra đường trở về là chồng tôi lại chỉ còn một chiếc dép chân trái. Trong nhà tôi có một đống toàn là dép chân trái, tôi cằn nhằn, chồng tôi giải thích: “Ngày ở tù anh từng có thời gian bị biệt giam và còng chân phải tới 8 năm. Sau đó anh tuyệt thực phản đối và cuối cùng nhà tù phải nhượng bộ thả còng vào năm 1970. Ngày giải phóng đảo ra về bước đi của anh còn chưa vững, anh em phải dìu và mất một thời gian dài chạy chữa mới tạm thời tự đi lại một mình được, nhưng chân phải bị tê mất cảm giác là chuyện thường ngày”.
Mỗi lần chồng tôi kêu đau là ruột gan tôi như thắt lại. Anh ấy đau một tôi đau tới mười. Nhưng không vì thế mà tôi đồng tình với việc cầm tù những sĩ quan VNCH trong những trại tù cải tạo trong khi miền Bắc đã thâu trọn quyền bính trong tay. Là người có nhiều năm làm công tác nghiên cứu lịch sử Đảng nên tôi hiểu được rằng cuộc chiến tranh Nam Bắc chẳng qua là anh em bắn giết lẫn nhau cho Trung Quốc “tọa sơn xem hổ đấu”, đánh thuê cho Trung Quốc và Liên xô bằng chính máu của người Việt mình mà thôi. Nhưng vì còn hèn nên tôi đã không dám công khai những nghiên cứu của mình về ý nghĩa của cuộc chiến. Một điều xấu hổ của tôi.
Bởi thế khi Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ công khai môt loạt bài về chính kiến của mình trong đó có bài “Đại xá toàn bộ tù nhân chính trị…” với những giải pháp mang tính khoa học và nhân văn cho vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc rất có giá trị về mặt lịch sử đối với công cuộc hàn lại những vết thương sau cuộc chiến ở thời điểm gần 4 thập kỉ qua đi, đủ độ lùi về thời gian để “từ nay người biết yêu người, từ nay người biết thương người” bất chấp nhà tù và còng số 8. Chính kiến của nhà cách mạng Cù Huy Hà Vũ đã đi vào lòng người, bởi nó nói lên khát vọng của dân tộc là hòa giải và hòa hợp dân tộc. Vì thế lần đầu tiên trong lịch sử ngành tư pháp nước ta vụ án công dân Cù Huy Hà Vũ được đông đảo nhân dân ký tên trong kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do không điều kiện cho người công dân yêu nước này. Những giải pháp mang tính khoa học của người tiến sĩ yêu nước ấy, với tôi anh là bậc thầy.
Cứ với những định kiến của bạn thì biết khi nào dân tộc ViệtNammới hòa hợp để tăng sức mạnh, để hàn lại nỗi đau khép lại quá khứ, hướng về phía trước?
Theo bạn thì Osin Huy Đức phải viết như thế nào để không bị “thiên kiến về lịch sử”?
Viết đến đây tôi lại nhớ về cái thời sau Cải cách ruộng đất ở miền Bắc. Lúc đó theo lệnh từ tổ dân phố nhà nào cũng phải treo ảnh của các vị Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Stalin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Trong xóm nhà tôi, nhà nào cũng treo ảnh một vài ông trong danh sách nêu trên. Có nhà để lấy điểm với tổ dân phố, treo cho đủ ảnh các vị trên tường nhà. Ở ngoài Bắc lúc đó, mỗi nhà vẻn vẹn có chừng 20 đến 30 m2. Vào nhà nhìn khắp trên tường thấy toàn những ông này. Riêng nhà tôi thì cha tôi không cho bất kỳ một ông nào lên tường trong căn phòng 16m2. Tổ trưởng dân phố nhắc nhở cha tôi treo ảnh lãnh tụ nhiều lần, ông chỉ vâng thật to “ lát nữa em treo”. Ngày mai nhắc nữa ổng cũng trả lời giống hệt hôm qua. Vì thế mà nhà tôi có tên trong sổ đen của công an. Bạn Hiển nên nhớ rằng, bây giờ là giai đoạn @ rồi, không còn là giai đoạn giáo điều như khi xưa mà “bắt phong trần phải phong trần” nữa, để mà bắt Huy Đức phải viết theo công thức định hướng “chủ nghĩa tư bản đang giãy chết”cho bạn đọc. Xưa rồi, xưa như trái đất rồi.
Để kết thúc bài viết này, tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Đồng Phụng Việt về bạn hãy Nhìn – Nghe – Đọc – Hỏi là những điều rất cần thiết đối với nhà báo. Nói như ông bà ta: “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để tôn trọng mình và cũng là tôn trọng người khác.
Bạn,
N.T.H.L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Bàn ra tán vào (0)
Về cuốn “Bên thắng cuộc” của Osin Huy Đức: Gửi bạn Nguyễn Đức Hiển _ Ngô Thị Hồng Lâm.
Ở thời điểm đề nghị đưa vào áp dụng nghị định “người có vòng ngực dưới 70 cm không được điều khiển xe gắn máy”, tại blog “Bố cu Hưng” của bạn có bài viết “Vú trên bàn nghị sự” với cách viết dí dỏm, châm biếm phê phán những người phát minh ra những cái gọi là “sáng kiến” ruồi bu này. Rồi đến bài “Gửi em ở cạnh sông Hồng”, được viết dưới dạng một bức thư của một anh chàng gửi cho cô gái anh yêu, trong cái cảnh lụt liên tỉnh (từ Bắc vào Nam) mỗi khi có mưa bão mà nhà cầm quyền không có cách khắc phục đẩy lùi những cơn lũ lụt mang tính lịch sử đó. Tôi rất ngưỡng mộ những bài viết mang tính tích cực đứng về lợi ích dân sinh của bạn. Một hôm nhân có cuộc ngồi chơi cùng anh em giới văn nghệ sĩ, có ai đó nói về bạn đó là một thằng“bồi bút”, tôi không tin và đã bẻ lại họ bằng những bài viết vì lợi ích của con người của bạn.
Tôi đã đọc Phần 1 cuốn “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức.
Tôi cũng đã được đọc chính kiến của bạn Nguyễn Đức Hiển về cuốn “Bên thắng cuộc” của Osin Huy Đức qua bài viết “ Huy Đức cái nhìn thiên kiến về lịch sử”. Thật sự tôi vô cùng thất vọng về bạn!
Tiếp theo bài viết của bạn là một loạt bài của những cây bút “bên thua cuộc” đáp trả lại rất nặng ký về bài viết của bạn, nổi bật là bài viết của Vũ Ánh, của Đồng Phụng Việt phê phán sâu sắc và chính xác trong nhìn nhận của họ về lịch sử mà bạn Nguyễn Đức Hiển đã cố tình không chịu hiểu để cứ thế khoét sâu thêm mối bất hòa giữa 2 bên “thắng cuộc” và bên “thua cuộc”, nhấn sâu vào nỗi đau của những người Việt cùng dòng máu Lạc Hồng đã một thời cầm súng bắn giết lẫn nhau trong cuộc nội chiến 1955-1975 mà bên“thắng cuộc” cho mình là thực hiện “chính nghĩa”. Bạn sẽ nghĩ gì về 2 dẫn chứng đau thương của người dân mà tác giả Đồng Phụng Việt đã nêu trong bài viết của mình?
- “Chuyện thứ nhất là vụ ném lựu đạn vào buổi lửa trại, tổ chức cho các Hướng đạo sinh, thành viên Gia đình Phật tử và học sinh các trường trung học ở Quy Nhơn, tại sân vận động Quy Nhơn (nay là thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định), vào đêm 9 tháng 1 năm 1972, để giết tỉnh trưởng Nguyễn Văn Chức, nhưng ông Chức không chết, chỉ có vài chục người là giáo viên, học sinh chết, bị thương. Người tổ chức vụ ném lựu đạn này là bà Huỳnh Thị Ngọc – đã được Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang” hồi Quốc khánh năm 1995, báo Quân đội Nhân dân có bài ca ngợi (tựa là “Giả điên trong tù”, đưa lên Internet hôm 16 tháng 7 năm 2007). Sau khi đọc “Giả điên trong tù”, bạn có thể tìm gặp những người dân Quy Nhơn, nay trong độ tuổi khoảng 60, để hỏi thăm và nghe thêm về bản chất – kết quả thật sự của một “chiến công”, trong cuộc chiến được bảo là chính nghĩa đó”.
- “Chuyện thứ hai là vụ pháo kích vào Trường Tiểu học Cộng đồng ở thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), ngày 9 tháng 3 năm 1974, khiến 32 học sinh chết tại chỗ và 55 học sinh khác bị thương. Những người dân Cai Lậy, Tiền Giang, nay trong độ tuổi khoảng 55, cũng có thể kể để bạn biết thêm về “chiến công” tệ hại này”.
Trước hết nếu bạn là một con người có lương tâm thì chắc chắn bạn sẽ phải nhỏ lệ và chia sẻ về cái chết tức của những người dân hiền lành vô tội ở bên kia chiến tuyến! Nếu là một nhà báo lại không phải là “bồi bút” thì bạn sẽ phải thể hiện chính kiến của mình để chặn đứng hành động tàn sát đồng bào của mình bất cứ từ phía nào?
Nói về nhà tù của chính quyền VNCH đối với những người cộng sản rất tàn khốc như bạn đã nói trong bài viết: “Nhấn mạnh “chế độ hà khắc” của các trại cải tạo nhưng cuốn sách lại không nhắc đến những trại tù và cách ứng xử của chế độ Sài Gòn cũ đối với những người yêu nước. Không nhắc đến một thực tế là đã không có người tù cải tạo nào bị tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam. Cuốn sách cũng đã không nói rằng sau khi tiếp quản, không hề có việc lê máy chém đi khắp miền Nam như chế độ cũ đã làm với cán bộ cách mạng và thân nhân trong Luật 10-1959″.
Thực tế, những người tù cộng sản khi trở về đời thường bị thương tật hay mất đi một số chức năng sống là điều có thật. Chồng tôi là một nhân chứng sống của người tù trở về đời thường. Anh ấy là người tù “câu lưu” tức là loại tù không qua tòa án xét xử. Cứ 2 năm mà không chiêu hàng quốc gia thì lại tăng thêm 2 năm tù. Hết 2 năm mà vẫn cứ không chịu ly khai cộng sản thì lại tăng thêm 2 năm nữa. Cứ thế chồng tôi là người có thâm niên lâu nhất trong nhà tù Côn Đảo (20 năm) đã qua đủ hết tất cả những thủ đoạn tra tấn man rợ nhất trả thù cộng sản của nhà tù VNCH. Ngày chúng tôi mới kết hôn, có bữa tôi vừa mua cho anh ấy một đôi dép nhựa mới. Một người bạn đến chở anh ấy đi bằng xe gắn máy. Khi trở về thì chỉ còn một chiếc dép chân trái. Chồng tôi nói là tê chân dép rơi mà không biết. Tôi lại đi mua một đôi khác cho chồng. Vài ngày sau, khi ngồi phía sau xe gắn máy ra đường trở về là chồng tôi lại chỉ còn một chiếc dép chân trái. Trong nhà tôi có một đống toàn là dép chân trái, tôi cằn nhằn, chồng tôi giải thích: “Ngày ở tù anh từng có thời gian bị biệt giam và còng chân phải tới 8 năm. Sau đó anh tuyệt thực phản đối và cuối cùng nhà tù phải nhượng bộ thả còng vào năm 1970. Ngày giải phóng đảo ra về bước đi của anh còn chưa vững, anh em phải dìu và mất một thời gian dài chạy chữa mới tạm thời tự đi lại một mình được, nhưng chân phải bị tê mất cảm giác là chuyện thường ngày”.
Mỗi lần chồng tôi kêu đau là ruột gan tôi như thắt lại. Anh ấy đau một tôi đau tới mười. Nhưng không vì thế mà tôi đồng tình với việc cầm tù những sĩ quan VNCH trong những trại tù cải tạo trong khi miền Bắc đã thâu trọn quyền bính trong tay. Là người có nhiều năm làm công tác nghiên cứu lịch sử Đảng nên tôi hiểu được rằng cuộc chiến tranh Nam Bắc chẳng qua là anh em bắn giết lẫn nhau cho Trung Quốc “tọa sơn xem hổ đấu”, đánh thuê cho Trung Quốc và Liên xô bằng chính máu của người Việt mình mà thôi. Nhưng vì còn hèn nên tôi đã không dám công khai những nghiên cứu của mình về ý nghĩa của cuộc chiến. Một điều xấu hổ của tôi.
Bởi thế khi Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ công khai môt loạt bài về chính kiến của mình trong đó có bài “Đại xá toàn bộ tù nhân chính trị…” với những giải pháp mang tính khoa học và nhân văn cho vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc rất có giá trị về mặt lịch sử đối với công cuộc hàn lại những vết thương sau cuộc chiến ở thời điểm gần 4 thập kỉ qua đi, đủ độ lùi về thời gian để “từ nay người biết yêu người, từ nay người biết thương người” bất chấp nhà tù và còng số 8. Chính kiến của nhà cách mạng Cù Huy Hà Vũ đã đi vào lòng người, bởi nó nói lên khát vọng của dân tộc là hòa giải và hòa hợp dân tộc. Vì thế lần đầu tiên trong lịch sử ngành tư pháp nước ta vụ án công dân Cù Huy Hà Vũ được đông đảo nhân dân ký tên trong kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do không điều kiện cho người công dân yêu nước này. Những giải pháp mang tính khoa học của người tiến sĩ yêu nước ấy, với tôi anh là bậc thầy.
Cứ với những định kiến của bạn thì biết khi nào dân tộc ViệtNammới hòa hợp để tăng sức mạnh, để hàn lại nỗi đau khép lại quá khứ, hướng về phía trước?
Theo bạn thì Osin Huy Đức phải viết như thế nào để không bị “thiên kiến về lịch sử”?
Viết đến đây tôi lại nhớ về cái thời sau Cải cách ruộng đất ở miền Bắc. Lúc đó theo lệnh từ tổ dân phố nhà nào cũng phải treo ảnh của các vị Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Stalin, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Trong xóm nhà tôi, nhà nào cũng treo ảnh một vài ông trong danh sách nêu trên. Có nhà để lấy điểm với tổ dân phố, treo cho đủ ảnh các vị trên tường nhà. Ở ngoài Bắc lúc đó, mỗi nhà vẻn vẹn có chừng 20 đến 30 m2. Vào nhà nhìn khắp trên tường thấy toàn những ông này. Riêng nhà tôi thì cha tôi không cho bất kỳ một ông nào lên tường trong căn phòng 16m2. Tổ trưởng dân phố nhắc nhở cha tôi treo ảnh lãnh tụ nhiều lần, ông chỉ vâng thật to “ lát nữa em treo”. Ngày mai nhắc nữa ổng cũng trả lời giống hệt hôm qua. Vì thế mà nhà tôi có tên trong sổ đen của công an. Bạn Hiển nên nhớ rằng, bây giờ là giai đoạn @ rồi, không còn là giai đoạn giáo điều như khi xưa mà “bắt phong trần phải phong trần” nữa, để mà bắt Huy Đức phải viết theo công thức định hướng “chủ nghĩa tư bản đang giãy chết”cho bạn đọc. Xưa rồi, xưa như trái đất rồi.
Để kết thúc bài viết này, tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Đồng Phụng Việt về bạn hãy Nhìn – Nghe – Đọc – Hỏi là những điều rất cần thiết đối với nhà báo. Nói như ông bà ta: “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để tôn trọng mình và cũng là tôn trọng người khác.
Bạn,
N.T.H.L.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN